Yuusha no Segare
Wagahara Satoshi 029
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 3

Lời bạt

1 Bình luận - Độ dài: 1,273 từ - Cập nhật:

Lời bạt

_________________________________________________________________________________________________________

Là một người đã trải qua những năm tháng trên trường tiểu học và sơ trung với bữa trưa tại trường, cụm từ『căng tin trường』và『nhà ăn trong trường』cùng lúc đánh thức cả sự khát khao cũng như nỗi kinh sợ trong tôi.

Tôi đã tưởng tượng ra hằng hà sa số những chuyện vô nghĩa về những gì mà mình sẽ làm sau khi bước vào cao trung, giả dụ như tranh giành để lấy được bánh mì tại nhà ăn trong trường, hay yêu cầu việc được ưu ái thêm nhiều phần ăn hơn tại căng tin trường để rồi bị la mắng bởi bà cô già khụ trông coi tại đó.

Thế nhưng, khi mà tôi đã thực sự bước vào cao trung rồi, điều mà tôi được chứng kiến trước mắt quả thực là đập tan hết mọi kỳ vọng của tôi.

Một hệ thống trên quy trình đưa vé – nhận thức ăn giải quyết tất thảy mọi thứ và chẳng còn gì để bàn cãi về việc lựa chọn cũng như chất lượng của bữa ăn.

Toàn bộ những món ăn được ưa thích trong thực đơn sẽ bị bán hết bởi vì có những học sinh đến trường sớm cho hoạt động câu lạc bộ.

Không có những cửa hàng trong trường riêng biệt, và nơi bán bánh mì được coi như một phần của căng tin trường, nên toàn bộ học sinh thỏa mãn nhu cầu với bánh mì của mình bằng cách nghiêm chỉnh đứng theo một hàng ngăn nắp trong một cửa hàng McDona**s dưới phố.

Và trên hết, điều khiến tôi cảm thấy thất vọng là việc rằng tất cả mọi thứ đều khá là đắt đỏ.

Chắc chắn rằng là nó đỡ tốn tiền hơn so với việc lang thang tìm một cửa hàng nào đó trong thành phố để ăn, nhưng trả 480 Yên cho shoyu ramen hay 400 Yên cho cà ri mỗi ngày đơn giản là quá cao so với ngưỡng mà một học sinh cao trung không có công việc làm thêm nào có thể xoay xở được.

Còn với bánh mỳ, món yakisoba sandwich thường hay xuất hiện trong các bộ truyện lấy bối cảnh là trường cao trung thực tế có giá hơn 200 Yên lận. Thêm vào đó, chúng nhỏ đến mức mà bạn sẽ cần ít nhất ba miếng bánh như vậy để có thể làm đầy cái dạ dày của mình.

Dù cho có nhìn nhận điều này ra sao, đó không phải là mức giá mà có thể thành động lực cho học sinh trong toàn bộ ngôi trường phải cạnh tranh khốc liệt cho phần của mình.

Dĩ nhiên, không đời nào có chuyện rằng mẹ của tôi sẽ cho phép con trai bà được tiêu xài gần 500 Yên mỗi ngày để ăn những thứ như cà ri và ramen, nên khá may mắn cho tôi khi mình được nhận bento từ bà ấy gần như mọi ngày trong suốt ba năm với phần ăn đầy đủ và đa dạng hơn bất cứ món ăn nào có ở trong căng tin trường.

Cũng được một thời gian rồi nhỉ. Là Wagahara đây, người với hối hận lớn nhất trong đời là đã không được thưởng thức món cà ri katsu nổi danh là món ăn được ưa chuộng nhất trong thực đơn của trường.

Để rồi đến cuối, lần đầu mà Wagahara này có thể tự quyết định được mình sẽ ăn món gì là sau khi đặt chân lên đại học.

Còn về việc có thể tự mình nấu ăn ra trò, thì chuyện đó chỉ xảy đến sau khi tôi đã bước đến nửa cuối của tuổi hai mươi lăm.

Tôi nghĩ rằng việc tự mình quyết định xem sẽ ăn gì là một bước tiến cần thiết để có thể trở thành một người lớn độc lập.

Để có thể quyết định được xem sẽ ăn cái gì, lúc nào, tại đâu, và ăn ra sao, bản thân cần phải có mức độ độc lập về tài chính phù hợp, khả năng được hành động theo ý muốn, khả năng để có thể phân biệt được chất lượng của thực phẩm, và khả năng để hành động mà không bị giám sát bởi người giám hộ.

Một mặt khác, có lẽ chỉ sau khi một người có được toàn bộ những kĩ năng tất yếu đó và trở thành một người lớn không còn dựa dẫm vào một ai để kiếm được cái ăn cho mình, là khi mà họ bắt đầu nhận ra được rằng mình đã may mắn thế nào khi được trải nghiệm quãng thời gian mà bản thân hoàn toàn dựa dẫm vào một ai đó để được thưởng thức một bữa ăn đầy hào phóng, thứ được gọi với cái tên『bữa ăn của mẹ』.

Tiện đây thì, tôi khá chắc rằng đa số những người trưởng thành có níu giữ đôi chút hồi ức trìu mến về『bữa ăn của mẹ』với họ, nhưng cụm『bữa ăn của cha』lại không thường thấy được đề cập đến.

Thế nhưng, ngày nay, nó cũng đã trở thành một chuyện khá thông thường khi các ông bố tham gia vào việc chăm sóc cho con cái của mình.

Có lẽ một khi đám trẻ của thế hệ này lớn lên, chúng sẽ cảm thấy hoài niệm khi nói đến những điều như『Bố đã đặc biệt nấu món này cho mình khi bản thân vẫn còn là trẻ con』.

Tiện đây thì, trải nghiệm không thể quên được của tôi về một『bữa ăn của bố』là món cá thu đại dương nướng mà bố sẽ lặng lẽ đặt nó bên cạnh bàn phím của tôi đây khi đứa con này đang ngồi phía trước máy tính của mình và nhâm nhi tách cà phê.

Đâu đó vào lúc hai giờ ba mươi chiều. Cà phê và cá thu đại đương sẽ chờ sẵn trên bàn máy tính.

Bố tôi đã luôn có hơi cuồng nhiệt quá khi nói đến cá, nhưng tôi vẫn chưa tài nào biết được tại sao ông ấy lại lựa chọn vào khoảng thời gian đấy để nướng cá thu đại dương.

Cuốn sách này là về những người trẻ tuổi vẫn chưa chọn ra được món chính cho bữa ăn của riêng họ, nhưng rồi họ sẽ không hay biết lớn lên và rồi đến ngày sẽ trở thành những người có thể đưa ra được những lựa chọn đó.

Không như một Quỷ Vương nào đó và những người bạn của anh ta, họ vẫn chưa thể lo được cho bữa ăn của chính mình trừ khi được ai đó trở che, nhưng sẽ khá tuyệt nếu chúng ta có thể chứng kiến họ dần dần lớn lên dù chỉ chút thôi đến độ tuổi trưởng thành trong những tập kế tiếp.

Vậy thì, hẹn gặp lại các bạn ở tập tiếp theo nhé!!

cover-h4.jpg?w=1024

- Wagahara Satoshi

『Người bạn của Wagahara quan sát trong sửng sốt khi anh ta cúi chằm đầu mình nhìn vào chiếc hộp』

Bạn: Ông có cái quái gì vậy?

Wagahara: Cá thu đại dương trong hộp.

Bạn: Dạo gần đây ông có hơi kì lạ đấy, có chuyện gì sao?

Wagahara: Chắc là tôi mất tự tin vào bản thân mình rồi.

Bạn: Tôi có nên đóng chút tự tin đấy vào hộp và gửi cho ông không?

photo.jpg?w=91&zoom=2

Minh họa: 029 (oniku)

Dạo gần đây tôi bị nghiện ramen rồi. Tôi muốn ăn một bát shoyu ramen tuyệt hảo với nước cốt gà quá…

Bình luận (1)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

1 Bình luận