Tôi đáng lẽ không nên có những ký ức này mới phải.
Dạo quanh thành phố, tôi cảm nhận được những điều kỳ lạ như thể đã quen thuộc từ lâu. Bên cạnh đó, hình ảnh về những đứa trẻ tên là “Tomoki” hay “Minami” mà bản thân chưa từng biết lại hiển hiện lên với tôi, và thỉnh thoảng tôi có thể thấy được bản thân mình chơi cùng tụi nó.
Nhưng tôi đã bao giờ quen một ai với cái tên đó đâu.
Không một ai với cái tên như vậy trong quyển kỷ yếu tốt nghiệp hồi tiểu học của tôi hết, và tại vì tôi không tham gia bất kỳ một câu lạc bộ thể thao hay lớp học nào nên bản thân không có cách nào để biết các bạn đồng trang lứa khác ở bên ngoài trường hồi tiểu học.
Tôi không chỉ cảm thấy được cảm giác thân quen mãnh liệt mà còn có rất nhiều giấc mơ về những điều đó. Dường như có một nhân vật từ “hồi ức” của tôi ở bên trong giấc mơ, nhưng tôi lại không thể nhớ lại được những chi tiết khi bản thân tỉnh giấc, cơ mà trong giấc mơ ấy, tôi đã phải lòng và thích một cô gái tên “Yuuko”. Tôi luôn luôn có một cảm giác luyến tiếc thoáng qua sau khi tỉnh dậy khỏi giấc mơ, và thỉnh thoảng tôi lại buồn vì phải thức dậy khỏi giấc mộng kia.
Những hiện tượng này xuất hiện vào thời điểm tôi bước vào cấp hai. Vì tôi rất tò mò nên có đọc một vài quyển sách về chủ đề “giấc mơ”.
Tôi đọc những lý thuyết về cách những giấc mơ phản ánh những khát vọng của chúng ta và những cảm xúc thầm kín mà chúng ta không nhận thức được, rồi tôi tự hỏi liệu mơ những giấc mơ mãn nguyện có xóa đi sự bất mãn của tôi sau khi phải chịu đựng một sự nuôi dạy hà khắc hay không.
Sau khi điền phiếu khảo sát tình trạng sức khoẻ thì tôi được đưa đến một căn phòng kiểm tra, ở đó tôi giải thích cho một bác sỹ thần kinh đứng tuổi rằng bản thân thỉnh thoảng trải qua những giấc mơ lặp lại giống nhau nhiều lần và cảm nhận được một cảm giác như thể thân thuộc với những điều mà chưa từng thấy bao giờ. Sau khi nghe những chịu đựng của tôi, vị bác sỹ nhìn vào tờ phiếu khảo sát rồi sau đó kêu tôi làm một bài kiểm tra IQ lẫn tâm lý. Tôi trả lời những câu hỏi kiểm tra này trong một căn phòng khác, và khi có kết quả, tôi được mang tới phòng khám. Vị bác sỹ bắt đầu đặt câu hỏi sau khi xem qua phiếu khảo sát và kết quả kiểm tra.
“Cháu có khó ngủ vào buổi tối không?”
“Không ạ.”
“Cháu có hay tỉnh giấc lúc nửa đêm không?”
“Dạ không.”
“Cháu có sợ đi học hay không muốn làm bất cứ thứ gì không?”
“Dạ không.”
“Có khi nào cháu chán hay thèm ăn quá mức chưa?”
“Chưa ạ.”
Sau khi lặp lại những câu hỏi và câu trả lời phía trên, vị bác sỹ nhìn sang phiếu khảo sát với một vẻ mặt bối rối.
“Hmm…”
“Xét về mặt sức khỏe lẫn học tập ở trường thì cháu vẫn tốt, phải không? Cháu có bị đau nhức hay mệt mỏi hay thấy thứ gì khác khó chịu không?”
“Không hẳn ạ.”
Vị bác sỹ ghi vội vào trong giấy khám sức khỏe, ngước mắt lên khi viết xong.
“Ở trường cháu có hay trò chuyện nhiều với bạn bè nào không?”
“Dạ, nói chung là cháu có một vài người bạn tốt ở cả trong lớp và câu lạc bộ.”
Sau một vài dòng suy nghĩ, vị bác sỹ kết luận: “Tuổi dậy thì” và trực tiếp dẫn tôi tới trung tâm tư vấn ở gần bệnh viện.
Ngày hôm đó vị bác sỹ ấy đã không kê thuốc cho tôi, nhưng ông ấy bảo tôi sớm quay lại tái khám nếu cảm thấy bất thường hay muộn phiền.
Sau buổi hôm ấy, tôi đã đến trung tâm tư vấn. Đó là một nơi sạch sẽ, và căn phòng tôi được đưa vào có một chiếc ghế rất thoải mái cũng như có phục vụ thêm cả nước cam từ nhân viên. Tôi nhấp một ngụm nước cam và kể chi tiết cho tư vấn viên những vấn đề mà bản thân cũng đã nói cho vị bác sỹ tâm lý kia.
Khi tôi nói cho cô ấy nghe về vấn đề của mình, người phụ nữ ấy lắng nghe và mỉm cười. Sau đó cô ấy bắt đầu hỏi những câu kiểu như “Em có thích tới trường không?” hay “Mọi thứ khi ở nhà cùng mẹ có gì không?”
“Không phải lúc nào cũng thoải mái nhưng đôi khi nó cũng vui vẻ theo cách riêng ạ. Em rất thích khi được chơi đá banh và trò chuyện với bạn bè trong bữa trưa. Mẹ em thường đi làm về muộn, nhưng mấy bữa bà về sớm thì bọn em cũng có ăn tối chung”, tôi đáp.
“Hmm”, người phụ nữ bỏ cuộc và hỏi.
“Có bao giờ em thấy cô đơn khi ở nhà một mình chưa?”
Khi cô ấy hỏi vậy, tôi cảm thấy cực kỳ ngớ ngẩn, vì vậy tôi lắc đầu và nói.
“Không, không có đâu ạ.”
Sau đó người phụ nữ cười dịu dàng và lẩm bẩm, “À rồi…”
“Cơ mà, em có thường gặp vấn đề khi ghi nhớ thứ gì đó trong cuộc sống không, hay là em có hay quên không?”
“Không, em không nghĩ thế. Em không tệ ở khoản ghi nhớ đâu ạ. Em gần như chả quên gì.”
Cô ấy ghi chú lại trong khi lắng nghe tôi nói, sau đấy cô ấy đọc kỹ chúng trước khi sắp xếp lại và nói về “trí nhớ”.
Trí nhớ con người, theo cô ấy nói, là khác biệt so với mấy thứ được ghi lại bằng các thiết bị như là tranh ảnh, ổ cứng hay bộ nhớ bán dẫn, đó là khi chúng ta cố gắng gợi lại trong trí nhớ của mình bất cứ thứ gì, nó sẽ không lập tức hiện lên rõ ràng dưới hình ảnh gốc, mà hình ảnh ấy sẽ được vẽ lại qua từng lần gợi nhớ. Nó rất dễ thay đổi và đầy mơ hồ, và nó có thể bị sai lệch hoàn toàn bởi tác nhân từ con người.
“Chị biết là bây giờ hơi khó cho em để mở lời, nhưng nếu em có vướng mắc gì, hãy nói cho chị biết thậm chí đó là một thứ nhỏ bé”. Đó là thứ cô tư vấn viên nói trước khi tôi ra về vào ngày hôm đó.
Cơ mà tôi cảm giác như thể là đã đến nhầm chỗ rồi. Rất là thú vị khi nghe hồi ức của những người khác, nhưng tôi lại có cảm giác rằng thứ đang diễn ra đối với tôi là không giống như vậy. Tôi không thể tin được rằng “trí nhớ” chỉ đơn giản là một phiên bản tái tạo của hồi ức nguyên sơ hay là một giả định. Thế là cuối cùng, tôi chẳng thèm ghé các bệnh viện và các dịch vụ khác trong khu vực đó nữa.
Trên thực tế, đó không phải là vấn đề cần phải xử lý bằng được ngay lập tức, bởi những hồi ức kia cũng không ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của tôi. Nó khiến tôi âu lo đấy nhưng không phải là tác nhân chính tác động tới sự chuẩn bị cho các kỳ thi cử. Theo đó, tin tức công bố ra mắt tựa game mới mà tôi yêu thích lại gây xao nhãng tới chuyện học hành của tôi hơn.
Như vị bác sỹ ở phòng khám tâm lý kia đã nói, “Là tuổi dậy thì”, bản thân tôi đã nghĩ kỹ và tìm ra câu trả lời rằng chuyện này liên quan tới rối loạn tuổi dậy thì mà thôi và tôi lựa chọn không quá quan tâm tới nó nữa. Dựa theo một quyển sách mà tôi từng đọc thì nó nói là nội tiết tố trong bộ não bị mất cân bằng ở tuổi dậy thì, vì vậy tôi cho rằng nó là như thế.
Tuy nhiên, tôi lại trải qua giấc mơ đó một lần nữa chỉ một thời gian ngắn sau buổi đi bệnh viện.
Sau khi choàng tỉnh khỏi giấc mơ, tôi đột ngột nhận ra trong tâm trí mơ hồ của mình là bản thân đã trả lời câu hỏi của cô tư vấn viên kia một cách không chính xác.
“Có bao giờ em thấy cô đơn khi ở nhà một mình chưa?”
Câu hỏi của cô ấy vang lên trong đầu óc mịt mù của tôi trong buổi rạng đông mà mặt trời còn chưa hửng sáng, tựa như một sự hòa trộn giữa cơn mê và thực tại.
Mỗi khi tỉnh dậy khỏi giấc mộng về cô gái tên Yuuko ấy, tôi luôn luôn cảm nhận được một sự cô đơn khôn nguôi, như thể tôi đã đánh mất một thứ gì đó, nó như một cơn đau dai dẳng thắt sâu trong lồng ngực tôi.
**
Âm thanh của tiếng phấn được viết trên bảng đánh thức tôi tỉnh dậy.
… Dường như tôi vừa ngủ gật. Đôi gò má hơi phồng lên, tôi vừa trải qua một giấc ngủ ngắn không mấy thoải mái. Tôi cảm thấy nhói đau ở những đốt ngón tay và trên hai bên gò má, và tôi chà hai lòng bàn tay với nhau như thể xoa lên má.
Mặc dù mới chỉ Tháng Năm, lớp học đã trở nên cực kỳ nóng. Phía sau gáy của cô bạn có mái tóc búi lên ở đằng trước tôi đã ướt đẫm mồ hôi.
Khi thở ra một hơi thật sâu, một cơn gió thổi thoai thoải qua khung cửa sổ đang hé mở chạm vào làn da đang đẫm mồ hôi của tôi. Sau tiết Thể Chất là tới tiết Lịch Sử Thế Giới. Lăn khử mùi mà học sinh dùng trong khi đổi tiết để lại một mùi hương không mấy thoải mái trong lớp.
Thầy giáo dạy lịch sử thế giới là một người đàn ông đứng tuổi tên là Okamoto, thầy ấy nổi tiếng với việc tiết của thầy thì trên bảng luôn kín chữ, tới nỗi mà người ta nói rằng nếu thầy ấy nghiêm túc viết bài thì sẽ bị viêm gân cả tháng. Thầy ấy luôn dạy theo tốc độ của mình và ít quan tâm tới những học sinh làm việc riêng hay ngủ gật trong giờ.
Cuốn vở trong tay tôi không phải là cái quyển nhàu nát mà tôi đang cầm ngay trước khi ngủ quên.
Mới chỉ qua ba giờ chiều một chút. Ánh nắng đang dần trở nên chói lọi, và sàn nhà bình thường màu trắng cũng đang chuyển sang sắc cam.
Sau buổi học, chúng tôi hoạt động câu lạc bộ tới hơn bảy giờ.
Có lẽ do ngày học quá uể oải, mà thậm chí lúc đó, thời điểm mà tôi mong chờ nhất trong cuộc sống học đường của mình, lại cảm giác có một chút nặng nề.
2 Bình luận
Tksssss