Thảo luận về phong cách viết văn
Banned Members

Với tựa đề trên, mình xin góp ý về phong cách, lối viết của mình. Hiện tại, các bạn đã đọc và thấy truyện mình viết bằng phong cách Việt Trung. Tuy nhiên, một số bạn cảm thấy bất hảo lí do là "người Việt nên xài đồ Việt." Tư tưởng này đúng, nhưng mình lại thấy sai. Lẽ rằng văn học không phải như mua xoong nồi ngoài chợ về xài cho xong. Văn học là một loại hình nghệ thuật nên cần được trau dồi và phát triển một cách thoải mái. Dưới đây là một post của trên Facebook:

Sau một buổi nói chuyện với các bạn đang cầm bút, thì mình nhìn nhận ra một điều là các bạn đang quá xem trọng việc chạy theo xu hướng, mà quên mất cái hay của một nền văn chương của mỗi quốc gia. Các bạn đang quá xem trọng việc “có bao nhiêu người đọc tác phẩm của mình” mà quên phắn đi cái hay của việc viết. Viết không chỉ để người khác khen câu chuyện của mình dẫn dắt hay, mà nó còn cho thấy được một ý nghĩa gì đó đọng lại sau những tác phẩm.
Một người một cách viết! Mỗi người mỗi cách truyền đạt đến độc giả!
Đúng! Nhưng truyền đạt gì để tôn vinh vẻ đẹp của văn chương đất mẹ?
Thành thật xin lỗi, nhưng đọc một số truyện của một số tác giả trẻ bây giờ mình chỉ thấy hình ảnh Trung Quốc hiện lên thôi, chứ mình không hề thấy một chút gốc rễ gì của Việt Nam cả!
Mình không có ý chê văn phong Trung Quốc hay thế nào! Thậm chí có những tác phẩm hay cực kì. Với tình tiết nhanh, dễ tiếp cận người đọc, bởi đó cũng là lí do truyện Trung hút rất nhiều độc giả.
Nhưng không phải vì thế mà có thể chê lối văn phong Việt Nam là lỗi thời! Bằng chứng là hầu hết các sách xuất bản ở Việt Nam đều là văn phong Việt. Trừ những bản dịch từ truyện nước ngoài.
Lại đặt một câu hỏi.
“Khi mình viết ra một tác phẩm, mà độc giả khi đọc lại tưởng đó là một bản dịch từ truyện nước ngoài. Thì đó có gọi là thành công của một người cầm bút không?”
Mình chỉ muốn nói là các bạn hãy bớt xem thường văn chương Việt Nam lại. Một số tác giả hãy xem trọng việc viết theo kiểu thuần Việt hơn, đừng quá tôn sùng lối truyện nước ngoài mà bỏ quên cái hay của văn Việt. Hãy tìm cách để biến văn phong Việt Nam trở nên gần gũi với độc giả, chứ đừng loại bỏ nó ra khỏi cách viết của các bạn.
Cũng gửi lời đến các bạn mới bắt đầu viết “hãy chọn cách viết riêng của bản thân, đừng chạy theo xu hướng!”
 
Ngày xưa nước ta bị 1000 đô hộ giặc tàu, chúng ta sử dụng nhiều từ vựng mình dùng thường ngày đều có Hán Việt . Như từ Tinh xảo (đẹp và tỉ mỉ), Cầu toàn (cầu hoàn mĩ), Nhiếp ảnh (chụp hình), Lò vi ba (microwave)...
Nếu các bạn cho rằng chúng ta đang sử dụng 100% thuần việt là sai, vì chúng ta thực sự còn vay mượn tiếng Pháp, Mỹ và Nhật. Vì vậy, theo ý kiến cá nhân việc học hỏi văn phong của các nước khác giúp tác phẩm của mình thêm phong phú. Đương nhiên, đây là quan điểm cá nhân, mong mọi người cho ý kiến.

107 Bình luận

Bạn cũng biết nước ta từng trải qua 1000 năm đô hộ giặc tàu cơ à? Vậy bạn có biết tổ tiên đã phải làm gì để giữ vững tiếng nói riêng của dân tộc ko? Bạn có biết chính sách đồng hóa của giặc tàu ko?
Bây giờ nước ta lấy lại độc lập, cớ sao bạn lại ko dùng ngôn ngữ mẹ đẻ mà viết văn. Tuy lời này có lẽ sẽ khá nặng, nhưng từ góc nhìn của cá nhân tôi, hành động của bạn giống như đang tiếp tay cho chính sách đồng hóa kia vậy.
Xem thêm
+1 yêu nước :))
Xem thêm
TRANS
+2 yêu nước
Xem thêm
JLH
TRANS
+n sự tôn trọng :))
Xem thêm
+3 yêu nước
Xem thêm
+4 yêu nước.
Xem thêm
TRANS
+5 yêu nước
Xem thêm
Xem thêm 1 trả lời
Tác sắp bị bonk. À h thì ko còn là Tác nữa:) Get out!
Xem thêm
"Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt"
Mình nghĩ là bất cứ ai được đào tạo dưới nền giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam đều sẽ biết bài này, tất nhiên trừ một số thành phần bỏ học, trốn học...
Ở đây, Bác đã nói rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phú và trong sáng. Việc làm của chúng ta, thế hệ tiếp nối là phát huy những cái đẹp của ngôn ngữ máu thịt đó.
Hán Việt cũng là một bộ phận không thể thiếu của tiếng Việt, nhưng không phải là tất cả tiếng Việt đều là Hán Việt, và vì thế, những từ nào thuần Việt thì hãy cố gắng mà dùng nó.
Nhìn vào nội dung truyện của bạn, tôi thấy rõ ràng nó chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn phong của truyện dịch từ trung quốc. Tất nhiên không phải là truyện tàu, vì nếu nói là giống truyện tàu khi phải gọi là convert, một nồi cám lợn trộn nên từ chữ viết chứ không mang cấu trúc văn học.
Nói thế không phải là ghét gì cái văn phong của bạn, vì tôi cũng có đọc truyện dịch trung quốc. Nhưng với tư cách một tác giả Việt Nam, lại viết cái kiểu này thì thực sự bạn nên quay về nghiệp dịch truyện.
Xem thêm
TRANS
Lâu rồi mới gặp bác.
Xem thêm
Nói chung chốt như thế này, viết sao cho mấy thằng dốt văn hiểu được thì mới gọi là truyện Việt đàng hoàng. Đưa cho phụ huynh, hàng xóm họ đọc mà hiểu tuốt thì mới không có vấn đề, chứ không phải chơi mấy từ không ai thèm dùng trong đời sống hằng ngày.
Thậm chí trên nhà xuất bản dịch mấy truyện Trung đọc vào còn hiểu cũng như hạn chế lậm Hán Việt, huống gì truyện Việt xuất bản?
Xem thêm
TRANS
Bạn đang hiểu nhầm gì đó rồi thì phải. Truyện nào miễn viết bằng Tiếng Việt thì đồng nghĩa có Hán Việt bên trong, không có cách nào loại bỏ toàn bộ được, mà đó cũng đồng nghĩa không có văn bản nào thuần "Tiếng Việt nguyên chất 100%".
Chúng tôi ở đây (đúng hơn là độc giả và mod bên OLN) không phải đánh giá theo tiêu chí "thuần Việt" mà là họ có cái ngưỡng 'ngứa mắt' nếu thấy quá nhiều Hán Việt trong văn phong; từ Hán Việt, câu Hán Việt đó có nhất thiết cần trong đoạn này hay không (nếu viết được bằng tiếng Việt thuần túy hơn, thì tại sao lại không nhỉ) - họ nghĩ vậy, một hai câu nhắc nhở chỉnh sửa, ba bốn câu mi lậm không bảo nhiều. Đó mới là điểm chúng tôi xem xét trong phần này.
Bạn nói bạn viết theo kiểu Hán gì gì đó, nếu truyện bạn mượt mà du dương, đủ ý dễ hiểu thì biết đâu được khen, được đánh giá tốt là đằng khác. Nhưng bạn viết kiểu đóng Hán Việt vào mà đến mấy cụ biết tiếng Nôm đọc còn nhăn mặt thì giới trẻ chúng tôi đành bài xích vậy.
Xem thêm
TRANS
Chương 6...
*Kéo áo
Xem thêm
TRANS
@Owen: đ*t, bận đọc truyện r, tầm 200k từ nữa, tuần sau t nghỉ end luôn tập 1 cho
Xem thêm
Xem thêm 8 trả lời
TRANS
Nếu bạn học đến lớp 11 thì cũng đã học qua một bài văn của tác giả Nguyễn An Ninh: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Vậy, trong bài văn này thể hiện điều gì?
1. Tiếng mẹ đẻ thể hiện sự tồn tại về nền văn minh của một dân tộc, mang giá trị văn hoá và lịch sử của dân tộc đó.
2. Tiếng mẹ đẻ thể hiện lòng tự tôn của một dân tộc, giúp đồng bào hiểu được nhau từ đó sinh ra thứ tình yêu thiêng liêng và cao cả: lòng yêu đồng bào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước. Vậy thì tôn trọng tiếng mẹ đẻ cũng chính là tôn trọng bản thân mình, bản thân đồng bào dân tộc của mình và vùng đất nơi mình sinh ra.

=> Như vậy, lời biện minh "nghệ thuật văn học" của bạn không hề chứng minh được việc bạn CÓ tôn trọng tiếng mẹ đẻ hay không, khi bạn dùng cấu trúc câu của tộc Hán với chữ Hán-Việt thay vì cấu trúc câu của tiếng Việt cả.
Mình rất bận và cũng không muốn nói nhiều, bạn hiểu được thì hiểu nếu không hiểu thì từ bỏ quốc tịch đi là vừa. Và nên nhớ một điều là: Hoà nhập chứ không hoà tan.
Xem thêm
Hay bạn ơi
Xem thêm
TRANS
À còn nếu bạn dùng tiếng Hán với phiên âm tiếng Việt thì càng chứng minh việc bạn xem thường tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của bạn thôi, đã mang danh dịch sang TIẾNG VIỆT thì phải dùng tiếng Việt (có tiếng Hán-Việt trong đó) với CẤU TRÚC CÂU TIÊNG VIỆT. Từ bỏ quốc tịch, cút sang Trung Quốc sống đi nhé!
Xem thêm
Xem thêm 4 trả lời
TRANS
Thật ra thì...ta có cái gì thì nên giữ được cái đó. Tiếng Anh có hàng tấn từ gốc Latin (hậu quả của hàng thế kỷ La Mã đô hộ), nhưng có ai bảo dùng các từ gốc Latin là ...Ý nô đâu. Bởi vì La Mã và Ý hiện tại không phải là cùng một tồn tại. Cũng như chúng ta có rất nhiều từ Hán Việt (do giao lưu tiếp thu trong lịch sử), nhưng chính dân TQ ngày nay nói tiếng Quan Thoại nó cũng hoàn toàn khác so với tiếng Hán cổ khi xưa (vì chính bọn họ cũng giao lưu tiếp thu từ các sắc dân du mục phía bắc), đến nỗi nhiều bài thơ Đường đọc bằng Hán Việt còn...chuẩn luật hơn cả đọc bằng Quan Thoại hiện đại.
Có những từ Hán Việt thậm chí còn được "du nhập nhiều lần" đến mức các phiên bản khác nhau của nó cũng phân chia ra dùng cho văn nói và văn viết riêng, chứ không phải gói gọn vào "tình huống, văn cảnh trang trọng". Điển hình bộ từ "thật / thiệt / thực" : gốc Hán nhưng được sử dụng rộng rãi trong văn nói và không có từ thuần Việt nào đồng nghĩa, dù nó đại diện cho một khái niệm tư duy cơ bản của con người.
Hạn chế từ Hán Việt, trong viết văn, nó cũng nực cười không kém việc hạn chế nhà văn Nhật dùng chữ Kanji hay các nhà văn phương tây bị hạn chế dùng từ gốc Latin vậy. Ngoài việc cố chứng minh rằng đông đảo độc giả - mà hạn chế đó hướng tới - là người có vốn từ nghèo nàn ra, thì hoàn toàn không có mấy ý nghĩa.
Note: từ Hán Việt phải là những từ gốc Hán nhưng phải có mặt trong các từ điển tiếng Việt được cấp phép lưu hành, chứ không phải phiên âm tiếng Hán bằng âm Việt. Ai không đọc cái 'note' này thì đừng có cãi gì nữa.
Xem thêm
CHỦ THỚT
Lan Phương đối ứng thật chuẩn. Đúng vậy, chúng ta sống không thể thiếu ngôn ngữ, và ngôn ngữ không thể sống thiếu chúng ta. Người của một nước nên học về văn hóa và truyền thống của dân tộc, từ đó chúng ta sẽ tự hào về tiếng nói của mình. Hán Việt không xấu, Nhật Việt không xấu và Anh Việt cũng không xấu, cái xấu là người sử dụng nó có thực sự dụng ngôn từ chuẩn xác và hoàn chỉnh. Ngôn ngữ từ cổ chí kiêm phục vụ duy nhất cho mục đích giản đơn giao tiếp, do đó, việc tối ưu hóa phương thức giao tiếp chính là cái hay của người sử dụng ngôn ngữ.
Xem thêm
ADMIN
TRANS
@Kaiser Senpai: Người ta vả vô mặt bạn mà bạn còn khen ~~ Đến chịu, trình độ đọc của bạn chỉ đến vậy thôi.
Xem thêm
Xem thêm 6 trả lời
Bình luận đã bị xóa bởi Ze0ro
CHỦ THỚT
Bạn đã đọc kĩ lời tiêu đề của mình? Tại sao chúng ta chấp ngã việc tác phẩm phải có phong cách người Việt mới là người Việt? Ví như một người đánh tennis cấp quốc tế là con lai, Việt Nam xem họ là người Việt, bạn xem như vậy có được không?
Xem thêm
Bình luận đã bị xóa bởi Ze0ro
ADMIN
TRANS
Biết gì hông?
Phong cách là phải nửa Hán nửa ta. Hán không ra Hán, Việt không ra Việt nha. Kiểu như: cường giả vi tôn, nơi sức mạnh là cương yếu.
Cường giả vi tôn?
Cương yếu?
Viết cho người Việt đọc không hiểu, viết cho người Trung lại sợ họ chửi cho lật mả. À thôi, mình biết phải làm sao để đọc rồi. Đợi mình tải Quick Translator về dịch lại nha... Ý mà khoan, Quick Translator là để chuyển ngữ tiếng Trung mà ~~ Chứ cái, cường giả vi tôn, nơi sức mạnh là cương yếu ai biết tiếng nước nào đâu.
Xem thêm
AUTHOR
TRANS
Có những từ nào vay mượn của ông Nhật nhỉ?
Xem thêm
CHỦ THỚT
Oshin (osin), Otaku (việt nam chưa có từ này), Sushi (việt nam chưa có từ này) và nhiều từ nữa.
Xem thêm
Loy
TRANS
Search trên wikipedia thì toàn thấy vay mượn từ Anh, Pháp và Trung thôi
Xem thêm
Xem thêm 2 trả lời
CHỦ THỚT
Mình lấy dẫn chứng 1000 năm đô hộ không phải đánh vào lòng tự hào dân tộc giản đơn. 1000 năm ở đây đồng nghĩa với 30 thế hệ con người, và điều này thông qua văn hóa của Việt Nam ví dụ như viết thư pháp. Bây giờ, mình mạo muội hỏi đố các bạn hãy tìm cho mình một từ đồng nghĩa với từ "có" nhưng không sử dụng hán việt, mượn từ của Mỹ, Pháp và Nhật. Nếu làm được, mình xin học hỏi.
Đối với mình, mình thấy tự hào khi cha ông tạo ra các âm Hán Việt để có thể vận dụng câu từ phong phú. Chúng ta hãy nghĩ về cách ứng dụng nó, bởi vì đây là một trong những nền tảng của lịch sử quý báu cũng như đặc thù của ngôn ngữ Việt. Nếu nói về vốn từ, mình đã nói ở trên post chúng ta lấy vốn từ qua các ngôn ngữ của Anh, Pháp, Trung và Nhật, và mình cam đoan chúng ta không thể thoát khỏi Hán Việt trong cuộc sống hằng ngày trừ khi là con lai. Còn về cách hành văn, mình đã đọc qua nhiều cuốn sách nước ngoài, các tác giả có cách hành văn rất khác nhau, không giống như người Việt chúng ta văn nói như văn viết, cứ vậy ráp khuông mà làm. Cuối cùng, mình không phải là nhà ngôn ngữ học, nhưng mình đã trải nghiệm qua các cuốn sách nước ngoài Mỹ - Âu - Á để học hỏi. Mình muốn nhấn mạnh lại văn học là nơi tự do không giới hạn, mỗi người đều có quyền sáng tạo và có quyền nói lên ý nghĩ của mình. Nếu chúng ta có thể nâng cao từ ngữ giản lược, loại bỏ những cách mô tả nhiều dòng thông thường qua các cụm từ ngắn gọn, câu cú như thế xúc tích hơn và nhiều người dễ đọc.
Xem thêm
Cách suy nghĩ như này + lượng nghĩ dưỡng như này thì thua rồi a.
Xem thêm
TRANS
"... câu cú như thế xúc tích hơn và nhiều người dễ đọc." : súc tích, hoặc hàm súc.
"... chúng ta văn nói như văn viết, cứ vậy ráp khuông mà làm." : rập khuôn.
"Bây giờ, mình mạo muội hỏi đố các bạn hãy tìm cho mình một từ đồng nghĩa với từ "có" nhưng không sử dụng hán việt, mượn từ của Mỹ, Pháp và Nhật. Nếu làm được, mình xin học hỏi." : Câu tham bác không thể trả lời chính xác. Thứ nhất từ "có" ở đây thuộc từ loại gì? (Tính từ, danh từ, động từ, hay phụ từ); Thứ hai từ "có" thuộc biểu thị trạng thái nào? (nhấn mạnh, muốn hỏi, khẳng định,... ).
Thí dụ: Từ "có" thuộc tính từ: "bố mẹ có, nó được nhờ" : "có" ở đây có nghĩa là "giàu".
Từ "có" thuộc phụ từ: "Chả nưới cái mẹ gì ở đây cả! Chắc qua bị nó chơi xỏ rồi!": "chả nưới" hay "chả có" đồng nghĩa với từ "không".

Biện bác ba xu...
Xem thêm
Xem thêm 39 trả lời
Vấn đề này dăm bữa nửa tháng lại nổi lên. Bạn cũng chẳng phải người đầu tiên đặt câu hỏi. Mình nói đi nói lại nhiều rồi nên khá lười giải thích. Nói ít hiểu nhiều vậy nhé (hy vọng).
Chừng nào bạn còn chưa phân biệt được sử dụng và lạm dụng khác nhau chỗ nào (thấy đưa dẫn chứng bằng từ mượn được toàn dân hoá là biết chưa hiểu rồi), chừng nào bạn còn thấy khó khăn trong diễn đạt nếu không dùng đến vốn từ vựng bạn hấp thụ qua quá trình đọc truyện dịch kia, thì khoan bàn đến "học hỏi văn phong của các nước khác giúp tác phẩm của mình thêm phong phú."
Bởi vì đây không phải là học hỏi, mà là bao biện và bảo vệ cho vốn từ và cách hành văn yếu kém của bản thân. Lời hay ý đẹp và mục đích cao cả cho lắm thì cũng vô ích nhé. Còn giữ tư duy này thì không thể nâng cao ngòi bút của mình được đâu, chỉ có càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn thôi. Đến một lúc nào đó, cả văn viết lẫn văn nói đều lai căng không ra người ra ngợm đấy.
Xem thêm
Ý kiến cá nhân: Tui từng thử trên mấy nền tảng khác rùi (cả trả phí và không) và giờ tui dừng chân mỗi chỗ này.
Cái bác đang nói thì còn tranh cãi ở nhiều chỗ và cũng nhiều trang khác ok với nó nhưng ở đây k như thế, bác viết ơi đâu thì theo luật ở đó!
Và nói thật, tui viết ở đây được mọi ng ( đầu tiên là các mod) đọc và nhận xét khách quan, ( lúc đầu cũng shock lắm, tưởng m viết được rồi =}} ) sau khi lạnh cái đầu lại thì "OK, họ nói đúng mà", biết mình yếu ở đâu thì sửa, tui tự thấy viết tốt hơn hẳn, nên bỏ cái sự cay cú đi thì tốt cho bác thôi, chứ nếu k các mod bỏ tgian và công sức ra đọc được cái gì chứ? Ôm bực vào người à?
Xem thêm
+1 tâm huyết
Xem thêm
AUTHOR
+1 thông suốt
Xem thêm
Xem thêm 2 trả lời
Bạn viết theo cách của bản thân, nghĩa là muốn viết sao thì viết, những thứ quy chuẩn khác thì mặc kệ hả bạn?

Cái "phong cách cá nhân" nó phát triển từ những thứ cơ bản nhất, mà nền móng đó là từ nền văn học chúng ta đang sử dụng, tức là văn học Việt Nam đó bạn. Bạn viết truyện, điều tiên quyết đó phải là truyện dùng những quy chuẩn của văn học Việt, cho người Việt đọc. Còn nếu bạn muốn viết cho người nước ngoài đọc, không ai cấm bạn sử dụng quy chuẩn của nền văn học đó để viết, và viết cho chính những người đó đọc nha bạn, mị không cấm điều đó, nhưng ở đây chúng mị toàn người Việt.

Bạn lôi vụ 1000 năm bị đô hộ ra để làm gì? Rồi chúng ta vay mượn từ ngữ của các nước khác liên quan gì đến vụ lậm của bạn không? Chúng ta mượn rất nhiều từ ngữ nhưng những nhà văn có bao giờ viết theo kiểu cấu trúc từ ngữ của nước bạn hay không?

Đừng cố gắng đánh tráo khái niệm, ngụy biện cho sự lai căng nữa.
Xem thêm
Viết sao cho người đọc k nghĩ là mình đang đọc convert thì ok, còn phong cách thì mỗi người mỗi khác, hay or dở thì tùy người đọc. K vi phạm các quy định trên oln thì ok còn nếu thấy vi phạm đó là phong cách của mình thì chịu. K bàn đúng sai, quy tắc là quy tắc, nhập gia thì tùy tục, phản đối vô hiệu.
Xem thêm
Sao thấy cmt này có mùi biện pháp biền ngẫu thế:v
Xem thêm
Cứ cho là Hán Việt ok đi, trích lời con Thị thì vẫn còn đó "Lạm dụng số, lạm dụng từ tượng thanh. Ngắt chương chuyển cảnh vô tội vạ trong khi chưa giải quyết đâu vào đâu." Chưa kể tính đúng sai thì bạn cần tạo thêm 3 cái topic nữa để biện hộ, giống cách bạn đang đổ thừa việc lậm Hán Việt của mình là sTyLe Of mE như này.
808970335508234261.gif?v=1
Xem thêm
TRANS
mấy chú lụm con ếch chỗ nào thế :))
Xem thêm
Loy
TRANS
Bình luận đã bị xóa bởi Loy
Xem thêm 1 trả lời