Truyện rất hay, cốt truyện có chiều sâu.
Nhưng tôi có một câu hỏi ngoài lề: chủ thớt có gợi ý gì về cách xây dựng nhân vật không? (Tôi hỏi cho thằng bạn tôi mà mọi người đều biết là ai)
Tôn trọng nhân vật cũng như người đọc.
Không kể lể, áp đặt từ đầu chỉ bằng một câu đơn giản cho người đọc một nhân vật phải là thế nào, để họ tự cảm nhận quyết định dựa trên cách ta dẫn truyện, miêu tả hành động.
VD: Viết Eishiro Disihara là một người vô cùng thông minh, tài giỏi, thiên tài và bậc thầy bắn súng. rồi cho nó làm mấy trò con bò, ngu đần, bóp dái đồng đội tùy ý thì như cứt rồi. Nếu đã lỡ viết mấy thứ đó thì nó trở thành lời hứa, và phải ói máu họng ra mà cố thuyết phục độc giả với diễn biến.
Nhớ rằng, thường thì không nhân vật nào tồn tại một mình TRONG MỘT CÂU CHUYỆN có 2 nhân vật trở lên. Hãy để hành động của nhân vật chính có ảnh hưởng gì đấy đến thế giới xung quanh nó, và những nhân vật khác bị tác động hoặc có thể đưa ra ý kiến thực tế của riêng họ về vấn đề này (không phải là một đống ý kiến rập khuôn chung đến vô lý để tác giả ép diễn biến truyện thay đổi). Mỗi nhân vật khác nhau sẽ có một suy nghĩ khác nhau và cách xử lý về cùng một tình huống. Đừng nên tạo một nhân vật ai ai cũng hun hít chân nó như tế lên làm thần một cách vô lý. Ngay cả bản thân nhân vật chính cũng nên có những ý kiến của riêng mình.
Mở rộng ra một tí về vụ nhân vật nên có ảnh hưởng đến thế giới, phản ứng lại với thế giới, nếu vậy thì nhân vật cũng nên chịu ảnh hưởng, có phản ứng và thay đổi bởi những gì đã trải nghiệm. Một điều đáng nhớ đó là, cái gì nhân vật và câu chuyện cảm thấy quan trọng thì đối với người đọc nó cũng là quan trọng.
Nghĩ xem nhân vật là ai và họ sẽ phản ứng thế nào với một tình huống nhất định, nếu như bạn phải ép họ đột ngột thay đổi để nương theo tình huống thì trật lất rồi. Hoặc là thuyết phục người đọc rằng lối suy nghĩ "độc đáo" của nó phải hình thành từ môi trường đang sống, bản tính trời sinh (nhân vật khác có nói về vấn đề này), hoặc là viết một nhân vật hoàn toàn có thể tồn tại trong cuộc sống hiện tại.
Nếu có thể, hãy viết câu chuyện về con người. Thêm chút nhân tính vào nhân vật và cho họ nếm trải những khó khăn dễ hiểu trong đời thường (không tiền, mệt mỏi, cô đơn, cảm giác lạc lõng, vv) để họ có cảm giác như con người thật hơn. Nhưng không nhiều đến mức khiến họ phải lảm nhảm, than vãn và thảm hại. Có một lằn ranh tỉ lệ vàng để tạo ra một nhân vật khiến người đọc đồng cảm trước bất hạnh của họ, nhưng sẵn sàng tiếp tục dõi theo để cùng họ vượt qua khó khăn. Có thể cho họ khóc bất lực, nhưng nếu không chịu đứng lên, cứ khóc lóc kể lể mãi và vấn đề thì nhảm nhí quá thì ta sẽ có rác rưởi như ReNTR A Girlfriend.
Nếu được, một nhân vật thú vị thường là nhân vật chủ động, có ý định, mục tiêu riêng và ĐƯA RA LỰA CHỌN làm thúc đẩy cốt truyện, diễn biến, thay vì làm con rối cho dòng đời đưa đẩy. Dù nhân vật bị động cũng có thể tốt nếu viết cách họ phản ứng một cách khéo léo và thú vị.
3510 Bình luận
Nhưng tôi có một câu hỏi ngoài lề: chủ thớt có gợi ý gì về cách xây dựng nhân vật không? (Tôi hỏi cho thằng bạn tôi mà mọi người đều biết là ai)
Không kể lể, áp đặt từ đầu chỉ bằng một câu đơn giản cho người đọc một nhân vật phải là thế nào, để họ tự cảm nhận quyết định dựa trên cách ta dẫn truyện, miêu tả hành động.
VD: Viết Eishiro Disihara là một người vô cùng thông minh, tài giỏi, thiên tài và bậc thầy bắn súng. rồi cho nó làm mấy trò con bò, ngu đần, bóp dái đồng đội tùy ý thì như cứt rồi. Nếu đã lỡ viết mấy thứ đó thì nó trở thành lời hứa, và phải ói máu họng ra mà cố thuyết phục độc giả với diễn biến.
Nhớ rằng, thường thì không nhân vật nào tồn tại một mình TRONG MỘT CÂU CHUYỆN có 2 nhân vật trở lên. Hãy để hành động của nhân vật chính có ảnh hưởng gì đấy đến thế giới xung quanh nó, và những nhân vật khác bị tác động hoặc có thể đưa ra ý kiến thực tế của riêng họ về vấn đề này (không phải là một đống ý kiến rập khuôn chung đến vô lý để tác giả ép diễn biến truyện thay đổi). Mỗi nhân vật khác nhau sẽ có một suy nghĩ khác nhau và cách xử lý về cùng một tình huống. Đừng nên tạo một nhân vật ai ai cũng hun hít chân nó như tế lên làm thần một cách vô lý. Ngay cả bản thân nhân vật chính cũng nên có những ý kiến của riêng mình.
Mở rộng ra một tí về vụ nhân vật nên có ảnh hưởng đến thế giới, phản ứng lại với thế giới, nếu vậy thì nhân vật cũng nên chịu ảnh hưởng, có phản ứng và thay đổi bởi những gì đã trải nghiệm. Một điều đáng nhớ đó là, cái gì nhân vật và câu chuyện cảm thấy quan trọng thì đối với người đọc nó cũng là quan trọng.
Nếu có thể, hãy viết câu chuyện về con người. Thêm chút nhân tính vào nhân vật và cho họ nếm trải những khó khăn dễ hiểu trong đời thường (không tiền, mệt mỏi, cô đơn, cảm giác lạc lõng, vv) để họ có cảm giác như con người thật hơn. Nhưng không nhiều đến mức khiến họ phải lảm nhảm, than vãn và thảm hại. Có một lằn ranh tỉ lệ vàng để tạo ra một nhân vật khiến người đọc đồng cảm trước bất hạnh của họ, nhưng sẵn sàng tiếp tục dõi theo để cùng họ vượt qua khó khăn. Có thể cho họ khóc bất lực, nhưng nếu không chịu đứng lên, cứ khóc lóc kể lể mãi và vấn đề thì nhảm nhí quá thì ta sẽ có rác rưởi như ReNTR A Girlfriend.
Nếu được, một nhân vật thú vị thường là nhân vật chủ động, có ý định, mục tiêu riêng và ĐƯA RA LỰA CHỌN làm thúc đẩy cốt truyện, diễn biến, thay vì làm con rối cho dòng đời đưa đẩy. Dù nhân vật bị động cũng có thể tốt nếu viết cách họ phản ứng một cách khéo léo và thú vị.