Rõ ràng là bọn Nhật nó có tiềm lực kinh tế, quốc phòng để có thể xoay sở vượt qua khó khăn ban đầu khi mới bị dịch chuyển, thậm chí là phồn vinh hơn xưa. Nhưng VN thì sao? Không phải tự nhục chứ với việc kinh tế - văn hoá - quốc phòng nước ta phụ thuộc nhiều thứ vào nước ngoài thì tự nhiên lại bị xuyên không sang một thế giới lạc hậu hơn, không nhờ vả được gì, phải tự lực cánh sinh lại toàn một lũ húng chó đòi chém mình thấy nó cứ không ổn lắm...
Truyện dịch
557 Bình luận
Giả dụ:
VN tele vô giũa biển khơi, ko trong địa phận nước nào. Thì còn dễ ngoại giao của một số nước đến VN hỏi thăm, nếu tốt thì chả có việc gì. Nói thật, ko ai khơi khơi đi nhau. Cùng lắm là một số nước hiếu chiến đánh kiểu thăm dò. Chứ ko phải như trên phim, thích đánh là allin đánh luôn đâu.
Còn tele vô địa phận của nc khác thì khó thở hơn, đâu tiên là phải làm sao để hòa giải hoặc làm sao cho đc "ở nhờ". Tiêu cực hơn là phải chiến.
VN mình tuy ko đông, nhưng cũng thuộc loại máu chiến lắm. Xem mấy anh yang hồ( ko phải hàng mõn) là hiểu. VN mình cũng ko thiếu tướng tài, cái "cấm vận" trên toàn thế giới mới đau đầu.
VN mình thua Nhật là nhà máy chiết xuất khoáng sản thành thành phẩm để tiêu thụ thôi.
Còn vũ khí, ta nhập hàng chủ yếu của Nga. Mà ae cũng biết hàng của Nga ngố cũng top 5 thế giới
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ném môn lịch sử vào sọt rác chỉ họ dạy dở và cố đổ lỗi cho môn Sử, Chán Thật Sự :V
https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:NR7Nrxi1-ZcJ:https://dangcongsan.vn/giao-duc/sao-lai-de-lich-su-la-mon-tu-chon-608617.html+&cd=7&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
Hay lắm GOOGLE, chặn bài viết của Báo ĐCS Việt Nam :V Giờ phải xem qua bản lưu :V
https://tuoitre.vn/lich-su-phai-la-mon-hoc-bat-buoc-20220423094049284.htm
Vì Nhật thiếu tài nguyên chiến lược để tồn tại độc lập trong thời kỳ hiện đại (Dầu mỏ, than, sắt, đất hiếm, Uranium...). Việc Nhật bị xuyên không có thể tương đương giả định rằng Nhật bị bao vây cấm vận hoàn toàn, và cái này thì Nhật có tính toán trong thực tế rồi: nước Nhật có thể tồn tại bằng tài nguyên dự trữ tồn kho trong vòng.... tối đa 6 tháng.
Như vậy nếu xuyên không thì Nhật bắt buộc phải tìm kiếm nguồn cung khoáng sản khẩn cấp, sẽ không có gì ngoài một đế quốc Nhật Bản xâm lược khắp nơi, hoặc là nước Nhật sẽ sụp đổ.
=> Từ đây cho thấy tình thế của 2 nước là hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra người lập thread đã lờ đi thực tế rằng việc "có khả năng sản xuất" cái gì đó hoàn toàn không đồng nghĩa với sản xuất cái đó thay vì nhập khẩu, vì rất nhiều thứ nhập khẩu sẽ rẻ hơn, có lợi về cơ cấu kinh tế hơn (các ngành gây ô nhiễm hay tốn nhiều nhân lực). Vũ khí ở VN chính xác là như vậy. Tâm lý "ông thợ nông dân giỏi hơn tiến sĩ" là một tâm lý khá ngây thơ và nguy hiểm nếu bị tung hô thành tư tưởng chính thống. Nguy hiểm ở đâu? Ở việc xuất hiện những tư tưởng như của chủ thớt. Thực tế 1 nước tự đảm bảo được an ninh lương thực bao giờ cũng lợi thế hơn nếu bị rơi vào tình trạng "cấm vận toàn diện".
Tạm thế đã.
kiểu nó không phải một project nhỏ mới được tạo ra nhờ chút ý tưởng khởi nguồn nảy lên trong đầu, mà là hàng chục người đã nghiên cứu và cho ra lò nó. =))
Qđ ta hiện đã có khả năng chế tạo đc xe chiến đấu bộ binh XCB-01 dựa trên Bmp-1 :))
Với hiểu biết hèn mọn thì tôi cũng muốn góp tý vui tươi vào trong vấn đề này mấy câu. Nhận xét của tôi có thể còn nông cạn, các bác xin cứ chọi gạch thoải mái.
Trước khi đi sâu vào vấn đề này, thì tôi sẽ đặt ra phần giả định cơ bản. (1) Là trường hợp xuyên không này sẽ không chịu ảnh hưởng đáng kể liên quan tới các biến đổi địa lý. Cứ tưởng tượng như là chúng ta lôi mảnh đất hình chữ S này và nhét vào một mảnh đất hình chữ S ở thế giới khác, núi liền núi, sông liền sông và biên giới giáp biên giới. (2) Và các quốc gia ở phía “bên kia” cũng là các quốc gia kiểu Fantasy tiêu chuẩn như chủ tus đề cập, với nền quân chủ chuyên chế hoặc cộng hoà sơ khai. (3) Cả hai phía <Fantasy> và <Việt Nam> đều không biết tý gì về nhau.
Với tôi thì ảnh hưởng đáng kể của việc xuyên không là toàn bộ những điều kiện ngoại thương mà chúng ta đang biết sẽ tiêu tùng. Bao gồm cả những mối quen về xuất khẩu, những mối quen về nhập khẩu, những ràng buộc thương mại nước ngoài như incoterm, ISO hay các hiệp định FTAs. Giá trị xuất khẩu của chúng ta về 0, giá trị nhập khẩu chúng ta có thể khai thác về 0. Và thông tin về thị trường quốc tế thì cứ coi như là bị reset hết sạch. Ai có tài sản hoặc khoản đầu tư ở nước ngoài thì cứ xác định là xin vĩnh biệt cụ.
+ Tin tốt: Chúng ta đã trốn nợ quốc tế thành công (tạm thời). Từ nay không phải trả ODA, nợ nước ngoài, vv… nữa nhé.
+ Tin xấu: Mấy tỷ dollar thu được từ hoạt động xuất khẩu của chúng ta thành giấy lộn hết rồi.
Nhiều người nói rằng nó sẽ sụp đổ. Luận cứ là do sự phụ thuộc của Việt Nam vào sản xuất và thương mại quốc tế là quá lớn. Nhưng đó mọi người tính không xa tới phản ứng của nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng này.
Không ai có thể ngồi không với cái sự kiện này diễn ra cả. Với sự sụp đổ của ngoại thương thì phản ứng đầu tiên của nền kinh tế sẽ là tìm các nguồn thay thế tạm thời, có thể là không được xịn xò như hàng nhập khẩu nhưng hoàn toàn có thể giải quyết sự thiếu hụt. Với khoa học công nghệ nền công nghiệp hiện tại của Việt Nam thì hoàn toàn có thể làm được việc đó. Như sản xuất sắt thép thì Việt Nam cũng có những công ty như Hoà Phát, Hoa Sen chiếm phần lớn nhu cầu trong nước. Về dầu khí thì Việt Nam có thể, đã và đang khai thác dầu thô trên biển Đông, và các nhà máy lọc dầu trong nước như Nghi Sơn, Dung Quất,… có thể đảm bảo các sản phẩm xăng dầu cho sản xuất nếu sử dụng hợp lý. Lương thực thì khỏi bàn rồi.
Tuy nhiên, đánh đổi lại đương nhiên là công nghệ sản xuất sẽ thấp hơn, năng suất thấp hơn trong khi giá thành tăng phi mã (lạm phát). Nhưng mức độ ảnh hưởng thì còn phải tuỳ theo khả năng điều tiết của chính phủ vào nền kinh tế (cái này là học thuyết kinh tế Keynes nói chứ không phải tôi bịa ra đâu). Thay vì chúng ta có mấy con ô tô thể thao chạy bá cháy 320km/h thì chúng ta chỉ có những cái xe tải chạy với vận tốc an toàn 60-70km/h. Nhưng với cái điều kiện xuyên không sang một thế giới fantasy nó cũng làm được nhiều điều đáng kể, 60-70km/h và động cơ vài chục mã lực là đủ để vượt qua sức ngựa thồ và cho người Việt Nam có năng suất vượt trội so với mấy quốc gia fantasy rồi.
Đồng thời, các nguồn lực (nhân công và vốn) dành cho các ngành phi sản xuất (như du lịch) sẽ bị hạn chế và tái điều phối sang các ngành sản xuất để đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội. Bởi xuyên không thì coi như là mất đi nguồn khách du lịch nước ngoài, và các khó khăn về kinh tế làm suy giảm nguồn du khách nội địa, các ngành du lịch sẽ xác định là chuyển nghề thôi.
Cả cái cmt của bạn, các ý liền tù tì với nhau đọc rất khó hiểu, bộ không biết dùng dấu phẩy à :((
Không có sông Cửu Long thì sẽ bay mất 56% sản lượng nhưng vẫn được ít nhất 19,14 triệu tấn và dân ta mỗi năm tiêu thụ trong nước 14,26 triệu tấn thóc; phục vụ chế biến(ăn) 7,5 triệu tấn thóc; phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn thóc...
Nên cũng không chết đói nhưng bay mất 56% thì vẫn đau thật :V
Nông nghiệp thì lại quá phụ thuộc vào đất đai, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước,... Bị dịch chuyển thì những điều kiện đó bay hết, như vậy là sẽ xảy ra tình trạng thiếu lương thực, nạn đói
Thông tin liên lạc gián đoạn hoặc mất luôn, điện nước, công nghệ cũ mèm, còn nhập máy móc từ nước ngoài,..
Tóm lại là chủ đề này quá vĩ mô, nhiều thứ không thể đong đếm được, nhưng chắc chắn là hơn nửa dân số sẽ bay màu, nên là miễn bàn cho nhẹ người :))