• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 01

Chương 7: Tạm biệt, Bóng Mây, xin chào, Ánh Dương

0 Bình luận - Độ dài: 5,418 từ - Cập nhật:

Chương 7: Tạm biệt, Bóng Mây, xin chào, Ánh Dương

Mặt trời lặn xuống nhường chỗ cho hoàng hôn. Với tôi, không quản là bạn đang ở thành thị hay nông thông, sắc màu hồng cam của buổi xế chiều luôn đem cho tôi cảm giác bồi hồi xao xuyến, tựa như báo hiệu cho kết thúc của một điều gì đó, nhưng, vẫn chưa phải là dấu chấm hết hoàn toàn.

Tôi đợi nhóm nhảy của mình trên những bậc thang của sân vận động, ngửa đầu ngắm nhìn màu trời chuyển dần từ hồng xang đen. Vẫn là cùng một chỗ tôi và mọi nguồi cùng nhau luyện tập mọi khi, cùng nói cùng cười, cùng vã những giọt mồ hôi của đam mê tuổi trẻ... nhưng hôm nay tại sao, tại sao, tại sao tôi lại thấy cứ buồn thẩn thơ trong lòng.

Một nhóm thanh niên từ xa đang chờ đèn đỏ. Đấy là một nhóm tạp nham túm tụm, cao thấp mập gầy, đen có trắng có, giọng bắc giọng nam thứ giọng nào cũng có cả... Có người bằng tuổi anh tôi, đã cùng anh tôi tập luyện ở đây từ lúc anh tôi thành lập nhóm nhảy. Có người, chỉ là thằng cu cái cún ngưỡng mộ mấy đứa bọn tôi nên bập bẹ xin ba mẹ cho tham gia cùng...

Bọn họ xúm xúm lại quanh một chiếc máy tính bảng cũ nát, tiếng cười tiếng nói rôm rả. Mọi người, vẫn chưa biết chuyện xảy ra với tôi, vẫn vui tươi cười cợt nhu chưa có chuyện gì từng xảy ra cả.

“Này, này cậu đã xem bản tin mới nhất chưa?”

“Biết biết, nhóm nhạc bốn con lẳng lơ kia lại tuyển thêm thành viên đấy à?”

“Bốn con lẳng lơ, ý cậu là Bunny Venus?”

“Nghe nói thành viên sắp ra mắt là còn là một thằng con trai nữa đấy, thời nay bọn văn nghệ sĩ đúng là lắm trò.”

“Thôi đằng nào thì tụi nó cũng sắp tan rã mà, còn sống là còn phải giãy chứ... Tụi nó hoạt động nghê thuật vì danh tiếng, chứ đâu có ai làm vì đam mê như bọn mình..”

Trở về từ sau phía bên kia bức tường, được nghe lại tiếng trò chuyện huyên thuyên của mọi người, tôi mới nhận ra, hóa ra, trước giờ thái độ của đám chúng tôi vẫn luôn cay nghiệt với những người dân bên kia Thành phố.

Bóng Mây và Ánh Dương bị chia cách bởi một bức tường bằng sắt, những gì chúng tôi tự hào là vẻ đẹp dân tộc thì người Ánh Dương coi là rác rưởi, tệ nạn phải tránh xa, những gì nổi bật cao quý đến từ bên kia bức tường lại là những chiêu trò phàm tục, dơ bẩn chúng tôi xem thường.

Có đáng phải phải đối xử với nhau như vậy không? Khi người bên trong bức tường Ánh Dương cũng là những người biết yêu biết cười như tôi với mọi người?

Tôi chìm vào dòng suy tư, một chị lớn vỗ vai gọi tôi.

“Hiếu à, nay em tới sớm thế, không phải đi làm thêm nữa à?”

Tôi kể với mọi người mình đã xin nghỉ ở tiệm gà rán, còn tặng cho mọi người mỗi người một hộp thẻ bài quái thú mới tinh, còn cho đám trẻ quà bánh và quần áo mới. Mọi người trố mắt không biết tôi lấy số tiền này ở đâu ra, gặng hỏi không phải em làm điều phi pháp đấy chứ?

Tôi cuòi đáp lại: Không phải, có điều, hôm nay là ngày cuối cùng em tập luyện chung với mọi người.

Mọi người trong nhóm nhảy nghe tôi nói không khỏi sửng sốt, ban đầu còn nghĩ tôi đùa, nhưng sau nói rõ cặn kẽ một chút, mọi người cũng dần hiểu ra sự tình.

Ở quận Bóng Mây này, bạn có quyền được thăng hạng thành cư dân Ánh Dương, khi bạn có thể chứng minh năng lực tài chính vừa vặn với giai cấp trung lưu bên kia, và được cấp giấy phép thông hành. Ngày trước trong nhóm nhảy của tôi, có thằng tên Toàn, cũng được thăng hạng thành cư dân Ánh Dương do bố mẹ nó được thuyên chuyển từ nhà máy lên đại lý. Ngày Toàn dọn đi, nó với bọn tôi vẫn còn sướt mướt, hứa hẹn sẽ liên lạc thường xuyên, sẽ quay về chơi với anh em thế này thế nọ. Nó chỉ đi được có nửa tháng, đã trở mặt chặn đứng liên lạc với chúng tôi, còn chủ động viết trên mạng xã hội chê ỏng chê eo anh em Bóng Mây chúng tôi là đám ít học cặn bã. Vì những thằng như Toàn, nên anh em bọn tôi rất ghét mỗi lần có đứa được chuyển lên thành Ánh Dương. Trong mắt chúng tôi, về bên Ánh Dương là chuyển qua phe kẻ thù, một khi bạn đã xác định về với bên kia, là anh em sẽ chuẩn bị tinh thần tiễn bạn một đi không trở lại.

Nhưng tôi, mọi người với tôi lại khác. Tôi cúi đầu chia sẻ thành thực câu chuyện của mình, nhưng không ai có biểu cảm thái quá. Tôi kể cho họ số tiền này là thù lao cho việc bắt được Dương Bạch Cẩu, là tiền tôi tự kiếm được bằng sức lực của tôi. Còn nói bên kia mới chỉ cho tôi đề nghị, nhưng tôi hãn còn chưa chấp nhận nó. Hải Đăng cho tôi hai ngày ở lại Ánh Dương thu xếp tư trang hành lý, tôi vẫn có quyền suy nghĩ và từ chối yêu cầu của họ.

Anh chị không những lạnh nhạt với tôi còn chê tôi ngốc. Mọi người ôm eo bá vai tôi, động viên tôi hết lời.

“Hiếu à, được biểu diễn trên sân khấu thần tượng, chính là ước mơ của em mà. Cơ hội đã đến, còn không nhanh chớp lấy đi.”

“Nghĩa mà biết được, thì nó sẽ ghen tị với em lắm đấy.”

“Là em của Nghĩa, thì anh chị đâu cần phải lo. Em dù có tới bên kia hành tinh, vẫn là em út của anh chị mà...”

Mọi người khen tôi không ngớt, làm mắt tôi ngân ngấn lệ. Dặn lòng mình là em của anh Nghĩa, một thằng đàn ông hảo hán, nên phải cố mãi mới ngăn nước mắt không chảy ra ngoài. Buổi tập cuối cùng, có khóc, có cười, nhưng chúng tôi vẫn vui vẻ với nhau như một gia đình. Những lời cay nghiệt về nhóm nhạc Thỏ bông cũng không còn nữa. Mọi người cùng nhau bàn về tương lai của tôi, dặn tôi cho dù sau này có trở thành ai, cũng không được quên đi câu nói: Một quận!

...

Chia tay với mọi người trở về, tôi tạt vào siêu thị rút tiền gửi cho bà, về tới nơi cũng đã mười một mười hai giờ tối, phố xá không có lấy một ánh đèn.

Tôi lại trở về với tiệm đậu hũ hai tầng bằng gỗ cũ kỹ. Ánh đèn le lói bên trong là thứ ánh sáng duy nhất còn lại trên con phố. Đẩy cánh cửa trượt sang bên, đón chào tôi trở về là một loạt những đòn roi đau muốn khóc.

Người trao cho tôi những đòn roi ấy là một người phụ nữ đã ngoài bảy mươi. Lưng của bà cong nhu lưng tôm và tóc của bà bạc trắng. Vừa đánh, nước mắt nước mũi bà vừa tùm lum.

“Cái thằng mất dạy cha chết mẹ chết nhà mày! Giờ nào rồi còn dám vác mặt về đây? Bà có để cho chúng mày chết đói đâu mà phải sống khổ sống sở như thế? Cả thằng anh chó má của mày nữa, chẳng nói chẳng rằng bỏ bà đi, bọn mày ỷ to thân to xác, không coi lời bà là gì nữa rồi đúng không?”

Nhưng roi ấy hằn lên da thịt đau đớn nhưng tôi vẫn vui vẻ nhận lấy, bởi vì trong từng roi ấy, là yêu thương, là lo lắng, thứ mà một người như bà không cần phải trao cho hai đứa tôi.

Bà ném một nắm tiền vào mặt tôi, vừa đánh vừa chửi tới tấp:

“Tiền của mày bà không thèm, đừng có mà lén lút làm đêm rồi giấu tiền cho bà nữa, mày tưởng bà không đếm à? Nhà chỉ còn mỗi mình mày với bà, tiền không phải của bà đi bán đậu thì còn là ở đâu ra? Cái tao cần là mày làm người tử tế, nhà có cơm có, tao cần gì mấy đồng lẻ của mày?”

Vụt tôi cho tĩ tã, bà ân hận dìu tôi ngồi xuống. Bữa tối vẫn còn nóng hỏi chờ tôi trở về. Bà xuýt xoa bôi dầu lên vết thương của tôi, hỏi tôi có giận bà không.

Dù đã ăn no căng với mấy anh chị bên nhóm nhảy nhưng tôi vẫn phổng mắt phổng mũi ngấu nghiến giả vờ như ma đói. Tôi không ăn thì bà sẽ không chịu ăn. Vài tiếng nữa là bà sẽ phải thức dậy mở hàng, nhưng bà vẫn trông trông ra hiên nhà để ngóng trông tôi trở về.

Có lần bà bắt được anh tôi đi chạy ‘hàng’ cho đám xã hội đen, bà tức lắm, hôm ấy đánh cho anh tôi người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm nữa. Mọi lần chỉ là nhất thời đánh thương, nhưng hôm đấy bà hận anh tôi đến tận xương tủy. Tôi không bị ăn vụt, nhưng chỉ nhìn anh tôi lăn lộn la hét thôi cũng đã đủ xanh mắt mèo. Vừa đánh bà vừa lôi cha mẹ đã chết của anh ra rủa xả chẳng ra gì. Sau hôm ấy ngồi xuống băng cho anh tôi mới biết lý do anh làm trò dại dột ấy. Nào đâu bà có biết, dịch vụ tang lễ của thành Ánh Dương đã lên tới một mức giá khổng lồ. Nếu như muốn bà được chôn cất tử tế, được vào nhà thờ gặp đức chúa trời một lần trước khi về cõi thiên đàng, thì chỉ có làm cái loại công việc ấy khốn nạn ấy mới đủ chi trả mà thôi.

Anh không giận bà còn dặn dò tôi: Bà đã chăm lo cho hai anh em chúng mình cả đời, nếu một ngày anh không ở đây, thì ít nhất em cũng phải có nghĩa vụ cho bà  một cái chết thật tử tế, nhớ chưa!

Bà bảo, tao sống ở cái khu ổ chuột này cả đời, sống khổ quen rồi, chết sướng làm gì cho nó phí. Chúng mày làm được ra tiền thì chúng mày cứ ăn, lúc sống tiền mới quan trọng chứ lúc chết còn có ý nghĩa gì. Thế mà lúc anh tôi chết, bà chỉ ôm lấy quan tài anh khóc nức nở, bà than chỉ vì bà nghèo, vì bà đớn hèn dốt nát, không thể cho anh tôi một cuộc chia ly tử tế.

Trước khi ăn cơm, bà luôn bắt chúng tôi phải chắp tay lạy trước bàn thờ. Bên cạnh cây thập giá đại diện cho chúa Jesus, là ảnh của ông ngoại, và một cậu thiếu niên mặc áo cổ lông, tóc rẽ ngôi giữa, mỉm cười toe toét.

Mọi người bên nhóm nhảy đã ủng hộ tôi lên đường, nhưng, vẫn còn có một lý do khiến tôi quyến luyến nơi tối tăm này.

Bà biết tôi thích an đậu phụ, nên chủ động gắp miếng nhỏ, dành tôi miếng to hơn. Ngày nào bà cũng nhường tôi, nói bà già rồi, không ăn được nhiều, tôi cũng xem như đó là lẽ thường tình. Ăn tối no căng, tôi chủ động dọn dẹp chén đĩa vào bếp rủa bát, bà vừa ngạc nhiên vừa bật cười đánh yêu tôi rồi nói: Thằng này, hôm nay ăn nhầm phải cái gì thế không biết, mọi ngày bà mắng mỏi cổ mà có hôm nào chịu nhấc mông dậy rửa chén đâu. Thôi, hôm nay con mệt rồi, để bà rửa cho.

Giằng co với bà một lúc lại ra cãi vã, cuối cùng thì tôi cũng giành được suất rửa chén. Bà cháu tôi ngày nào mà chẳng chí chóe với nhau như vậy, cãi nhau một lúc rồi lại làm lành, tôi cũng quen rồi nên chẳng nghĩ ngợi nhiều cho mệt.

Đêm ấy tôi trằn trọc cả đêm không ngủ được. Tôi ngủ ở trên gác xép, bà ngủ ở trên chiếc ghế bập bênh dưới nhà, trong đêm đưa qua đưa lại, vang lên những tiếng kẽo kẹt

Tôi vẫn còn nhớ ngày bé, tôi suốt ngày than với bà vì tiếng ghê ấy mà mình không ngủ được, lúc cô giáo gọi về nhà nói tôi học hành chểnh mảng tôi lại lấy lý do ấy ra để đối chấp bà, cuối cùng bị anh tôi tẩn cho một trận. Bà bảo: Tao lay lưng ra nuôi hai thằng mày cả đời không kêu một câu, có giấc ngủ đêm thôi cũng không để yên tao cho được. Nhà có mỗi một cái giường đấy, không thích thì ra ngoài đường mà ngủ!

Chiếc giường mà bà nói đến, thực chất chỉ là cái đệm bơm hơi trải vừa trên căn gác xép chật chội. Lúc anh tôi còn thì hai anh em chen chúc mỗi đứa một bên. Đêm đêm lăn lộn thế nào chân của thằng này đạp lên mặt thằng kia. Lúc ấy tôi hãn còn dại dột, lại thấy ở lớp bọn bạn kể có đứa còn có phòng riêng làm rôi rất cú. Suốt ngày tôi chất vấn bà vì sao không thể cho tôi một chỗ ăn chỗ ở ra hồn. Lớn rồi anh không còn nữa tôi mới nhận ra, thì ra trước khi hai đứa bọn tôi đến đây thì căn gác xép này là chỗ ngủ duy nhất của bà, vì hai đứa tôi lớn lên nên bà mới phải học cách ngủ trên chiếc ghế lật đật đó. Sau này tôi nói với bà anh không còn rồi, sao bà không lên gác ngủ cùng tôi, bà chỉ đáp lại tao ngủ trên cái ghế này mười mấy năm đã quen rồi, với lại bà cũng đã già, không thể ngày nào cũng trèo lên trèo xuống được nữa.

Nghe bà nói chuyện với hàng xóm thì tôi mới hiểu, bà bảo thằng Hiếu cũng đã lớn rồi, những đứa con trai ở tuổi của nó cần có không gian riêng nên bà để yên cho tôi một mình trên đó.

Gã Hải Đăng nói nếu tôi đồng ý tham gia biệt đội săn bài, hắn sẽ xin bộ cấp cho tôi một tấm thẻ lưu hành, nhưng chỉ duy nhất người đứng tên là tôi mới được ra vào thành phố mà thôi.

Tôi siết chặt tấm nệm, nghiến ngấu hận mình sao mà trẻ con ích kỷ như thế. Tôi chưa kể với bà chuyện về nhóm nhạc thần tượng, nhưng nếu bà biết, tôi biết kiểu gì bà cũng đồng ý để tiễn tôi khỏi số ổ chuột càng nhanh càng tốt.

Ngày bé bà lúc nào cũng bảo tôi ráng học thật chăm chỉ, một ngày có thể đi lên thành phố. Tôi hỏi nhưng cô giáo con đã dạy, làm như thế chỉ có một mình con là được quyền qua bên kia, làm sao có thể giúp đỡ được bà. Bà bảo ôi giời cứ tưởng chuyện gì to tát chứ cái đó thì có việc gì mà phải lo. Con cứ để bà ở lại đây, con còn có cả cuộc đời phía trước, làm sao có thể vì bà già này mà gò bó được.

Lúc đó tôi còn trẻ con, không dám nghĩ đến viễn cảnh phải sống mà không có anh có bà. Tôi ôm bà khóc: Con không muốn bỏ bà đâu, dù có phải chết, con vẫn muốn ở với bà cả đời. Tôi biết bà chỉ nói thế vì tôi, chứ người cao tuổi nào mà chẳng sợ nhất là phải cô đơn một mình. Bạn còn nhớ không một điều mà tôi đã từng kể cho bạn trước đây. Những đúa con của bà đều bỏ bà lên thành Ánh Dương, có người lại ra đi sớm, vậy nên bà nói hai đứa chúng tôi không phải cục nợ mà chính là món quà thượng đế gửi xuống an ủi bà.

Bình minh ló rạng xuyên qua tấm kính cửa sổ đục ngầu mỡ đậu. Chỉ còn vài tiếng nữa là tôi sẽ phải tói điểm hẹn gặp Hải Đăng. Tôi không còn nhiều thời gian để đưa ra quyết định của mình.

...

...

...

Sừng sững trước mặt của tôi là biên giới hai quận Bóng Mây – Ánh Dương

Trải dài từ đầu bên này tới đầu bên kia thành phố là bức tường sắt cao vạn trượng, bất kể bạn đứng từ góc độ nào nhìn sang thì đều không thể thấy được điểm kết thúc.

Cứ cách một vài cây số, lại có một trạm trung chuyển khổng lồ, đó là những cánh cổng thông hành vĩ đại, lối ra và vào duy nhất giữa quận Bóng Mây và thành phố.

Cảnh sát cơ động tức trực 24 trên 24, nếu như có bất kỳ cư dân Bóng Mây nào có ý định giở trò, ở mỗi cảnh cổng, luôn sẵn sàng một đội quân hùng hậu để áp chế.

Trước đây đã có rất nhiều trường hợp bạo loạn vượt biên, tôi chẳng cần nói vòng vo thì bạn cũng đoán ra được kết cục của chúng. Ngăn cách bức tường với khu dân cư của Bóng Mây còn là con mương rộng một cây số, sâu hai mươi mét, tựa  vòng hào nước bao quanh lâu đài thời xa xưa, bảo vệ dòng máu hoàng triều khỏi những thế lực ngoại lai bên ngoài.

Tôi bước qua cây cầu bê tông xám xịt, hành vạn ống kính máy quay chòng chọc dán chặt láy tôi như ánh mắt của bầy diều hâu. Nếu như tôi có biểu hiện bất thường, thì trước khi đội phòng chống bạo động đến chúng sẽ phóng ra luồng điện không chết người, giật cho tôi một trận tê tái cái đã.

Ngày xưa anh tôi cũng từng tổ chức một cuộc thập tự chinh ra trò, rồi bị mấy anh cảnh vệ ở đây đàn áp, cảnh sát nhớ mặt của tôi. Sau đó tôi còn làm giả giấy tờ vượt biên để tham gia cuộc thi thần tượng nữa, có thể nói, quan hệ của tôi với mấy anh cảnh vệ này bây giờ vô cùng khăng khít. Chỉ cần thấy tôi từ xa là đã nhận ra còn thân thiết gọi cả tên cả tuổi.

“Nguyễn Minh Hiếu, mau lùi về sau vạch phân cách. Chống đối đừng trách công an bọn ta nhẫn tâm.”

“Nửa năm mới thấy mặt chú mày đấy, ấp ủ lâu như thế mới ló đầu xuất hiện, chắc là nghĩ ra trò mới rồi đấy phải không?”

“Lâu rồi không được tẩn chú, bọn anh cũng bắt đầu nhớ chú đấy, cả cây gậy của bọn anh cũng nhớ cái mông của chú, mau, phạm pháp đi để bọn anh còn được thi hành công vụ!”

Dàn hàng trước mặt tôi là mấy chục người đàn ông trang bị áo giáp từ đầu đến chân, mỗi người còn mang một tấm khiên tinh thể tổ ong trong suốt tạo thành bức tường lá chắn. Mấy gã quen mặt tôi khua khoắng dùi cui đe dọa, trong đầu đại để đang nghĩ xem hôm nay sẽ xử lý tôi thế nào.

Ngày xưa lúc mới bị trả về quận tôi hãn còn ngựa non háu đá lắm, bị họ chọc ghẹo thì đẻ bụng bức xúc, ngày nào cũng cố chấp tìm cách trốn lại ra ngoài để rồi ăn dùi cui điện rồi nằm chổng mông ra đấy. Có hôm còn bị cắm cả cây gậy vào đít. Sau đấy thì tôi nhận ra bài học khắc nghiệt của cuộc sống, đấy là có những thứ dù bạn có cố gắng tới đâu cũng không cách nào thay đổi được. Số phận là một trong những điều đó.

Biết mình không có cửa thoát nhưng tôi vẫn cay mấy thằng cha này lắm, ngày nào cũng cố đấm giở trò tìm cách vượt biên, chẳng vì lý do qua bên kia nữa mà chỉ để chọc tức bọn họ.

Lớn một chút tôi cũng bắt đầu hiểu chuyện, mấy gã thanh niên này, âu cũng cũng chỉ là người làm công cho hệ thống. Dù là người ở phía bên kia, có ăn có học cũng chỉ là tầng lớp lao động bình thường nên mới phải làm công việc ở phía bên này. Giữa tôi với họ không thù không oán, tôi nổi loạn như thằng trẻ trâu cũng chỉ là làm thằng hề mua vui tô điểm cho cuộc sống nhàm chán tẻ nhạt của họ.

Thật vậy, mấy gã cảnh vệ này bây giờ không còn ác cảm với tôi. Họ chỉ hù tôi lấy lệ rồi mời tôi vào phòng tiếp khách của trạm xơi nước. Họ kê ghế cho tôi ngồi, còn nói: Chú đi đâu nửa năm rồi mới quay trở về quấy rồi bọn anh, từ lúc chủ không xuất hiện lại nữa, ngày ngày của các anh trôi qua tẻ nhạt lắm đấy.

Anh chàng to béo mặt có một vết sẹo lớn, chính là bị tôi dùng mảnh thủy tinh rạch cho mà thành tên Trung. Anh là đội trưởng của đám cảnh vệ trực trạm trung chuyển ở khu của tôi. Anh Trung cẩn thận mở túi trà quý pha nóng rồi rót cho tôi một chén, rồi, anh ta ngồi xuống đối diện, chép miệng tiếc nuối.

“Kể ra chú mày cũng lớn rồi đấy nhỉ, chững chạc hơn rồi, không còn vui vẻ như ngày xưa nữa...”

Một anh cảnh vệ nữa trong phòng mang bánh kẹo cho tôi, cũng tiếc ngẩn tiếc ngơ mà nói rằng.

“Thời gian thật tàn nhẫn quá, nhớ ngày nào còn được hành hạ thằng Nghĩa, rồi hành hạ chú, bây giờ một đứa thì không còn nữa, một đứa thì lại lớn đùng ra đấy, thành một người lớn buồn rầu, cũng biết khuất phục cuộc sống như bọn anh mất rồi.”

Tôi cũng chẳng nhớ nữa từ bao giờ tôi không còn tìm cách quay lại thách đấu với đám cảnh vệ này nữa. Bọn họ sau này đối đãi với tôi cũng không đến nỗi nào, nhiều lần tôi còn nhờ họ mua đồ lặt vặt ở phía bên kia cho bà, bà lại làm cơm hộp bảo tôi mang đến cho họ để cảm ơn. Mấy gã này bề ngoài kiêu ngạo, thô lỗ, nhưng quen nhau rồi cũng sống vô cùng tình nghĩa. Lúc tôi mang đồ cảm ơn còn khéo từ chối và nói: bọn anh ngày nào cũng ăn cũng ngủ với đám dân Bóng Mây bọn chú, có việc gì mà không giúp đỡ nhau được.

Chỉ riêng một việc là vượt biên sang phía bên kia thành phố là họ phản ứng vô cùng gay gắt, anh Trung mối lần nghe tôi gợi ý tới việc này lại lắc đầu nói: Anh em với nhau vẫn là anh em, nhưng pháp luật vẫn là pháp luật. Có những giới hạn mà ngay cả bọn anh không dám vượt qua, cái này chú phải thông cảm cho bọn anh nữa.

Tán chuyện với nhau một hồi, anh Trung hỏi tôi có việc gì mà chú đột ngột lại tìm tới đây thế, tôi chẳng giấu gì kể hết cho họ tuồn tuột về việc được công ty giải trí nhận, chỉ riêng tồn tại của tổ chức săn quỷ là để sang một bên. Tôi nói mình cần phải gặp một người.

Anh trung nghe xong phì cười, vỗ vỗ bàn tay hộ pháp của mình lên lưng tôi nói: Thế mà anh cứ tưởng chú mày đã lớn, đã trưởng thành rồi cơ đấy, hóa ra vẫn thích chơi trò bịa chuyện làm giả giấy tờ vượt biên. Hay là chú nhớ em gậy của anh thật hả, có cẩn bọn anh phải tẩn cho chú một trận để tình người ra không?

Tôi bảo anh ấy cứ đợi một lúc, ắt sẽ có người ở bên kia tới tìm, thật vậy, một lúc sau thì có một chiếc xe hơi sang trọng đỗ lại từ bên thành phố. Một gã thanh niên cao ráo, sáng sủa, bận com lê đen xách va li bước vào.

Thấy gã này, anh Trung và đội cảnh vệ cúi chào vô cùng lễ phép, còn tôi chỉ đứng trơ ra đấy, đợi gã đàn ông kia mở mồm.

“Thế nào? Cậu đã chuẩn bị đầy đủ hành lý để qua nhà mới bên kia chưa?”

Nghe thấy câu hỏi của gã Hải Đăng, anh Trung và đồng bọn há hốc không ngậm đuọc miệng. Gã bảo anh Trung và đội đợi tôi ở đó, mở va li lấy toàn bộ giấy tờ mới của tôi, nói mau làm thủ tục cho tôi nhập cảnh.

Tôi kêu Hải Đăng là khoan nhưng hắn cứ khăng khăng bảo đội anh Trung vào việc. Vừa làm thủ tục cho tôi anh Trung vừa vỗ vai chúc mừng, nói từ nay chú đã là người ở bên đó, có việc khó khăn cứ tìm đến anh. Không có nơi ăn nơi ở, thì qua chỗ anh ngủ cũng được.

Hải Đăng xách va lo bước ra bảo tôi mau theo, còn có thủ tục rườm rà phải làm ở phía công ty giải trí. Tôi nhịn không nổi nặng lời với hắn: “Anh có để cho tôi nói không thế? Tôi sẽ không cùng anh tham gia nhóm nhạc thần tượng.”

Nghe thấy câu nói của tôi tất cả mọi người trong căn phòng đều giật mình ngã ngửa. Tôi thẳng thừng bảo với gã: “Gia đình của tôi ở đây, tôi sẽ không bỏ rơi gia đình của mình!”

...

...

...

Tôi rồ tay ga, mặc chiếc mô tô được thỏa sức phóng như bay trên xa lộ. Người ngồi trên chiếc mô tô là tôi, gió lướt phần phật qua tai khiến cho tôi không còn nghe thấy một âm thanh nào nữa.

Ngồi sau yên xe còn có một người nữa. Người này ôm một túi ba lô nặng trịch, vừa bám vừa đánh vào lưng tôi chửi bởi om xòm. Tôi phải giảm tốc cho xe chậm lại mới nghe rõ lời mà người đó nói.

“Thằng mất dạy này! Mày lại ăn trộm của ai rồi phải không? Lần này mày to gan quá rồi con ạ, cảnh sát mà biết được thì không một ai còn cứu được mày!”

Tôi mở kính chắn gió, ngoái đầu cười đáp lại bà.

“Đâu có, chiếc xe này là của con đấy chứ. Còn là cảnh sát tin tưởng giao phó cho con là đằng khác. Bà đừng lo lắng nữa, chiếc xe này có là gì, từ nay về sau, con sẽ cho bà được ăn ngon, ở sướng tới hết cuộc đời này!’

Mặt biển ở lại sau lưng, cảnh sắc hai bên đường thay thế thành những cao ốc chọc trời. Bên kia đại dương, bên kia bức tường, quận Bóng Mây của chúng tôi chỉ có những nhà ống cũ và những nhà máy xập xệ, cả đời này chẳng bao giờ có thể thấy nổi một tòa kiến trúc nguy nga đồ sộ như nó. Chúng tôi lướt qua một tòa nhà cao năm mươi tầng trắng xóa, nhưng sớm nó cũng lu mờ sau những nhà kính khổng lồ.

Dù đã một lần trốn tới Ánh Dương trước đây nhưng tôi lúc đó trốn chui chốn lủi cũng đám tị nạn trong thùng xe tải, không có cơ hội được ngắm nhìn cảnh sắc từ nơi cao lớn như thế này. Tôi ngửa cổ ngắm nhìn những tòa cao ốc không rời mắt, và bà của tôi cũng thế. Bà ngắm nhìn cảnh sắc hai bên bằng ánh mắt của một đứa bé mới chào đời.

Hải Đăng gửi cho tôi một tin nhắn thoại qua bộ phận liên lạc của xe máy, nhưng tôi phớt lờ hắn rồi tắt ngóm đi.

“Minh Hiếu! Cậu đâu mất rồi? Xe chuyển nhà đã tới cửa tiệm đậu hũ của cậu. Chiếc mô tô tôi phát cho cậu là tài sản của tổ chức, tuyệt đối không được đem dùng vào việc cá nhân đâu đấy!”

Hải Đăng bị tôi thuyết phục cuối cùng cũng phải đi tới thỏa thuận để bà được tới thành phố cùng tôi. Hắn hứa cho tôi cài này cái kia, mời tôi không biết bao nhiêu là đãi ngộ. Nhưng tôi đã quyết là không có ai thay đổi được nữa, dù hắn có hái trăng hai sao tặng tôi cũng không kéo được tôi đi. Lúc đó tôi chợt nhận ra, vị trí của tôi không thể thay thế, định bụng, nếu đám người này đã cần mình đến vậy, thì không việc gì phải tỏ ra quyến luyến, cứ mở miệng mặc cả xem họ có thể đi xa đến đâu.

Cả đời tôi chưa từng xin xỏ ai cái gì, cũng chưa bao giờ từng dùng quyền lực cá nhân để trục lợi từ người khác. Bà nói, chúa không cho phép chúng tôi làm những điều sai trái, và bà sẽ rất thất vọng nếu như một trong hai anh em tôi trở thành loại người như vậy.

Tôi có một chút ân hận trong lòng, nhưng nhìn thấy ánh mắt long lanh của bà khi bà ngắm nhìn những tòa cao ốc, tôi lại nghĩ bụng, nếu có phải phải tội với chúa, phải xuống địa ngục, tôi cũng sẽ làm tất cả để cho bà được hạnh phúc.

Trộm nghĩ, nếu như  kẻ bị lợi dụng là những kẻ thừa ăn thừa uống như gã Hải Đăng, bắt gã phải cúi đầu xuống cầu xin mình tôi cũng hả hê lắm... nếu biết lợi dụng người khác đem lại nhiều quyền lợi cho tôi đến thế, biết được thì tôi đã làm người xấu từ lâu rồi!

Ngẫu hứng tôi đưa tay bắt lấy cơn gió. Bầu trời trên cao rộng mở, như tôi chưa từng thấy trước đây. Trong khoảnh khắc nhỏ bé ấy, tôi thấy mình như chú chim được phóng sinh, cảm thấy tự do tự tại, cảm thấy bắt đầu được sống.

Chỉ là, trong tim tôi vẫn còn vương lại gánh nặng nặng trĩu, tôi ngoái đầu lại, nhìn hòn đảo Bóng Mây bị cô lập phía sau bức tường. Hòn đảo xa dần cùng với tuổi thơ, và cả một phần con người của tôi ở lại nơi đó. Bà không phải là người duy nhất tôi mang ơn, cũng không phải là người cuối cùng tôi sẽ đem tới thành Ánh Dương cùng mình.

Trước khi từ biệt mọi người, các anh chị của nhóm nhảy nhắn nhủ ở tôi.

“Mọi người chỉ mong em ghi nhớ, lý do mình trở thành một thần tượng. Thần tượng, không chỉ là vì sao sáng, để tỏa sáng cho một mình bản thân, thần tượng chính là tiếng nói của mọi người. Thông điệp của quận Bóng Mây gửi gắm vào tiếng hát của em, em hãy thay mọi người ở quận Bóng Mây, gửi thông điệp của anh em tới với cả thế giới này! ”

Những người anh em Bóng Mây, những huynh đệ, chờ đệ nhé, đệ sẽ đem Ánh Dương tới cho tất cả mọi người.

Và như thế, cuộc sống mới của tôi ở thành Ánh Dương, cuộc phiêu lưu của tôi dưới danh nghĩa một thần tượng, và một thợ săn quái thú chính thức được bắt đầu.

20241107-145826

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận