Tập 8.5 - Thanh kị sĩ và Ngân sắc công chúa II <Ngoại truyện>
Lời bạt
5 Bình luận - Độ dài: 883 từ - Cập nhật:
Lâu quá không gặp mọi người ạ, tác giả đây, Takehaya nè.
Lần này, tôi đã xoay xở kịp để đưa cuốn Rokujouma no Shinryakusha!? Tập 8.5 ‘Ngân sắc công chúa và Thanh lam kị sĩ, chương hai’ đến tay mọi người an toàn. Tôi rất vui nều các bạn mua nó.
Nội dung của cuốn này sẽ tiếp nối tập 7.5. Tương đương với kịch bản mà Theia đã viết trong tập 7, nửa sau của huyền thoại Blue Knight, hay có lẽ có thể gọi là Koutarou hồi truyện.
Có một vài điểm nhấn trong tập này, nhưng nổi bật nhất vẫn là sự xuất hiện của con rồng. Rồng là một đặc tính của những câu truyện fantasy (giả tưởng), nhưng trong một cuốn truyện có chứa yếu tố Sci-fi (viễn tưởng), thế nên sự tồn tại của nó không chỉ để cho có. Phải có tính thuyết phục của sự xuất hiện con rồng ấy đối với nội dung câu truyện ở mức độ nào đấy. Bởi thế mà rồng là phần khó viết nhất đối với tôi trong tập này.
Xét trong phương diện khoa học thì tạo hóa như rồng khá là vô lý. Có hai điểm vô lý, đó là làm sao chúng có thể bay với cơ thể đồ sộ như vật, và làm sao lại có thể thở ra được lửa cơ chứ.
Lấy ví dụ về sinh vật bay lớn nhất từng tồn tại trên trái đất, như loại thằn lằn bay. Vật mẫu lớn nhất của chúng được tìm thấy là khoảng 10m. Nên ta có thể nghĩ rằng một con rồng có kích thước tương tự cũng sẽ có thể bay được như thế, nhưng thực tế lại không hẳn vậy. Loài thằn lằn bay cực kì nhẹ và cân nặng thậm chí chỉ dao động từ 20 đến 30kg. Mặc cho kích cỡ nhưng trọng lượng của chúng chỉ bằng một con chó lớn. Đó là điều khiến chúng bay được. Nhưng khi nhìn những con rồng, chẳng ai lại có thể nghĩ chúng nhẹ hơn 100 kí lô được. Với thân hình khổng lồ và cường tráng đến thế, cân năng của chúng phải tính hàng tấn. Nhìn mấy con rồng boss trong game chưa, chúng chí ít cũng trên hai chục tấn. Nên vì vậy, quái nào mà cánh nó đủ sức nâng cơ thể chúng lên khỏi mặt đất cơ chứ.
Và một điểm nữa là rồng có thể thở ra lửa càng khiến chúng không thể nào tồn tại trong thực tế được. Trên trái đất, có những sinh vật thở ra hóa chất với nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nhiệt độ của nó cùng lúc chỉ khoảng 100 độ C thôi. Và khi thở ra nó, sinh vật đó cũng phải là loài chịu được chính mức nhiệt đó, nên 100 là giới hạn rồi. Một phần của sinh vật sẽ phải có khả năng tạo nên lượng nhiệt đó, và phần thân thể còn lại của chúng có thể chống được nó. Nên câu hỏi đặt ra là kiểu sinh vật như thế có thể tự nhiên mà phát triển. Câu trả lời đã quá rõ ràng rằng cơ hội là cực kì thấp. Thêm vào đó, lại có những loài rồng thở ra nào là băng rồi độc, và cả điện nữa. Trong thế giới giả tưởng có đa đạng loài rồng đã được nhắc tới. Nên việc cho rằng mỗi loại rồng đó tự nhiên mà tiến hóa theo những cách khác nhau, và ngẫu nhiên lại xuất hiện trong cùng một thời kỳ nghe có vẻ ngượng ép quá.
Nên tôi đã gặp rắc rối khi nghĩ đến nó, thế là tôi quyết định rằng chúng là những sinh vật ma thuật hết. Cơ thể chúng chẳng khác mấy với loài khủng long, nhưng lại được sinh ra với nguồn ma lực hùng mạnh. Bằng cách sử dụng nguồn sức mạnh ấy, chúng có thể bay và thở ra những hơi thở bá đạo và đặc biệt của chúng. Như thế thì tôi chẳng còn phải lo về mấy vấn đề sinh học nữa do ma pháp sư đã tồn tại trong tác phẩm này rồi. Và chốt lại, tôi kết luận rằng những sinh vật thông minh sẽ có thể dùng ma thuật như bình thường.
Trong những truyện giả tưởng, tôi tin là hoàn toàn ổn nếu những con rồng có túi lửa hay túi điện ở đâu đó. Nó ổn bởi đã có các vị thần của thế giới đó thiết kế nó như thế rồi. Ngay khi bộ RokuShin này hoàn thành, có lẽ tôi sẽ thử làm một bộ thuần giả tưởng coi thế nào. Tôi bắt đầu cảm thấy hứng thú với thể loại giả tưởng này rồi. Dĩ nhiên là sau này cơ. Có lẽ vậy.
Và vừa lúc tối hết giấy, tôi nghĩ mình cũng nên kết ở đây.
Tôi muốn bày tỏ những lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người từ ban biên tập, Poco-san vì những bức vẽ đầy dễ thương của ảnh, bạn bè đã quẩy cùng tôi mỗi khi bí bài, và những người đã mua cuốn sách này.
Hẹn gặp nhau ở vol 9 nha.
5 Bình luận
Ngay cả kamachi cũng không quá đầu tư nghiên cứu về hệ thống khoa học trong to aru no index