Sẽ thật hoàn hảo nếu như...
Shasendou Yuuki (斜線堂 有紀)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Thi thể người tôi yêu trị giá ba trăm triệu yên

144 ngày trước

0 Bình luận - Độ dài: 3,765 từ - Cập nhật:

144 ngày trước.

Sai lầm đầu tiên của tôi là đi trên đoạn đường gần chỗ điều dưỡng đặc biệt, viện điều dưỡng Subarudai. Có ít con đường dẫn từ trường phân hiệu Subarudai về đến nhà, lựa chọn những con đường khác có lẽ là một sự sáng suốt. Song chỉ riêng hôm nay, tôi sẽ cuốc bộ trên đoạn đường này.

Người sống tại Subarudai sẽ thấy một ngôi làng nhỏ, dân số khoảng chừng một nghìn người, đang tọa lạc trên núi. Nếu so sánh với khu đô thị thì nơi đó không khác gì một chốn khỉ ho cò gáy cả.

Lượng người men theo con đường nhỏ gần với viện điều dưỡng cũng đang ngày một giảm dần ngay trong lòng Subarudai. Kể từ lúc tiếp nhận bệnh nhân, họ đã không mấy dùng tuyến đường này nữa. Có lẽ đó là biểu hiện cho việc người Subarudai đang giữ khoảng cách so với viện điều dưỡng đặc biệt, hoặc phải chăng vách tường bao quanh nó mang cảm giác thần bí nào đó khiến mọi người phải dè chừng. 

Chính xác mà nói, trừ huyện ra, đoạn đường này đã vãn người qua lại so với nơi khác.

Bức tường trắng bao quanh viện điều dưỡng Subarudai hiện giờ đã chứa đầy những nét vẽ nguệch ngoạc, mọi ngóc ngách trên tường đều là thành quả của sự cần cù, siêng năng trong nếp sống nghệ thuật của cư dân sinh sống tại đây. Nhờ lẽ đó, mà bên trong lẫn bên ngoài viện điều dưỡng mới được phân chia giữa nghệ thuật Graffiti lòe lọet, một con chó bị biến dạng, và một chú cá voi khổng lồ.

Đoạn tôi nhìn chằm chằm vào chú cá voi được vẽ trên tường và thở phào nhẹ nhõm.

Chú cá voi đang đắm mình ở bờ tường phía đông viện điều dưỡng cùng với kích cỡ không biết ý tứ, vẫn thản nhiên bơi trong những nét vẽ nguệch ngoạc, thân thể đen thẩm dù đứng cách xa song lại thấy rõ mồn một.

Về chú cá voi này, trước đó đã có một ít đề cập về nó. Một phóng viên đến Subarudai đã tùy hứng chụp lại ảnh và viết bài báo với tiêu đề 'Nhà an nghỉ cuối đời chuyên tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh lạ'. Trong bài báo đó, họ gọi nó là Cá voi tháng hai, và từ đấy cá voi tháng hai đã trở thành linh vật tượng trưng cho nơi này. Tuy nhiên, đã có một cuộc tranh cãi nổ ra.  Nguyên nhân chính là những từ như 'Bệnh lạ' và 'Cuối đời"  được đề cập trên bài báo đó.

Dùng từ "Bệnh lạ" để nói về tình hình của những bệnh nhân đang điều trị nội trú tại đây thì thật thô lỗ. Ừ thì, giả sử có những căn bệnh không thể chữa khỏi được, ấy nhưng ngay từ đầu ta cũng không nên gọi nó như thế.

Cá voi tháng hai vẫn chưa hề biết rằng tên mình đã được bày bán trong cuốn tạp chí tháng hai. Ngày hôm nay, nó vẫn tiếp tục bơi trên bờ tường cao vời vợi như mọi ngày. Trước mặt nó là dòng chữ 'Bệnh nhân Kim Khối kiên quyết từ chối nhập viện', 'Phản đối viện điều dưỡng để mang một Suburudai đẹp đẽ trở lại'. Những dòng khẩu hiệu lăng mạ, phỉ báng viện điều dưỡng in trên khắp tờ áp phích.

Tôi đăm đăm nhìn tờ áp phích một vài giây sau đó từ từ vươn tay tới. Thế nhưng, cơn gió bất ngờ cuốn nó vào lùm cây, thò tay vào lùm cây song thứ tôi lấy ra lại là một vật khác; chiếc khăn choàng cổ màu đỏ tươi.

"Khăn choàng cổ?"

Trời đã vào tháng tư, chỉ ánh mặt trời thôi là đủ ấm rồi. Hôm nay lại còn là ngày lý tưởng để tản bộ. Thời tiết như vậy thì cần gì tới khăn choàng cổ chứ? Mà rốt cuộc, cái này là của ai nhỉ?

"Em gì đó ơi" - Giọng nói ngọt lịm cất lên, lẽ nào là chủ nhân của chiếc khăn choàng cổ đó.

"Em bắt tốt lắm. Cảm ơn vì đã nhặt nó giúp, giờ em mà chịu đưa nó cho chị thì chị sẽ biết ơn lắm đó." - Tôi hướng mắt về phía giọng nói

"Của chị đây ạ. Thật tốt vì chị đã tìm thấy nó nhỉ."

Cô gái với mái tóc dài đang ngồi trên bức tường kia cất tiếng. Cái cổ trắng muốt lộ ra từ bộ đồng phục bệnh nhân của cô trông thật hợp với khăn choàng cổ. Tôi thầm nghĩ.

Tuy đôi găng tay màu đen cô đang đeo, nó chẳng ăn nhập với tiết trời mùa xuân tí nào, nhưng công tâm mà nói, cô ấy thật sự rất xinh đẹp, kể cả khi cô đang ngồi trên bức tường màu mè kia thay cho cái ghế đi chăng nữa.

"Chị là người của viện điều dưỡng sao ạ? "- Tôi hỏi một câu đầy ngớ ngẩn giữa bầu không khí ngượng ngùng.

"Phải rồi, chị là người ở đây."

Trái với vẻ ngờ nghệch của tôi, cô ấy chỉ nở một nụ cười lém lỉnh, cái cười híp mắt trông như trẻ con, nhìn chẳng ăn rơ gì với cái nhan sắc trời ban của người con gái đang ngồi trên bờ tường. Và trong khi mải mê trước vẻ đẹp ấy, tôi đã quên béng là mình vẫn còn giữ chiếc khăn choàng cổ trong tay.

"À nè, của chị đây." - Tay cầm khăn choàng cổ hướng về phía cô, song cô lại quyết không lấy nó mà chỉ nở một nụ cười tít mắt khiến tôi không khỏi bàng hoàng.

"Nếu em muốn trả lại nó thì hãy đến phòng bệnh của chị. Nhớ vào bằng cửa chính ấy nhá."

"Nhưng.... Em không có tư cách để vào đó ạ."

"Bệnh tật không phải là tấm thẻ thông hành như em nghĩ đâu." - Dứt lời, cô ấy cười còn tươi hơn cả lần trước.

Dựa trên lời nói đó, tôi đoán ra được cô chính là người đã mắc căn bệnh lạ trong lời đồn, và nếu đúng như những gì người Subarudai đồn. Cô ấy chắc chắn là bệnh nhân duy nhất ở đây.

"Nhìn chị không giống người bệnh cho lắm"

"Thôi nào, đã là bệnh nhân thì phải trèo lên bức tường cao cỡ này nè. Mà tiện nói luôn, chiếc khăn choàng cổ đó đắt tiền lắm, nên chị hy vọng em sẽ không ném nó đi." - Bóng dáng cô biến mất ngay khi dứt lời. Một lát sau, giọng nói cất lên từ phía chú cá voi. - "Tên của chị là Tsumaru Yako, đừng ngần ngại gì hết, cứ việc gọi chị là Yako. Chỉ cần nói tên chị ở quầy lễ tân, chắc chắn họ sẽ cho em vào."

"Em sẽ ném nó qua đấy, mong chị hãy bắt lấy."

"Hửm, nhìn em không giống tuýt người sẽ hành xử thô bạo với đồ vật của người khác. Thế nên, gặp lại sau nhá!" - Giọng nói của Yako ngày càng xa dần, ở khoảng cách ấy tôi không thể ném chiếc khăn choàng cổ để trả lại cho cho cô được nữa.

Ý định ném khăn choàng cổ qua bên kia bờ tường đã dập tắt ngay khi tôi biết nó được đan bằng loại vải đắc tiền.

Bất lực, là ấn tượng đầu tiên tôi sẽ nhớ mỗi khi gặp lại cô.

Yako, người đã nhìn thấu tôi chỉ sau một vài phút gặp mặt, chẳng biết vì lí do gì, cô ấy đã chèn ép tôi theo một cách hoàn hảo nhằm bắt tôi nhận lấy trách nhiệm này. Từ "đắt" cũng chỉ là cái cớ để khiến tôi ân năn khi chiếc khăn choàng cổ bị dính bẩn.

Một mình đứng lạc lõng giữa những hàng cây thưa thớt, tôi nhồi chiếc khăn choàng cổ vào bên trong cặp. Để không quên, tôi tiếp tục nhét tờ áp phích vào túi quần.

     

Khi về đến nhà, âm thanh chói tai vọng lại trong căn nhà hiu quạnh không một bóng người.

Bên trong căn nhà có một chiếc máy in cũ. Mỗi lần in ấn, nó sẽ phát ra âm thanh cọt kẹt như thể tiếng gào thét. Tôi cứ tưởng chiếc máy in này rồi sẽ đi tong như tiếng kêu thảm thiết của nó, ấy vậy mà đến lúc in ấn nó lại trơn tru đến không ngờ.

Thời gian để máy in nhả ra những tờ áp phích nhanh như tốc độ âm thanh truyền trong không khí vậy. Nhìn vào tờ áp phích, đập vào mắt tôi là dòng chữ 'Phản đối bệnh nhân Kim Khối nhập viện' được in bằng loại chữ Minh Triều [note51591] sặc sỡ. Thò tay vào túi, tôi lấy ra tờ áp phích bị nhào nát rồi ném vào thùng rác.

Ichika Gotokumitsu, vị trưởng làng mới nhậm chức tuyên bố sẽ thúc đẩy tài chính của Subarudai dưới nhiệm kỳ của mình, nhưng thực chất là ông không hề làm vậy. Để cứu ngôi làng này, ông đã kêu gọi xây dựng viện điều dưỡng chuyên dụng cho bệnh Kim Khối, đó cũng là viện điều dưỡng thứ ba ở cả nước. Và tất nhiên, Subarudai có thừa những mảnh đất thiên nhiên xinh đẹp, phù hợp để xây dựng chiếc hộp trắng như thế. Ngoài Ichika Gotokumitsu ra, còn có rất nhiều người khác bảo rằng họ cũng sẽ tận dụng lợi thế của Subarudai, nhưng rồi, chỉ duy nhất mình ông biết khi nào sẽ là thời điểm vàng.

Thứ Subarudai cần bây giờ không phải là một hội trường khổng lồ, cũng không phải những nghệ nhân đúc tượng đồng đầy triển vọng. Đầu tư khoảng tiền lớn vào các viện điều dưỡng đặc thù được trích từ tiền viện trợ của chính phủ mới là thứ họ muốn.

Tại thời điểm mà bảy bệnh nhân mắc phải căn bệnh với tên gọi là 'Kim khối' được phát hiện. Chính phủ đã chỉ định đấy là một loại bệnh cực kì đặc biệt, và thông báo xây dựng những "trại giam chuyên dụng". Ichika Gotokumitsu quả là người nhìn xa trông rộng khi đưa Subarudai lên làm nơi ứng cử đầu tiên, không ít lâu sau đó, viện điều dưỡng Subarudai đã được khởi công. Một cơ sở mới tinh nằm trong ngôi làng lạc hậu. 

Trong bảy bệnh nhân đó, có đến hai người bị chuyển đến Subarudai. Nhằm mục đích nghiên cứu và điều trị bệnh Kim Khối, trang thuyết bị chuyên dụng cũng được gửi vào trong bức tường trắng ấy. Đó là câu chuyện, tôi đã nghe được đại khái trong năm thứ tư tại trường phân hiệu. Cũng từ đó, nền kinh tế Subarudai chuyển biến khôn lường, từ việc tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh Kim Khối.

Ở thời điểm ấy, bức tường vẫn chưa có những nét vẽ nguệch ngoạc như bây giờ, thay vào đó là những tờ áp phích 'Phản đối viện điều dưỡng', 'Vì tương lai con trẻーRút lui ngay lập tức' lắp kín bức tường trắng.

Và cũng đã thấm thoát bốn năm, kể từ ngày mẹ tôi bắt đầu mưu tính tổ chức các hoạt động chống đối viện điều dưỡng.

      

Bảy giờ hơn, cũng là lúc mẹ tôi trở về nhà, chẳng hiểu sao tôi lại sợ hãi vô cùng. Sợ rằng chiếc khăn choàng cổ giấu kín trong tủ quần áo sẽ bại lộ, để tránh chuyện bé xé ra to, tôi chủ động xuống tầng trệt nhằm ngăn người khác đột nhập lên lầu.

Bà nhìn chằm chằm vào cử chỉ của tôi với nét mặt cau có rồi bật hỏi "Kitagami đâu rồi?" Kitagami chính là bố dượng của tôi.

"Hình như.... vẫn chưa về ạ." - Nghe tôi nói, bà khịt mũi một cách bất mãn và đi chuẩn bị buổi ăn.

Khi tôi bước vào bếp thì thấy bà đã bắt đầu chế biến mì udon lạnh. Thông thường, Kitigami sẽ là người đảm nhận bếp núc, nhưng vì hôm nay ông vắng mặt, nên bà sẽ đích thân nấu nướng.

Đương lúc tôi đang luộc mì udon và rã đông ổ bánh mì thì Kitagami từ đằng sau rón rén bước vào bếp. Mới chỉ 40 tuổi thôi mà dáng vẻ của ông đã già đi trông thấy, đôi mắt cụp, thân thể tiều tụy trông như xác sống, nhìn vào Kitagami, tôi khá chắc vẻ ngoài của mình cũng nom như vậy. Căn bếp chật hẹp như một cái chuồng thú nhỏ, khi tôi và ông đứng cạnh nhau. 

"Mà, Hinata, cái này." - Kitagami đưa bức thư đang cầm trong tay, cười tủm tỉm.

"Hashikawa có nhờ con đến giúp cày giùm mảnh ruộng. Đổi lại họ sẽ trả ơn bằng gạo và rau củ. "

"Con cảm ơn bác ạ."

"Đừng khách khí, đây còn chẳng phải chuyện to tát gì." - Vừa nói, Kitagami vừa dọn đống rau củ hư trong tủ lạnh.

Kitagami đã tái hôn với mẹ tôi, nhưng ông không xuất thân từ Subarudai. Ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên, tôi có ấn tượng ông là kiểu người đáng tin cậy, khác xa so với khuôn mặt xơ xác như hiện giờ. Bố tôi đã mất trước cả khi tôi kịp nhận thức, cũng vì thế mà tôi rất mong đợi vào cuộc hôn nhân này.

Tôi nhớ lại nụ cười trông ven mãn của Kitagami này lẫn Kitagami khác khi ông mua sách về cho tôi. Hết thảy sách trên kệ đều do một tay ông mang về.

Kitagami rất thất vọng về hoàn cảnh nan giản mà nơi đây đang vướng mắc; dân cư thì thưa thớt, kinh tế suy thoái. Với quyết tâm, bằng mọi giá ông sẽ biến nơi mẹ con tôi đang sống thành một nơi nhộn nhịp. Ông bắt đầu nghỉ việc ở một khu xí nghiệp có tiếng, rồi chuyển sang công việc khích lệ các cứ điểm tại Subarudai.

Tôi và mẹ đều hưởng ứng việc ông đang làm. Và giá như mọi chuyện cứ tiến triển êm xuôi thì thật tuyệt biết bao. 

Từ những thành quả mà nói, Kitagami đã không suôn sẻ trong công cuộc tái thiết lại Subarudai. Hoạt động sản xuất rượu địa phương, mở rộng thành phẩm nông nghiệp ra các tỉnh ngoài chỉ là những chính sách thông thường. Dù biết, nhưng ông vẫn thật lòng mong muốn vực dậy Subarudai.

Thương hiệu Subarudai không bén rễ theo dự tính của ông, và Subarudai cũng được định là sẽ sát nhập vào Midoridai bên kia núi. Dân làng đều chấp nhận sự việc này. Chỉ duy nhất mình ông là nóng vội. Kết quả: chính việc xây dựng viện điều dưỡng mới là thứ khiến Subarudai sống lại.

Kitagami lúc đó như tấm khăn trải dài bị gấp lại, nhưng lại quyết không từ bỏ, chẳng gì có thể hạ gục được ông ngay cả khi số tiền dành dụm cuối cùng đã cạn. Vì tương lai của Subarudai, ông không được phép bỏ cuộc. Chỉ khi cho đến một ngày - ngày mà viện đIều dưỡng quy mô lớn thứ ba được quyết định. Hôm diễn ra cuộc họp báo cáo tình hình khởi công viện điều dưỡng Subarudai, ông đã chính thức sụp đổ.

"Lại tốn công vô ích nữa rồi." - Kitagami bất cử nhất động đồng thời với lời nói, cũng từ đó ông không chịu ló mặt ra khỏi phòng nữa.

Sau hôm ấy, gia đình chúng tôi bắt đầu sống phục thuộc vào tiền viện trợ xã hội, ngay cả ổ bánh mì đông lạnh cũng là của các tổ chức phi lợi nhuận. Mẹ tôi dùng mấy đồng bạc ít ỏi đó để rót vào "sinh hoạt phí" của mình.

"Hinata này, con nên bồi bổ cơ thể đi chứ, đừng có mà ăn mỗi bánh mì." - Lời nói của Kitagami bất giác kéo tôi về thực tại. Tôi nhanh chóng đổ hết phần udon bị nở bên trong nồi vào bát.

"Khỏi, hôm nay bác thấy không đói nên..... "

"Vâng ạ."

Nói đoạn, Kitagami vơ lấy ổ bánh mì.

"Bác xin lỗi, vì đã để con phải sống như này." - Kitagami lẩm bẩm như thể nhớ lại quá khứ.

Dường như ông không muốn tìm công việc nào nữa. Thế nhưng thi thoảng, ông cũng sẽ giúp hàng xóm cày ruộng, còn bắt đầu thứ gì đó mới mẻ thì gần như là không thể. Bây giờ, ông không biết nói gì ngoài câu 'Tôi ổn mà'. Đây không phải lời nói của một người đang suy sụp tinh thần như ông nên nói tí nào.

Bỗng nhiên, giọng cười the thé vang ra từ tivi trong phòng khách. Mẹ tôi tăng âm lượng mà không nói bất cứ lời nào, chuyện này xảy ra mỗi khi tôi và ông phiếm chuyện. Trùng hợp là bọn tôi vừa trò chuyện xong.

Khi tôi bê đống udon đã nở cùng bánh mì chấm sốt cà chua đến phòng khách. Mẹ tôi không nói năng gì, mắt cứ dán vào tôi trong lúc tôi đang ăn ổ bánh mì rồi thở dài thườn thượt.

"Nhân tiện, hôm nay ông đã đi đâu vậy?" - Đó là câu hỏi dành cho Kitagami, và khi ông cố giải thích chuyện ban nãy. Tiếng tặc lưỡi lách tách vang lên.

"Chỗ Hashikawa có lẽ là nơi đầu tiên có ý định khuất phục trước viện điều dưỡng đấy."

Khoảnh khắc bà trưng ra vẻ mặt bất mãn cũng là lúc Kitagamai thu mình lại.

"Tôi vừa nhận gạo từ chỗ ấy, nhờ ơn họ mà chúng ta mới sống qua ngày được."

"Ông chưa biết à? Họ chắc chắn đã làm những việc dơ bẩn, nếu cứ tiếp tục như vậy, ta sẽ là kẻ thù với họ."

Dù có ăn nói kiểu gì đi chăng nữa, bà vẫn thật lòng thừa nhận mình đã dùng đống gạo do chỗ Hashikawa tặng cho.

"Ông này, bây giờ mọi chuyện đã khác rồi. Đất nước này đang giấu chúng ta một chuyện cực kì hệ trọng, cái thứ ở chỗ kia ấy, nó chẳng phải là bệnh nhân hay gì đó đâu, bên trong viện điều dương chính là con vi sinh vật thuộc quyền của chính phủ. Chừng nào chưa tiêu diệt được nó, thì Subaru vẫn mãi là một nơi đáng sợ."

Trong lúc mẹ tôi bắt đầu kể tường tận về thuyết âm mưu của mình, Kitagami lại hướng tầm mắt ra phía ngoài. Những lúc như này, ông sẽ tự thu mình vào chiếc vỏ bọc, kiên nhẫn đợi chờ cơn giông bão cuốn qua.

Tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ giữa mình và Yako ban nãy. Thứ tôi nhìn thấy chẳng phải là người bệnh, cũng chẳng phải là vi sinh vật, cô ấy chỉ là một cô gái bình thường đang mang đôi găng tay cùng chiếc khăn choàng cổ giữa mùa xuân.

Thời điểm mà viện điều dưỡng quyết định khởi công, người ta đâu đó đã lan truyền một tin đồn thất thiệt về bệnh Kim Khối. Rằng nó là một loại bệnh truyền nhiễm với tên Hội chứng người hóa vàng đa phát. Tôi còn nghe được là đã có rất nhiều người tập hợp tại đó để phản đối khởi công công trình vào ngày mà cuộc họp báo cáo diễn ra.

Tuy vậy, ngay cả khi viện điều dưỡng này sẽ không còn hoạt động sau một vài năm tới, đó vẫn là một lời mời gọi mang tính bước ngoặc đối với Subarudai.

Cuối cùng, khi mọi người biết được căn bệnh không hề có tình lây nhiễm như lời đồn, số người phản đối trở nên suy giảm. Bức tường ngập tràn những hình vẽ, Subarudai cuối cùng cũng đã chấp nhận sự hiện diện của viện điều dưỡng.

Mẹ tôi cầm đầu một nhóm chỉ có mười người, hoạt động với vai trò là nhóm chống đối. Một cộng đồng nhỏ bé trong trong một Subarudai nhỏ bé. Hằng ngày bà tập hợp nhóm người đó lại, và kể cho họ nghe về thuyết âm mưu của mình.

Vì Kitagami không chịu ra khỏi phòng nên bà đã dần đắm chìm trong những hoạt động như thế. Một mối quan hệ tương phản, có gì đó vừa mới lạ nhưng cũng thật đáng sợ.

Tôi gấp rút ăn hết ổ bánh mì rồi đứng phất dậy. Từ đằng sau, tôi nghe thấy tiếng tặc lưỡi của mẹ vang lên. Sau đó, bà tiếp tục kể cho Kitagami nghe về thuyết âm mưu.

Bước lên tầng hai, việc đầu tiên là kiểm tra tủ quần áo. Bên trong của bên trong tủ quần áo, có một chiếc khoăng choàng cổ.

Quả nhiên, đây không phải là giác mơ. Mọi thứ đều là thật, cả việc băng qua con đường đó. Không những thế, tôi còn có ý nghĩ sẽ gỡ những tờ áp phích phản đối xuống.

Tôi biết chứ, biết về việc mẹ tôi đã in những tờ áp phích mới, bằng chiếc máy in củ kĩ đã không biết bao nhiêu lần thất bại, rồi lại in ra những tờ giấy như thể vàng bạc châu báu. Nó làm tôi nhớ đến cái bóng dáng vừa hứng hở, vừa đi dán những tờ áp phích của bà.

Tại sao không một ai nhìn thấy những tờ áp phích đó cơ chứ.

Nguyên nhân chẳng phải do viện điều dưỡng đã can thiệp, mà chính tôi, một con người ngu ngốc đã tự mình đi gỡ chúng xuống.

Tôi không nghĩ là mình sẽ tình cờ gặp Yako ở đó.

Vừa nhìn say sưa chiếc khăn choàng cổ một lát, sau đó đóng tủ quần áo lại. Viện đường dưỡng Suburudai. Từ 'không có tư cách' chỉ có một ý nghĩa duy nhất. Dù có nghĩ đến cỡ nào, đó cũng không phải là nơi mà đứa con trai của kẻ cầm đầu nhóm nổi loạn sẽ đến.

Tuy nhiên, tôi đã có một loại giấy thông hành cho riêng mình - loại giấy thông hành được đan bằng len.

Ghi chú

[Lên trên]
[明朝体]- Minchoutai: Loại chữ được sử dụng trong văn bản in ấn ở thời điểm hiện tại.
[明朝体]- Minchoutai: Loại chữ được sử dụng trong văn bản in ấn ở thời điểm hiện tại.
Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận