Năm nay là lần đầu tiên tôi phải báo cáo cái được gọi là thuế cá nhân. Vì cũng chẳng phải đóng nhiều thuế, bởi lẽ chỉ có một nhà xuất bản phát hành truyện của tôi, nên việc tính toán cũng đơn giản. Việc này không bị ấn định thời gian, và văn phòng Thuế chỉ cách nhà tôi mười lăm phút đi xe đạp - với điều kiện lý tưởng như vậy, phải tới tận phút chót tôi mới nộp yêu cầu - vào ngày mười bốn tháng Ba - bởi sự lười biếng của tôi. Lần này tôi nhờ bạn giúp việc tính toán vì tôi lười, nhưng tôi không muốn làm vậy năm sau. Lúc đầu tôi có nhiều khoản phí có thể khai báo được, nhưng tôi làm mất hết sạch hóa đơn tiền điện. Thậm chí tôi còn nghĩ: ‘mình có thể khai tiền này hay tiền kia là phí tổn không nhỉ? Và trong lần đầu tiên này khi tôi phải ghi nhớ khái niệm ‘thuế’, đó cũng chính là cách mà phần truyện thứ hai này ra đời.
…Thực ra tôi chỉ bốc phét thôi, xin lỗi các bạn. Làm sao một câu chuyện mới lên ý tưởng từ tháng Ba có thể xuất bản vào tháng Sáu được? Tốc độ viết của tôi cũng chậm nữa. Mặc dù không buồn cười lắm, nhưng vì lần này tôi cũng có bốn trang, nên tôi sẽ tiếp tục viết.
Về việc lên ý tưởng cho câu chuyện này, thực ra nó đến từ việc trốn thuế của tôi - ồ, không hẳn. Xét từ quan điểm tiết kiệm tiền thuế, tôi cảm thấy việc này hóa ra rất quan trọng.
Hãy giả sử rằng tôi muốn xuất bản một cuốn tiểu thuyết có chủ đề âm nhạc, và tôi mua đĩa CD có những bài hát xuất hiện trong cuốn sách đó để khai báo chúng dưới dạng phí tổn. Khi Cục Thuế nhìn thấy hóa đơn của chiếc đĩa, có thể họ sẽ nói: “Anh không chỉ mua nó để tham khảo, mà còn là để kê khai chi phí của nó là phí tổn, cho nên anh mới nhét bài hát đó vào truyện, phải không” hay những nghi ngờ khác đại loại như vậy. Cho nên, để sự thật không bị lộ ra và tôi không bị truy thu thuế, đầu tiên tôi phải viết vào lời bạt như vậy để phòng xa. Chẳng hạn: tôi đã lên ý tưởng cho cốt truyện vào ngày X tháng X! Thế rồi, miễn là ngày ghi trên hóa đơn muộn hơn ngày được ghi trong lời bạt, tôi có thể chứng minh rằng tôi đã mua nó để tham khảo.
Thực ra lời kết chỉ có ý nghĩa đúng như tên của nó, bạn viết nó sau cùng; nên bạn không thể dùng nó làm bằng chứng - mong các bạn đừng báo cáo việc này với Cục Thuế.
Câu chuyện liên tục nhắc tới tiền bẩn từ đầu tới cuối chuyện, có nghĩa là, cuốn sách này là một câu chuyện về tiền. Khi chúng ta hình dung hai trăm triệu yên thành một vật cụ thể, bạn có thể nghĩ tới thứ gì? Nếu bạn trả lời là, hai mười triệu phông kẹo True Chocolate ngay lập tức, bạn sẽ để lộ tuổi của mình; còn nếu bạn trả lời là hai mươi triệu thanh umaibo, thì còn có thể biết được cả gốc gác của bạn nữa.
Khi tôi nghĩ tới việc sử dụng hình ảnh ‘một cô gái xông vào văn phòng thám tử mang theo hai trăm triệu yên’ để mở đầu câu chuyện, tôi nhớ lại một khách hàng thi thoảng hay lui tới sòng mạt chược tôi từng làm việc trước kia. Ông ta nói: “Mặc dù tiền không thể mua được mạng người… cậu có thể bán chúng. Nếu cậu muốn hủy hoại hoàn toàn cuộc sống của ai đó, khoản tiền cậu có thể thu được từ việc đó có lẽ sẽ vào khoảng hai mươi triệu yên. Kể cả đối với người nghèo cũng vậy.”
Thực sự thì, khi đó ông ta đang say bét nhè, và những lời ông ta nói có thể miêu tả là ngắc nga ngắc ngứ, cho nên những lời ông ta thực sự nói chỉ rất ngắn gọn thôi. Theo như ông ta nói thì, hai trăm triệu yên tương ứng với giá trị của mười mạng người. Lúc đó ánh mắt ông ta trông rất đáng sợ, nên tôi không dám hỏi, làm thế nào để thu được hai mươi triệu yên từ một con người? Cho nên, cũng có thể đó chỉ là mấy lời lảm nhảm của ông ta thôi.
Từ ngày hôm ấy, tôi chưa từng thấy ông ta nữa. Có lẽ ông ta đã nôn ra hai mười triệu yên đó như thổi bong bóng, rồi chìm vào những đầm lầy tối tăm của Shinjuko.
Còn về ván mạt chược ba người đã xuất hiện trong truyện, đó là một luật chơi tôi học được ở sòng mạt chược, nhưng khi tôi kiểm tra lại trên mạng, tôi phát hiện ra đó chỉ là một luật riêng được áp dụng ở nơi tôi từng làm việc. Có một biến thể của mạt chược rất giống với nó, và có lẽ sếp của tôi đã thay đổi một chút để tạo nên phiên bản riêng của mình. Không dùng quân gió Bắc làm quân Hoa, mà là quân gió Đông, hình như đây là luật chơi đặc biệt của vùng Hokkaido, quê của sếp tôi.
Còn về lý do vì sao tôi đang viết về nhiều thứ mà phần lớn người đọc không hiểu, thực ra đó là vì kì vọng của cá nhân tôi. Tôi hi vọng một vài người đọc có lẽ sẽ có cùng kiến thức về mạt chược như tôi, và họ sẽ đọc nhiều hơn sau khi đọc được cuốn sách này.
Có thể chúng ta đã từng lướt qua nhau trong những con hẻm tối tăm ở sòng mạt chược Shinjuku, sống sót qua đầm lấy đó, nhưng được gặp lại nhau sau bao nhiêu năm qua lời bạt của cuốn tiểu thuyết này - hẳn là một phép màu tuy nhỏ nhưng quý giá.
Thậm chí có thể người đó là người đã biến mất sau khi vay tiền của tôi. Mặc dù tôi nói là muốn viết một lời bạt hẳn hoi, nhưng giờ nó lại hỏng bét rồi. Hãy trả lại tiền cho tôi ngay!
Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của biên tập viên đầy trách nhiệm Yuasa-sama của tôi, và họa sĩ minh họa Kishida Mel-sensei cùng với những người khác trong tập truyện lần này, và chúng tôi đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết này sau khi nỗ lực rất nhiều. Tôi hoàn toàn tuyệt đối chắc chắn là mình không thêm đất diễn cho Yondaime chỉ vì muốn được nhìn hình minh họa của anh ta, thật sự là tôi không làm vậy. Nhưng những bản phác thảo của Yondaime và Meo tôi nhận được thực sự khớp với những gì tôi đã hình dung về họ, và điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Như thường lệ, tôi xin được nhân cơ hội này bày tỏ lòng biết ơn tới mọi người, cảm ơn rất nhiều.
Tháng Tư 2007, Hikaru Sugii
1 Bình luận