• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 04: Nguyên Soái cuối cùng

Lời dẫn truyện

0 Bình luận - Độ dài: 1,432 từ - Cập nhật:

Tinh Quang năm 253

Đại Nguyên Soái thứ VI của Mạc Hỏa quốc là Đường Hoa mở rộng bờ cõi sang Thái Hưng, kết thúc chiến tranh với Thạch Xá Quốc. Cuộc chiến chín năm dài dòng rã hoàn toàn thắng lợi, Tinh Quang mang toàn bộ sản vật quý hiếm nhất của Thạch Xá trở về, bỏ lại đằng sau là hàng ngàn hàng vạn người dân không một người lãnh đạo. Chiến tranh đã tàn phá tất cả, người dân không có lương thực và điều gì đến cũng đã đến.

Lịch sử ghi lại Thạch Xá Quốc xâu xé nhau, kẻ mạnh lên nắm quyền, nắm đấm quyết định tất cả.

Chính sử ghi lại sư kiện này với bốn chữ “ăn ốc bỏ vỏ”!

Đây cũng là chiến công cuối cùng của Đường Nguyên soái. Người đời gọi ông là Độc Soái, không phải vì ngài là kẻ thâm độc ngang tàng. Chữ ‘độc’ ở đây là ‘cô độc’, khác với các vị Nguyên Soái trước ngài nắm giữ quyền lực duy ngã độc tôn ngay cả hoàng thất bấy giờ cũng không thể có ảnh hưởng như ngài, người đời giải thích chữ độc này còn để chỉ việc cả đời Nguyên Soái chưa từng kết hôn, ngài cũng không có người tình.

Truyền miệng có nói rằng, mẹ ruột của người kế nhiệm ngài là Mục Vân Sênh trừ bỏ hôn ước, từ cha dứt tộc để ở bên người chồng thường dân. Kể từ đó vị Nguyên Soái chung tình nhất quyết từ bỏ bất cứ lời cầu hôn nào. Người đời nói ngài là người nặng tình, vì người mình yêu có thể không lấy vợ còn tốt bụng nhận con của người đó làm đệ tử duy nhất.

Nguyên Soái Đường Hoa thọ 150 tuổi, cuối đời chết trên giường bệnh! Cái chết của ngài đến nay vẫn là một nghi vấn, người ta đồn thổi ngài bị ám sát và người ám sát ngài chính là Mục Vân Thượng Quan.

Tinh Quang năm 268!

Bất ngờ phát hiện mỏ quặng Bàn Thạch tinh chất còn sót lại ở Thạch Xá Quốc. Một lần nữa, Mạc Hỏa Quốc tiến quân về vùng đất mà họ bỏ bê mười mấy năm. Lần này người cầm quân là vị Nguyên Soái VII kế nhiệm - Mục Vân Sênh.

Cuộc xâm lăng này có tên là Hỏa Tốc bởi thời gian đánh chiếm chỉ vỏn vẹn ba tháng. Có thể nói vị Nguyên soái tân nhiệm có tài cầm quân khiến người ta sợ hãi, ngài sát phạt quyết đoán lập uy khắp nơi.

Người đời thường gọi ngài là Chiến Thần!

Vài nét tiêu biểu về vị anh hùng chân chính được chính sử ưu ái viết lại khá chi tiết:

Năm mười tuổi, Mục Vân Sênh bấy giờ vẫn là Mục Sênh – con gái của đại tiểu thư bị xóa tên khỏi dòng tộc, một mình đánh bại mười hai học viên trong gia tộc. (Chính sử không ghi rõ tên mẹ của ngài, đến nay do nguồn tin hạn hẹp nên không thể xác minh rõ ràng.)

Năm mười một tuổi, chính thức làm con thừa tự của Gia chủ Mục Vân gia – Mục Vân Thượng Quan. Tính theo vai vế chính thống bấy giờ Mục Vân Sênh phải gọi Mục Vân Thượng Quan là ông ngoại nhưng vì ngài được chọn làm gia chủ đời kế tiếp, theo quy tắc không có chuyện ông truyền cho cháu mà ngài trở thành con và gọi ông ngoại là cha.

Năm hai mươi ba tuổi, đánh chết Nhện Bách Hoa. Người dân ở Bách Hoa ốc đảo tôn vinh ngài làm Thành chủ.

Năm hai mươi lăm tuổi, Nguyên soái tân nhiệm Đường Hoa bất chấp phản đối tuyên bố ngài là đệ tử chân truyền duy nhất của mình.

Năm sáu mươi hai tuổi, chính thức được sắc phong làm Nguyên soái.

Vân vân …

Người đời kể lại, Mục Vân Nguyên soái chính trực công bằng là tấm gương sáng cho toàn thể người dân. Ngài yêu dân yêu nước cả đời không kết hôn – noi theo người thầy của mình.

Tinh quang năm thứ 313

Tinh Quang loạn lạc!

Nguyên soái VIII xuất hiện tự nhận là đệ tử chân truyền duy nhất của Chiến Thần Mục Vân Sênh. Người dân hoang mang, đất nước chia tách làm hai miền đông tây.

Chính sử không ghi chính xác tên ngài là gì họ chỉ ghi lại là Thiếu Soái. Người đời suy đoán, do không được sắc phong chính thức nên chỉ gọi là Thiếu Soái, cũng có người nói là do ngài tôn trọng Chiến Thần chỉ dám xưng làm Thiếu Soái.

Trận chiến kéo dài đúng 113 ngày, cuối cùng Thiếu Soái chết. Tinh Quang không còn ánh sáng.

Chính sử ghi lại, đây là vị Nguyên soái duy nhất bị thua trong chiến tranh.

Có bốn chữ dành cho Thiếu Soái trong chính sử “Ô Nhục Thành Giang Huyết”.

Công tâm mà nói Thiếu Soái chưa hẳn bị tính là thua, chỉ riêng số lượng bại tướng trong tay ngài tính ra khoảng hơn ba trăm trong đó có mười ba người là đại tướng quân. Lịch sử thiên vị ghi rằng ‘mười ba đại tướng không may trúng kế, oan ức bỏ mạng’!

Sử sách có cái nhìn khá khắt khe với Thiếu Soái, thân thế của ngài chỉ vỏn vẹn hai chữ ‘mồ côi’. Ngài được miêu tả xảo quyệt như hồ ly, tàn nhẫn hệt lang sói. Thời trẻ nổi tiếng bởi tật ăn cắp vặt.

Thế nhưng, ngài cũng là người có nhiều câu chuyện truyền miệng nhất trong tất cả các vị nguyên soái.

Dân gian có nói ngài là một người con gái xinh đẹp bậc nhất thời bấy giờ, tóc xám như khói, mắt đẹp như sao. Mỗi lần ngài cười trăm hoa đua nở! Vẻ đẹp ấy khiến công chúa Thiên Triều Tinh Quang, Triêu Huy Đế Cơ động lòng theo đuổi. Đế cơ từ chối hôn sự với Mục Vân Nguyên soái cả đời chỉ say mê mĩ nhân. Đáng tiếc, nhân duyên ngắn ngủi, cả đời si mê Đế cơ chỉ có thể ôm xác của Thiếu soái mà theo người về miền cực lạc.

Chính sử không ghi bất cứ chiến tích gì của ngài, dân gian lại tràn ngập lời đồn.

Thiếu soái không đánh yêu vật, không diệt quái thú mà chỉ chăm chăm giết thổ hào thổ phỉ, dong buồm ra biển tiêu diệt cướp biển đem lại vùng trời bình yên cho con dân. Khác với các vị Nguyên soái khác, Thiếu Soái không chỉ quan tâm tới từng cá nhân mà ngài hướng đến toàn thể mọi người.

Có lẽ chiến công duy nhất được công nhận của ngài là ‘Diệt Thập Tam’. Thiếu Soái vì bảo vệ người dân đánh với đại quân của Tinh Quang, ngài cùng lúc đánh với mười ba đại tướng quân lúc bấy giờ được đánh giá là tinh anh nhất mọi thời đại. Họ tuy là đại tướng nhưng người nào người nấy đều mang cái tá chiến tích. Riêng kinh nghiệm, tuổi đời của họ có lẽ gấp đôi, thậm chí có người gấp ba gấp bốn lần Thiếu Soái. Đến cuối cùng, Thiếu soái một thân một mình đánh hết cả thảy mười ba ngày chém hết đại tướng.

Đến cuối cùng, Thiếu Soái chết do một nhát chém ám sát!

Ngài bị ám sát do người của Thần Sinh Mệnh cử đến.

Vì lẽ đó đến tận bây giờ người dân vẫn phẫn uất, chỉ cần là đền miếu thờ vị thần này nơi đó sẽ bị phả bỏ thành bãi rác, hố phân cho người ta phỉ nhổ.

Sự trái ngược giữa chính sử và truyền miệng khiến người ta không khỏi nghi hoặc, cuối cùng thì vị nguyên soái cuối cùng này là người như thế nào? Ngài thực sự là một kẻ gian manh, khôi lỏi hay một vị anh hùng đáng tôn kính?

Không ai biết! Ngàn năm trôi qua sự thật cứ vậy trôi qua người dân dần bang quan về lịch sử, người ta tìm ra hang động ẩn sâu trong hoang mạc, bị vùi lấp bởi cát trắng nơi đây ghi lại toàn bộ lịch sử từ thời Đêm Đông, qua Trường Băng, tới Tinh Quang.

Tại đây sự thật được phơi bày! Lịch sử một lần nữa rúng động thương tâm.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận