Chuyển sinh vào thế giới...
Mogi Suzu (茂木鈴) Tetsubuta (てつぶた)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Arc 1: Chuyển sinh theo lời mời từ nữ thần

Chương 16: Trò chuyện với nữ thần (2)

2 Bình luận - Độ dài: 1,486 từ - Cập nhật:

Nữ thần bắt đầu kể những chuyện từ ngày xưa. Những chuyện từ trước khi đặc khu được khánh thành.

Việc nam giới sinh sống cộng đồng từ trước nay, xét cho cùng cũng không có gì quá khác lạ.

Nếu muốn được an toàn, họ buộc phải giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau.

Đó chính là điều mà luật pháp Mĩ mang tới: hiện thực hóa mong muốn thầm kín vừa nêu trên.

Nhưng vậy có nghĩa là, số đông nữ giới sẽ đánh mất đi cơ hội tiếp xúc với đàn ông.

Với việc là tiên phong trong nỗ lực bảo vệ nam giới bằng pháp lý, Hoa Kỳ bị coi như mục tiêu của hận thù, trong phần lớn con mắt nữ giới đa quốc gia.

Những động thái phản đối, hoặc gây khó dễ nhau, giữa các nước có lẽ là không thể tránh khỏi.

Nhưng liệu có khi nào… nam giới càng thấy thế dễ chấp nhận hơn không?

Đại đa số nam giới chuyển đến Mĩ nhập cư, nên để nước Mĩ không dụ dỗ thêm ai nữa, chính quyền mới quyết định bắt chước theo kình địch.

Đó là hoàn cảnh khiến đặc khu được ra đời.

“Vậy có đặc khu rồi, thì nam giới cũng bớt nhập cư lại đúng không?”

“Xây dựng đâu phải chuyện của ngày một ngày hai. Thế nên là sẽ phải từ từ dần dần chứ. Ví dụ như Đặc khu Tokyo này đi. Mất tận tới mười năm mới hoàn thành được đấy.”

“Nghe cũng… lâu phết nhỉ.”

Mười năm là khá dài, nhưng xây một thị trấn giữa lòng Tokyo… tốn chừng đấy thời gian là quá hiển nhiên rồi.

“Cũng có người phản đối, với thêm nhiều vấn đề… Chẳng hạn là nếu không được cấp quyền lưu trú, nữ giới cùng công ty sẽ bị ép chuyển dời, nhưng nhà nước hóa ra mới phải gánh chi phí, thế là lồng lộn lên, bày vẽ đủ mọi cách hòng kiếm cho ra tiền.”

“Vất vả đến thế ư?”

“Nghe nói là nếu theo đúng dự tính ban đầu, thì mỗi nam bình quân tầm bốn năm nữ giới, nhưng thế thì lại không tự túc kinh tế nổi, nên mới phải tăng lên thành mỗi nam mười nữ. Cứ mỗi mười nữ lại chung sống với một nam, nhưng có nam giới lại có cả gia đình nữa, nên thực tế tính ra còn thấp hơn thế nhiều.”

Kết lại là, đại đa phần nữ giới rốt cuộc bị tước quyền lưu trú trong đặc khu.

“Vậy nên phải gánh thay chi phí nhằm bồi thường…”

“Từ khi được xây xong, nam giới khắp nước Nhật đều đổ về đặc khu, tức là chính sách Mỹ chẳng có gì sai cả.”

“Vậy nguyện vọng thầm kín hóa ra là thật ư?”

“Phải. Đàn ông dần chuyển vào, trong khi đó nữ giới, đặc biệt là không ít công ty thì chuyển đi, vì khó khăn đến mức không sao trụ được nổi.”

“Công ty phải chuyển đi… nghe khắc nghiệt đấy nhỉ.”

“Riêng đối với công ty, thì không cần biết có lợi nhuận hay là không, cứ đặt trong đặc khu là đã phải chịu đủ thứ thuế rồi.”

“Vậy nghe hà khắc quá.”

“Mấy ngành trong văn phòng đến nay vẫn tạm ổn, nhưng ngành cần đất đai thì phải cuốn gói hết. Nền đất của đặc khu vốn là rừng nguyên sinh kết hợp với công viên, tầm năm mươi năm trước có hàng rào bao bọc. Sau khi thành lập rồi, đặc khu cũng ban bố luật lệ mà thực thi, với mục đích chính là bảo vệ quyền nam giới.”

Lời kể của nữ thần… có cả những kiến thức mà đến ngay thân chủ đời trước còn không hay.

Quả là một thời kì lịch sử đầy tăm tối. Bảo sao mà nhà trường chưa từng dám nói qua.

Ngược lại thì, về vấn đề tài chính, một số điều vẫn còn lưu lại trong đầu tôi.

Ví dụ như, đặc khu được duy trì nhờ rất nhiều tiền thuế, với nguồn thu là từ người dân ngoài đặc khu.

Ngoài ra, nam giới tại đặc khu còn được hưởng trợ cấp hàng tháng cho sinh hoạt.

Đứng ra đóng góp là toàn thể mọi nữ giới, mỗi người hàng tháng là 150 yên.

Nhìn qua thì ít ỏi, nhưng ở một thế giới nữ gấp vạn lần nam, thì vị chi hàng tháng, mỗi nam giới sẽ thêm 10 vạn tiền tiêu vặt.

Có sự gian lận về dân số nào không đây?

Không chỉ thế, nữ giới trong đặc khu… phải gánh đủ thứ thuế dưới đủ thứ tên gọi.

Không một ai phản đối, và ai cũng vui vẻ chấp nhận dốc hầu bao.

Bởi nếu làm như thế, họ sẽ được cấp quyền sinh sống tại những chỗ có nam giới định cư.

Khá chắc bọn họ nghĩ tiền không phải vấn đề, nếu tiền giúp mọi chuyện khép lại trong êm xuôi. Đúng chiêu bài cây gậy và củ cà rốt mà.

Nhân tiện thì, cánh nam giới cũng có kha khá chiêu bài riêng.

Mọi nam sinh cao trung theo học trường nam nữ, khi lên mười sáu tuổi đều có nghĩa vụ đi “hoạt động vì cộng đồng.”

Nói cho dễ hiểu thì, họ chỉ cần đến nơi đâu đó toàn nữ giới, xong nhoẻn miệng cười tươi ba tiếng rồi đi về.

Có điều, với mỗi lần như thế, bọn họ lại thu về tới 15 nghìn yên.

Chừng đó tiền tương đương 5 nghìn yên một tiếng. Một công việc làm thêm phải nói là quá hời.

Mỗi nam sinh hàng năm phải tham gia công ích tối thiểu là mười lần, nhưng không ai cấm ai vượt quá số trên hết.

Nếu thích thì lúc nào cũng có thể tham gia, nên dù không làm thêm nghề nào đi chăng nữa, chỉ cần chăm chỉ thôi là đã giàu sụ thôi.

Một khi có việc làm, đặc quyền đi công ích sẽ bị bãi bỏ ngay.

Đồng thời, mọi sinh viên nam giới đều có nghĩa vụ phải tham gia đạt chỉ tiêu, cũng như các nam giới đang chưa có việc làm.

Thỏa mãn những khát khao nguyện vọng của nữ giới.

Đổi lại thì sẽ được nữ giới trả tiền cho.

Thậm chí việc cũng không có gì quá vất vả, chỉ cần phải tỏ ra khả ái trong ba tiếng… ấy là tôi nghĩ thôi, chứ nam giới khác thì có vẻ khá ngại ngần. Lãng phí thật đúng không?

“Vậy tôi mười sáu tuổi là có thể phục vụ công ích rồi đúng không? Háo hức thật đấy chứ.”

Dù chỉ dưới danh nghĩa phục vụ công ích thôi, nữ giới ai cũng mong gặp gỡ nam giới mà.

Biết bao nhiêu công ty, trường học, đoàn thể dành cho nữ… số lời mời đang chờ đơn giản là vô biên.

“Nghe vẻ khá sớm đấy. Đến 20 tháng 5 đã là sinh nhật của Taketo-kun rồi.”

Vừa được tiền vừa được chiêu đãi bằng mến thương… Chao ôi, nghĩ thôi mà đã muốn công ích cả ngày rồi.

“Ngày nghỉ cũng được phép công ích có đúng không?”

“Được chứ. Thường đa phần lịch hẹn sẽ rơi vào thứ Bảy. Nếu nam giới tới thăm, họ sẽ học thêm giờ, học làm việc thêm giờ cho lịch trình cân đối.”

“Vậy giống ngày bố mẹ dự giờ lớp con mình có đúng không? Đồng nghĩa ngày tiếp theo sẽ là ngày nghỉ à… Ra là như vậy ư? Chỉ vì đón nam giới, mà phải điều chỉnh cả lịch học lẫn làm việc.”

Chỉ vì đón tiếp thôi, mà cũng phải điều chỉnh lịch trình khác mọi ngày… ngẫm kĩ lại mới thấy đáng kinh ngạc làm sao.

Chừng đó là đủ thấy niềm hứng khởi dành cho nam giới lớn thế nào.

“Chuyện nhìn chung thì cũng chỉ có vậy mà thôi. Ổn cả chứ? Thấy có chút ít gì mang tính tham khảo không?”

“Nhiều nữa là đằng khác.”

Kiến thức vừa nghe được cảm giác là sẽ rất hữu dụng dành cho tôi.

“Thế tiếp tục lần sau trông mong vào cậu nhé. Nhớ dâng lên cho ta gì đó ngon miệng vào.”

Gì đó ngon miệng ư? Vậy không thành vấn đề, nhưng đừng nói cô ta… coi tôi như dịch vụ chuyển phát đồ ăn nhé?

Nhưng thôi thì, nữ thần của nạn đói phải như vậy đúng không?

Tạ ơn nữ thần xong, tôi liền trở về nhà.

Từ giờ chắc tôi sẽ tới thăm đền thường xuyên, và dĩ nhiên phải có quà cáp nữa.

Trời đánh tránh miếng ăn, mà trời thấy tôi đến tay không thì chết dở.

Bình luận (2)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

2 Bình luận

Tốn tiền mua đồ phúng viếng
Xem thêm
trồng lúa ngay tại đền cho nhanh
Xem thêm