Khởi đầu và kết thúc
Chương 02 Lớp học 10A1K20 và con người hoàn hảo
7 Bình luận - Độ dài: 6,094 từ - Cập nhật:
Hôm nay là thứ mấy? Chắc chắn là thứ hai rồi!
Tôi là Nguyễn Sĩ Tuấn Kiệt, hôm nay là thứ hai và tôi đang đi đến trường. Trên chiếc xe 49.5 phân khối, tiếng nổ máy giòn tan nghe mới êm tai làm sao. Thứ hai, mở đầu cho chuỗi ngày bận rộn trong tuần của tôi.
Hôm qua quả là một ngày vui với mẻ cá mà tôi và ông săn được, hơn hết là món cháo cò của bà. Ôi, nó thật là món đáng để tôi luyện tập cho lần săn tiếp theo. À, ông tôi bắn được cả vịt trời hoang nữa, thịt của nó tanh và dai nhách à! Chả ngon tẹo nào.
Thôi trở lại ngày hôm nay thôi, tôi không muốn mất một ngày chỉ vì mải mê nghĩ về ngày hôm qua. Áp thấp nhiệt đới vẫn còn ở khu vực này, vì thế mà ở trên trời bị phủ kín bởi những đám mây nặng nề. Có thể sẽ mất vài ngày để tôi có thể đón những tia nắng ấm áp của mặt trời. Cơn bão thứ bảy có vẻ dữ dội hơn hai cơn bão trước đó, bởi do nhà tôi đã qua mùa vụ nên tôi chả phải lo xa cái gì cả, nhưng mấy nhà trồng vụ lúa u thì có vẻ năm nay mất trắng vì lúa đổ sạch.
Sân trường vẫn ướt, những hạt mưa vẫn lớt phớt rơi nên ai ai cũng xắn quần rất cao và mặc những chiếc áo mưa sặc sỡ thành hàng dài nối đuôi nhau trên sân trường. Tuy thời tiết có bất tiện, nhưng có vẻ nó không cản nổi những đứa trẻ tìm đến những "con chữ".
Như tôi đã nói, tôi là thủ khoa khóa K20 của ngôi trường này. Đó là điều dĩ nhiên khi tôi học lớp 10a1, lớp chọn chuyên ngành khoa học tự nhiên. Tôi ngồi trong một cái lớp mà đầu đứa nào cũng toàn sạn, dĩ nhiên với một thằng như tôi thì nơi này thật khó sống và không hợp chút nào.
Lặng lẽ bước đi vào lớp nhưng bằng cách thần kỳ nào đó đã khiến mọi ánh nhìn đổ dồn hết vào tôi, thú thật thì sáng nào cũng vậy. Bộ tôi là người ngoài hành tinh à, tôi muốn thốt lên như thế. Mà nếu không phải thế thì tôi sẽ có ba lý do như sau: tôi đẹp trai, tôi giàu, tôi học giỏi.
Tại sao tôi dám khẳng định mình đẹp trai hả? Quá đơn giản. Tôi có đôi mắt nâu hai mí thon dài lãng tử, sống mũi cao và thon thả. Và cả khuôn mặt trái xoan cùng nước da trắng trẻo được thừa hưởng từ khuôn mặt xinh đẹp của mẹ ruột. Cùng với khuôn mặt đó tôi có một mái tóc suôn mượt màu đen nhánh, tất cả gộp lại và tạo cho tôi một hình ảnh một nam chính lạnh lùng trong mấy bộ phim của Trung Quốc. Còn dáng vóc cùng với cơ thể rắn chắc và cao lớn của một quan võ mà mọi thành viên trong họ đều có. Tôi giàu? Cái đó khỏi bàn cãi, bố tôi chủ công ty TNHH bánh kẹo Hoa Sen Hồng ở Hà Nội. Tôi học giỏi? Cái đó thì tôi thừa hưởng hết từ bố, ổng luôn đạt thạnh tích cao đếm mức khó tin vào thời đi học. Kiến thức tôi học phần lớn từ mấy cuốn vở ghi của ông ấy mấy năm cấp ba.
Đấy! Thấy không? Những cái tôi có vốn dĩ nó chả thuộc về cá nhân tôi, nó đều là những món hàng tôi được nhận từ người khác. Nhưng vì là người thuận theo lẽ tự nhiên nên tôi xin nhận nó vậy.
Thôi thì tôi đành mặc cho mấy cái nhìn kia và đi vào chỗ ngồi của mình, đối diện bàn giáo viên. Cái cảm giác đưa cho nhau những ánh mắt trìu mến mỗi khi cô nói kiểm tra xem ai mang điện thoại nó đã không phải chuyện hiếm giữa tôi và cô chủ nhiệm. Tôi nhìn cô với ánh mắt cầu xin, còn cô thì vừa nhìn tôi vừa liếc vào xô nước như muốn ám chỉ điều gì đó nếu tôi không đưa ngay cho cô. Ngay khi hiểu điều đó, tôi nở một nụ cười nhếch mép như ám chỉ với cô rằng máy tôi dùng chống nước loại IP68.
Niêm phong, viết bản kiểm điểm và cuối tuần trả là tổ hợp mà cô dành cho tôi mỗi sáng thứ hai. Không sao cô à, nhà em còn vài cái cô cứ giữ không sao đâu. Đó là ánh mắt của tôi mỗi khi cô đưa ra tổ hợp đó.
Có vẻ tôi khá hư, tôi là lớp trưởng và tôi cần phải chỉnh đốn lại. Nhưng hôm nay tôi vẫn quên không cất điện thoại ở nhà mà "vô tình để nhầm" vào trong cặp, tháng này hạnh kiểm trung bình.
Lớp học này cũng như bao lớp học ở nơi làng quê khác, bàn bốn chỗ ngồi, quạt trần lủng lẳng bên trên và cái bảng đã phai trở nên bạc màu. Nói vậy thôi chứ đây cũng là trường đạt chuẩn quốc gia và đã thay thế hầu hết cơ sở vật chất, chỉ là do lớp tôi đen đủi nên mới được giao cho lớp cái lớp cũ này thôi.
Tôi sống trong một tập thể nhạt nhẽo, đó là lý do tôi phải thay đổi chúng nó. Là một lớp trưởng, vinh dự được nhận cái chức vụ mà không ai muốn làm từ tất cả mọi người trong lớp. Tuy tôi không lấy làm tự hào gì nhưng ít nhất tôi sẽ làm gì đó.
Tôi lấy trong cặp ra toàn bộ bài tập được giao mà tôi đã làm xong xuôi trong mấy quyển vở dày hơn một cuốn tiểu thuyết và đập mạnh lên bàn. Là lớp chọn, bài tập mà chúng tôi được nhận phải được tính theo cấp số nhân.
"Ai chưa làm thì tự lên lấy, ghi sổ chúng mày nhiều mệt lắm."
Giọng tôi cứ như khinh bỉ chúng nó, có lẽ vậy. Mấy đứa nhìn tôi như muốn nói chúng nó làm rồi, nhưng tôi biết mấy đứa mắc cái bệnh sĩ thường hay chết sớm. Sau một lúc thì tôi cũng thấy mấy thằng lên mượn vở tôi để chép. Thế xem nào.
"Vậy, cho chúng tớ mượn nhá!".
"Ừ, cứ lấy đi, nhớ hoàn thành xong nhanh vào, tí tớ đi họp về là phải xong đấy!"
Tôi có vẻ hơi kiêu ngạo, nhưng tôi biết sâu trong ánh mắt kia là suy nghĩ của một người đang mắc nợ tôi.
"Thank you!".
Chúng nó nói vậy rồi chạy biến, tôi cũng không cằn nhằn về vụ nó nói "thank you" thay vì "cảm ơn", tôi biết rằng nói cảm ơn người khác với người Việt là cái gì đó khá khó khăn. Tôi hiểu và tôi thông cảm cho điều đó.
Hôm nay trời mưa và sân trường thì không có mái che, nên tôi chắc chắn sẽ phải đi dự lễ chào cờ thay cho cả lớp. Sướng nhất chúng mày nhá, tôi thầm nghĩ và thở dài vì những thứ khô khan mà mình sắp phải nghe.
Buổi học ngày hôm nay cũng chả có gì đặc biệt cả, vẫn là mấy môn: toán, vật lý, hóa học, ngữ văn. Mấy môn đó tôi xem hết từ lâu rồi, bây giờ lên lớp học mấy môn này thì thú thật, tôi coi đây là một sự lãng phí về mặt thời gian. Nhiều khi tôi muốn thi vượt cấp, nhưng do tôi muốn tận hưởng một cấp ba như bao người nên đã không suy nghĩ đến nó nữa.
Tiếng trống vào lớp bắt đầu giờ truy bài, hay có thể gọi nó là mười lăm phút đầu giờ. Đó là thời điểm của một sinh vật lạ có tên là sao đỏ lộng hành. Đó là một cái giờ học gì đó mà tôi cảm thấy nhà trường đã tạo ra nó để gây mất đoàn kết giữa các lớp với nhau. Vì sao ư? Thế nếu tôi nói trong trường tôi có mấy vụ xích mích như vậy thì sao? Trong mấy vụ như thế này căng thẳng thì cứ leo thang còn giáo viên và nhà trường thì chả biết gì. Nói xấu và va chạm giữa các lớp trong ngôi trường này không phải hiếm gì cả đối với tôi.
Đó là suy nghĩ của tôi về cái giờ này, tôi không thích nó.
Trống vừa kêu lên thì cô giáo chủ nhiệm vào đến lớp, bộ chân cô có gắn động cơ à? Tôi muốn thốt lên như thế khi lúc nào cô lên lớp cũng như tên bắn mặc cho sự phi vật lý giữa tốc độ và cơ thể của cô. Cô là một giáo viên trẻ, cùng tuổi với mẹ ruột tôi. Mười tám cộng mười lăm bằng ba mươi ba, đó là tuổi của cô. Về cơ bản, cô là một người vui tính, luôn mặc đồ thường phục là chiếc áo phông cùng quần vải đến lớp và nở một nụ cười hiền dịu trên khuôn trăng của mình. May là cô để tóc ngang vai nên đã che bớt cặp gò má có phần mũm mĩm quá đà của mình, chắc ai cũng hiểu vì sao cô mặc thường phục rồi nhỉ? Vì… mũm mĩm quá thì mặc cái gì nó cũng khó mà hợp được.
Khi cô bước vào lớp lên đến bục giảng, là một lớp trưởng, tôi ngay lập tức đứng dậy để ra hiệu cho cả lớp đứng theo chào cô. Khi cả lớp đã đứng dậy đủ, cô ngó nghiêng xung quanh rồi gật đầu ý muốn chúng tôi ngồi xuống. Còn tôi thì không.
"Thưa cô lớp đi đủ, tổng số bốn mươi trên bốn mươi."
"Được rồi, mời em ngồi xuống."
Tôi ngồi xuống cái bàn bốn người một cách khó khăn, trật trội thật sự. Một cái bàn dài hai mét, tính ra mỗi đứa năm mươi phân. Quá chật!
Lúc tôi ngồi xuống và ổn định chỗ ngồi xong xuôi thì cô lại đưa cho tôi ánh mắt quen thuộc, ý cô bảo có mang điện thoại thì mang đưa cô. Vì tôi cũng quá ngán việc nhìn cô bằng những ánh mắt thân thương rồi nên tôi đưa luôn cho nhanh.
"Tốt, lần này ngoan hơn lần trước rồi đấy. Mà sao nhà trường cấm mà em cứ mang hoài vậy?"
Cô đón lấy cái điện thoại của tôi rồi tung lên trời và ngay lập tức chụp lấy một cách dứt khoát. Khi cô làm vậy thì cả lớp suýt xoa, vì thương thay cho cái điện thoại bằng ba tháng lương của bố mẹ chúng nó. Cô giáo thì vẫn hồn nhiên nở một nụ cười thể hiện rõ sự khoái chí. Nó mà trượt tay một cái thôi thì có mà cô giảm cân được luôn ấy chứ mà cười, tôi hư quá! Suy cho cùng cô vẫn muốn tốt cho tôi nên mới làm vậy.
Để trả lời cô tôi chỉ biết cười trừ cho qua chuyện.
Cô lên đây để phổ biến một số hoạt động sắp tới của lớp, đó là các đợt thi đua cũng như bài kiểm tra giữa kì sắp tới. Hoạt động và đợt thi đua thì chắc sẽ lại liên quan đến ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam. Sẽ lại có mấy vụ múa máy, các trò chơi và bài diễn văn dài cả nghìn từ của thầy hiệu trưởng. Còn lại đợt kiểm tra giữa kì, nó có vẻ dễ hơn bài tập nâng cao mà tôi hay làm vài lần nên tôi chả lo.
Chắc là tôi sẽ không phải đi chào cờ hay đi họp gì cả, bởi cô đã triển khai tất cả rồi. Hôm nay có năm tiết học nhưng sẽ được dồn lên còn bốn. Lâu lắm rồi mới có một ngày được về sớm. À mà quên, còn hơn một tuần nữa là đến ngày đó nên có lẽ vẫn sẽ có tiết năm để bày ra kế hoạch. Là một lớp trưởng, nó là cái buổi khiến tôi đau đầu nhất.
Toàn bộ mọi thứ liên quan đã được cô giáo truyền đạt lại cho chúng tôi. Khi mọi thứ xong xuôi thì cũng là lúc giờ truy bài kết thúc. Mấy tiếng trống của bác bảo vệ vang lên, tiết học đầu tiên bắt đầu. Tiết của cô chủ nhiệm, tiết toán.
"Lớp hôm nay được chín năm điểm, có rác trong thùng rác.", từ phía ngoài hành lang, một âm thanh vọng vào và văng vẳng bên trong lớp.
Một âm thanh như muốn đấm vào mặt giáo viên chủ nhiệm khi cô vừa mới đứng lên và viết lên bảng vài dòng nguệch ngoạc. Nó mới trừ điểm lớp tôi vì rằng trong sọt rác có rác, bộ cái sọt rác sinh ra để làm đẹp à? Mà có làm đẹp thì cái mặt bạn có lẽ sẽ hợp lý hơn khi được đặt ở đó đấy! Nó mới trừ của lớp tôi năm điểm, không là ba mươi lăm điểm tính cả điểm trật tự nội vụ. Thôi, khổ bàn trực nhật rồi, ráng mà kiếm bảy điểm chín, mười mà bù vào.
Phía bên trên, cô giáo từ từ quay xuống nhìn chúng tôi. Cái lúc mà cô giáo chủ nhiệm quay xuống nhìn chúng tôi với một nụ cười méo mó ấy và tôi có thể đã hiểu nó. Cô nhẹ nhàng xóa cái đầu bài bằng phấn trắng của mình trên bảng. Cô lấy ra từ trong hộp một viên phấn đỏ. Kết thúc thật rồi cho mấy đứa chưa học bài. Một dòng chữ màu đỏ khiến bao trái tim non nớt bên dưới trật đi mấy nhịp, dòng chữ ấy viết: "kiểm tra mười phút.".
Một lớp chọn nơi tập hợp toàn các cái đầu sạn lại sợ kiểm tra mười phút. Bình thường thì với các thầy cô giáo khác, mọi chuyện sẽ diễn ra êm đẹp với những bông hoa điểm tốt, nhưng đó là với thầy cô giáo khác chứ không phải cô giáo chủ nhiệm lớp tôi.
Với một bài kiểm tra bình thường thì sẽ là kiếm thức của ngày hôm trước và riêng môn toán sẽ là bài tập. Giá như bài kiểm tra này là như vậy. Trên bảng cô ghi đề bài: "Nêu toàn bộ lí thuyết mà anh, chị đã học từ đầu năm đến giờ. Bao gồm cả toán đại số và hình học.", cùng một ít bài tập.
Dạng đề này tôi chịu thua! Có nhớ cũng không viết được hết cho kịp giờ.
Giờ kiểm tra kết thúc, ba phần năm lớp dưới trung bình. Đây là bài kiểm tra mười phút thứ hai tính từ đầu năm học. Bài thứ nhất tôi được tám điểm và lần này là sáu rưỡi, điểm cao nhất lớp.
Tôi tự hỏi liệu có phải cô đang cố dìm chúng tôi xuống hay không? Rằng có hay không liệu cô ấy đang ghét chúng tôi. Nếu phải, sao cô không ra tay trực tiếp luôn đi cô, chứ chơi kiểu gián tiếp như này bọn em không đỡ nổi cô ơi.
Bỏ qua chuyện gây trụy tim với những đứa trong lớp tôi đi, cô giáo chủ nhiệm bây giờ đang giảng bài mới. Cô là một giáo viên dạy giỏi có số má trong trường này, việc nghe cô giảng bài có lẽ là một sợi dây níu kéo tôi lại với ngôi trường này, một thứ giúp tôi có động lực tới trường. Tất nhiên là một trong vô số.
Giọng cô truyền cảm, bài giảng cô hấp dẫn và hơn hết là cách cô tương tác với học sinh trong quá trình giảng dạy. Kiến thức từ cô cứ thế mà tuôn thẳng vào tiềm thức của học sinh trong vô thức. Nhưng tất nhiên là trừ tôi, tôi có sẵn rồi không cần truyền cho nữa, tôi bị cuốn bởi bài giảng của cô chỉ đơn giản là giọng cô quá hay. Mỗi tiết học của cô như một tiết mục Opera của một sân khấu nổi tiếng nào đó mà người ta phải mất tiền triệu để ghé qua. Giọng cô trầm lại rồi lại vút lên cao, rồi lại như tiếng ru trong trẻo mà trong ký ức tôi đã bị vùi sâu từ bao giờ. Ước gì cô giáo chủ nhiệm là giáo viên bộ môn văn, nếu được có lẽ mỗi một bài giảng của cô sẽ như bay bổng lên cùng với các âm điệu thơ ca. Và từ đó cô sẽ đưa tôi vào một thế giới mà các nghệ sĩ muốn chúng tôi thấy, một xã hội lí tưởng và kì ảo như tôi vừa sử dụng chất DMT. Thật tiếc khi có những người không hiểu được sự đẹp đẽ đó.
Giờ dạy toán kết thúc, tôi uể oải nằm gục xuống bàn khi biết sẽ phải kiên nhẫn lắng nghe những kiến thức khô khan đến buồn ngủ gần ba tiếng đồng hồ nữa.
Trong giờ ra chơi, lũ bạn cùng lớp tôi thì đang bàn về vụ ẩu đả ở bãi tha ma nào đó mà tôi không nhớ tên. Nếu tôi nhớ không lầm thì có mấy bộ xương mặc áo giáp và sử dụng vũ khí từ thời Lê đánh nhau thì phải. Mà sao có thể chứ? Báo lá cải à? Xương xẩu đánh nhau vỡ bia mộ, nứt toác mặt đất?
Nếu tất cả đều là thật thì thế giới này rộng lớn thật đấy, nghĩ đến việc mình chỉ là một con tép kiêu ngạo thôi làm tôi thấy rùng mình.
Tôi là Nguyễn Sĩ Tuấn Kiệt, là một người luôn tuân theo lẽ tự nhiên. Vậy nên nếu ba tiết sau có chán quá, tôi sẽ ngủ.
***
Cô giáo chủ nhiệm.
Nếu có ai đó hỏi tôi về người hoàn hảo trong mắt tôi, tôi sẽ trả lời ngay mà không cần phải suy nghĩ nhiều đó là Nguyễn Sĩ Tuấn Kiệt.
Tôi là Hoàng Thị Loan, giáo viên chủ nhiệm lớp 10a1 khóa K20.
Năm nay là năm đầu tiên mà tôi chủ nhiệm một lớp học, hơn thế nữa là nhà trường đã tin tưởng và giao cho tôi một lớp mà mọi sai lầm nhỏ của tôi sẽ gây ra hậu quả mà tôi không thể sửa chữa. Ngay khi hiệu trưởng phê duyệt, tôi cứ như đang nghĩ rằng ông ấy có vẻ ghét mình. Nhưng không sao tôi sẽ cố gắng hết sức có thể.
Ngày đầu có vẻ không suôn sẻ cho lắm, tôi quên hết từ mục này cho đến mục khác trong lần đầu tiên ra mắt lớp. Thật sự lúc đó tôi hơi hồi hộp mặc dù mình là một giáo viên. Nhưng ngay lúc tôi gặp khó khăn nhất thì vị cứu tinh của tôi xuất hiện, đó là Kiệt.
Cứ mỗi khi tôi chuẩn bị nói đến phần tôi quên thì em ấy lại nói trước để tôi khỏi phải ấp úng. Khi tôi quên nói về học phí đầu năm và em ấy hỏi ngược lại, khi tôi quên nói về việc phân chia cán bộ lớp và em ấy hỏi ngược lại, khi tôi quên nhắc việc đặt mua áo đồng phục và em ấy hỏi ngược lại,... Nhờ có em ấy mà buổi gặp đầu tiên chỉ có chút khó khăn ở giai đoạn đầu mà thôi.
Em ấy không biết từ bao giờ, không chỉ đã lấy được hoàn toàn lòng tin của tôi mà còn là toàn bộ thành viên của cả lớp khi tất cả đều đồng ý ngay khi tôi đưa ra việc bầu cử em ấy làm lớp trưởng. Kể từ buổi đầu gặp mặt đó, tôi đã có cảm tình với học sinh đặc biệt ấy.
Chả mấy chốc mà đã đến buổi họp phụ huynh đầu tiên, rồi lần thứ hai. Mọi chuyện diễn ra êm đẹp không phụ công tôi đã luyện tập rất nhiều. Nhưng điều mà tôi chú ý nhất chính là gia đình em Kiệt, em ấy luôn chỉ có ông đi họp và số điện thoại phụ huynh cũng là số ông bà em ấy.
Kể từ đó tôi đã tìm hiểu nhiều hơn về Kiệt, thú thật tôi đã sốc khi tôi biết được hoàn cảnh của gia đình em ấy. Tuổi thơ của em ấy luôn bị thiếu đi những mảnh ghép quan trọng nhất, đó là thiếu đi tình thương của cha mẹ.
Để hiểu rõ hơn ta phải quay lại câu chuyện của cả mười lăm năm trước về mẹ em ấy, bạn Liên của tôi. Một trong những người bạn cùng lớp với tôi, một người cực kỳ xinh đẹp, cô ấy xinh đẹp đến nỗi tôi là con gái mà cũng bị cuốn hút. Cô ấy yêu một anh sinh viên năm cuối, là bố của Kiệt anh Nguyễn Sĩ Tuân. Anh ta là người học cực giỏi, cao lớn và ân cần. Liên yêu anh ta vào tuổi 17 rồi sinh ra Kiệt, một sai lầm không thể sửa chữa của cô ấy, cô ấy đã nói như vậy.
Vào thời điểm ấy, quan điểm sống vẫn còn lạc hậu nên việc một người con chưa chồng đã chửa là nỗi sỉ nhục của gia đình. Từ trên trường, phiên chợ và các cuộc nói chuyện đều có tên Liên. Cô ấy bị đuổi khỏi nhà không thương tiếc và dẫn đến việc một đám cưới diễn ra mà không có họ nhà gái. Chắc cô ấy phải tủi thân lắm.
Nhưng cuộc sống sau kết hôn của cô ấy thì cũng chả khá hơn. Xì xào, bàn tán khắp nơi khiến cô không chịu nổi. Chừng nào còn ở vùng quê này là chừng đó thời gian mà cô phải nghe những lời lẽ đó. Và vì thế cô ấy bỏ Kiệt đi khi em ấy mới hai tuổi.
Còn anh Tuân, anh đã đâm đầu vào công việc của mình và đạt được thành công của ngày hôm nay. Nhưng thành công đó thì mãi mãi là thành công của riêng anh ta.
Khi tìm hiểu về em ấy thật sự tôi muốn bật khóc ngay lúc đó khi biết em phải cố gắng sống như thế nào. Phải tự lập khi còn quá sớm, sự hồn nhiên và trong sáng có lẽ không tồn tại trong Kiệt.
Nhưng bằng một cách thần kỳ nào đó, tôi đã gặp được một người mà mình cho là hoàn hảo đó. Với con người Kiệt ở hiện tại, quá khứ em ấy có thể chỉ đứng nhìn nó nhưng tương lai thì chắc chắn sẽ ngược lại.
Bây giờ là tiết năm, ngoài trời thì mưa vẫn lớt phớt. Mùa đông năm nay cũng chỉ vì mấy cơn bão mà mất đi cái không khí hanh khô đặc trưng của mùa đông miền Bắc. Trời khá lạnh đối với nhiều người nhưng chắc trừ tôi ra, có lẽ do tôi hơi mũm mĩm chút nên mỡ đã làm thay chức năng của một cái áo len.
Tiết năm hôm nay tôi sẽ đến để tham khảo với học sinh lớp của mình về hoạt động sắp tới. Tuy là tôi có tham gia nhưng tôi chắc chắn tôi đến đó không phải với tư cách là người chủ trì mà là một thành viên tham dự đặc biệt.
Tôi bước vào lớp với một chiếc áo phông màu xanh lam quen thuộc và chiếc quần vải đen. Tôi có đi qua mấy lớp khác, lớp nào cũng mất trật tự nhưng lớp tôi thì khá im lặng. Khi tôi bước vào lớp, toàn bộ đã ổn định sẵn và gần như đang chỉ chờ tôi. Thú thật thì tôi không thể tưởng tượng được lớp sẽ như thế nào nếu Kiệt vắng mặt một hôm.
"Như các em đã biết, sẽ có một tiết mục văn nghệ cho ngày hai mươi tháng mười một sắp tới liệu các em có dự định như thế nào? Có cần tham khảo thêm ý kiến của cô không?"
Tôi mở lời để bắt đầu cuộc thảo luận, cả lớp có lẽ chưa chuẩn bị việc này nên khá mất trật tự. Tôi không định quát các em ấy để giữ trật tự vì nó sẽ làm mất đi cái vốn có của một cuộc thảo luận. Nhưng sau một lúc thì có vẻ nó vẫn chả đi đến đâu, và cuối cùng mọi ánh nhìn đều đổ dồn vào Kiệt.
Biết được việc ấy, Kiệt thở dài rồi đứng lên phát biểu:
"Theo ý kiến của tớ, chúng ta sẽ có ba lối đi đó là: một là nhảy hiện đại có chủ đề liên quan theo mặt bằng chung của hầu hết các lớp, hai là biểu diễn các tiết mục trên nền nhạc truyền thống và ba là chúng ta sẽ dựng lên một vở kịch nhỏ. Không biết các bạn có ý kiến gì không?"
Vừa nói em ấy vừa sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả lời nói của bản thân sao cho dễ hiểu nhất. Quả không ngoài mong đợi, bao nhiêu chủ đề khác nhau đã được tổng hợp lại thành các mục dễ lựa chọn. Nhưng thế vẫn là chưa đủ. Chà… nhìn ngắm em ấy quả là thật thú vị, không biết em ấy sẽ thống nhất nó lại kiểu gì nhỉ?
Kiệt nói xong nhìn xung quanh để mong chờ một cánh tay giơ lên trong vô vọng, em ấy cười đau khổ rồi tiếp tục.
"Vậy tớ trước nhé! Theo tớ, với nhảy hiện đại thì dễ tập song lại khó giành được giải thưởng vì nó quá bão hòa. Với các tiết mục trên nền nhạc truyền thống sẽ khó thực hiện nhất vì các động tác cần uyển chuyển theo nền nhạc nhẹ, nếu hướng tới giải thưởng thì đây là một lựa chọn không tồi. Cuối cùng là một vở kịch, không mất quá nhiều thời gian mà chỉ cần một kịch bản đủ chiều sâu, cái này tuy hơi khó với nhiều lớp nhưng với lớp ta thì hoàn toàn đơn giản để giành top ba.
Bây giờ thông qua ý tưởng của tớ, các tổ trưởng hãy tập trung ý kiến lại cho lớp phó văn nghệ là bạn Diệu."
Không chê vào đâu được, đó là ý kiến của tôi. Tuy có hơi dài dòng chút nhưng việc phân tích chi tiết là cần thiết để phù hợp với mục tiêu mà cả lớp đề ra. Hơn thế nữa, câu nói cuối Kiệt đã chuyển trách nhiệm của mình cho lớp phó văn nghệ. Khi đã đã làm vậy em ấy đã chối bỏ trách nhiệm của mình với lớp mà không người bạn nào nhận ra. Thế này dù em ấy có nói sai điều gì đi nữa mà khiến mục tiêu không đạt được thì lớp phó văn nghệ sẽ chịu tất cả. Một người đáng sợ, tôi muốn thốt lên như vậy.
Sau một lúc tiết mục đã được chọn, lớp phó văn nghệ đã đứng lên báo cáo. Theo đó, cả lớp đã hướng tới mục tiêu cao nhất và quyết định diễn một vở kịch. Giang là người có khả năng viết tốt nên đã là người viết kịch bản, Diệu sẽ quản lý mọi chuyện còn lại với vai trò là đạo diễn. Đúng như tôi nghĩ bây giờ kết quả cũng như trách nhiệm nằm hết trên vai hai người đó.
Nếu câu nói cuối của Kiệt không được cả lớp chấp nhận, thì mọi thứ sẽ do lớp trưởng là em ấy quyết định. Với cách mà em ấy làm hiện tại, tôi đoán chắc chắn là em ấy sẽ chọn nhảy hiện đại và mặc kệ cả lớp với nhiều lý do liên quan đến bài kiểm tra giữa kì.
Tiết mục văn nghệ đã xong xuôi, tới mục tiếp theo đó là quà cho các giáo viên bộ môn nữa. Phần này thì tôi chắc chắn không nên tham gia vào và ngồi im như vừa nãy thôi. Việc tôi góp ý vào thì sẽ làm mất đi ý nghĩa của món quà và nó sẽ trở nên công nghiệp mất.
Kiệt có vẻ hiểu điều đó và tự đứng dậy triển khai mọi thứ. Vẫn là cách diễn đạt vừa nãy, nhưng có vẻ em ấy không đưa ra bất kỳ lựa chọn cụ thể nào mà chỉ nói chung chung những thứ liên quan đến thứ cần thiết. Mọi việc lại được giao cho các cấp lãnh đạo nhỏ hơn của mình để hoàn thành. Tôi nghĩ có lẽ em ấy không thực sự biết là mình cần mua gì trong trường hợp này. Một món quà không cần quá to tát nhưng cũng không được tầm thường quá. Thú thật ý kiến của tôi gần như có thể ngay lập tức kết thúc mọi thứ, nhưng vì em ấy biết nên có vẻ sự lựa chọn cuối cùng có thể là tôi.
Như tôi đã nói, xem em ấy làm việc thật sự rất thú vị.
Mọi việc diễn ra lần này không như lần trước, đã có cãi vã giữa hai bạn nữ trong lớp. Cuộc cãi vã đó có vẻ không chỉ dừng lại ở việc chọn quà mà còn ở mâu thuẫn cá nhân của hai bên. Tôi biết được điều đó vì những câu nói bóng gió mang tính chất của sự xúc phạm đôi bên. Cuộc cãi vã cứ tiếp tục từ nhỏ đến to.
Việc đó cần phải được chấm dứt nếu tôi muốn lớp đoàn kết, nhưng thú thật làm thế nào để kết thúc thì là một vấn đề nan giải. Bỏ qua mấy việc xa xôi ấy, tôi cần cái trước mắt. Tôi giơ cây thước gỗ của lớp lên dự định gõ mạnh để gây chú ý. Trong một vụ cãi lộn, mọi hành động can ngăn và những câu nói: "bình tĩnh!" là phản tác dụng. Việc cần làm để mọi thứ êm đẹp trước mắt của một vụ cãi lộn là tạo một sự chú ý khác.
Trước khi tôi định làm vậy, Kiệt đã nhanh hơn một bước. Từ chỗ ngồi của mình, em ấy nhảy qua bàn rồi đi lên bục giảng. Một hành động vô lễ với giáo viên, nhưng nó sẽ được bỏ qua và tôi muốn em ấy tiếp tục.
Gây chú ý thành công!
Lấy một viên phấn đỏ trong hộp phấn, ghì mạnh hết cỡ để tạo tiếng kêu ghê tai. Khi làm vậy, mọi ánh nhìn đã là của em ấy và không thấy cãi nhau nữa. Cả lớp im phăng phắc chăm chú nhìn từng cử động của Kiệt. Đáp lại cả lớp những dòng chữ đã xuất hiện.
"Vui nhỉ?!". Rồi em ấy quay lại nở một nụ cười gượng ép.
"Đến cô giáo còn bất lực mà cười khổ luôn mà.
Các bạn cảm thấy được thì đánh nhau luôn đi, tôi bao viện phí cho.". Cách xưng hô đã chuyển sang tôi, cách mà những con người xa lạ nói chuyện với nhau.
Tôi không biết em ấy sẽ làm thế nào nhưng hiện tại tôi không đồng ý với cách mà em ấy thể hiện mục đích của mình. Tôi vẫn đang phân vân không biết mình có nên can thiệp, mặc dù tôi đã bị cho xen vào có chủ đích từ bao giờ mà không biết.
Vụ việc này có lẽ sẽ tạm thời lắng xuống, nếu nó đi xa hơn tôi cần báo cáo với phụ huynh hai học sinh ấy. Hiện tại với khả năng của Kiệt, có lẽ em ấy chưa thể giải quyết mọi vấn đề ngay lập tức, nhưng như vậy là quá đủ để mọi thứ không đi quá xa.
Bầu không khí bây giờ ở trong lớp chả khác gì trong một pháp trường cả, căng thẳng nhưng rối loạn. Mọi sự im lặng sẽ kết thúc nếu Kiệt tiếp tục triển khai công việc và mọi hành động của em ấy vừa nãy sẽ là vô nghĩa. Tôi cần mở lời để tiếp tục cuộc thảo luận khi nó sắp đi vào bế tắc.
Tôi thấy Kiệt đã đi về chỗ, em ấy đã nhường hết phần còn lại cho tôi. Tôi không biết em ấy có từng học qua một lớp tâm lý học không nữa.
"Nếu tất cả đã không tìm thấy được món quà nào phù hợp, vậy cô sẽ đưa ra đề xuất.". Tôi mở lời ngay khi em ấy về chỗ bằng một cái vỗ tay để thu hút chú ý rồi mới nói.
Có lẽ món quà của tôi đề ra sẽ thiết thực nhưng thú thật tôi không chắc là ai cũng thích nó. Vì vậy, tôi cần một món quà theo phong cách công nghiệp một chút.
"Vì chúng ta không biết mỗi thầy cô bộ môn thích cái gì, nên món quà sẽ không để lại quá nhiều điểm nhấn.". Tôi dừng lại để quan sát như đang thăm dò ý kiến của học sinh.
Với tôi một giáo viên, việc nhận được cả trăm món quà vào dịp này không phải hiếm. Vì vậy, việc biết được học sinh nào đã tặng mình thật sự rất khó. Nếu muốn thu hút sự chú ý, cũng như lợi ích sau này hay nói cách khác là mục đích chính của món quà. Có vẻ cần một điểm nhấn để mỗi khi giáo viên đó vào lớp sẽ nghĩ: "à lớp này hôm ấy tặng mình cái này…".
"Vậy theo cô lớp chúng ta sẽ làm phong bì để tặng các thầy cô. Để thầy cô muốn mua cái cũng được vậy."
Suy cho cùng, số tiền bên trong có thể biến mất ngay sau đó nhưng cái vỏ phong bì thì chắc chắn sẽ lưu hằn trong ký ức. Tôi công nghiệp quá!
Có vẻ cả lớp đã đồng tình, còn Kiệt thì đang suy nghĩ cái gì đó. Thật sự tôi sẽ rất mong chờ nó, ý kiến của em ấy. Thú thật thì tôi cũng thấy có gì đó thiếu thiếu mà không nghĩ ra. Kiệt đã giơ tay xin phát biểu.
"Em nghĩ mình nên cần thêm một cái hộp hoặc một cái túi quà bằng giấy. Hay là bất kỳ cái gì đủ nhẹ để chứa mà khi ta cử động nó sẽ kêu lộp độp.".
Cái này tôi xin chịu thua em ấy, không chỉ điểm nhấn về tâm lý khi nhận một chiếc phong bì mà không cảm thấy ngại, kích thích sự tò mò và phỏng đoán thông qua âm thanh và cảm giác. Tôi nghĩ em ấy mà được bố mình giao lại công ty thì nó chắc sẽ lao băng băng về phía trước.
Tôi Hoàng Thị Loan và tôi vừa chứng kiến một người hoàn hảo làm việc.
***
Ngày hôm sau ông bà Kiệt mất vì tai nạn. Họ bị một thanh niên ngổ ngáo đâm phải mà mất.
Qua vụ việc đó, ba tháng liền Kiệt không đi học mặc cho sự khuyên bảo của cả lớp và họ hàng. Em ấy đã biến thành một người hoàn toàn khác: vô cảm, xơ xác, tiều tụy, hốc hác… nhìn thấy học sinh của mình như thế tôi cảm thấy mình thật vô dụng khi không thể làm gì. Tôi không mong muốn học sinh của mình yêu dương trong quá trình học tập, nhưng lúc này sao tôi lại cảm giác em ấy rất cần đến nó.
Sau ba tháng đó, bố Kiệt đã mang em ấy lên thành phố để tiện chăm sóc và công việc. Hy vọng em ấy sớm trở lại cuộc sống bình thường, đó là mong muốn duy nhất của tôi lúc này.
7 Bình luận
mặc dù éo liên quan j đến tiêu đề
Btw, 15 viết là "mười lăm" chứ ko phải "mười năm" nhé