Chào toàn thể bà con, nhân dịp máy tính đang bị hư không dịch truyện tiếp được nên tui lên đây chém gió với anh em cho vui. Tui chỉ là một thằng trans kiêm edit nghiệp dư, tuy trình độ cũng khá kém nhưng lại muốn bàn về 1 vấn đề dịch thuật khá đơn giản mà rất nhiều bác mắc phải, kể cả trans tập sự và trans lâu năm. Vì cũng ít chữ nên mong đọc xong mọi người đừng chê dữ quá, tui lại ngại =))
Vậy vấn đề mà tui muốn bàn là gì, đó là cách dịch từ "It", dễ quá phải hông nà :V , chả cần nhờ đến google-sama các bác cũng biết "it" dịch ra là "nó" rồi đúng ko? Tuy nhiên, các bác có biết cách làm sao để dịch "nó" cho hay, cho mượt mà để khi đọc không cảm thấy khó chịu ko?.... Tui e là không!
"Nó" trong bản dịch thường thấy có thể được tạm chia làm hai loại: "Nó" trong đối thoại và "Nó" trong đoạn văn bình thường
I/ "IT=NÓ" TRONG ĐỐI THOẠI
-Ngoài lề một chút, thử ngẫm lại xem có bao giờ các bác sử dụng "nó" thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày chưa? Hầu như là rất ít, có khi chẳng bao giờ phải dùng đến từ đó luôn ấy chứ. Tui cho một vài ví dụ nhé:
"Ê mới mua trà sữa hả mậy, nhìn ngon quá ha." thay vì "Ê mới mua trà sữa hả mậy, nhìn nó ngon quá ha"
"Mới thi xong hả, làm bài được không?" thay vì "Mới thi xong hả, làm nó được không?"
Nếu mẹ hỏi:”Cơm ngon không con?” , câu trả lời sẽ là “Dạ ngon lắm ạ” thay vì “Dạ nó ngon lắm”
-Có thể thấy rõ từ “nó” ít khi có cơ hội xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày, thế nhưng bản dịch lời thoại của các bạn vẫn còn giữ rất nhiều “nó”.
-Từ những câu cơ bản:
“It’s hot outside!” => “trời nóng quá đi!” : các bạn lại dịch là “nó nóng quá đi!”
“It’s dark” => “trời tối quá” thay vì dịch “nó tối quá’
Đến những câu phức tạp hơn 1 xíu:
“It took us longer than expected” => “chúng ta mất nhiều thời gian hơn dự kiến nhỉ” thay vì “nó làm chúng ta mất nhiều thời gian hơn dự kiến nhỉ”
“It took me 3 hours to finish my homework” => “Tui phải mất đến 3 tiếng để hoàn thành bài tập về nhà” thay vì “Nó tốn của tui 3 tiếng để hoàn thành bài tập về nhà”
-Đại từ “it” trong câu vốn chỉ giữ vai trò làm chủ ngữ cho câu văn chứ không mang bất kỳ ý nghĩa cụ thể nào, vậy nên khi dịch ra các bác chẳng cần dịch “it” thành “nó” làm gì, nhiều khi dịch “nó” trong câu đối thoại làm lời nói của nhân vật bị sượng, thiếu tự nhiên lắm. Tui khuyên nên bỏ đi luôn cũng được, không cần tiếc giữ lại làm chi.
II/ “IT=NÓ” TRONG ĐOẠN VĂN THƯỜNG
-Cái này thoáng hơn một chút vì các bác có thể giữ lại một ít “nó” cũng không ảnh hưởng nhiều, nhưng vẫn như trên, tui cho rằng nếu bỏ được thì các bác bỏ đi càng nhiều “nó” càng tốt. Có nhiều cách bỏ lắm đó, tui kể ra vài cách tui hay dùng nè:
1)Bỏ trực tiếp:
-Bỏ trực tiếp dễ lắm, chỉ cần vứt “nó” vào sọt rác là xong, giữ làm gì cho thừa thãi.
“It’s such a good idea!” thay vì dịch “Nó đúng là một ý kiến hay!”, bỏ “nó” và chỉnh lại thành “Đúng là một ý kiến hay!” là được rồi
2) Thay đổi trật tự từ trong câu:
-Cái này hơi rối một xíu vì các bác vừa phải thay đổi vị trí các từ trong câu mà vừa phải giữ đúng được cái nghĩa ban đầu.
“i find it difficult to study at night” đừng dịch là “Tôi cảm thấy nó khá khó khăn để học bài vào ban đêm” đọc gượng và thiếu tự nhiên lắm. Thử thay đổi trật tự một tí là hay lên ngay:
“Tui cảm thấy học bài vào ban đêm là việc khá khó khăn”
“Học bài vào ban đêm là việc khá khó đối với tui.”
3) Thay thế “it” bằng một từ tương đương:
-Cách này tui đã từng được học trong môn Ngữ văn hồi cấp hai, chỉ không nhớ là lớp mấy. Bằng cách thay thế “it” bằng một từ có nghĩa tương đương từng xuất hiện ở đoạn trên là được. Khuyên dùng cho những đoạn mà vật được nhắc đến xuất hiện từ 3 lần trở lên. Tui cho thử ví dụ nha:
“Vinfast electric bike is made in Vietnam. It’s light and it can touch the speed of 50km/h”
-Đây là câu do tui tự chế ra. Như các bác có thể thấy từ “it” ở câu sau có nhiệm vụ thay thế cho cụm “Xe máy điện Vinfast” ở câu trước. Đừng dịch là “nó rất nhẹ và nó có thể đạt vận tốc lên đến 50km/h” vì quá thừa từ “nó”, ta có thể thay thế “nó” thành rất nhiều từ khác mà vẫn giữ nguyên được nghĩa: “loại xe này”, “chiếc xe này”, “sản phẩm này”, …
=>”Xe máy điện Vinfast được sản xuất tại Việt Nam, loại xe này/ dòng xe này/ chiếc xe này rất nhẹ và có thể đạt vận tốc lên đến 50km/h”
****************
Vậy thôi, đó là chút ít lời khuyên của tui nhằm mong các bác cải thiện hơn trong mảng dịch thuật. Tuy nhiên cách này chỉ chuyên trị cho bảng Eng vì tui không biết chút gì về Raw Nhật hết á :V . Cám ơn các bác chịu khó ngồi đọc, nếu được thì hẹn lần sau gặp lại nha :V :V :3
30 Bình luận
Ví dụ như câu được dùng trong phần 1) Bỏ trực tiếp:
"It is such a good idea!"
Từ "it" ở đây được dùng như là một từ thay thế, thay vì lặp lại toàn bộ cái "ý tưởng" đã được nhắc đến ở câu trước, thì dùng it cho gọn, đỡ lặp lại, nên "it" ở đây là để ám chỉ, không đơn giản mang nghĩa là "nó". Trong trường hợp này, nếu muốn giữ "it" khi dịch thì có thể dùng từ "đó" thay vì "nó" (dù "đó" trong TA là "that" nhưng mà keme đi, tiếng Việt mình thích dùng thế nào kệ mình chớ :v) nhưng bỏ đi vẫn tốt hơn.
2) Thay đổi trật tự từ trong câu:
Thực ra cái ví dụ này là do cấu trúc câu của hai ngôn ngữ khác nhau nên khi dịch phải chú ý cái này, chứ không chỉ bao gồm "it". các từ thay thế khác như "when", "which", "who", "whom", "that" v...v... cũng chịu số phận tương tự, dịch không chú ý là sai ngay (chú ý, không ở mức sượng nữa mà là sai luôn đấy)
3) Thay thế:
Thực ra "it" trong trường hợp này được dùng như từ thay thế - từ nối, nói chung là y như trường hợp 1, tuy nhiên, trong tiếng Anh người ta hay dùng câu ghép trong mấy trường hợp như lày lắm, ví dụ như "Vinfast electric bike, which is really light and can accelerate up to 50 km/s, is produced in Vietnam", thành ra dịch nó lại thành một kiểu khác mất rồi. Với lại người ta thường tránh lặp từ lắm, từ "it" được dùng đến hai lần kia là đáng 0d về chỗ nhá :v
Rồi thì "It took...", hay "It hot/cold/dark outside" được nhắc đến là các cấu trúc câu chứ không phải là các từ đơn lẻ ghép lại thành câu, nên dịch là "nó" thì chấm 0d về chỗ luôn, chả có sượng sạo gì ở đây cả.
Bổ sung thôi, mà cũng chưa biết có đủ hết chưa nữa :v
Bảo đảm các bạn ở đây cứ thấy "they" là đinh ninh "họ" :v
Search cái gì ư? Từ điển chứ còn gì nữa, từ điển tiếng Anh. Ví dụ, khi bí từ nào thì hãy tìm từ khóa "từ đó" + "meaning", đọc cho hiểu rõ ý của câu rồi diễn đạt lại bằng vốn tiếng Việt của mình.