ಠﭛಠ
+Giới thiệu mở bài.
Đầu tiên là chào bà con cô bác cháu em và anh chị… (thiếu ai bỏ qua nhá), lâu lâu mình lại ngoi lên cho mọi người biết là mình vẫn còn tồn tại thôi (bệnh đạo đức giả ấy mà).
Nay mình nói về vấn đề liên quan chút đến (éo biết phải bệnh) tâm lí của nhiều bạn đăng OLN bị trảm, hoặc sắp bị trảm (có khi hồi sinh xong bị trảm), bị ghim, được nêu các sai phạm bởi mod, và con admin (nigga) etc… trong box sáng tác.
Nằm vùng Box OLN Hako thì cũng lâu rồi, mình hình dung khu sáng tác như này:
Lượng truyện mới đăng thì rất nhiều, nhưng đăng vào cũng giống như mọi người (truyện mới) đang bặp bẹ chạy vào trường luật vậy, và cách xét duyệt thì có thể nói là công tâm, kiểu 15 đứa vào học thì chỉ 1 hoặc 2 sống sót trở thành (lách) luật sư. (Ahihi)
Khi mình đặt bản thân vào vị trí mấy bồ ăn trảm, hoặc bị trảm khi đăng lại nhiều lần thì mình hay tự hỏi => Nếu đã không đạt, đăng tiếp thì có ích lợi gì?
Trước đây, trước khi bị gắn cái Mod vào đầu thì mình có đăng một chương truyện và bị xóa vì nó không đạt yêu cầu (Fuck u Nigga, tau nói mầy đấy), và được dội gáo nước lạnh vào mặt về việc nó thất bại như nào (Tất nhiên, trong lòng mình khi ấy cấn vãi nồi). Nhưng xác thực là chương đấy rất lỗi và sai, chỉ là cái tôi + cảm xúc của mình nó quá lớn để chấp nhận (cà khịa con nigga xóa tầm vài tiếng).
Ban đầu thì tiêu cực chiếm 7/10 não, mà mình cáu lên thì có nói gì thì lời lẽ cũng chả ra đâu vào đâu (gọi là nói ngu cho tiện hình dung). Sau khi bình tâm lại thì mình chỉ ngồi trước cái màn hình PC tự hỏi trong đầu (hay ít nhất là hình dung những cảm xúc đang lay chuyển trong cơ thể):
"Thành công của mình sẽ là gì khi đăng lại chương đã qua sửa chữa?"
"Mình sẵn sàng chấp nhận những gì sau đó?"
"Cơ hội sống cũng không phải là một trên một tỉ, nhể?"
Vân vân và vân vân… cuối cùng thì mình lại có động lực viết tiếp, và chương truyện đấy nó sống (nhăn răng luôn, tuy vẫn bị chửi viết ngôi 1 như lềnh, cơ mà vẫn đủ sống).
Ý mình muốn nói ở đây là trước khi bấm nút đăng chương truyện đó lên một lần nữa, mình đã tự đặt trường hợp sẽ bị trảm tiếp, mỗi lần cứ đăng nó lên hết lần này đến lần khác và nó cứ thế bị chém rụng, đình trệ ở một chỗ hoặc tệ hơn là mình bị xóa truyện => liệu mình có ổn với cái đó không (cái tính tự ảo và cái tôi là 2 đứa chó đẻ ớ). Liệu mình có tiếp tục viết cái này tiếp không, kể cả khi biết nó lên là sẽ ăn chém.
Và rồi mình đi đến kết luận (đúng hơn là tự nhận ra).
"Tiếp chứ."
"Viết tiếp chứ sao không."
Có thể không ở mức độ mình viết liên tiếp như thường lệ, vì tuổi tác sẽ ép mình làm những cái khác như kiếm một việc làm thực sự (đời học sinh không thể trì hoãn mãi mãi, các thím biết đấy).
Nhưng mà mình vẫn sẽ tiếp tục viết. (vẫn sẽ tiếp tục truyền tải những câu chuyện bản thân muốn kể)
Chính vì cái suy nghĩ mình sẽ tiếp tục viết, kể cả khi mình chả được ai công nhận, khen tặng (hay kiếm được đồng xu cắc bạc nào). Nó vô tình gỡ nguyên một tảng đá mà sau này mình mới nhận ra, và gọi bằng Writer 's Block (tình trạng một tác giả mất khả năng tạo ra tác phẩm mới hoặc trải nghiệm sự chậm chạp sáng tạo) ra khỏi mình.
Đúng là đăng truyện vào Box sáng tác và sống sót qua thanh trừng là quan trọng, cơ mà bị trảm không có nghĩa là bản thân sẽ ở trạng thái thất bại, mình hay bất cứ những ai viết OLN ở box sáng tác phải ý thức được bản thân không nằm ở vị trí không thể đáp ứng được mục tiêu hoặc dự định bản thân mong muốn.
Các tác giả không may không đạt nên tập trung vào thực tế rằng bản thân muốn kể những câu chuyện và viết chúng ra thành chữ => Nó tốt cho bản thân, và nó cũng là cái mà bản thân mình phải làm. Tất nhiên, cái phải làm ở đây không phải theo kiểu chuẩn bị tâm lí thần thần bí bí, hay suy nghĩ bóng gió cho một câu chuyện trên giấy. (chủ nghĩa thần bí cho ngắn gọn)
Ví dụ đơn giản nhất cho kiểu chủ nghĩa đó thì ngay dưới đây:
"Tìm hiểu về điều bạn muốn viết và chắc chắn rằng đó là niềm đam mê sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn chưa từng đến trước đó, và bạn sẽ thấy rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì mong muốn trong cuộc sống, bởi vì nếu bạn tin bản thân làm được thì bạn có thể làm được."
Ban đầu thì có lí, cơ mà giờ mình ghét cái kiểu nói cổ vũ này bỏ xừ.
Lý do thì như sau.
Cá nhân mình thấy việc viết lách là tốt cho bất cứ ai, và cũng chả nghĩ việc có người sinh ra đã được định mệnh chọn làm nhà văn và có người sinh ra éo có duyên viết văn. Nhưng mà mình tin "may mắn" sẽ là nhân tố đóng vai trò quan trọng khá nhiều.
Cái chính yếu mình muốn nói ở đây là hãy li dị cái suy nghĩ "ta phải sống ở đất sáng tác này và lách được luật tránh thanh trừng" và thay nó bằng => "tao chỉ thích kể nhiều chuyện ra giấy, ok" < Chắc chắn ai cũng có thể quyết định kiểu nghĩ này.
Nếu muốn kể chuyện, cứ kể chuyện ra giấy. Kể theo cách bản thân muốn kể (quan trọng đó nhé).
Nhưng nói đi cũng phải quay lại nhắc nhở => như bao bài kiểm tra, trong số các thím sẽ có người éo sống nổi (kiểu đăng sáng tác hako liên tiếp vài năm nhưng vẫn không sống nổi qua thanh trừng) => cảnh đó hoàn toàn có thể xảy ra nhé => Cơ mà mình nghĩ nếu ai hiểu những gì mình nói (xàm) ở trên, dù rơi vào cảnh xấu nhất như mình đã liệt kê thì mình nghĩ có lẽ sẽ chẳng ai hối hận gì cả, trái lại còn thấy thoải mái tuyệt vời, vui thì đúng hơn (vì bản thân đã tiếp tục việc viết cho đến cùng).
Tất nhiên vẫn phải tính đến việc bản thân buồn bực vì bị chém, cơ mà cảm xúc tiêu cực này nó vẫn tốt cho bản thân người viết. Vì miễn bản thân người viết thích thú việc viết, câu chuyện người đó viết theo mình sẽ luôn mặc định là tốt (trước khi gặp đánh giá), vì bản thân người viết tận hưởng nó. (giữ tâm lí đó, một lúc nào đó ắt sẽ thành công)
Nhắm tới điều đó dù biết rõ bản thân có tỉ lệ thành công thấp nhất, có lẽ một ngày nào đó "câu truyện" ấy sẽ sống, và sống rất thọ. (hoặc không)
+Phân nhánh thân bài.
Cái này liên quan đến việc hỗ trợ và góp ý cho một tác phẩm.
Do nằm vùng lâu rồi nên mình để ý có các kiểu nói như sau => Đọc nhiều tác phẩm vào/luyện viết nhiều vào/bỏ thời gian ra tạo dựng nhiều ý tưởng (hoặc xin gợi ý cho ý tưởng) etc… => hầu như đa số đều na ná như vậy, rơi vào diện thử một vài thứ, cố gắng luyện tập thêm nữa rồi xem mình có cải thiện hông => nếu không => thử lại theo cách khác.
Đó là hầu hết mọi kiểu khuyên trong viết lách mình để ý thấy.
Nhưng mà cái mình để ý quan trọng nhất ở đây là các tác giả viết cứng tay trong box sáng tác hoặc mod/admin con già, hoặc các nhà văn trên các mạng xã hội nổi tiếng như youtube, reddit, hay những bài viết phỏng vấn cách viết từ các tác gia nổi tiếng aka những người hiểu rõ vấn đề người viết yếu tay mắc phải thường cho ra những lời khuyên mâu thuẫn nhau. (hầu như lúc nào cũng mâu thuẫn)
Và người viết yếu tay sẽ nghe một trong số những người này nói cách mà bản thân họ làm để trở nên tốt hơn ở khoảng viết lách (sẽ thấy có lí và làm theo), nhưng rồi họ gặp một người khác và họ lại bảo nah, bồ làm kiểu này mới đúng nè (và những gì người này nói tuy hoàn toàn đối lập với tên trước đó, nhưng nó lại cực kì có lí nốt).
Tìm hiểu một tí thì mình biết có 2 kiểu tác giả như này.
Tác giả viết kiểu gỡ nút và tác giả viết kiểu đề cương. (Hầu hết các tác gia đều sẽ rơi vào một trong hai kiểu này)
Vậy người gỡ nút là ai?
- Người gỡ nút là người bắt đầu viết một câu truyện bắt nguồn từ một hoặc tổ hợp thú vị được kết tụ từ nhiều ý tưởng giả thuyết trong đầu (có khi là nhân vật nữa), và họ tiếp tục khám phá truyện của bản thân song hành với khoảnh khắc họ bắt đầu đặt bút viết, sau đó thì người viết này kiểu như sẽ đi bất cứ đâu mà ngọn gió khai phá thổi tới.
- Người gỡ nút không dựa vào một loại sườn phác thảo cố định nào cho tiến triển của câu truyện mình viết. Đây cũng là nguyên nhân khiến người gỡ nút bị gọi bằng gỡ nút, nếu người gỡ nút nỗ lực hết sức làm một sườn phác thảo từ A > Z cho một chương truyện (hoặc cả câu truyện), cái xảy ra tiếp theo đó là não của người này sẽ tự động cảm thấy như mình đã viết xong một cuốn truyện to đùng với hàng chục hồi truyện rồi. Hiệu ứng tiêu cực kéo theo đó là người gỡ nút sẽ mất sạch hứng thú viết cho câu truyện và bắt đầu cảm thấy chán nản ngay khi bắt đầu thực sự đặt tay ra gõ chữ cho chương đầu tiên. (Mình là loại này, nên thường mất rất lâu để viết ra một chương đàng hoàng)
Vậy nhìn lại, người làm đề cương là ai?
- Đây là kiểu tác giả viết cực tốt nếu truyện của họ được mắc trên một dạng kết cấu, họ làm tốt hơn dạng còn lại vì họ có thể liệt kê cả đống thứ ra trước theo thứ tự rồi khi mà bắt đầu viết một chương truyện nào đó họ chẳng phải lo lắng về những cái lặt vặt khác vì họ đã liệt kê và xử lí tất cả rồi. Nói cách khác, sự tập trung tuyệt đối vào một chương truyện theo cách bản thân muốn là thứ rất dễ đạt được với họ.
- Người làm đề cương nếu nhìn kĩ cũng là một kiểu người gỡ nút, nhưng họ làm theo kiểu nhảy những bước ngắn nhưng chắc chắn. Người làm đề cương nhảy từ kí hiệu đầu dòng này sang kí hiệu đầu dòng khác theo thứ tự thay vì đâm đầu xuống hố sâu huyền bí rối rắm như người gỡ nút.
- Người làm đề cương thường không thích (hoặc ghét) sửa đổi.
Vậy lai tạp là như nào?
- Đơn giản là làm cả hai cái cùng lúc, cơ mà nếu việc tạo dựng một sườn truyện gây hỏng quá trình và triệt tiêu khả năng tiếp tục viết, bạn cơ bản là không thể theo được lời khuyên của những tác giả yêu cầu bạn phải lập một dàn ý.
- Thế phải làm gì? Để mình trả lời luôn, học cách bơ họ (không phải cạch mặt nhá). Nhận lời khuyên thì tốt, cái này mình không phủ nhận, nhưng mà các bồ phải hiểu việc viết lách nó rất là mang tính cá nhân, và đã là cá nhân thì không có cách thức chính xác để viết một chương truyện. Có thể có nhiều cách là sai lè với bạn, nhưng cũng có nhiều cách rất hợp cạ với bạn => nó là cái hay và vui của viết lách.
Khi mình viết, mình dùng nhiều kiểu kết hợp khác nhau giữa hai loại, và kiểu kết hợp này rất là phụ thuộc vào nội dung mà bản thân mình muốn viết ở một chương duy nhất đấy (ngay thời điểm đó). Hồi viết vol 1 (Gaia) mình vẫn chưa thực sự hình dung được quá trình mình viết 1 chương nên vẫn chưa có cách để miêu tả chính xác là mình đang làm cái gì để viết ra 1 chương, nhưng sang vol 2 thì có vẻ như càng lúc càng tiến hóa và bản thân mình bắt đầu hiểu cách mình thực hiện quá trình đấy hơn (nói cho đúng là hình thành một loại ý thức bản năng).
Túm cái váy lại, mấy bồ phải hiểu đơn giản như này, khi ai đó cho bạn một lời khuyên nào đó tức là họ đang nói "Với tôi, đây là những gì hoạt động" (tức những kinh nghiệm họ tự tìm ra để viết mẩu truyện ưa thích). Tất nhiên, bạn có thể thử như họ rồi xem có gì xảy ra, xem những cái "hoạt động" của họ như công cụ trong hộp đồ nghề để giúp mình viết tốt lên. Nhưng nếu nó không "hoạt động", cứ sẵn lòng mà vứt nó đi. (Nói thế chứ cứ lưu lại ở 1 góc nào đó cho nó đóng bụi, biết đâu tới lúc nào đó lại cần, ai biết được)
- Tất cả những chế độ viết, cách viết, mô hình viết, những thứ tương tự như thế là mấy cái được người viết tạo ra nhằm phục vụ cho việc "cố để giải thích" họ đang làm cái gì để giải quyết những vấn đề rắc rối khi viết.
+Kết bài cho có.
Việc một tác giả dân thân vào thế giới mình tạo ra (viết sâu), việc này rất là tốt, ngầu nữa là đằng khác, vì từ một trang giấy trắng bóc mà bản thân tạo ra một cái gì đó từ nó, và những gì trong đầu mình được ai đó (cách hàng trăm cây số hoặc nửa bán cầu, những người có cuộc sống khác mình đến 99%) đọc vào và họ cũng tưởng tượng ra cái khá là tương tự những gì mình viết ra. Nó tạo ra một kiểu liên kết cảm xúc khá là "diệu kì".
Nhưng mà nếu để bản thân lún quá sâu vào cái "diệu kì" đó thì mọi thứ xung quanh bản thân mình sẽ như việc cả xã hội và mình bị cách li khỏi nhau trong mùa dịch.
Thân là tác giả viết truyện, mềnh hiển nhiên sẽ kêu bạn viết đê, viết nhiều lên (hiển nhiên, không viết nhiều làm sao cứng tay được). Nhưng mà vì là một người có đạo đức (giả) nên mềnh cũng khuyên là bạn nên nghĩ (học) cách cân bằng cuộc sống, lí do mình nói vậy là vì người viết truyện rất dễ Burn Out (Kiệt sức) khi viết quá nhiều.
Bị kiệt sức (trong đầu thôi) là một cái khá đáng lo ngại, cơ mà là một người viết truyện thì rất khó bị chán, cái cần làm là tìm những khoảnh khắc trống (lúc mà mình không có việc gì làm như đợi bạn gái, chờ người làm đồ ăn mang về etc…) hay hiểu nôm na là khi không ai yêu cầu mềnh làm bất cứ cái gì thì hãy tận dụng nó. (mang theo sổ tay, điện thoại, những thứ tiện lợi các kiểu để lưu lại những ý tưởng lóe lên)
Nếu cân bằng được thì đời sống của bản thân là rất tốt.
- Một tác giả không hề sống trong ảo tưởng, người này chỉ đơn thuần là đang xây dựng một cái gì đó có tính hấp dẫn cá nhân (trong đầu, dĩ nhiên, và nó rất thỏa mãn nữa). Người này chưa bao giờ để mất dấu đời thực ra sao, vì đôi lúc người này sẽ bị người khác làm gián đoạn dòng suy nghĩ bay lượn trong tâm và trở nên bực bội (trong lòng), nhưng nó cũng là một điều tốt vì cái này cho phép người này trải nghiệm đời sống thường nhật như cách mà nó nên được trải nghiệm. Đến khi ngồi xuống viết truyện, biết đâu sự "kiệt sức" đã được đổi thành "sảng khoái", ai mà biết được.
+Ngoài lề, đôi điều về Discord sáng tác của con Nigga LeCiel.
Hình dung nơi này như một nhóm tập hợp các con hàng viết lách (vào xàm nhảm), hãy xem chỗ này như một công cụ, và công cụ (bao gồm cả các nhóm viết lách kín và công khai khác) hoạt động tốt với một số người nói chung, và không tốt hoặc không có tác dụng với một số người nói riêng.
Nếu bạn cảm thấy những gì mà các con hàng trên đó nói giúp bản thân cải thiện câu truyện mình viết ra thì chỗ đó sẽ trở thành công cụ hết sức hữu dụng cho bạn khi viết bất kì cái gì vì khả năng nảy ra những ý tưởng chồng chéo, khuyên bảo (đôi khi là chống lại nhau) => chung quy là môi trường tranh luận bổ ích (trừ bọn nhảy vào đả kích cá nhân, tất nhiên).
Nhưng cái gọi bằng "công cụ" này có một mặt tối, và mặt tối đó bao gồm một số người cơ bản là không hiểu cách để tập trung vào một chủ đề nhất định như phương pháp, kỹ năng của một lĩnh vực nào đó và những gì họ cố để làm đó là biến câu truyện của bạn thành câu truyện họ sẽ viết thay cho phiên bản tốt hơn của câu truyện mà bạn đang viết. Đó là cái tệ nhất có thể xảy ra khi nhận các góp ý. (Cơ bản là những người này không đánh giá tốt truyện của bạn và muốn bẻ hướng nó thành cái gì đó khác hoàn toàn)
Những người như vậy (đa phần là người mới được khen nhiều hoặc bẩm sinh viết lâu nhưng bị bệnh cứng đầu không nghe ai ngoài bản thân) thường rất tệ ở khoảng góp ý này, cơ mà cũng có thể nói là họ rất giỏi ở khoảng làm những cái tệ hại. Cơ mà không phải là họ xấu tính hay gì mà đơn thuần là ý tốt xuất phát từ trong chym (nhầm tim hay lòng gì gì đó), và ý tốt đó là muốn mấy bồ trở thành một người viết tốt hơn phiên bản nát bấy hiện tại. Họ muốn giúp, cơ mà cách duy nhất họ biết là nói cho mấy bồ họ sẽ làm nó như nào (kiểu sửa nguyên đoạn văn thành cái họ đang hình dung thay vì tập trung chỉ ra cái sai/thay đổi cốt truyện khi thấy không vừa lòng etc…)
Mấy nhân vật như vậy cực kì nguy hiểm với người viết kiểu gỡ nút như mình, vì mình không nghĩ trước thời gian hay làm dàn ý gì cả, ai đó có thể chạy lại bảo "làm vậy tốt hơn nè mầy" (tau đang chửi mầy đó con Ad Nigga, ahihi) và nếu mình thấy có lí thì => thêm vào, ban đầu nó là Yuri, cơ mà giờ nó cần chút Yaoi để cân bằng (MOTHER F***) => rồi sau vài tuần lại có đứa nhảy vào bảo "nếu là tau thì nên thêm tí Mecha vô cho nó ảo" và mình cũng nghĩ "đúng, trai gái thì cũng biết chơi robot chứ bộ" => nên thêm Mecha vào.
Đáng ra nó chỉ là truyện hai nữ thích nhau, cơ mà giờ nó có hai anh thích nhau và một nùi robot. (Mình đang ghi cái lìn gì thế này, wtf) => rồi lại có đứa kêu "nữ chính chán vãi, tau thích cái khác cơ" => và rồi mình kiểu như "ok, chương sau làm cú tổ lái, tất cả tụi nó đều là người chuyển giới" (Lạy chúa trên cao. Thờ phật dưới đất)
Một tác giả thường khiến mọi thứ trong truyện mất kiểm soát chỉ vì họ đơn giản là tôn trọng ý kiến của những người đó hơi thái quá (trên Discord sáng tác Hako cũ nói chung, và sáng thác đương thời nói riêng thì đấy thường là mấy người viết tốt hơn bản thân mấy bạn một "tí") – (hoặc là con Admin hãm hụi, tau đang chửi mầy đó Nigga).
Cơ mà này giờ có hơi tiêu cực, giờ qua tích cực.
Những người có kinh nghiệm thường sẽ cho phản hồi rất ổn, ở lâu sẽ tự biết, mầy tên như thế thường sẽ đọc và học, may mắn nữa là sẽ hiểu văn phong mấy bồ như nào cũng như biết và học cách thích ứng với việc mấy bồ sẽ làm gì (lũ editor, beta reader…) sẽ là mấy tên cho lời khuyên tốt hơn hẳn đám Mod và các con hàng khác trong việc biến câu truyện bạn muốn viết thành cái bạn muốn xây dựng. (Tất nhiên là sau khi hai bên giao thoa và tìm hiểu "sâu" về nhau, có thể ban đầu góp ý của họ không hay, nhưng dần dà thì nó lại thành cái gì đó rất cần đấy)
Tính xàm thêm cơ mà lười quá, nếu muốn viết ảo diệu hơn thì mình khuyến khích các bạn tham gia Discord và chịu khó nhảy vào thảo luận, hỏi han, và nhớ những gì mình nói bên trên (không cần nhớ hết đâu nhưng mà cứ nhớ hết đi), mình đảm bảo sẽ không hối hận đâu.
Chào tạm biệt và lặn tiếp đây.
P/s số 1: Khi hỏi cái gì đó và nhận được lời khuyên thì có rất nhiều lí do để bạn không lưu tâm lời khuyên đó, nhưng phản hồi từ người cho lời khuyên luôn luôn có hiệu lực. Và việc bạn nói "tui thấy ông/bà/anh/chị/em góp ý mơ hồ quá" luôn được chào đón, nó là ổn khi bạn thấy thiếu sót gì đó trong góp ý dẫn đến câu hỏi đó của bạn, và người góp ý cần được biết về việc bạn thấy thiếu sót cái gì trong đó, vì cõ lẽ họ chưa nói rõ (chi tiết) mà chỉ nói sơ qua vì nghĩ bạn hiểu.
Hãy để người góp ý biết bạn cảm thấy mâu thuẫn ở điểm nào. Hãy mô tả rõ ràng sự mâu thuẫn ấy ra thay vì gật đầu chấp nhận cái toa thuốc kê sẵn để chữa bệnh. (Kiểu "chị nói trừu tượng quá em không hiểu" rồi chả giải thích gì thêm > hãy chi tiết cái trừu tượng ấy ra, dùng gì cũng được, miễn là chi tiết hóa, như vậy mọi người mới có thể góp ý rõ ràng)
P/s số 2: Nếu vẫn còn non tay, bạn đừng ngại đưa ra một chương truyện hoặc sơ lược, vì thứ bạn cần là sự phản ứng tự nhiên ở phía với những người đưa ra góp ý, và phản ứng tự nhiên của người góp ý đó là nhiều khi chính họ còn không biết mình đang đưa ra phản hồi một cách tự nguyện trong vô thức. Nhờ những cái đó, những suy nghĩ như "ồ, đó là cái mình muốn" – "bất ngờ thật, không nghĩ nó lại ra thế" mới có cơ hội hiện hình trong bạn.
P/s số 3: Nếu bạn thật sự muốn được góp ý, mình khuyên thật, hãy cứ lưu tất cả những góp ý theo thời gian thực đấy lại và đừng thay đổi gì cả (chưa phải lúc) => cho những góp ý đấy một khoảng thời gian và không gian riêng (sắp xếp lại rồi đọc từ từ), và cố hiểu chúng, ok chứ? Cố hiểu xem những phản hồi đó đến từ vị thế nào, và hiểu rõ nó => Chốt, mình hiểu là đôi khi kiểu viết của bạn muốn người góp ý (độc giả) phải tỏ ra khó hiểu, hoặc đôi khi mấy bồ muốn người góp ý (người đọc) hiểu và thấy rằng sau này sẽ có một cái gì đó trong truyện mà bây giờ chưa có (thứ mà bạn sẽ đưa cho họ ở một vài chương sau) => Những cái như vậy nhiều khi sẽ dẫn bạn đến trường hợp chính bạn thấy mình sai hoặc vừa viết sai cái gì đó bởi khi cả đám người đóng góp ý kiến đọc vào và bắt đầu có phản ứng cười ha hả vào cái mà bạn tưởng rằng nó đang rất nghiêm túc.
Và những gì mình sắp nói tiếp để xử lí vấn đề trên là rất quan trọng (ít nhất là với mình).
- Giữ im lặng
Nếu là người mới, đây là lời khuyên tốt nhất khi cần góp ý.
- Đừng nói gì hết và thuận thế làm theo P/s số 2
Tưởng tượng mình là con kiến hay con côn trùng nào đó nhìn tụi góp ý kia thảo luận về cái bạn trình ra, và bạn chỉ ngồi đó viết hết (lưu lại) những cái tụi nó thảo luận xuống một chỗ.
- Ngăn bản thân khỏi việc tự bảo vệ chính mình, khỏi việc giải thích.
Nếu bạn bật lại (vì cái tôi bị tổn thương, vì cảm xúc mong manh dễ vỡ hay vì thấy họ có chút thiếu nghiêm túc hay một loại lí do gì gì đó tương tự) => Bạn chỉ đang tự khiến bản thân cô lập và có ít góp ý hơn từ họ trong tương lai thôi (nói chứ thực ra bị ghét là méo có góp ý gì hết nhá cưng). Và nếu bạn cố giải trình nó, nó vô tình dẹp luôn cơ hội giải thích bất kì cái gì ngay trong việc viết lách ra thành văn cũng như khiến người góp ý nắm rõ luôn cốt lõi cái bạn đang viết thay vì để họ đưa những góp ý (vắn tắt thì là bịt mồm tụi nó) => Kết quả kế đến là bạn sẽ không biết mình còn có thể lấy góp ý ở đâu hay hỏi cái mình viết ra còn có thiếu sót ở đâu trong những con chữ ấy nữa vì bồ đã giải thích và "làm ươn mùi" những góp ý sắp bay ra từ đám chuẩn bị góp ý rồi.
P/s số 5: Gửi các con hàng nằm vùng trên Discord (trừ mộ và một số thành phần bất hảo ra), góp ý thì đảm bảo bản thân nói cái gì đó tốt nhá. Đừng meme như mộ, mất công bị Dramu ahihi. Nói những cái gì đang ổn và tốt trước, tránh việc người hỏi tự thay đổi một cách tai nạn (có chủ đích), sẽ rất là tốt khi những người muốn được góp ý nghe được cái gì họ đang thể hiện tốt + cách viết của họ không tệ lắm (trước khi đám quỷ sứ còn lại nhảy vào vả và táng để cho kẻ xấu số đó nhận ra mình viết tệ như nào)
- Xoa rồi hãng đấm nhé (Đừng như mộ, toàn đấm là nhiều thôi)
Sau đó hãng bắt đầu nhìn vào những cái mà mấy con hàng tụi bây "dành ra một khoảng thời gian ngắn" để góp ý vào, thế thôi.
Btw, chấp nhận mọi loại gạch đá, trừ con già Le Ciel và một số thành phần đồng đảng đa cấp, mọi lời cố vấn khuyên can đều vô hiệu \( ゚∀゚)/
40 Bình luận