"Văn phong" trong dịch thuật

Là một đứa mới tập tành dịch và sau khi đọc mục "Đánh giá nhóm dịch eng" thì tôi thấy có một nhóm bị cho là "quá nhiễm văn phong cá nhân, lấn át văn phong tác giả" bên cạnh "dịch sai nghĩa, cắt xén hay chèn thêm". Nhóm đó dịch từ ngôn ngữ khác sang eng nên mình cũng không đủ khả năng tự xem qua được, nhưng đọc nhiều tiểu thuyết thì mình cũng đại khái hiểu "văn phong" là gì (hai câu văn do hai người viết dù chung nghĩa nhưng cũng mang nét riêng). 

Các bác kì cựu có khuyên là không nên bám eng quá mà hãy điều chỉnh sao cho phù hợp. Nhưng điều chỉnh kiểu gì để không làm mất đi văn phong tác giả thì mình vẫn thắc mắc vì dù sao hai ngôn ngữ cũng khác nhau.

Hơi dài dòng một chút nhưng tóm lại là mình muốn nhờ mọi người giải thích kĩ hơn "quá nhiễm văn phong cá nhân" là như thế nào và các ví dụ cùng tip để không bị vậy ạ.

15 Bình luận

TRANS
Hơi không liên quan, nhưng mình thì dùng raw Nhật, lắm lúc vẫn bị quá đà, áp nối hành văn của bản thân vào. Tuy nhiên theo quan điểm của mình thì cố gắng đảm bảo mạch văn nguyên gốc ở một mức độ nhất định thôi. Cái cốt vẫn là truyền tải được nội dung, giúp độc giả dễ tiếp thu, hiểu được cái mà tác giả muốn truyền đạt. Bởi lắm khi chính các tác giả cũng viết rất khó hiểu, hoặc chính họ diễn giải cũng chưa sát, chưa đầy đủ đâu à.
Còn về bản Eng thì đã qua 1 lượt dịch Jap -> Eng, nên cũng mất đi phần nào cái gốc rồi, chuyển ngữ một lần nữa sang Việt sẽ càng làm thay đổi nhiều hơn, nên cốt sao phù hợp với nhân vật, với bối cảnh và người đọc dễ hiểu, đọc không sượng là oke r.
Xem thêm
TRANS
thì văn phong là cái cách mà ông viết/ dịch văn mang theo cái phong cách riêng của mình, cơ bản nhất là cách dùng từ, ngoài ra còn có giọng điệu nhân vật/ người dẫn truyện và cấu trúc câu dài ngắn.
Còn quá nhiễm văn phong cá nhân thì thường là khi ông dùng từ sai rất sai, tưởng là đồng nghĩa nhưng lại không chú ý tới ngữ cảnh.
VD như câu gốc của tác giả dùng từ rất giản dị, mà người dịch lại muốn "thể hiện bản thân nhiều vốn từ" nên cố tình dùng những từ ngữ tuy đồng nghĩa nhưng không phù hợp với ngữ cảnh và câu gốc.
"The old man sighed, his heart heavy with the weight of his memories."
Bản dịch thô: Ông già thở dài, tim ông nặng trĩu với sức nặng của những ký ức của mình.
Bản dịch tốt: "Ông lão thở dài, trái tim nặng trĩu những hồi ức."
Bản dịch nhiễm văn phong cá nhân: "Ông lão thở dài não nề, tâm hồn như chìm khuất trong vực sâu ký ức."
Về cơ bản thì có 4 bước (mà tôi dùng) để giúp bản dịch tránh bị nhiễm văn phong cá nhân:
1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (nghe như ngữ văn fr)
Còn dễ hơn thì ông nên đọc vài chương truyện eng trước khi dịch để hiểu rõ hơn, nếu như được thì đọc raw
2. Dịch thô rồi đọc lại thứ mình đã dịch rồi trau chuốt (vd như ông là kiểu người dịch 1 lần hết 1 chương như tôi thì sau khi dịch xong nên chill, đi ngủ các thứ rồi đọc lại)
3. Nhờ người quen đọc bản dịch của mình, họ thấy khúc nào cấn cấn, thiếu tự nhiên thì ông sửa lại.
4. Dịch nhiều rồi quen thôi
Nói thế th chứ chưa chắc t làm dc 🐧🐧
Xem thêm
TRANS
CVTER
Đọc ổn là được rồi, bản dịch free trên mạng chứ có phải dịch sách xuất bản đâu mà kĩ tính thế 🐧🐧🐧
Xem thêm
Loy
TRANS
Thật ra thì việc nắm bắt văn phong của nguồn dịch/tác giả nó không phải là quá khó, chỉ cần tinh ý là sẽ nhận ra ngay. Điều bạn cần làm là xác định rõ tính cách và xuất thân của nhân vật, đôi khi là bối cảnh của câu chuyện.
Nếu bạn là newbie, đang muốn làm quen với công việc dịch dọt thì bạn nên chọn những bộ rom-com, tình cảm học đường vì đó sẽ là mảng mà phần lớn dịch giả có hiểu biết và kinh nghiệm nhiều nhất. Khi đó thì bạn có thể dùng chính văn phong, hay chính xác hơn là cách nói chuyện trong cuộc sống để khiến cho lời văn thêm chân thực hơn. Lưu ý là nên dùng có chọn lọc và chừng mực, hạn chế việc thể hiện lời thoại của nhân vật cũng như lời kể chuyện theo lối thái quá, cục súc.
Tuỳ bối cảnh và câu chuyện thì bạn có thể sử dụng văn phong khác nhau. Ví dụ như dịch một bộ isekai diễn ra trong bối cảnh trung cổ, bạn nên dùng ngôn ngữ có tính sử thi và trau chuốt, hạn chế dịch theo kiểu rom-com mà mình vừa đề cập bên trên.

Nói chung là cũng không có gì khó cả, đến newbie cũng ít ai gặp phải trở ngại này.
Xem thêm
TRANS
Cá nhân t thấy có 1 cách để chia ngôn ngữ ra thành ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) có phần thoải mái, xuồng xã hơn, thường được biểu hiện trong các đoạn hội thoại, trong cuộc sống đời thường. Với khẩu ngữ việc thêm những từ mượn (từ bắt trend, ngôn ngữ slang,...) trong một chừng mực nào đó có thể chấp nhận được. Còn ngôn ngữ viết thường gãy gọn, khúc chiết, có phần nghiêm túc hơn, thường được biểu hiện trong suy nghĩ, miêu tả, chủ đề nghiêm túc... Nhưng một số bộ Light Novel có sự đan xen giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (đúng hơn là ngôn ngữ của tiểu thuyết nói chung là ngôn ngữ viết nhưng light novel có sử dụng nhiều ngôn ngữ nói) nên dễ tiếp cận với độc giả hơn. Bác căn chỉnh đoạn nào dịch theo khẩu ngữ, đoạn nào dịch theo ngôn ngữ viết là được.
Xem thêm
TRANS
Quá nhiễm văn phong cá nhân.
Thường phần nhiều là thuộc về chỗ dịch thoại, suy nghĩ của từng nhân vật. Gần như rất nhiều trans trên hako không nhận thức được điều này. Mỗi nhân vật đều có tính cách, trình độ suy nghĩ, trình độ ngôn ngữ khác nhau. Thế mà các trans khi dịch thì trăm nhân vật đều có chung một kiểu nói chuyện, một kiểu dùng từ. Thậm chí có những nhân vật được build là đầu gấu thất phu ít học mà khi nói với suy nghĩ thì luôn dùng những từ rất là "cao siêu", câu cú lại mượt mà như học sinh chuyên văn. Điều ngược lại cũng diễn ra. Nói chung thì vấn đề này nằm ở độ am hiểu về nhân vật của dịch giả, nói rộng ra chút còn nằm ở khả năng linh hoạt trong văn thoại, nhân vật đều có chung một kiểu nói chuyện như bản thân dịch giả thì đến khi số lượng lên quá hàng chục thì đảm bảo người đọc (nhất là mấy bạn đọc lướt) sẽ không phân biệt nổi đâu.
Về giải phảp cho vấn đề này thì từng người có cách khác nhau. Riêng bản thân mình trước khi dịch một bộ truyện luôn đọc trước một lượt, note ra có những nhân vật nào, tính cách ra sao, để từ đó xác định xưng hô, văn thoại sao cho phù hợp.
Ngoài ra thì mình để ý nhiều bạn trans bị tính khá là kỹ lưỡng ở những chỗ không cần thiết, văn thoại luôn chau chuốt quá đà. Về việc này còn phải xem xét người nói là ai nữa cơ, ví dụ bên trên của mình đã có giải thích điều này.
Xem thêm
TRANS
Cách hiểu thứ hai cũng có thể hiểu là văn phong không hợp tác phẩm.
Bản thân mình là một người chuyên dịch thể loại fantasy lấy bối cảnh phong kiến (Lý do là vì vốn từ mình dùng có rất nhiều từ cổ, từ cũ, từ lạ) thế nên khi đá sang dịch các thể loại khác như rom-com hay truyện lấy bối cảnh hiện đại thì sẽ có nhiều đoạn đọc rất lạ với người hiện đại.
Cũng cần xác định xem văn phong bản thân như nào để còn chọn truyện. Một người với hành văn ngọt ngào như mía lùi mà đi dịch truyện thuộc dạng dark fantasy suốt ngày chém giết sẽ không bao giờ làm nổi. Đại loại vấn đề này là thế đó.
Xem thêm
TRANS
Bản eng thì dù ít dù nhiều nó cũng mất đi văn phong của tác rồi, nên là khi dịch từ eng thì cũng khó mà giữ đc. Nếu bạn muốn bản dịch của mình hướng đến phần đông độc giả thì có thể đọc thêm, đọc nhiều các tác phẩm/ bản dịch của dịch giả khác ( và khi đọc ta cũng có thể tiếp thu thêm kiến thức, kinh nghiệm,..). Còn nếu bạn dịch 1 tác phẩm vì bạn thích bộ đó vcl ra thì có thể đưa văn phong cá nhân vào, tùy gu mỗi người mà họ có thích lối hành văn ấy hay ko. Chém đến đây r nma thú thật thì tôi cũng ko rõ lắm về "quá nhiễm văn phong cá nhân", bản thân tôi khi đọc trên Hako cũng gặp nhiều pj mà văn phong của các bác trans ko hợp gu tôi (mà tôi thấy nhiều bạn đọc dễ nuốt lắm, chỉ cần xem chừng ko bị lỗi khác mà bị trảm thôi) nên cứ mạnh mẽ lên nhớ!
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân, cũng có thể (hoặc chắn chắn) có sai sót. Bản thân t cũng chỉ là gà mờ mà thôi.
Xem thêm
CHỦ THỚT
cảm ơn bác:>
Xem thêm
TRANS
Mình thì ko có lời khuyên hữu ích nào cả, cơ mà bác có thể tham khảo cái này
Xem thêm
CHỦ THỚT
:> bài báo chất lượng zl, cảm ơn bác
Xem thêm
TRANS
@An omniscient cat: mình nhặt trong đây này một box khá hữu ích
Xem thêm
Xem thêm 1 trả lời
Kiểu ông dùng văn nói ngày thường của cá nhân ông vào bản dịch ấy
Xem thêm
CHỦ THỚT
cảm ơn bác:>
Xem thêm