Math Girls
Hiroshi Yuki
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Những cô gái của Toán học

1.1 Dãy và quy luật của dãy - Bên dưới tán cây anh đào.

14 Bình luận - Độ dài: 1,049 từ - Cập nhật:

Bài 1: Dãy và quy luật của dãy.

Một, hai, ba. Hai ba.

Yumeko Oshima - “Wata no Kunihoshi”

***

1.1 Ở dưới tán cây anh đào.

Lễ khai giảng đầu tiên ở cấp 3 của tôi, diễn ra vào một ngày xuân đẹp trời của tháng tư. Thầy hiệu trưởng cũng đã phát biểu xong những thứ mà người ta chắc chắn sẽ nói vào những dịp như thế này, còn tôi thì cũng chỉ nhớ được một nửa số đó.

...Nào là, các em giờ là những cánh hoa nở rộ... rồi, trong dịp đầu năm... Sau đó, lịch sử hào hùng của trường... Tiếp theo là, tăng cường học vấn cũng như hoạt động thể chất... Rồi thì lại, hãy học khi các em còn trẻ...

Đến mức mà tôi còn phải giả vờ đưa tay lên đẩy kính, để che đi cơn ngáp ngủ.

Trên đường về lớp học sau buổi lễ, tôi có lẻn ra sau trường, để tận hưởng cái cảm giác đi bộ dưới hàng cây anh đào rồi vẩn vơ nghĩ.

Giờ tôi 15 tuổi, 15, 16 rồi 17 và tốt nghiệp vào 18. Tức là có một số lũy thừa mũ 4 và một số nguyên tố.

15 = 3.5

16 = 2.2.2.2 = 2^4 (Một số có lũy thừa mũ 4)

17 = 17 (Một số nguyên tố)

18 = 2.3.3 = 2.3^2

Nhìn vào lại lớp học, mọi người đang trong phần tự giới thiệu. Tôi thì ghét điều đó. Tôi sẽ nói gì khi đến lượt cơ chứ, chẳng nhẽ:

“Xin chào mọi người, sở thích của mình gồm Toán và... Ờ... Hình như chỉ có mỗi Toán thôi, rất vui được gặp mọi người”.

Làm ơn, tha cho tôi đi.

Tôi đã từ bỏ cái ý nghĩ, lên cấp 3 sẽ là ăn chơi, phởn đời như hồi cấp 2, từ lâu rồi. Với tôi, đó là 3 năm chỉ rúc trong lớp, hay 3 năm vùi đầu vào những phương trình trong cái thư viện tĩnh lặng.

Cứ nghĩ thế, tôi tiếp tục tận hưởng cảm giác một mình dưới cây anh đào lớn. Bỗng tôi trông thấy một cô gái, cũng đứng trước cây đào này, mẩn mê nhìn những cánh đào rơi. Tôi đoán cô ấy cũng trốn ra đây như mình vậy. Một chút tò mò, mắt tôi lần theo thứ cô ta nhìn. Tôi lần lên bầu trời với màu những vệt phấn mờ, lần theo cơn gió đẩy nhẹ bông hoa, lần cả cánh đào trước mắt cô ấy, và lần về tận phía tôi.

Cô ấy nhìn tôi. Cô là một đứa con gái cao ráo, cùng với mái tóc đen đằng sau cặp kính gọng sắt. Rồi cô ta mấp máy:

“Một, một, hai, ba,”.

1 1 2 3

Cô ta dừng lại, rồi ngửa tay chỉ về phía tôi, như thể đang chờ đợi số kế tiếp. Tôi liền liếc nhìn xung quanh:

“Ai cơ? Tôi á?”.

Một cái gật đầu dứt khoát, trong khi ngón trỏ cô ta vẫn đang ngửa thẳng về phía tôi. Tôi hơi mất cảnh giác trước câu đố bất ngờ này, nhưng không sao, nó khá dễ.

“Số tiếp theo là 5. Rồi 8, sau đó là 13, tiếp là 21, kế đó là, ờ...”

Nghe xong, cô ta liền giơ tay, ra hiệu tôi dừng lại để đưa ra thử thách tiếp theo:

“Một, bốn, hai bảy, hai trăm năm sáu.”

1 4 27 256

Cô ta chỉ tay về phía tôi lần nữa. Tôi liền nhận ngay ra quy luật.

“Tôi đoán số kế tiếp là 3125. Sau đó là... ờ, sau đó thì tôi chịu, cái đấy tính trong đầu khó quá”.

Vẻ mặt cô ấy tối đi một chút. “1-4-27-256-3125-46656,”. Giọng cô ta trong và kiên định. Cô nhắm mắt lại, nghiêng đầu theo những cánh hoa đào, tay thì ngoay ngoáy trong không khí.

Cô ta thực sự khác xa so với những đứa con gái tôi gặp trước đây, điều đó khiến tôi chẳng thể nào rời măt nổi.

Rồi, ánh mắt chúng tôi gặp nhau. “Sáu, mười lăm, ba lăm, bảy bảy”.

6 15 35 77

Lại bốn số khác, nhưng quy luật không rõ ràng như trước. Đầu tôi có chút quá tải. 6 và 15 có thừa số là 3, nhưng 35 thì lại không. Còn 35 và 77 thì đều có thừa số là 7... ước gì có vài tờ giấy để viết ở đây.

Tôi liếc nhìn cô ta. Cô ấy vẫn đứng chăm chú dưới tán anh đào, vài cánh hoa vương lên tóc cô, nhưng cô ta còn chẳng thèm phủi chúng đi, cô đứng mà chẳng hề động đậy, cùng vẻ mặt nghiêm túc hiến cho cuộc gặp gỡ này giống một bài kiểm tra hơn.

“À, hiểu rồi”.

Lúc này, cặp kính của cô ấy sáng lên, trên khuôn mặt còn thấp thoáng nụ cười.

“6-15-35-77... sau đó là 133!”

Tôi hô lớn, lớn hơn nhiều so với tôi dự định.

Nhưng cô ta lại lắc đầu một cái nhẹ, những cánh hoa lúc nãy cũng vì thế mà rơi xuống sàn, rồi cô đưa tay lên chỉnh lại kính và  thở dài: “Tính lại đi”.

“À. À đúng rồi. 11 x 13 là 143, không phải 133”. Tôi sửa lỗi.

Rồi, cô ta lại tiếp tục với bài toán tiếp theo: “Sáu, hai, tám, hai, mười, mười tám”.

6 2 8 2 10 18

 Lần này thì là 6 số. Tôi nghĩ ngợi một chút. Số 18 ở cuối khiến tôi nghĩ ngợi khá nhiều, tôi mong đó là số 2 hơn. Mà cũng vì thế, tôi hướng tới một quy luật khác, cứ nghĩ mãi, tôi mới nhận ra tất cả đều là số chẵn!

“Tiếp theo là 4-12-10-6”. Tôi hơi cau mày: “Câu này hỏi hơi mẹo đấy!”

“Vậy là, cậu hiểu ý tôi rồi phải không?”

Cô ta vừa nói, vừa đi tới, đôi tay thì đang chìa ra cho một cái bắt tay không báo trước. Mặc dù vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng tôi đã nhận nó, một bàn tay mềm mại và ấp áp. Rồi cô nói tiếp:

“Tôi là Miruka, rất vui được làm quen”.

Bình luận (14)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

14 Bình luận

Dãy Fibonacci là 1 1 2 3 5 8 13 ... chứ tác? Sao lại có 7 ở đây?
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
TRANS
Nhầm tí, để tôi sửa :v
Xem thêm
Xem thêm 2 trả lời
Ông nào giải thích câu cuối giúp tui được không tui ko hiểu quy luật của nó là j :vvv
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
TRANS
<(") chương sau có giải thích đấy ông
Xem thêm
Đọc xong ko biết nói gì =)))))
Xem thêm
TRANS
Lần đầu có cảm giác đọc novel mà chẳng hiểu gì:)
Xem thêm
c1 là dãy Fibonacci - số tiếp theo bằng tổng 2 số trước nó: 1 1 2 3 5 8 13 21 34 55...
c2 là dãy 1^1, 2^2, 3^3, 4^4, 5^5, 6^6... n^n
c3 theo quy luật: 2 x 3, 3 x 5, 5 x 7, 7 x 11, 11 x 13... nói chung đây là phép nhân của các số nguyên tố - số chia hết cho 1 và chính nó
Xem thêm
TRANS
@vaodoclucranh: ồ, cảm ơn bạn nhé, h mới thấy:)
Xem thêm
Xem thêm 3 trả lời