Arc 1: Chuyển sinh theo lời mời từ nữ thần
Chương 05: Ngôi nhà tôi lớn lên
3 Bình luận - Độ dài: 2,300 từ - Cập nhật:
Tôi bước chân khỏi rừng, theo đường mòn đến nay kí ức còn lưu giữ.
Lục lọi tâm trí mình, tôi nhớ lại thế giới mà mình được sinh ra, tìm xem nơi đang đứng cụ thể là nơi nào.
“Chiyoda, Chuuou, Minato… Phạm vi đặc khu chắc nằm trong ba khu này. Vị trí hiện tại đây… có lẽ không cách xa khu vực ven biển mấy.”
Tuy không gian trước mặt bát ngát đến khó tin, tôi vẫn dám chắc chắn, rằng mình đang đứng tại trung tâm của thủ đô.
Ngôi nhà tôi sinh sống… tọa lạc tại một khu dân cư dọc con đường.
Không khí thật trong lành, và không hề thấy bóng xe cộ nào chạy qua. Một khung cảnh nhường này ngay giữa Tokyo… có mơ cũng chẳng dám cầu mong được bắt gặp.
Tâm hồn khẽ xao xuyến trước cảnh tượng nên thơ, tôi bước chân dọc theo con đường về đến nhà.
Những dãy nhà bề thế lấp đầy khu dân cư. Sân vườn nhà nào cũng khang trang và thoàng đạt.
“Đúng là khu dân cư cho nhà giàu có khác.”
Ở thế giới của tôi, những tòa nhà chọc trời… chúng được tôn thờ như đỉnh cao sự giàu có. Trong khi đó, ở thế giới này đây, kiến trúc lại phản ánh tư duy đầy khác biệt.
Nãy giờ tôi cũng đã đưa mắt khắp chung quanh, thế nhưng không hề thấy nhà cao tầng nào cả. Không rõ là người ta không thấy được giá trị của những sự cao lớn, hay đơn thuần ở đây… nhà cao tầng là thứ trước nay không tồn tại.
Sau một hồi dạo bước phía trong khu dân cư, cuối cùng thì tôi cũng dừng chân tại nhà mình.
“Nhà rộng ghê… Sân vườn cũng to nữa…”
Ngôi nhà được xây dựng theo phong cách phương Tây.
Đang lục lọi trong đầu, xem ơn phước nào ban cơ hội sống trong đó… bỗng bất chợt tôi nghe thấy tiếng gọi tên mình.
“Về rồi hả, Take-kun?”
“Dạ em vừa mới về.”
Hóa ra chị tôi mới mở cửa mà đón tôi.
An ninh quanh ngôi nhà hết sức là chỉn chu, và nếu có ai tới, người nhà phía bên trong sẽ biết ngay tức thì.
Mọi ngôi nhà ở đây… đại khái đều áp dụng những biện pháp như thế.
Nhà tôi ngoài tôi ra có mẹ với chị gái. Quan hệ giữa chúng tôi tương đối là tốt đẹp.
Nhà tôi không có bố. Mẹ sinh chị và tôi qua thụ tinh nhân tạo.
Xét tương quan trình độ phát triển về y khoa, tôi không nghĩ giữa hai thế giới quá khác biệt.
Những mảng mà tôi thấy thế giới này trội hơn… có lẽ là sinh đẻ, chăm sóc cho thai nhi và thụ tinh nhân tạo.
Tại đây, những rủi ro thường thấy trong quá trình sinh đẻ… xác suất xảy ra đã giảm xuống gần bằng không.
Không những thế, lao động thế giới này… hiện tại đang trải qua quá trình cơ giới hóa, tức máy móc dần thay vai trò của con người. Thúc đẩy và triển khai quá trình thật nhanh chóng… đó là những nhiệm vụ cấp bách được đặt ra, trong hoàn cảnh dân số đang ngày một suy giảm.
Về lí do tại sao, ngôi nhà của chúng tôi lại lớn đến mức mà chính tôi còn choáng váng…
Ngoài mẹ và chị ra, tôi còn chung sống cùng gia đình người dì nữa.
Muốn sống tại đặc khu, thì có tằn tiện cũng không bao giờ là thừa.
Mặc dù được cấp phép thường trú tại đặc khu, dì tôi về tài chính lại không thể kham nổi.
Mang nặng đẻ đau mãi mới có mụn con trai, vậy nên phải biết đường tận dụng cho bằng hết.
Với cái suy nghĩ này, mẹ tôi đã thuê mướn căn nhà khổng lồ kia, rồi gọi thêm dì tôi, cùng hai đứa con gái dì nuôi về chung sống.
Nhân tiện cũng nói luôn, rằng nếu có con trai, người mẹ sẽ được hưởng ưu đãi về thuế má, bớt gánh nặng tiền bạc khi lo chuyện chăm con.
Thông qua biện pháp này, cảnh con trai bị đem rao bán vì túng thiếu, bị buộc phải sống trong môi trường không đảm bảo, hoặc đôi khi thậm chí bị bỏ ngoài đặc khu… được cho là sẽ không tiếp diễn tràn lan nữa.
Tận dụng chính sách này, hòng đảm bảo mái ấm cho gia đình dì tôi… mẹ tôi quả hết sức tài trí và lanh lợi.
Nghe bảo là dì tôi cũng có tố chất lắm. Huyết quản dòng họ tôi… có khi đã xuất chúng biết bao đời nay rồi.
“Take-kun lại lên khu rừng phía bắc hả?”
“Dạ.”
Tôi hẳn đã báo trước địa điểm cho người thân, nhưng cụ thể ra sao thì không kể chi tiết.
Biết rằng tôi chỉ muốn tìm đến sự riêng tư, mẹ với chị luôn luôn lặng im mà thông cảm. Người nhà tôi… quả đúng là người tốt.
Nhưng dữ liệu định vị trong điện thoại tôi mang… tôi nghĩ bọn họ đã nắm rõ được hết rồi.
Ngoài đó ra, mỗi khi tôi có nhà… gia đình nhà dì tôi lại tìm cách tránh mặt bằng mọi giá. Đó hẳn là cách mà bọn họ tôn trọng tôi.
Gia đình nhà dì tôi có hai người con gái, thế nhưng khi gặp nhau, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ chào hỏi.
Theo những gì tôi nhớ, chúng tôi chưa bao giờ đi đâu đó cùng nhau.
Tôi luôn chỉ đi chơi cùng mẹ hoặc chị gái, nên nguyên do có khi phần lớn là ngại ngùng, do hai đứa không muốn làm phiền đến chúng tôi.
Tôi có quan hệ tốt với mẹ của cả hai. Tôi với dì thường xuyên chuyện trò như người nhà, nhưng hai cô con gái… tôi không nghĩ mình từng chuyện trò nhiều trước đây.
Hai đứa nó đang học tiểu học vào năm nay, vậy nên nếu có thể, thì tôi muốn chúng tôi thân thiết nhau hơn chút.
“Ngày mai Take-kun có lễ khai giảng nhỉ. Hình như là hôm nay mẹ định về sớm đấy.”
“Ồ, lạ nhỉ.”
Mẹ tôi thường phải đến đêm muộn mới về ư… Tôi bị bất ngờ đấy.
“Nhớ không nhầm mẹ bảo… rằng dự án trước mắt coi như là đã xong.”
Công việc của mẹ tôi… là mở rộng thúc đẩy quá trình tự động hóa, ứng dụng trong lĩnh vực chuyển phát và lưu thông.
Đặc khu có hệ thống phân phối khá đặc thù, và mẹ tôi hiện đang tham gia vào công cuộc phát triển hệ thống ấy.
Nhiệm vụ của mẹ tôi chủ yếu là lập trình. Tôi không biết chi tiết cụ thể ra làm sao, nhưng dựa vào những sách lập trình đặt trong phòng, cùng hành động lời nói thường ngày của mẹ tôi, tôi có thể kết luận đại khái là như thế.
Thực ra dưới mặt đất thuộc về đặc khu này, người ta đã dựng lên một hệ thống rất lớn, một hệ thống mang tên là “Đường hầm phân phối.”
Thế giới cũ của tôi cũng có một hệ thống đường ray tàu điện ngầm, nhưng nếu so với đó, “Đường hầm phân phối” lại dễ dàng thi công hơn, với nhiều đường hầm ngầm đan xen vào với nhau, giống như một tấm lưới có nhiều mắt lưới vậy.
Lượng lưu thông hàng hóa ở đây là không lồ, với rất nhiều mẫu mã cùng chủng loại khác nhau.
Theo tôi từng nghe thì, cách đây tầm trăm năm, tại đảo Manhattan… có một hệ thống ngầm chuyển phát bằng khí nén, chắc với hệ thống trên cũng có điểm tương đồng.
Hệ thống ấy thường chỉ dùng để chuyển phát thư, nhưng thư từ thường xuyên bị kẹt trong ống phóng, đòi hỏi phải có người đào lên mà lấy lại. Hẳn chính vì điều đó, hệ thống này mới dần bị rơi vào lãng quên.
Hệ thống của đặc khu… dĩ nhiên là công nghệ sẽ tiên tiến hơn thế. Hàng hóa được vận chuyển thông qua các băng chuyền, được điều khiển bởi những máy móc công nghệ cao.
Vì sao trên mặt đất lại ít phương tiện lớn lưu thông… có thể nói nguyên do chính nhờ hệ thống ngầm.
Về phía những bà mẹ nỗ lực suốt ngày đêm, để hàng hóa đến tay người dùng không chậm trễ… xã hội nợ những người như họ lời cảm ơn.
“Ước gì trong tương lai… em làm nghề gì đó giống mẹ thì hay nhỉ.”
Chủ nhân của thân xác tôi đang chiếm giữ đây… có thể nói đầu óc khá thông minh sành sỏi. Một sự nghiệp nghiên cứu hay là học thuật ư? Đối với cậu ta thì chắc có khả năng đấy.
“Nối nghiệp theo mẹ ư? Mẹ mà biết chắc là cũng sẽ vui lắm đấy, nhưng Take-kun à… gia đình không bắt ép em phải làm vậy đâu. Một viên chức trung ương kiểu quản lý đặc khu… được vậy cũng coi như viên mãn rồi cơ mà.”
“Chị nói phải. Làm quản lý đặc khu đa phần là nam giới, nên tính ra thì đây không phải lựa chọn tồi.”
Tôi trước đây đã từng bàn đến chuyện tương lai, nhưng quả nhiên vẫn không nhận được sự đồng ý.
Trên phương diện tình cảm, để đàn ông làm việc trong môi trường nữ giới chiếm phần lớn… chắc chắn là sẽ gây không ít sự bất tiện.
Nói đến những ngành nghề cần nhân lực thường xuyên, thì không thể bỏ qua những công việc hành chính, hay còn được gọi là ngành công chức địa phương.
Ngay cả nghề nhà giáo hay những nghề liên quan… dĩ nhiên cũng được coi như một dạng công chức.
Xét trong đặc khu này, nam giới chiếm phần lớn những vị trí công chức trực thuộc cấp trung ương.
Xét trong toàn chính quyền, số công chức nam giới cũng chiếm tỉ trọng cao, bao gồm cả quan chức thuộc một số bộ ngành. Người ta hay đồn rằng, những chính trị gia nam cùng thư kí dưới trướng… giữa bọn họ thường xuyên có không ít sự tình, tất cả được giấu kín không cho một ai hay.
Ngoài những nghề đó ra, vẫn còn rất nhiều nghề, chẳng hạn như bác sĩ hay nghệ sĩ.
Những doanh nghiệp tư nhân… tuy hiện tại vẫn là một phần nền kinh tế, nhưng hễ họ thành công, tin đồn thất thiệt sẽ nhanh chóng mà lan truyền, khiến họ đối mặt với vô vàn những khó khăn. Khách hàng thời đại nay… quả đúng là khó chiều.
Nhìn chung sau vài năm làm việc cùng nữ giới, nam giới thế giới này sẽ quyết định về hưu. Với vô vàn số liệu thống kê làm minh chứng, nhận định trên gần như được tất cả công nhận.
Chị tôi biết điều đó, nên mới không ủng hộ nguyện vọng của tôi chăng?
“Miễn là chỉ quanh quẩn trong phạm vị đặc khu… chị nghĩ Take-kun làm nghề gì cũng được.”
“Ý chị là công chức địa phương có phải không…?”
Theo pháp luật phê chuẩn, đặc khu mà gia đình chúng tôi hiện sinh sống… có tên chính thức là Đặc khu Tokyo.
Ngoài đặc khu này ra, Nhật Bản còn có ba đặc khu tương tự nữa: Osaka, Sendai, Hakata.
Bốn đặc khu nêu trên… chính là nơi cư ngụ của phần đông nam giới.
Nữ giới sinh sống tại đặc khu khá ít ỏi. Xét tương quan thì với mỗi cư dân là nam, số cư dân khác giới… dao động trong phạm vi 10 đến 20 người.
Thời gian càng trôi đi, bội số càng lớn hơn dành cho phe nữ giới, và hiện đang dừng lại ở con số hai mươi.
Lẽ dĩ nhiên, người dân từ bên ngoài có thể được cấp phép làm việc tại đặc khu, và nếu như vượt qua vài thủ tục đợi sẵn, tham quan đặc khu là điều hoàn toàn khả thi.
Về vấn đề đi lại trong và ngoài đặc khu, chính quyền không có sự cấm đoán gì hà khắc.
Nhờ đó mà hiện giờ, một lượng lớn nữ giới làm việc hoặc theo học trong phạm vi đặc khu… thực ra đang thường trú tại khu vực bên ngoài.
Phụ nữ tuy phải chịu không ít sự thiệt thòi, nhưng đó không phải thứ nam giới áp đặt lên, hòng vùi dập hay là chèn ép người khác giới, mà thậm chí ngược lại còn tiếp động lực thêm, giúp nữ giới phấn đấu vượt qua mọi nghịch cảnh.
Không chỉ có số lượng nam giới vượt trội hơn, đặc khu còn vô cùng thuận tiện cho sinh sống, với công nghệ tối tân không đâu mà sánh kịp.
Kể cả thế, đặc khu vẫn đảm bảo một môi trường xanh tươi, với thiên nhiên cỏ cây trù phú vào bậc nhất.
Không một phụ nữ nào… lại chưa từng mơ ước được sống tại đặc khu.
Dù giấc mơ nói trên hão huyền đi chăng nữa… họ cũng sẽ ước được làm việc tại đặc khu.
Nhân tiện thì, trong số bốn đặc khu, đặc khu Tokyo là ít cư dân nhất.
So với đồng nghiệp mình, Tokyo nhanh chóng có bước phát triển hơn, thế nhưng đáng tiếc thay… địa bàn của nó đã đi đến giới hạn rồi.
3 Bình luận