[Review] Cảm nhận về Anh Hùng Cô Độc
Members

Isekai luôn luôn là một chủ đề hot, được cả newbie lẫn lão làng tin dùng mỗi khi bắt tay vào sáng tác. Bạn nghĩ thứ gì khiến nó hot? Những trận combat nảy lửa với sự hiện diện của ma thuật? Một thế giới Fantasy bao la rộng lớn chứa đầy bí ẩn? Hay đơn giản là vì dàn harem phong phú và đa dạng, đủ các loại mẫu mã?

 

Theo quan điểm của tôi, sở dĩ Isekai là lựa chọn hàng đầu của mọi tác giả vì nó dễ tạo nên sự kịch tính cho câu chuyện. Nhân vật chính trong Isekai thường là một cậu trai ngây ngô, mù mờ và phải đối mặt với một thế giới khó lường, qua đó tạo nên các xung đột, các diễn biến kịch tính.

 

Lan man như vậy là đủ, hôm nay tôi sẽ đánh giá một bộ truyện Isekai ở vòng loại: Anh Hùng Cô Độc.

 

Nhan đề rất ra gì và này nọ: Qua mỗi nhan đề ta có thể đoán chung chung diễn biến của câu chuyện. Anh Hùng là một nhân vật điển hình trong Isekai, là loại nhân vật bị triệu hồi sang thế giới khác và bị ép giải cứu thế giới. Và cô độc ám chỉ sự đơn độc, bị tách biệt bởi mọi người, phải chiến đấu một mình, đồng thời còn thể hiện nhân vật chính có thể bị tổn thương tâm lý. Nghĩa vụ ép buộc kết hợp với tổn thương tâm lý, tình huống truyện nghe thôi đã thấy lắm drama và tragedy.

 

Chương 1: Đầu chương, main lảm nhảm liên tục về Isekai, tuy cách thức này hơi thô, nhưng qua đó mong muốn của main cũng được xác định. Đó là cậu muốn "isekai và lập harem đủ các loại mẫu mã". Phân cảnh thứ hai mô tả cuộc sống hàng ngày và tính cách của main, cách thức cũng thực sự rất khô khi tác giả quyết định mô tả tính cách của cậu bằng cách cho cậu tự kể về mình. Chắc có lẽ việc main là một thanh niên bị tự kỷ và tự nhục có nằm trong giao diện tính cách. Phân cảnh thứ ba là main bị hành ra bã bởi một tác động không rõ rồi isekai. Nói chung thì đây có thể được xem là exciting incident, sự cố kích động, nhưng điểm trừ là tôi chưa nhận thấy ảnh hưởng của nó tới mong muốn và cuộc sống bình thường của main. Chắc có lẽ chương hai sẽ có.

 

Chương 2: Phân cảnh đầu, main tỉnh dậy. Tác giả miêu tả sự hốt hoảng của main khá tốt, câu từ rất nhanh gọn tạo cảm giác kịch tính. Main không chấp nhận thực tại, một biểu hiện xung đột rất tuyệt vời, cơ mà tôi tự hỏi cái phần mong muốn Isekai và harem có ý nghĩa gì nhỉ, chắc có lẽ tác giả định bụng gài trước để sử dụng trong phần sau của câu chuyện. Qua phân cảnh đầu, tôi cũng được giới thiệu cho Nghiệt, nghe qua cái tên thôi là ta đã biết cô gái có gì đó rất cao siêu, và được khắc hoạ một tính cách rất ồn ào và vô tư. Đây chắc chắn phải là support girl hỗ trợ main trong lúc cậu bị cả thế giới đì chết. Sau đó, tác giả dẫn dắt Nghiệt kể chuyện cho main nghe, qua đó xây dựng cảm nhận của main đối với Nghiệt, khiến cho cậu nảy sinh vài nghi ngờ. Nhưng cách thể hiện có hơi khô khi ta chỉ nghe suy nghĩ của main thay vì thấy họ đối thoại trực tiếp.

 

Rồi sau đó main tiếp tục không chấp nhận thực tại. Ừ thì tình tiết này cũng thể hiện xung đột đấy, nhưng nó mâu thuẫn quá. Rõ ràng ở chương đầu, main muốn Isekai, muốn lập dàn harem, vậy mà hiện giờ cậu lại không chấp nhận cái thực tại cực kỳ đúng như ý muốn. Nhưng tác giả khắc hoạ rất tốt tính cách nhân vật trong đoạn đối thoại tiếp theo. Nghiệt vô tư, Dũng bạo lực, Main nhút nhát, tạo nên một team ba người cực kỳ hoàn hảo với một con báo, một con rùa, và một anh trai sigma gánh cả team. Tôi cảm thấy khá là hứng thú với cái team này.

 

Kết thúc chương, tác giả giới thiệu một nhân vật mới, tạo cái kết gây tò mò lôi cuốn người đọc bấm vào chương sau để biết cái team báo đời này sẽ làm gì tiếp theo.

 

Chương 3: Main lần thứ ba không chấp nhận thực tại, mấy tình tiết này có hơi vô nghĩa khi nó cứ lưa thưa rải rác, làm mạch truyện đứt nhịp. Tình tiết tiếp theo là một màn đối thoại giữa Dũng với ông Hầu Tước. Dũng rất mạnh mẽ, quyết liệt, đúng chuẩn anh trai Sigma tuy trông cục súc nhưng thật ra là người gánh team sẵn sàng hi sinh cho đồng đội, mong rằng anh ấy sẽ là Sigma chứ không trở thành thùng rác thiểu năng. Qua đoạn đối thoại, tác giả hé mở về kỹ năng và bảng trạng thái, tạo ra đôi chút mong chờ. Dũng chiếm Spotlight, Nguyệt đóng vai phụ, main trở thành nhân vật quần chúng. Câu chuyện hoàn toàn xoay quanh Dũng, bỏ xó main ở một góc để cậu bình luận y như một độc giả. Sau đó, tác giả mới nhớ ra và đưa ánh đèn sân khấu về phía main bằng cách cho cậu đấu tranh nội tâm về mong muốn isekai vs nỗi sợ mất đi cha mẹ, dẫn tới sự giằng xé tâm trí và đưa ra một tình huống nan giải. Chấp nhận thực tại nhưng đánh mất gia đình hay chối bỏ thực tại nhưng từ chối ước muốn.

 

Sau đó là Info Dump về anh hùng, ma vương, chiến tranh, chủng tộc, tùm lum các thứ, chúng cũng có tác dụng thúc đẩy diễn biến. Nhưng cách các nhân vật phản ứng lại bình tĩnh quá, rồi hỏi đáp này nọ như một biên bản thông tin, diễn biến nội tâm không xảy ra ở họ trừ anh main ra. Nhưng cũng như các tình tiết trước, suy nghĩ và cảm xúc của main chỉ là mấy lời bình luận không có đóng góp cho mạch truyện.

 

Phân cảnh tiếp theo, lúc này main mới thực sự có đất diễn. Tác giả gợi tả bầu không khí căng thẳng rất tốt qua các hình ảnh về không gian và binh lính, bầu không khí cũng được tận dụng để thúc đẩy diễn biến main lo lắng, Nghiệt hỏi thăm. Lúc này, Nghiệt cũng để lộ một chút khiếm khuyết: "thật ra mình giả vờ mạnh mẽ thôi, chứ thật ra mình yếu lắm." Nhưng tác giả ơi, đừng thể hiện nó ra bằng lời của nhân vật chứ, đọc cứ cringe và khúm núm, nhất là khi mối quan hệ giữa Nguyệt với Main chưa thân thiết cho lắm. Nhưng một điểm cộng là tình tiết này có ảnh hưởng tới main, khiến cậu tự tin chững chạc hơn, không còn bị khúm núm như trước.

 

Ở phân cảnh diện kiến nhà vua, tác giả khắc hoạ tính cách của ông vua cực kỳ tốt qua hình ảnh ổng ôm hai em người thú cùng giọng điệu hách dịch. Nghiệt sợ hãi, tình tiết cũng ổn, nhưng cô ấy đã được khắc hoạ là một người mạnh mẽ, hướng ngoại, vô tư lự từ đầu truyện tới giờ cơ mà. Do đó mà tình tiết không ăn nhập với hình tượng đã xây dựng cho lắm. Dũng đúng chuẩn Sigma, rất can trường và vững vàng, nhưng cách khắc hoạ hình ảnh men lì của anh ấy còn rất khô kệch, khi phần nhiều là được giải thích bởi main. Về anh main của chúng ta, cậu lại một lần nữa quay lại làm nhân vật quần chúng. Không, đúng hơn cậu phải được gọi là ngôi kể thứ hai, vì cậu có mặt trong mạch truyện, nhưng lại gần như không tham gia các diễn biến. Cậu chủ yếu kể và bình luận về người khác, cho độc giả biết cảm giác của một học sinh cao trung bình thường trước những diễn biến đang xảy ra.

 

Tổng kết:

- Điểm tích cực: Khắc hoạ nhân vật tốt, miêu tả bầu không khí tốt, có diễn tả xung đột nội tâm.

- Điểm tiêu cực: Nhân vật chính mất spotlight trầm trọng, xung đột nội tâm đôi khi mâu thuẫn, tình tiết đôi khi không hợp lí.

Truyện sáng tác

1 Bình luận

AUTHOR
Tôi không có gì để phản biện, vì nó quá đúng.
Cảm ơn bác vì bài review, tôi sẽ cố cải thiện hơn để main chiếm spotlight nhiều hơn.
Xem thêm