Trước khi muốn viết nên một nhân vật gì đó trong một câu chuyện gì đó thì cần phải xác định “Độ quan trọng” theo thang giảm dần (Hình tam giác) trong cốt truyện hoặc plot của câu chuyện viết.
Có độ quan trọng cao, cần đầu tư nhiều và ngược lại, độ quan trọng quần chúng thì đầu tư quần chúng, độ nhân vật phụ thì đầu tư mức phụ và lãnh nhiệm vụ support cho nhân vật chính & cốt truyện.
Độ quan trọng là cốt lỗi, là nhân tâm và là sự sống của câu chuyện, mọi sự việc xây dựng và tạo dựng nên một nhân vật nào đó đều phải chỉ vì mục đích xây dựng câu chuyện. Chứ không phải ngược lại theo kiểu xây dựng nv trước rồi mới có câu chuyện xoay quanh kẻ đó (đặc biệt là nhân vật phụ & quần chúng).
Sau khi đã xác cmn định Độ quan trọng rồi thì chuyển sang bước tiếp theo.
Trước khi làm cần xác định, hãy đặt tâm hồn, nhiệt huyết, tất cả những gì bạn có về tinh thần cho nhân vật đó trước. Bạn cần chí ít phải đặt mình vào nhân vật đó, nếu không nhân vật đó sẽ vô cùng giả tạo và gớm ghiết. Bạn phải hiểu rằng mình là tuyến đầu nhận thức, là kẻ thuở khởi nguyên chuyên khai phá cảm xúc, nếu như bản thân viết mà còn không hiểu hơn 90% nhân vật của mình thì làm sao độc giả khác có thể cảm nhận được tí ti gì?
Sau đó trả lời đủ các câu hỏi sau theo trình tự:
1. Là ai? Là ai trong câu chuyện, là ai trong cuộc đời của chính nhân vật đó, là những tác động gì trong cuộc đời của người khác (nhân vật khác).
2. Tính cách? Y có tính cách như thế nào, tính cách đó phù hợp với cốt truyện & câu chuyện hay không? Không thì vứt và làm lại. Y thích những gì, ghét những gì? Có sở thích và thói quen như thế nào? Điều đó ảnh hưởng đến tư duy, suy nghĩ và hành động ntn?
3. Phát triển ra làm sao? Tiềm năng (khả năng phát triển và gia tăng tầm ảnh hưởng xuyên suốt câu chuyện) của nhân vật có lớn hay không? Nếu nhân vật phụ chỉ cỡ quần chúng hay nhân vật chính chỉ cỡ nhân vật quần chúng. Vứt và làm lại. Nếu nhân vật không có tiềm năng (Nói cách khác, phát triển = 0), cần cân nhắc cao là vứt đi. Quá trình phát triển phải đảm bảo tính liền mạch, xuyên suốt và nhất quán với câu chuyện. Thiếu một phần? vứt.
4. Bối cảnh lịch sử nhân vật. Nhân vật đó quê ở đâu? có tuổi thơ như thế nào? điều đó tác động gì đến anh/cô ta. Nó thay đổi nhận thức và tạo tiền đề nhận thức ntn?
5. Cơ thể vật lý & nội tâm cảm xúc & Tri giác bản năng. Một người là hỗn tạp của các giác quan (thị, thính, vị, xúc,..v…v..), của cảm xúc đến từ tư duy, lí trí đến con tim và cuối cùng là sự tồn tại của bản ngã vô thức mà chính bản thân của người đó cũng không nhận thức rõ rằng được. Miêu tả, xây dựng một ai đó là SỰ KẾT HỢP hài hoài giữa những yếu tố nêu trên. Nói dễ hiểu, có nhân - có quả, có bắt đầu - có kết thúc, có sự kiện - có kết quả. Nhân vật – con người là sự kết hợp của tất cả các yếu tố từ hữu hình đến vô hình, từ lí trí đến bản năng. Thiếu nhiều hơn hoặc bằng 1 trong các yếu tố trên? Vứt.
Thật ra, xây dựng nhân vật này nọ nhiều chuyện để nói lắm. Nói nhiều thì mệt mà lại chẳng thấm vào đâu. Tốt nhất là cứ thí nghiệm thất bại rồi lại thí nghiệm. Từ từ rút được kinh nghiệm hằn sâu vào trí não thôi.
11 Bình luận
mày tính làm truyện loại hen à ( ͡° ͜ʖ ͡°)
Nếu đúng thì đây là chút ý kiến của tôi.
Trước khi muốn viết nên một nhân vật gì đó trong một câu chuyện gì đó thì cần phải xác định “Độ quan trọng” theo thang giảm dần (Hình tam giác) trong cốt truyện hoặc plot của câu chuyện viết.
Có độ quan trọng cao, cần đầu tư nhiều và ngược lại, độ quan trọng quần chúng thì đầu tư quần chúng, độ nhân vật phụ thì đầu tư mức phụ và lãnh nhiệm vụ support cho nhân vật chính & cốt truyện.
Độ quan trọng là cốt lỗi, là nhân tâm và là sự sống của câu chuyện, mọi sự việc xây dựng và tạo dựng nên một nhân vật nào đó đều phải chỉ vì mục đích xây dựng câu chuyện. Chứ không phải ngược lại theo kiểu xây dựng nv trước rồi mới có câu chuyện xoay quanh kẻ đó (đặc biệt là nhân vật phụ & quần chúng).
Sau khi đã xác cmn định Độ quan trọng rồi thì chuyển sang bước tiếp theo.
Trước khi làm cần xác định, hãy đặt tâm hồn, nhiệt huyết, tất cả những gì bạn có về tinh thần cho nhân vật đó trước. Bạn cần chí ít phải đặt mình vào nhân vật đó, nếu không nhân vật đó sẽ vô cùng giả tạo và gớm ghiết. Bạn phải hiểu rằng mình là tuyến đầu nhận thức, là kẻ thuở khởi nguyên chuyên khai phá cảm xúc, nếu như bản thân viết mà còn không hiểu hơn 90% nhân vật của mình thì làm sao độc giả khác có thể cảm nhận được tí ti gì?
Sau đó trả lời đủ các câu hỏi sau theo trình tự:
1. Là ai?
Là ai trong câu chuyện, là ai trong cuộc đời của chính nhân vật đó, là những tác động gì trong cuộc đời của người khác (nhân vật khác).
2. Tính cách?
Y có tính cách như thế nào, tính cách đó phù hợp với cốt truyện & câu chuyện hay không? Không thì vứt và làm lại.
Y thích những gì, ghét những gì? Có sở thích và thói quen như thế nào? Điều đó ảnh hưởng đến tư duy, suy nghĩ và hành động ntn?
3. Phát triển ra làm sao?
Tiềm năng (khả năng phát triển và gia tăng tầm ảnh hưởng xuyên suốt câu chuyện) của nhân vật có lớn hay không? Nếu nhân vật phụ chỉ cỡ quần chúng hay nhân vật chính chỉ cỡ nhân vật quần chúng. Vứt và làm lại.
Nếu nhân vật không có tiềm năng (Nói cách khác, phát triển = 0), cần cân nhắc cao là vứt đi.
Quá trình phát triển phải đảm bảo tính liền mạch, xuyên suốt và nhất quán với câu chuyện. Thiếu một phần? vứt.
Nhân vật đó quê ở đâu? có tuổi thơ như thế nào? điều đó tác động gì đến anh/cô ta. Nó thay đổi nhận thức và tạo tiền đề nhận thức ntn?
5. Cơ thể vật lý & nội tâm cảm xúc & Tri giác bản năng.
Một người là hỗn tạp của các giác quan (thị, thính, vị, xúc,..v…v..), của cảm xúc đến từ tư duy, lí trí đến con tim và cuối cùng là sự tồn tại của bản ngã vô thức mà chính bản thân của người đó cũng không nhận thức rõ rằng được.
Miêu tả, xây dựng một ai đó là SỰ KẾT HỢP hài hoài giữa những yếu tố nêu trên. Nói dễ hiểu, có nhân - có quả, có bắt đầu - có kết thúc, có sự kiện - có kết quả. Nhân vật – con người là sự kết hợp của tất cả các yếu tố từ hữu hình đến vô hình, từ lí trí đến bản năng. Thiếu nhiều hơn hoặc bằng 1 trong các yếu tố trên? Vứt.
Thật ra, xây dựng nhân vật này nọ nhiều chuyện để nói lắm. Nói nhiều thì mệt mà lại chẳng thấm vào đâu. Tốt nhất là cứ thí nghiệm thất bại rồi lại thí nghiệm. Từ từ rút được kinh nghiệm hằn sâu vào trí não thôi.