UNRELIABLE NARRTOR

Nay t đang khá hứng thú với một thứ gọi là Unreliable Narrator (nếu ko muốn nói là phát cuồng). Tuy là tay mơ nhưng hy vọng bài viết của t sẽ khiến một vài người quan tâm hơn việc ứng dụng cái này vào truyện
*KHÁI NIỆM*: Người kể chuyện không đáng tin cậy là một kiểu người kể chuyện trong văn học mà những gì họ kể không thể hoàn toàn tin tưởng được. Lý do có thể là do họ cố tình nói dối, bóp méo sự thật, không biết hết sự thật, hoặc họ nhìn nhận sự việc qua lăng kính bị lệch lạc. Độc giả sẽ dần cảm thấy hoang mang và không chắc mình có thể tin vào lời kể nào của người dẫn truyện. Độc giả cần phải đọc kỹ và suy nghĩ sâu hơn để tìm ra sự thật từ những lời kể này.
*CÁC DẠNG KHÁC NHAU CỦA UR*
1. Người kể chuyện thiếu hiểu biết (Innocent/Naive Narrator):
   - Thường là trẻ em hoặc người có trí tuệ không phát triển đầy đủ.
   - Họ kể chuyện một cách trung thực theo cách họ hiểu, nhưng do thiếu kinh nghiệm hoặc kiến thức, câu chuyện có thể không đúng sự thật.
   - Người viết theo người kể chuyện này phải tuyệt đối tuân thủ một quy tắc: NGƯỜI DẪN CHUYỆN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP NÓI DỐI.
2. Người kể chuyện bị điên (Mad Narrator):
   - Những người này có thể bị tâm thần hoặc gặp vấn đề tâm lý.
   - Cách họ nhìn nhận và kể lại sự việc có thể bị ảnh hưởng bởi ảo giác, hoang tưởng hoặc tâm trạng bất ổn.
3. Người kể chuyện cố tình nói dối (Lying Narrator):
   - Họ biết rõ sự thật nhưng lại cố tình nói dối để lừa độc giả hoặc nhân vật khác.
   - Thường được sử dụng để tạo ra bất ngờ hoặc sự phản bội trong câu chuyện.
4. Người kể chuyện có động cơ ẩn giấu (Narrator with Hidden Motives):
   - Họ kể chuyện theo cách làm nổi bật bản thân hoặc che giấu tội lỗi.
   - Họ có thể bóp méo sự thật hoặc kể theo hướng có lợi cho mình.
 *LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG UR?*
- Tạo sự bất ngờ và kịch tính: Độc giả không biết điều gì sẽ xảy ra hoặc ai đúng, ai sai. T ko biết mn thế nào nhưng t sẽ cảm thấy cực kì thú vị khi được biết về nó.
- Khám phá tâm lý nhân vật: Hiểu sâu hơn về suy nghĩ, cảm xúc và động cơ của nhân vật kể chuyện.
- Thử thách độc giả: Đòi hỏi độc giả phải suy luận, đọc kỹ và đặt câu hỏi về câu chuyện.
Người kể chuyện không đáng tin cậy làm cho câu chuyện trở nên thú vị và phức tạp hơn. Nó cực kì phù hợp với những tập truyện trinh thám hay tâm lý.
*VÍ DỤ:
Ví dụ nổi tiếng về người kể chuyện không đáng tin bao gồm:
1. Humbert Humbert trong "Lolita": Humbert kể lại câu chuyện từ góc nhìn của mình, biện hộ cho hành động xấu xa của mình, khiến người đọc phải nghi ngờ về tính chân thực và đạo đức của câu chuyện.
2. Patrick Bateman trong "American Psycho": Patrick là một nhân vật với những hành vi bạo lực và tâm lý bất ổn, khiến người đọc không chắc chắn về những gì thực sự đã xảy ra và những gì chỉ là trong tưởng tượng của anh ta.
3. Narrator trong "Fight Club": Nhân vật chính của câu chuyện không nhận ra mình đang mắc chứng rối loạn nhân cách, dẫn đến việc kể lại một câu chuyện không chính xác về bản thân và các sự kiện xung quanh.
4. T có tập tành viết một câu chuyện tản văn kết hợp với người kể chuyện không đáng tin. Các bác có thể xem trong mục tản văn, kí thơ ca để tham khảo một chút
*LƯU Ý: Ngoài ra còn có một khái niệm khá thú vị được gọi là "mánh tường thuật". Nó dễ sử dụng trong tiểu thuyết hơn, tại đây người kể chuyện chỉ đơn giản là bỏ qua sự việc đó hoặc nói một cách dễ gây hiểu lầm mà không hề cố ý. Họ cảm thấy nó không cần đề cập đến và cứ thế độc giả sẽ bị hiểu lầm về vấn đề, khá khó hiểu, hãy lấy ví dụ:
"Tôi không hiểu tại sao cậu ấy lại có thể mạnh đến thế, lại còn ngầu nữa. Nghe nói bữa trước cậu ấy còn vừa anh hùng cứu mĩ nhân nữa chứ. Henry ơi, cùng là cảnh sát như nhau mà sao cậu  khác một trời một vực với tớ thế nhỉ?"
.
.
.
.
.
.
Người bạn mà nhân vật chính đang đề cập là con gái. Sao bác lại bối rối? Nhân vật chính chưa hề đề cập rằng người bạn mình là con trai. Cái tên Henry á? Không, có rất nhiều người con gái có một cái tên nam tính mà, tại sao bác lại nghĩ người đó là con trai? Phải đó chính là mấu chốt của vấn đề. Tuy không hề đề cập đến giới tính nhưg não bác sẽ tự động quy nạp và xử lí thông tin sao cho hợp lý dựa vào dữ kiện được nêu ra. Bên trên chỉ là một đoạn văn nên có thể vẫn chưa thể làm nổi bật lên được công dụng của nó tuy nhiên. Thứ gọi là mánh tường thuật này được áp dụng vào rất nhiều tiểu thuyết không chỉ là trong giới tính mà còn là tuổi tác, chức vụ hay thậm chí là che giấu một tên sát nhân... À và giống như người kể chuyện thiếu hiểu biết: người kể chuyện ở đây không, được, phép, nói dối.

Đó là toàn bộ những gì mình muốn nói về Người kể chuyện không đáng tin cậy. Chúc các bác một ngày tốt lành.

3 Bình luận

TRANS
AI MASTER
Thể loại này được sử dụng khá nhiều trong tiểu thuyết chính trị, chiến tranh hay trinh thám
Xem thêm
TRANS
Thằng cha này là thằng unreliable narrator ấn tượng nhất đối với tôi. (")>280944.jpg?ex=666eb44b&is=666d62cb&hm=3eadaa82688702c4c1b7177b641aff8591c5e6c8537e24c4a68b064b5bd1a9c3&
Xem thêm
TRANS
Hình như bộ dị quỷ đạo tiên cũng dùng cách này=)) Đọc mà không biết main tâm thần, tác giả tâm thần hay đọc giả tâm thần
Xem thêm