Lấy kết quả của lần thảo luận thứ nhất https://ln.hako.re/thao-luan/1802-thao-luan-dich-ten-truyen-sang-tieng-viet Mình sẽ tổng kết và trả lời một số thắc mắc tại trang mới này, vì có nhiều người không chịu đọc những trả lời cũ.
Có một nhắc nhở rằng đây là bài thảo luận, chứ chưa chính thức áp dụng việc khuyến khích dịch tên Tiếng Việt. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể thử nghiệm.
Lợi ích của việc dịch tên truyện sang Tiếng Việt:
- Dễ đọc, dễ hiểu, dễ ghi nhớ, dễ quảng bá, dễ thu hút.
- Nắm bắt chủ đề truyện ngay từ tựa đề, đúng với đa số LN.
- Tác giả vắt óc nghĩ tên, chúng ta lại không thèm hiểu cái tên đó thì rất dở.
- Luyện tập khả năng tư duy, sáng tạo với ngôn ngữ mẹ đẻ.
- Nâng cao tinh thần dân tộc.
Một số câu hỏi liên quan tới việc dịch tên Tiếng Việt, mình sẽ trả lời từng ý kiến.
- Nhóm dịch có thể tự chọn việc dùng tên TV không?
** Câu trả lời là việc dịch hay không dịch là tùy nhóm dịch, CLN sẽ không bắt buộc. Nhưng khuyến khích những truyện có thể dịch thì nên dịch.
- Một số tên truyện có thể dở, "chuối".
** Cái chính là chưa quen với việc dùng tên TV, nhưng cái gì thấy nhiều, dùng nhiều thì sẽ quen. Đây không phải một lý do hợp lý.
- Gây khó khăn cho việc tìm kiếm.
** Có lẽ nhiều người chưa biết nhưng các bạn có thể tìm truyện bằng tên khác của truyện đó, có thể hiện tại vẫn chưa hoàn hảo, nhưng thực tế là tìm được. Google cũng sẽ tìm được.
- Một số tên truyện không phù hợp TPMT.
** Vậy thì chúng ta không dịch, sẽ có những quy định liên quan tới việc đặt tên. Nhưng những truyện này chỉ chiếm phần rất nhỏ trong tổng số hơn một nghìn truyện có trên CLN.
- Em chưa quen với việc dùng tên Tiếng Việt.
** Như trên, khi bắt đầu mở rộng thì mọi người sẽ quen. Hãy nghĩ đến lợi ích mà nó mang lại. Bạn có thể hiểu chủ đề truyện ngay lập tức. Tên truyện cũng là "tinh hoa" mà Biên tập và tác giả bộ LN đó vắt óc để nghĩ đấy, sao lại lãng phí nó?
- Cần giữ tên gốc để tiện cho việc tra cứu.
** Sắp tới sẽ có 2 mục là Tên gốc, và tên Tiếng Việt.
216 Bình luận
Có cái dịch được có cái không chứ đâu phải cứ muốn là dịch. Mà chưa tính nếu mà dịch không sát hay lấy thẳng tên chế như re: zero nữa thì vỡ mồm
Vậy nên mình không ủng hộ.
P/s: mấy hôm nay gặp vài bộ có cái tên Việt hóa chẳng ăn nhập gì đến cái tên gốc cả.
Nếu dịch tròn chuẩn thì có vài ba cái tên, chắc để làm chương mở đầu được luôn ấy!
Mặt khác, CLN không chia trên dưới 18, chỉ để bảng "Are you sure about that", nên cả những bộ mà ai cũng biết cũng sẽ hiện ra trên trang chủ.
Bác Med đã đưa ra ví dụ cụ thể về vấn đề trên và cái kết có thể là THVL vào cuộc nên dịch giảm dịch tránh dịch xiên xỏ xíu cũng không sao.
LN đã xuất bản, a.k.a dân chuyên cũng làm thế mắc mới dân nghiệp dư đây không học hỏi.
P/s: Xin lỗi Mango-chan trước. "Ma vương shota" là cái tên mà mình không ưng. Thứ nhất không phải ai cũng hiểu shota nghĩa là gì. Thứ 2 nó không nêu vấn đề cụ thể mà tên gốc đề cập. Đó là ý kiến riêng của mình.
Cứ cho là có mục tên khác.nhưng làm vậy chi thế.để nguyên có vấn đề gì sao :v
Và khó tìm ở chỗ nào trong khi tên Romaji vẫn còn ở mục tên khác
Nhắc lại về vấn đề ghét tên Việt hóa. Đáng buồn cho 1 quý bửu mất đi lòng tự tôn dân tộc... hoặc là chưa thức tỉnh.
Đọc truyện có thể không cần quá lên việc ủng hộ tự tôn tiếng Việt. Nhưng một người có học qua tiếng Việt thì ít cũng phải biết sau dấu chấm là viết hoa ký tự đầu, ít nhất là để quan điểm có giá trị trong khi bàn luận thông qua con chữ.
Tóm lại luôn thì, cái này là dự thảo nên không biết quyết định ra sao. Và có thể sẽ thay đổi luật về việc dịch thêm tên Việt cho truyện chứ không để mỗi Jap, Romaji và Eng. Còn có để tiêu đề chính hay không thì biết.
Cơ bản tôi để tên tiếng Nhật vì tôi thích tiếng Nhật chứ không phải vì tôi ghét tiếng Việt.
Hơn hết, cái lý do bạn nói là đơn giản đó, nếu thật sự khó với người đọc thì tôi cũng mừng vì ít nhất họ đã hiểu được một phần rất nhỏ những gì đám dịch giả này phải gánh vác, làm quen đi.
Đi chùa còn đòi cái ngon nhất tiện nhất thì ở nhà tự dọn cỗ ra ăn nhé.
Chưa kể, một phần đọc giả các bạn chịu tìm kiếm trên google ấy, hay là "Link eng link fap trans eyy", "cho mình xin link đey ", chưa kể x3.14 là đã chèn link lên phần chú thích rồi.
Còn không biết thì học. Đừng đánh mất chức năng tìm tòi học hỏi chứ! Chỉ nói thêm thui.
Còn giờ thì sẽ nói về bất lợi, nhất là trong việc tìm kiếm khi một bộ lại dịch sang hai cái tên khác nhau như ví dụ, bởi keyword sẽ không giống và khi đó sẽ cần tới việc nhớ tên Romaji.
Vì vậy nên quan điểm của tui từ đầu là ít cũng phải có tiếng Việt trong phần tên khác để còn biết được bộ mình sẽ đọc cái tên nó nói gì.
Còn bác vẫn còn băn khoăn tên truyện ngoài trang chủ có bắt để sang Việt hay không thì Ad đã nói trên đó rồi. Mấy ông dịch thích để thì để, không thì thui.
Trích từ bài viết:
- Nhóm dịch có thể tự chọn việc dùng tên TV không?
** Câu trả lời là việc dịch hay không dịch là tùy nhóm dịch, CLN sẽ không bắt buộc. Nhưng khuyến khích những truyện có thể dịch thì nên dịch.
Ôi cái tên vừa dài vừa chuối
Người nước ngoài dịch truyện đều để tiếng mẹ đẻ của họ lên trước, vậy tại sao Tiếng Việt của mình lại không. Thứ gì mới cũng đều khó chấp nhận nhưng từ từ rồi cũng quen.
Thượng Tôn Tiếng Việt!!!
Nội Địa thì thuộc về 1 khu vực nhất định nên không thể đại chúng hóa. Quốc Tế thì phổ biến hơn, lan rộng ra toàn thế giới. :)) Mà đa phần thuật ngữ trong truyện, game đều thuộc về dạng này. Những từ này có thể giữ nguyên hay dịch ra đều được nhưng do 1 số hạn chế về mặt ngôn ngữ nên không thể chuyển hết ra được. Bởi vậy nên tui mới hi vọng trong tương lai có ai đó đủ bản lĩnh để dịch được hết các từ đó. Nếu Lễ Lent ngay từ đầu nếu không dịch thành Mùa Chay thì tới giờ cũng chẵng biết nó là gì luôn :))
TIẾNG VIỆT NUMBER ONE! TIẾNG VIỆT NUMBER ONE!
Có gì đâu nhỉ?!?