Arslan Chiến ký
Tanaka Yoshiki
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Những trích đoạn yêu thích ở phần 2

Tập 8 chương 1 : Kẻ thù mới kẻ thù cũ

0 Bình luận - Độ dài: 10,140 từ - Cập nhật:

Ánh bình minh dập dềnh trên mặt sông gợn sóng, như hàng triệu tấm giương xếp chồng lên nhau. Những tia sáng này cũng phản chiếu lên áo giáp của đội quân dàn hàng bên bờ sông, khiến cho mặt đất thoát khỏi sự che phủ của màn đêm mà trở nên sáng rực. Tên con sông lớn ấy là Tigris, quanh năm nước chảy hiền hòa, tạo thành đường biên giới giữa vương quốc Pars và vương quốc Mirs.

Ngày 29 tháng 9 năm 324 theo lịch Pars, cũng là ngày sinh nhật thứ 18 của vua Arslan, kỷ niệm 3 năm sau khi chàng lên ngôi. Ban đầu, người ta dự định tổ chức một buổi lễ long trọng ở kinh đô hoàng gia Ecbatana, nơi quan chức, binh lính lẫn người dân đều mở tiệc uống rượu suốt đêm.

Thế nhưng vị vua trẻ đã rời kinh đô và đến biên giới phía tây, giáp vương quốc Mirs.

Phía đông sông Tigris là lãnh thổ của Pars, còn phía tây là lãnh thổ của Mirs. Bị ngăn bởi con sông lớn, vô số cuộc chiến đã xảy ra giữa hai nước này suốt chiều dài lịch sử. Sông Tigris tuy lớn nhưng mực nước nông, chảy chậm, việc qua sông tương đối dễ dàng. Vì vậy, hai nước đều xây dựng những tòa thành phòng thủ kéo dài bờ sông để đề phòng đối phương xâm lược. Trước kia, marzban Kishward, người được gọi với cái tên “tahir – song đao tướng” đã từng là tường thành sống của Pars, buộc quân Mirs phải từ bỏ ý định. Nhưng cuối tháng 9 năm nay, Mirs bất ngờ tung ra một đạo quân lớn, vượt sông lúc nửa đêm, sẵn sàng tư thế chiến đấu trên lãnh thổ Pars.

Vua Hossain đệ tam của Mirs năm nay 39 tuổi, đã tại vị được 8 năm. Ông ta mập mạp, hói đầu với đôi tai to bất thường. Nhìn bề ngoài, ông ta không có dáng vẻ dũng mãnh nhưng lại sở hữu thành tích trị vì xuất sắc. Khi Pars bị Lusitania xâm lược, Mirs đã củng cố biên giới đất nước, giữ thái độ trung lập, tập trung loại bỏ các thế lực chống đối trong nội bộ, xây đường đào kênh, mở rộng bến cảng, đồng thời ra sức phát triển kinh tế. Hossain tổ chức cải cách hành chính, hệ thống tư pháp và xây dựng trường học. Ông ta không tham gia bất cứ cuộc viễn chinh nào, chỉ tập trung phát triển nước mình.

Năm nay, Mirs lại có lý do rõ ràng để gây chiến với Pars. Ấy là sau khi Arslan lên ngôi, thương mại hàng hải của Pars càng lúc càng thịnh vượng, quyền lợi của Mirs cũng vì thế mà bị xâm phạm. Pars bãi bỏ chế độ nô lệ, nên đường buôn nô lệ da đen bị chặn đứng. Những yếu tố kinh tế đã thúc đẩy Mirs bắt đầu hành động quân sự.

“Quý ngài thân mến, quả như ngài nói, sông Tigris không hề khó vượt qua. Nếu ngài có yêu cầu gì, xin cứ việc trình bày.” Hossain đệ tam nói tiếng Pars với người đàn ông bên cạnh.

Người này chắc khoảng 30 tuổi chăng? Khuôn mặt bị nắng, gió và cát bào mòn, nước da sạm đen, thô ráp nhưng trong cốt cách vẫn ánh lên vẻ tôn quý. Thứ dễ thấy nhất trên gương mặt hắn ta là vết sẹo lớn nằm bên phải. Đó không phải vết thương dao đao kiếm mà có hình lưỡi liềm như thể bị móng vuốt cào sâu. Từ ngoại hình đến biểu cảm, người ngoài nào nhìn vào cũng biết, cuộc sống của hắn chẳng liên quan đến hai chữ “bình yên.”

Người này không thể hiện cảm xúc gì với lời cảm ơn của vua Mirs. Giọng hắn ta khô khốc như gió sa mạc.

“Mong rằng ta sẽ được thấy tên hôn quân xứ Pars bỏ mạng, đó là yêu cầu duy nhất, ta không cần gì hơn.”

“Ta biết, nhưng khen thưởng theo công trạng là nghĩa vụ của nhà vua. Nếu ta vô ơn với ngài, người khác sẽ cười nhạo ta keo kiệt. Dù sao đi nữa, cứ nói cho ta phần thưởng ngài mong muốn là gì?”

“Được. Vậy ta muốn gã Narsus, họa sĩ cung đình của Pars.”

Giọng nói của gã này nghe lạnh lùng nhưng ẩn chứa đầy ác ý. Hossain đệ tam nhìn hắn thích thú, đưa tay lên gãi cằm.

“Có vẻ như ngài rất căm hận người này. Nhưng chắc đây không phải chuyện ta được biết. Nếu ngài muốn cái đầu của Narsus, ta sẽ trao nó cho ngài.”

Với giọng nói vô cùng u ám, vua Mirs rời mắt khỏi vị khách. Hossaind dệ tam không phải kẻ cao thượng gì nhưng không thích bị cuốn vào dăm ba chuyện thù hằn báo oán. Ông ta chỉnh lại tư thế cũng như tâm trạng, nói với một trong những thuộc tướng đồng hành.

“Masinissa!”

Một người đàn ông cao lớn với nước da màu đồng tiến lên đáp lại nhà vua. Hắn ta nổi danh là cận vệ số một của cung điện hoàng gia Mirs. Mắt, râu, tóc hắn đều đen bóng, năm nay vừa tròn 28 tuổi.

“Kalamandis!”

Kalamandis là một vị tướng râu tóc bạc trắng, có thể xem là bậc cao niên, từng lập được vô số chiến công từ đời vua trước. Hossain gọi thêm ba vị tướng nữa, nói với họ một cách thân tình.

“Trận chiến hôm nay không những ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình ngoại giao của nước ta trong tương lai mà còn tác động đến quyền lực giữa các nước trên Đại lục vương lộ. Hãy chiến đấu bằng cả trái tim, đóng góp sức mình vào tương lai đất nước cũng như danh tiếng của các vị.” Các tướng lĩnh xứ Mirs

“Binh lính của thần nhất định sẽ đáp ứng được mong đợi của bệ hạ!”

“Thần linh sẽ trừng phạt kẻ thù cũ của chúng ta, tên tahir Kishward!”

Đúng lúc này, vị khách với vết thương trên má lạnh lùng dập tắt sự phấn khích của các vị tướng.

“Quân Pars sở hữu một đội quân mạnh mẽ và tướng lĩnh có khả năng chỉ huy rất cao. Lời này tuy đau lòng nhưng là lời thật, nên các vị không được phép kiêu ngạo. Đặc biệt là người vạch ra kế hoạch tác chiến của toàn quân. Phải hết sức cẩn thận.”

“Chúng ta đã hiểu.”

Kalamandis trả lời, còn chàng trai trẻ Masinissa liếc nhìn vị khách một cách khó chịu, thậm chí còn không buồn gật đầu.

Ngay sau đó, toàn quân Mirs lên đường. Quân phục của họ kết hợp giữa sắc đỏ, xanh lá và vàng kim, trông vô cùng rực rỡ trên nền đất nâu đơn điệu của sa mạc. Đặc biệt là dáng vẻ uy nghiêm của hàng bộ binh phía sau, đủ khiến người ta kinh sợ.

“Đội quân lạc đà của Mirs đấy sao?”

Người đàn ông với vết sẹo trên má lẩm bẩm, nhìn đoàn quân nối nhau di chuyển giữa làn bụi mù.

Nói đến chiến đấu trên sa mạc, ngay cả kỵ binh tinh nhuệ của Pars cũng thua kém đội quân lạc đà của Mirs. So về sức bền, lạc đà hơn ngựa, so về khả năng di chuyển trên cát, lạc đà chẳng khác gì thuyền lướt sóng khơi. Hơn nữa, nếu khoác cho chúng những bộ giáp tốt, chúng có tác dụng phòng thủ đáng kể trước cung tên.

Sau khi 1 vạn quân lạc đà đi qua, theo sau họ là đội xe. Ba con ngựa kéo một cỗ xe hai bánh với bốn người lính bên trên, một lính đánh xe, một kính cầm thương, hai người còn lại là cung thủ. Tổng cộng có đến 2000 cỗ xe, binh lính và ngựa đều được bôi dầu mè. Mùi dầu trộn lẫn mùi mồ hôi, tạo thành thứ mùi khó tả.

“Nếu một mình Mirs không thể chiến thắng thì hãy mời nước khác cùng tham chiến. Miễn là chúng ta đoàn kết với các quốc gia muốn duy trì chế độ nô lệ thì nhất định của thể tiêu diệt được Pars.” Vua Mirs nói với các tướng lĩnh. Khi bắt đầu trận chiến này, ông ta đã không hô hào, hứa hẹn về thắng lợi của Mirs. Hơn ai hết, ông ta hiểu rõ sự thiện chiến của Pars.

Quân Mirs hành quân một cách trật tự. Tả quân, hữu quân, trung quân, cùng với cận vệ của nhà vua, tổng cộng là 8 vạn quân. Trong 4, 5 năm qua, Mirs không tổn hao binh lực vào những cuộc chiến vô nghĩa nên mới gât dựng được đội hình mạnh mẽ nhường này.

Quân Pars đã dàn hàng cách đó ngàn bước. Mirs ước tính Pars có chừng 6 vạn hay 7 vạn quân nhưng đội hình vó vẻ như không đồng đều lắm. Kỵ binh bộ binh trộn lẫn với nhau, không có thứ tự. Chẳng hiểu bọn họ đang muốn áp dụng chiến thuật nào.

Kể từ khi Arslan lên ngôi, Pars cải tổ nhiều về hệ thống quân sự, còn cụ thể cải tổ ra sao thì quân Mirs không biết được.

Đội quân nhạc của Mirs nổi trống. Âm thanh từ những chiếc trống lớn bọc da lạc đà vang vọng trên bờ sông đầy cát, đối nghịch với tiếng tù và của Pars. Khi âm thanh kết thúc cũng là lúc tiếng réo của một loạt mũi tên vang lên từ cả hai quân.

“Xung phong!”

Tướng Kalamadis cưỡi trên chiến xa, vung thanh kiếm lớn hình lưỡi liềm, hét to. Sau đó, quân Mirs cũng hô vang, đồng loạt xông trận, cát bụi bay đầy trời. Tiếng kiếm leng kenh cùng cát bụi mịt mờ khi đoàn quân Pars tiến tới. Trận chiến khốc liệt bắt đầu.

Trận này kéo dài không được bao lâu. Sau khi đội quân lạc đà do tướng Masinissa chỉ huy vung đao lưỡi liềm xông vào đội hình địch, quân Pars rơi vào thế bí, phải rút lui.

Quân Mirs tiếp tục truy quét trong khi địch tháo chạy. Quân Pars không phải hoàn toàn tan rã, thi thoảng họ sẽ chống cự bằng thương và cung tên. Tuy nhiên, trước sự sắc bén của quân Mirs, các đợt phản công này chỉ như tường đất, dễ dàng bị phá hủy.

Sau khi ngồi vững trên lưng lạc đà và dựng một chiếc lều tránh nắng bằng vải trắng mát mẻ, vua Hossain đệ tam của Mirs quan sát tình hình trận chiến, hài lòng khi lợi thế nghiêng về phe mình.

“Quân Pars trước kia rất mạnh. Sự dũng mãnh của vua Andragoras khiến người ta nghĩ rằng có khi ông ta chẳng phải con người. Nhưng tiếc thay ông ấy lại không có người kế vị xứng đáng. Vị khách quý này, ngài nghĩ sao?”

“Đừng xem thường hắn.”

Câu trả lời của đối phương hết sức ngắn gọn. Hossain đệ tam cười gượng, ngừng vẫy vây đôi tai lớn của mình.

“Ngài đừng tỏ ra khó chịu như thế, không phải ta khinh thường ý kiến của ngài, chỉ là mọi chuyện lần này diễn ra thuận lợi. Ta vẫn cần đến năng lực của ngài trong công cuộc chinh phục Pars.” Còn sau đó? Hossain không có ý định cai trị Pars. Ông ta biết rõ kết cục thảm hại của quân Lusitania. Nói chung, ông ta chỉ cần tăng cường lợi ích của Mirs trong thương mại hàng hải và thúc đẩy việc buôn bán nô lệ. Miễn là Mirs được lợi, ai cai trị Pars cũng không thành vấn đề. Mà nói đúng hơn, chính quyền Pars xáo trộn, mâu thuẫn thì mới không tốt cho Mirs. Lý tưởng nhất là Pars được cai trị bởi một triều đình ổn định với các chính sách thuận lợi với Mirs.

Trước đêm nay, quân Mirs vẫn luôn chiếm thế thượng phong trong trận chiến. Quân Pars liên tục bị đẩy lùi, thậm chí phải lùi xa tới 1 farsang về phía đông. Khi trời tối, quân Pars chỉnh đốn hàng ngũ, tiếp tục chống lại cuộc tấ công của Mirs, đồng thời chuẩn bị phản công.

“Chiến đấu khi mặt trời phía sau lưng là điều cơ bản. Quân Pars lúc này lại phạm phải cấm kỵ ấy, tấn công theo hướng mặt trời lặn. Bệ hạ, hãy nhân cơ hội này, để thần chỉ huy toàn quân, đè bẹp quân Pars chỉ trong một trận, tiêu diệt chúng.” Masinissa và Kalamandis quay về gặp nhà vua xin chỉ thị, và vị khách với vết sẹo trên má trái liền phản đối.

“Narsus là kẻ rất giỏi dụ địch vào bẫy. Sở dĩ chúng làm trái nguyên tắc dụng binh là để lừa gạt chúng ta. Xin bệ hạ cân nhắc kỹ.”

Trước khi Hossain đệ tam trả lời, Masinissa đã lên tiếng trước, nhìn chằm chằm vị khách với vẻ tự tin.

“Ngài nói đó là bẫy, nhưng trên địa hình bằng phẳng này thì có thể gài cạm bẫy gì được? Không có thung lũng hay bụi rậm nào cho quân lính mai phục. Hay là ngài sợ tên Narsus kia đến thần hồn nát thần tính, nhìn thấy ngọn cỏ cũng cho là gươm giáo?”

Người kia nhìn Masinissa với ánh mắt chế giễu và đáp: “Vậy cứ làm như ngài muốn. Nhưng ta mong ngài chớ quên, chính ta đã khuyên can ngài trước.”

“Ta sẽ nhớ!”

Sau khi gật đầu một cách bực dọc, Kalamandis dẫn người đồng đội trẻ tuổi của mình quay lại đội hình. Vua Hossain đệ tam quan sát chiến trường, có chút do dự. Ông không quá tự tin vào khả năng quân sự của mình so với cai trị đất nước, cho nên lúc này chỉ có thể tin tưởng, giao phó cho các tướng lĩnh mà thôi. Ông sợ rằng linh cảm chẳng lành ấy cùng những lời cảnh cáo của vị khách kia là thật. Hossain lắc đầu xua đi nỗi bất an.

“Tấn công!”

“Tấn công!”

Những mệnh lệnh bằng tiếng Mirs liên tục được truyền đi, quân đội xông pha như thác lũ. Những thanh gươm và áo giáp phản chiến ánh tà dương. Quân Mirs tiến về phía đông, quay lưng về phía chiếc đĩa vàng khổng lồ nơi đường chân trời. Khí thế của họ khiến mặt nước sông Tigris quanh năm yên bình cũng phải chấn động.

Quân Pars có vẻ vô cùng hoảng loạn. Đội kỵ binh đang tiến lên lần lượt quay ngựa, hết con này đến con khác, ẩn mình sau bức tường bằng khiên do bộ binh tạo thành. Thấy cảnh tượng đó, các tướng lĩnh của Mirs đều phấn khích, hăng máu hơn. Ngay sau đó, họ thấy hàng chục tấm khiên xếp chồng lên nhau, không thể quan sát được nữa.

Ba mươi tấm khiên tạo thành những tấm gương phản chiếu ánh mặt trời lặn. Một bức tường ánh sáng dài và cao chắn ngay trước quân Mirs, khiến họ chói mắt. Từ người đến ngựa lẫn lạc đà, thị lực đều bị những tia sáng chói lóa này vô hiệu hóa một khoảng thời gian. Cả một đội quân đông tới cả vạn bỗng chốc mù lòa.

Những người lính hét lên, vội đưa tay che mặt, buông khỏi dây cương. Ngựa và lạc đà mất kiểm soát trong khi đang phi nước đại, cộng thêm mất thị lực khiến chúng không giữ được thăng bằng. Ngựa loạng choạng, xe đâm vào nhau. Ngựa ngã, lạc đà lật nhào, trục xe gãy vụn, bánh xe bắn văng lên. Những tên lính ngã xuống bị ngựa hoặc xe hoặc lạc đà phía sau cán chết. Máu và tiếng la văng vẳng trong bầu trời đang tối dần.

Lúc này, một thứ âm thanh tựa như bão tố nổi lên bao trùm. Quân Pars đồng loạt bắn tên, ánh mặt trời lặn bị hàng vạn mũi tên xé nát như một miếng vải. Quân Mirs vẫn còn choáng váng, đứng chết lặng dưới làn mưa tên đang vun vút lao tới.

Tiếng xé gió lẫn tiếng la hét hòa trộn vào nhau. Cả vùng sa mạc chìm trong những thanh âm hỗn loạn ấy. Một tên lính bị bắn xuyên cổ họng, ngã khỏi xe. Con lạc đà đẫm máu đổ vật xuống, đè lên gã. Cỗ xe lật nhào khi lính vẫn ở bên trên. Đôi mắt bị mất thị lực do ánh sáng, nay còn bị cát bụi bay vào, quân Mirs đau đớn lăn lộn trên mặt đất.

Chỉ trong chốc lát, Mirs đã thiệt hại cả vạn quân. Hossain đệ tam thấy cảnh tượng này từ xa, chỉ biết đứng đó chết lặng.

Lúc này, giọng của vị khách truyền đến bên tai ông ta.

“Ta đã nói trước với ngài rồi. Tên Narsus kia còn xảo quyệt hơn cả lũ cú mèo trăm tuổi. Nhớ lấy bài học lần này và rút quân thôi.” Hắn ta thẳng thừng chỉ trích sự thiển cận của quân Mirs, nhưng vua Mirs và các tướng lĩnh ở đó chẳng thể nào phản bác. Lời đối phương tuy thô nhưng thật, thật đến khó lòng chối cãi.

“Tóm lại, rút quân trước rồi tính!”

Mệnh lệnh được ban ra, nhưng tướng quân Kalamandis, người chịu trách nhiệm thực thi, đã không còn trên đời nữa. Ông ta giao chiến với một kỵ sĩ áo đen ở ngay tiền tuyến quân Pars. Giao tranh chưa đầy 10 hiệp, ông ta đã bị cây thương của địch đâm xuyên ngực.

Tin tử trận của Kalamandis truyền ra, nỗi sợ hãi của quân Mirs càng lớn. Họ lợi dụng ánh hoàng hôn, thi nhau bỏ chạy. Masinissa, vị tướng dũng cảm của Mirs đã bỏ cây kiếm gãy của mình, giật lấy một ngọn giáo từ tay những người lính đang chạy trốn, dùng sức vung giáo, thúc lạc đà xông về phía chàng hiệp sĩ áo đen. Đối phương thì vừa đâm chết một binh sĩ Mirs khác. Mũi giáo đâm quá sâu khiến anh ta không thể rút ra được, đành bỏ giáo và rút trường kiếm bên hông.

Masinissa ngồi trên lưng lạc đà vốn đã cao hơn ngựa. Hắn đâm ngọn giáo từ trên xuống, mũi giác bạc chạm vào giáp đen của chàng kỵ sĩ xứ Pars. Hiệp sĩ áo đen nhìn vị tướng Mirs bằng cặp mắt sắc bén.

“Thật đáng khâm phục khi ngươi không bỏ chạy!”

“Đừng nhiều lời, tay sai của tên hôn quân!”

Masinissa vứt giáo xuống, rút thanh đao lưỡi liềm khỏi bao kiếm buộc bên hông lạc đà, hét lớn. Hôn quân ở đây là ám chỉ một kẻ không đáng làm vua nhưng tự xưng mình là vua. Vua Arslan của Pars dù là thái tử được vua tiền nhiệm Andragoras đệ tam sắc phong, nhưng thực tế chàng không mang trong mình dòng máu hoàng thất. Điều này trong và ngoài nước đều biết tới. Do vậy, Masinissa vẫn luôn chửi mắng như thế mỗi khi sỉ nhục quân Pars.

Câu nói lăng mạ của Masinissa khiến cơn giận của hiệp sĩ đen trỗi dậy. Thanh gươm biến thành gió và ánh sáng, tấn công hắn ta. Vị tướng Mirs vung thanh đao lưỡi liềm, làm chệch đường kiếm. Tiếng kim loại va chạm vào nhau, ong ong trong màng nhĩ, cổ tay cũng chấn động. Đây là lần đầu Masinissa lâm vào tình cảnh này. Dù muốn phản công nhưng đòn thứ hai của đối thủ đã giáng xuống với uy lực kinh hồn. Vị tướng dũng cảm của Mirs buộc phải phòng thủ.

Sau hai mươi lần lần giao chiêu, máy chảy xuống từ cổ tay trái Masinissa. Ở chiêu thứ 30, thanh đao lưỡi liềm bắn văng đi, tay phải của Masinissa rơi xuống cát. Hắn biết vận mình đã tận, chỉ đành kéo dây cương lạc đà, đá vào sườn con vật cưỡi, cố gắng đổi hướng. Trong tình cảnh này, hắn không có lựa chọn nào ngoài rút lui.

Lạc đà không ngoan ngoãn như ngựa. Chỉ cần không vui, nó sẽ không tuân theo ý muốn của người cưỡi. Bị đối xử thô bạo, con lạc đà của Masinissa rõ ràng rất cáu kỉnh. Nó thở ra một hơi nặng nề, tự nhiên duỗi hai chân, ngồi phịch xuống đất.

Masinissa kêu lên một tiếng khi ngã khỏi lưng vật cưỡi. Hắn lăn lộn trên mặt đất và bò dậy, nhưng vẫn choáng váng vì đau đớn lẫn vì tủi nhục. Thất bại dưới tay kẻ thù mạnh là điều khó tránh, nhưng hắn lại rơi vào tình huống thảm hại này ngay trước mắt kẻ thù.

Tuy nhiên, ánh kiếm không giáng xuống đầu Masinissa, chỉ quét ngang qua, cắt đôi mũi tên bay giữa không trung. Hiệp sĩ đen đảo cặp mắt sắc bén, tìm kẻ thù mới.

Kẻ bắn mũi tên chính là vị khách với vết thương trên má phải. Hắn cưỡi ngựa và cầm cung trên tay trái. Chỉ trong tích tắc, khi hiệp sĩ đen quay lại, Masinissa đã chạy trốn khỏi chiến trường đầy máu và khói bụi, hoặc nói là lăn đi thì đúng hơn.

Kẻ có vết sẹo trên má định bắn mũi tên thứ hai vào hiệp sĩ đenl. Nhưng khi hắn vừa rút tên, một tiếng xé gió vang lên cảnh cáo. Cây cung của hắn gãy đôi, mũi tên rơi ra, cắm xuống đất. Một mũi tên khác vừa bắn đi từ hàng quân Pars đằng sau. Đó không phải một mũi tên lạc, mà phóng đi khi đã được ngắm chuẩn mục tiêu.

“Nữ tư tế khốn kiếp!”

Gã có vết sẹo trên má lẩm bẩm với vẻ căm tức. Hắn buông cung, quay đầu ngựa và nhanh chóng lui về hội quân với quân Miirs. Hắn nhận ra đối phương là cao thủ xạ tiễn hàng đầu, người từng vô số lần thể hiện kỹ năng tuyệt vời của mình trong trận nổi dậy năm xưa. Trước hàng quân Pars, hiệp sĩ áo đen tán dương người đó.

“Tiểu thư Farangis quả nhiên vẫn là nữ thần săn bắn.”

Người được khen chỉ im lặng gật đầu. Đó là một cô gái với mái tóc dài đến tận thắt lưng. Cô nhìn kẻ vừa bắn tên đã trốn thoát trong hàng quân Mirs, trong đôi đồng tử trong veo thoáng vẻ bối rối.

Có khoảng 8 vạn quân Mirs đã vượt sông Tigris để đặt chân lên lãnh thổ Pars nhưng chỉ 6 vạn quay về. Mất đi 1 phần 4 quân lực khiến Hossain đệ tam bực dọc. Từ đầu ông ta đã không phải một vị vua hiếu chiến, chỉ cử quân ra trận sau khi đã phân tích rõ ràng khả năng thành bại, được mất ra sao. Bị đánh bại khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng thì càng cay cú hơn, tuy vậy Hossain vẫn không biểu hiện ra ngoài.

Các tướng bại trận lần lượt quỳ xuống trước nhà vua. Hossain đệ tam an ủi họ, đặc biệt là Masinissa, người đang vô cùng hổ thẹn.

“Quên quá khứ đi, cứ lạc quan lên!”

Hossain đệ tam thể hiện phong thái của kẻ làm vua, không hề quở trách Masinissa. Sau khi chế độ nô lệ ở Pars bị bãi bỏ, phía Mirs cũng xảy ra vô số bạo loạn do nô lậy gây nên. Đương nhiên, có nhiều người nô lệ vốn mong giành lất sự tự chủ, ngoài ra còn có những kẻ đứng sau kích động. Nếu trước kia, họ chỉ đơn thuần là bất mãn thì nay đã tìm được một cái đích cụ thể, đó là “giải phóng.” Đây là vấn đề đau đầu với một nước vẫn đang phụ thuộc vào chế độ này. Sớm muộn gì cũng phải chiến đấu với Pars lần nữa, nhưng giờ họ đã mất đi Kalamandis kỳ cựu. Trừng phạt các tướng lãnh còn sống sẽ chỉ khiến quân Mirs suy yếu hơn, đó là tính toán của Hossain.

Vị khách có vết sẹo trên má phải đi sau Masinissa, bấy giờ mới bước lên trước mặt Hossain đệ tam. Hắn được ghi công vì đã cứu Masinissa trong lúc cấp bách.

“Bệ hạ, giờ chắc ngài đã biết tên Narsus đó xảo trá đến mức nào rồi đúng không? Tuy nhiên, Pars có vô số kẻ thù trong và ngoài nước. Ta có ý định tập hợp những kẻ này lại để chống lại chúng, ngài nghĩ sao?”

“Ngài có thể làm được ư?”

“Miễn là có sự cho phép của bệ hạ.”

“Được, dù sao đi nữa chúng ta cũng phải làm suy yếu quân Pars. Hãy báo cho ta ngay khi ngài vạch ra được chiến lược phù hợp. Còn kinh phí, hãy dùng bao nhiêu tùy thích.”

Sau khi vị khách rút lui, Hossain bắt đầu trầm tư. Vị quan thư ký cung đình đứng tên Guli đứng bên cạnh nói, “Bệ hạ, người không thấy quá trùng hợp sao?”

“Trùng hợp?”

“Phải, đó là chuyện xảy ra khi quân Lusitania xâm chiếm Pars 4 năm trước. Quân Lusitania không hiểu rõ địa hình và nội tình của Pars, nhưng lại xyất hiện một kẻ lạ mặt, tiết lộ cho bọn họ vô số tin tức, thậm chí còn giúp họ vạch ra chiến lược.”

“À ta nhớ rồi, một kẻ đeo mặt nạ bạc bí ẩn.” Hossain gật đầu. Dù khi ấy, Mirs giữ thế trung lập, không can thiệp và chiến sự ở Pars nhưng họ cũng không hoàn toàn thờ ơ. Có rất nhiều báo cáo do các sứ giả, nhà buôn và gián điệp gửi về. Hossain đã nghiên cứu rất kỹ.

Trong đó có đề cập đến một kẻ đeo mặt nạ bạc. Sau này người ta xác nhận đó thực chất là hoàng tử Hilmes, một thành viên hoàng tộc của Pars.

“Thần nghe nói hoàng tử Hilmes đó cũng có vết thương trên mặt nên mới đeo mặt nạ để che đi.”

“Vậy ý ngươi là vị khách có vết sẹo bên má phải kia là hoàng tử Hilmes.”

“Không, thần không chắc chắn, nhưng có thể…”

“Ồ, vậy thì thế nào đây?”

Hossain đệ tam vuốt ve cái đầu hói của mình. Nếu suy đoán của Guli là thật, người đàn ông với vết sẹo trên má kia là hoàng tử Hilmes thì tình thế sẽ thay đổi ra sao? Hilmes từng lợi dụng quân Lusitania, chiếm đoạt ngai vàng nhưng không thành. Chẳng lẽ lần này hắn muốn tiếp tục lợi dụng quân Mirs cho mục đích của bản thân.

Bị kẻ khác đơn phương lợi dụng như thế thì thật mất mặt. Nếu hắn đúng là hoàng tử Hilmes, ắt sẽ có cách khiến hắn hữu ích cho mình. Suy nghĩ này nảy sinh trong cái đầu hói của Hossain đệ tam. Giờ có hai cách sử dụng kẻ này : Một là tuyên bố sự tồn tại của hoàng tử Hilmes với toàn thể thế giới, giúp hắn giành ngai vàng. Nếu may mắn thì họ sẽ lập nên “vua Hilmes”, rồi Mirs sẽ yêu cầu đổi lấy một phần lãnh thổ bên bờ đông sông Mirs, cùng với việc khôi phục chế độ nô lệ. Có lẽ Mirs sẽ trở thành trung tâm giao dịch nô lệ ở phía tây Đại lục vương lộ và giành được vị thế còn hơn trước kia.

Còn một cách khác nữa, là thay vì giúp Hilmes, trái lại họ có thể bắt hắn làm tù nhân, gửi lại Pars, hoặc gửi cái đầu của hắn sau khi giết cũng được. Điều này tương đương với việc giúp vua Arslan loại bỏ kẻ đe dọa đến ngai vàng của anh ta, sau đó có thể nhân cơ hội này đưa ra yêu cầu. Hai số phận hoàn toàn trái ngược nhau đang chờ đợi người đàn ông với vết sẹo trên má.

Dù thế nào đi nữa, hành động ấy chỉ có nghĩa khi suy đoán của Guli chsinh xác, chứ nếu đó đơn giản là một tên lữ khách lang thang thì không ích lợi gì.

“Khoan đã, cho dù thế ta cũng có thể coi như hắn là hoàng tử Hilmes để gây sóng gió tại Pars. Dù sao cũng đâu mấy người biết thân phận thật sự của hoàng tử Hilmes. Một khi có kẻ để lợi dụng thì phải lợi dụng hết sức chứ.” Hossain đệ tam nghxi bụng. Có vố số lựa chọn khi đưa ra chiến lược cai trị một quốc gia, nhưng ông ta cảm thấy cứ quyết tâm với một lựa chọn thì số lựa chọn lại ít đi.

Lúc này, tướng quân Masinissa lại xuất hiện trước mặt nhà vua. Sau khi suýt bỏ mạng dưới tay kỵ sĩ áo đen xứ Pars, hắn được vị khách với vết sẹo trêm má phải cứu. Masinissa chẳng những không tỏ ra biết ơn mà còn rất ghét ân nhân của mình.

“Có nên tin vào gã ngoại quốc lai lịch bất minh đó không? Xin bệ hạ thật cẩn thận.”

Hossain đệ tam nhìn chằm chằm vị thuộc tướng tìm đến để khiển trách.

“Ta cũng biết kẻ đó không trung thành với Mirs. Tuy nhiên, sự căm thù của hắn với Pars đủ đề bù đắp. Chừng nào vua Arslan và quân sư Narsus còn sống, hắn vẫn sẽ đứng về phía chúng ta, cho nên trước mắt, hắn là đồng minh.”

“Nhưng thưa bệ hạ…”

“Đương nhiên ta biết ngươi sợ điều gì. Ta sẽ không để kẻ đó lợi dụng mình. Nếu hắn làm điều gì tổn hại đến Mirs, Masinissa, ngươi hãy dùng kiếm của mình giết chết hắn.”

Masinissa hài lòng với mệnh lệnh này. Vua Hossain đệ tam đứng dậy rời chỗ ngồi, đi về phía con lạc đà được trang trí lộng lẫy cả mình, lẩm bẩm đầy thất vọng, “Masinissa chỉ là kẻ thiển cận vô dụng, Sao có thể đối đầu với quân Pars được cơ chứ.”

(II)

Vào ngày này, vua Arslan của Pars đã kiểm tra thủ cấp tướng lĩnh của Mirs, bao gồm cả tướng Kalamandis, tổng cộng 10 người. Vị vua trẻ vừa tròn 18 tuổi hết sức điềm tĩnh, không kiêu căng khi đạt được chiến thắng trong mong đợi, chỉ ra lệnh gửi đầu các bại tướng về Mirs. Ý định của chàng là để người chết được chôn trên đất mẹ của họ. Arslan quay về vị trí cùng thân tín của mình, Elam. Chàng cởi mũ giáp vàng, ôm dưới cánh tay, và để mái tóc lồng lộng trong gió.

Hiện giờ Arslan đã cao gần bằng họa sĩ cung đình Narsus, trong khi Elam, chỉ kém Arslan một tuổi nhưng lại thấp hơn đến 3 ngón tay. Cả hai không còn là nhữnh thiếu niên như năm đó nữa, mà đã là các chàng trai trẻ. Theo cách nói của Pars, họ đang ở độ tuổi trưởng thành và sung mãn như “trăng tròn giữa trời đêm.” Tuy mang quan hệ quân thần nhưng họ vừa là bạn học chung một thầy là Narsus, vừa là đồng đội vào sinh ra tử.

Arslan dừng lại, đưa mắt nhìn người bạn tóc đen của mình.

“Không có chiến thắng nào mà không có hy sinh cả, Elam. Dù ta trả lại thủ cấp tướng địch nhưng có lẽ cũng chỉ khiến những người lính Mirs thêm đau buồn mà thôi.”

“Chuyện tương lai, cứ phải để hậu nhân Mirs phán xét.” Elam dù mới 17 tuổi nhưng đã dần có được sự sắc sảo, nhạy bén của người thầy.

Arslan không khỏi nhoẻn miệng cười khi chàng thấy “Elam càng lúc càng giống Narsus.” Đúng lúc này, Narsus bằng xương bằng thịt đi đến trước mặt họ. Đứng trong hàng ngũ tướng lĩnh nhưng anh không mặc giáp, chỉ có một thanh kiếm treo bên hông. Một tay anh cầm roi ngựa, là bằng chứng cho thấy anh vừa chỉ huy một đội quân gồm 10 vạn binh sĩ.

Narsus từng là lãnh chúa Dailam, lớn hơn vua Arslan tới 12 tuổi, năm nay tròn 30. Theo lời hứa năm xưa, anh được phong làm họa sĩ cung đình dưới triều vua mới, điều này khiến người bạn thân Dariun của anh ta không khỏi ngửa mặt than trời.

Lúc tên và chức vụ chính thức của anh được ban hành trên văn bản bổ nhiệm, nó được viết là “Narsus, phó tể tướng kiêm họa sĩ cung đình.” Narsus thấy vậy thì cầm bút, chẳng nói một lời mà viết lại thành, “Narsus, họa sĩ cung đình, phó tể tướng tạm thời.” Bấy giờ, anh nghiêm cẩn chào nhà vua.

“Dù có chút thiệt hại quân sĩ nhưng thần vẫn chúc mừng chiến thắng của bệ hạ nhân ngày kỷ niệm người đăng quang.”

“Như mọi khi, tất cả nhờ có ngài.”

“Không đâu, là nhờ họ đã làm việc chăm chỉ.”

Narsus cầm roi chỉ về hướng một chú chim ưng vài hai người ngồi trên lưng ngựa. Chú chim ưng đó tên là Azrael – Sứ giả thần chết, người bạn có cánh của Arslan.

Azrael không còn là một chú chim non nữa. Nó theo chân Vua giải phóng Arslan chinh chiến khắp nơi, nay đã là một chiến binh dày dạn kinh nghiệm, lập vô số công lao hiển hách chẳng kém con người. Chiến binh bầu trời này giờ đang đậu trên vai một vị tướng áo đen. Đó là marzban Dariun. Năm nay anh ta 31 tuổi, sự dũng mãnh vô song được tô điểm bởi vẻ trưởng thành, khuôn mặt sắc sảo thêm phần điềm tĩnh. Có thể nói anh ta mang phong thái chiến binh rõ nét nhất toàn quân.

Bên cạnh anh ta là Farangis.

Với mái tóc như lụa, con ngươi xanh biếc màu lục bảo, da trắng như sứ và dáng người mảnh mai như tuyết tùng, nàng tư tế vẫn đẹp như 3 năm trước, tựa như phong thái của thần sắc đẹp Ashi khi mặc lên mình bộ võ trang. Sau khi Arslan lên ngôi, cô quay lại đền thờ Mythra ở Kuzestan nhưng lại được gọi về triều làm cố vấn và thanh tra. Hai chức quan này không phải chức vụ cố định, mà chỉ khi có chuyện xảy ra, họ sẽ trở thành người giúp sức của nhà vua. Đồng thời, cô còn là đặc phái viên đại diện cho ngự thân bệ hạ. Có lẽ đó là vị trí vô cùng thích hợp với cô.

Dariun và Farangis xuống ngựa chào vị vua trẻ. Azrael vỗ cánh một cách duyên dáng, đáp xuống cánh tay đang dang rộng của Arslan.

Thành tự đầu tiên mà Arslan đạt được với tư cách là người trị vì vương quốc Pars chính là đánh bại quân xâm lược hùng mạnh Lusitania và kẻ thù lâu năm Turan ở phía đông. Hai quốc gia này tấn công Pars với mục đích cướp đoạt của cải, nhưng rồi đều thất bại. Innocentius đệ thất, vua của Lusitania và Tokhtomysh, vua của Turan đều vùi thân cát bụi ở nơi đất khách. Lá cờ của họ có lẽ sẽ không bao giờ tung bay nữa.

“Đây là chiến tích vĩ đại nhất kể từ sau đấng anh hùng Kai Khosrow!” Nhiều nhà văn, nghệ sĩ ca ngợi như thế.

Chiến công vĩ đại ấy cùng sức mạnh của quân Pars dưới sự chri huy của chàng vang danh cả nước. Ngoài ra, các doanh nhân giàu có ở cảng Gilan còn hỗ trợ Arslan bằng nguồn tài chính khổng lồ của họ. Vào tháng 9 năm 321 theo lịch Pars, khi Arslan tổ chức một buổi lễ đăng quang giản dị, hơn 90% giới quý tộc đều tập trung ở thủ đô Ecbatana. Dù trong lòng cảm thấy thế nào, chí ít ngoài mặt họ cũng chào đón vị vua mới bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt cùng với lời thề trung thành kính cẩn.

“Cảm ơn Lusitania giúp ta phá bỏ lề thói cũ. Chúng giúp ta quét dọn bụi bặm lưu cữu lâu năm trên xứ Pars này.” Narsus đã nói vậy, dù là lời giễu cợt nhưng cũng có phần nào ứng với sự thật.

Những kẻ xâm lược độc ác và hung bạo thường phá hủy trật tự xã hội ở nơi chúng chiếm giữ, nhưng đôi khi lại hình thành sức mạnh để tái tạo và cải tổ đất nước. Lusitania xâm lược Pars để tìm kiếm lãnh thổ giàu có cho riêng mình, nhưng thay vào đó, họ đặt Arslan lên ngai vàng, người mang cho Pars sự tái sinh. Giới quý tộc và quan lại từng ủng hộ hệ thống cũ đã mất đi quyền lực, những thầy tu tham lam cũng bị giết, tạo tiền đề cho Arslan tiến hành giải phóng nô lệ.

Dù có nhiều quý tộc và tăng lữ muốn khôi phục quyền hạn xưa kia của họ dưới thời vua Andragoras nhưng cả Arslan và Narsus đều không buồn để tâm. Bọn họ chỉ đơn giản là bất mãn khi không vơ vét được gì trong xã hội mới cải tổ.

Không có ai đứng ra đoàn kết những phần tử bất hảo nào. Trên lý thuyết, sự cai trị của Arslan là không thể phản bác. Vô số biện pháp ứng phó cùng quan hệ ngoại giao chặt chẽ với các nước láng giềng đã tạo nên một thể chế hoạt động hết sức hiệu quả.

“Không, có đấy.”

Dariun nói và chỉ tay vào Narsus. Quả thực, nếu có được cái đầu của Narsus thì lật đổ vua Arslan là chuyện trong tầm tay. Nhưng ít nhất Narsus không có ý định phá hủy thể chế hiện tại. Thay vào đó, anh ta vô cùng tâm huyết thiết lập và hoàn thiện nó.

“Nhân đây, tiểu thư Farangis, cảm ơn cô đã bắn mũi tên đó để cứu ta…Nhưng hình như cô cũng quan sát kẻ này từ lâu thì phải.” Dariun hỏi nữ tư tế xinh đẹp. Farangis gật đầu đáp.

“Vậy ngài có đoán được không?”

Farangis là bậc thầy xạ tiễn, đương nhiên thị lực của cô khó ai bì. Cô đã trông thấy một kẻ thù kỳ lạ trên chiến trường. Dù hắn đứng bên quân Mirs nhưng cách ăn mặc lẫn dáng cưỡi ngựa thì giống người Pars. Không thấy rõ mặt, nhưng ánh mắt sáng rực của hắn cùng động tác che giấu dung mạo khiến Farangis hết sức nghi ngờ.

Dariun nghiêng đầu.

“Ta cũng nghi nghi, nhưng không đoán ra được là ai.” Bốn năm qua, số kẻ địch hùnh mạnh chết dưới kiếm của Dariun đã chẳng thể nào đếm được. Chúng đến từ Pars, Lusitania, Sindhura, Turan và giờ là cả Mirs. Cứ bận tâm đến việc bị trả thù thì chẳng thể có một ngày yên lành mất.

“Tiếc là không thể dạy cho tên tướng Mirs đó một bài học. Hắn dám gọi Arslan bệ hạ là hôn quân. Nếu có cơ hội tái đấu, ta sẽ khiến hắn hối hận.” Cặp mắt của Dariun dường như thể hiện đầy đủ ý định cắt lưỡi Masinissa nếu chẳng may gặp lại. Nụ cười nở trên đôi môi xinh đẹp của Farangis.

Arslan không mang trong mình dòng máu hoàng gia. Khi sự thật này được công bố, vô số ý kiến phản đối nổi lên. Elam không ủng hộ việc công khai này, nhưng Narsus lại chẳng lo lắng.

“Việc giấu kín sự thật cũng có vài lợi ích. Elam, ngươi nghĩ xem nếu che giấu việc Arslan bệ hạ không phải con ruột của vua tiền nhiệm thì có lợi gì?”

Được thầy hỏi, Elam suy nghĩ một hồi rồi đáp.

“Tôi nghĩ sẽ tránh được một số rắc rối không cần thiết. Dù sao đi nữa, mọi người luôn tôn thờ hoàng thất. Ngoài ra, các nước khác có thể sẽ lấy cớ bệ hạ không phải con cháu hoàng tộc mà can thiệp vào nội bộ của ta.”

“Ngươi nói có lý. Tuy nhiên, Elam ạ, nhìn tình hình hiện tại thì che giấu sẽ hại nhiều hơn lợi. Nếu vị vua mới của chúng ta có bất cứ sai lầm nào, đối thủ chắc chắn sẽ vin vào đó mà đào bới. Chúng lợi dụng bí mật ấy làm vũ khí, mà như vậy thì quyền lực của bệ hạ sẽ suy yếu. “Che giấu sự thật”, trái lại còn thành nhược điểm của người. Tất nhiên, một khi “công khai sự thật”, ta cũng không thể mong đợi người ta cùng suy nghĩ rằng “huyết hống chẳng quan trọng gì.” Arslan bệ hạ không làm điều gì đáng hổ thẹn. Dù không mang dòng máu vương thất cũ nhưng vua Andragoras đã đích thân phong ngài làm thái tử. Có lý do gì mà ngài không thể thừa kế ngai vàng? Phủ nhận Arslan bệ hạ lên ngôi tức là phủ nhận quyết định của tiên vương. Các quý tộc ắt hẳn phải suy nghĩ đến điều này.”

Đó là quan điểm của Narsus. Một bí mật mà được công khai ngay từ đầu thì sẽ trở nên vô giá trị với những kẻ có ý định lợi dụng nó để uy hiếp. Cùng lắm người ta chỉ nói, “Ai mà chả biết? Rồi sao?” Với dân chsung, một vị vua cai trị tốt đáng được tung hô hơn một vị vua mang huyết thống cao quý. Chưa kể, những nộ lệ được giải phóng hết lòng ủng hộ. Đạt được sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân mới là cách lâu bền để củng cố quyền lực của vương triều.

“Tôi hiểu rồi, ngài Narsus. Nhưng có điều này tôi vẫn vô cùng lo lắng.” Elam ám chỉ đến đứa con ruột của vua Andragoras và hoàng hậu Tahamine.  “Chúng ta nên làm gì nếu có những kẻ giả danh đứa con thất lạc của vua Andragors xuất hiện? Liệu có gây ra sự nhầm lẫn vô ích nào không?”

Narsus chỉ nhẹ nhàng mỉm cười, “Ta còn muốn chúng xuất hiện thật nhiều ấy chứ. Như vậy, lòng tin của mọi người về kẻ gọi là ‘con ruột của tiên vương’ sẽ giảm đi. Mỗi một tên tìm đến, người ta sẽ nghĩ ‘lại là một kẻ mạo danh khác’. Chẳng tổn hại gì cho Arslan bệ hạ, đúng không?”

“À, quả là vậy.”

Elam đỏ mặt gật đầu. Dù biết mình còn thua kém chủ nhân nhiều lắm nhưng không hiểu sao mỗi lần hỏi đáp thế này đều khiến câu đau như bị đâm.

Dù sự thật về thân thế của Arslan được công khai nhưng một tin đồn khác cũng lan truyền.

Đó là Arslan thực ra là hậu duệ của Vua thánh hiền Ramshid. Sau thời kỳ thống trị của Xà vương Zahhak và Vua anh hùng Kai Khosrow, giờ đây dòng dõi của Vua thánh hiền đã hồi sinh.

Narsus không dập tắt tin đồn này, nởi điều đó đồng nghĩa với việc dân chúng ủng hộ Arslan khai sinh ra triều đại mới.

“Có phải Narsus cố tình tung tin không?”

Arslan từng hỏi nhưng Narsus thản nhiên lau vết sơn dầu dính trên đầu ngón tay.

“Bệ hạ, người thật là biết đùa. Nếu Narsus ta mà là chủ mưu thì đã đưa ra lý lẽ thuyết phục hơn rồi. Chẳng phải sự sùng huyết thống của vua thánh hiền một cách vô lý này quá ngu ngốc hay sao?” Rồi vị quân sư nghiêm túc giảng giải.

“Xin đừng theo đuổi sự hoàn hảo. Theo đuổi sự cai trị hoàn hảo sẽ tăng thêm tội nhân, hỗn loạn thông tin và phai nhạt tình người. Trên đời chẳng có thứ gì là hoàn hảo hết.” Narsus vẫn thường nói với tư cách là thầy của vua. Arslan là nhà trị vì, không phải mục sư. Chàng phải thiết lập một vương quốc lý tưởng trên mặt đất chứ không phải một thiên quốc nơi thiên đường. Giết người là tội nặng nhưng khi kẻ thù xâm lăng thì phải ra sức đánh đuổi. Lừa gạt là sai trái nhưng phải dùng thủ đoạn nếu muốn đạt mục đích lớn lao. Công việc của một người trị vì không phải là thành tấm gương đạo đức và làm hài lòng tất cả mọi người.

Nhờ sự dẫn dắt của Narsus, cho đến nay Arslan vẫn chưa gặp phải sai lầm nào. Dù có vài cuộc nổi dậy diễn ra nhưng đã mau chóng bị dập tắt trước khi gây họ lớn, nên không được ghi chép chính thức trong sử sách. Các ghi chép sau này đều khẳng định, “triều đại của Vua giải phóng không quá hỗn loạn.” Tất nhiên, không có ai cai trị được một quốc gia yên ổn hoàn toàn. Việc thực hiện cải cách ắt sinh ra kẻ thù. Những người từng nắm giữ đặc quyền trước cải cách ắt hẳn sẽ ôm lòng oán ghét.

“Không muốn đụng chạm đến ai thì chỉ trừ khi không làm gì. À mà không, kể cả thế thì cũng bị chỉ trích thôi. Khi ấy thì hãy từ bỏ vương miện, bởi vì làm thế thì cùng lắm người ta chỉ chê cười người ‘không gánh vác nổi trách nhiệm của hoàng gia nên trốn chạy’, rồi sau đó sẽ không còn ai nhắc đến người nữa.”

Chỉ cần sống tốt thì sẽ không bị ai nói gì, Arslan đã học được rẳng suy nghĩ đó thật ngớ ngẩn, và việc bận tâm đến lời nói của kẻ khác cũng ngớ ngẩn không kém. Đương nhiên chàng không cố gắng gây thêm thù hằn, nhưng chàng không thể thu phục tất cả mọi người, biến họ thành đồng minh.

Arslan trả tự do cho nô lệ, cấm việc buôn bán người. Điều này chẳng những gây ra thay đổi lớn ở Pars mà cả ở các nước khác nữa. Đi đầu là Mirs, và họ đã dùng quân sự để bày tỏ sự phản đối. Đẩy lui được họ là việc tốt, nhưng chừng nào các quốc gia đã bãi bỏ chế độ nô lệ còn ở gần các quốc gia đang duy trì, thì ngọn lửa chiến tranh nhất định sẽ lại bùng phát trong tương lai.

“Phần lớn nô lệ không có tầm nhìn xa trông rộng. Họ chỉ bám vào những việc trước mắt, miễn sao sống tốt là được. Đó không phải lỗi của họ mà là lỗi của những kẻ đã dạy họ như thế. Giáo dục lại là điều nhất định phải làm.” Thế là một lượng ngân sách khổng lồ được đổ vào để nô lệ có vật tư khai hoang đất đai, nuôi cấy trồng trọt, xây dựng nhà ở, đào giếng trữ nước. Những nô lệ được trả tự do chia thành các nhóm, bầu ra người lãnh đạo ở địa phương mà họ được sắp xếp. Sau ba năm, đất ấy thành tài sản của riêng họ. Narsus dày công xây dựng cả một hệ thống như thế. Ngoài ra, anh cũng quyết tâm trưng thu điền trang của những quý tộc đã chết trong chiến tranh. Chính sách gia tăng tầng lớp nông dân, tiểu và trung lưu, ổn định quyền lực hoàng gia đang bước đầu mang lại kết quả tốt.

------------------------

“Vua Arslan đã đánh bại quân Mirs bên bờ sông Tigris. 2 vạn quân địch bị tiêu diệt, danh tướng Lalamandis tử trận.”

Quay lại kinh đô Ecbatana, thủ phủ hoàng gia từng chìm trong bóng tối 3 năm trước, nay đã tràn ngập tiếng reo hò vui tươi. Tin báo từ bờ sông Tigris cách đó 120 farsang đã truyền về thông qua các trạm truyền tin bằng đèn hiệu do Narsus gây dựng dọc Đại lục vương lộ. Tin vui thắng trận chỉ mất nửa ngày đường đã tới được hoàng cung.

Tể tướng Lucian cùng eran Kishward đã đặt mua 1 vạn thùng rượu để người dân kinh thành cùng nâng cốc chúc mừng. Hàng nghìn ngọn đuốc được thắp sáng trên quảng trường, tiếng đàn tiếng sáo réo rắt khắp nơi, người người vui vẻ ca hát. Khi tể tướng báo cho toàn dân, vua Arslan sẽ thắng trận khải hoàn sau 10 ngày nữa, tiếng vỗ tay vang dội toàn thành.

Tể tướng Lucian ngày càng lu mờ trước trí tuệ chói sáng của Narsus. Kể từ khi Arslan lên ngôi, những cống hiến của ông không quá ấn tượng. Nhất là dưới sự áp bức của vua tiền nhiệm Andragoras, ông chỉ như một quý tộc già bất lực.

Dù vậy, Arslan vẫn quyết định bổ nhiệm Lucian làm tể tướng. Một mặt vì chàng ghi nhận sự điềm đạm và công bằng của Lucian. Mặt khác là do Narsus một mực tiến cử.

“Ngài Lucian là quý tộc cũ ở Pars, lại vô cùng đáng tin cậy. Nếu ngài làm tể tướng thì ta không phải lo thế lực cũ bất mãn, các quốc gia khác cũng không thể phàn nàn, giảm được bao nhiêu phiền toái.” Dù là cải cách hay ngoại giao với các nước lân bang, Narsus cũng là người lên kế hoạch và chỉ đạo. Tể tướng làm nhiệm vụ tháp tùng nhà vua, tổ chức các nghi lễ, giám sát quan lại trong triều, giúp nhà vua xét xử theo luật pháp và tục lệ, tiếp đón sứ thần nước ngoài, bổ nhiệm nhân sự….Lucian chỉ cần làm tốt những việc đó là quá đủ rồi.

Lễ chào đón không chỉ được tổ chức trên đất liền mà từ cả trăm thuyền lớn nhỏ trên đường thủy quay về kinh đô, những thủy thủ vẫy đuốc hô to, “Vua Arslan muôn năm.” Mặt nước về đêm dập dềnh ánh lửa, đẹp tựa cả vạn viên hồng ngọc xếp chồng lên nhau. Người chỉ đạo màn trình diễn này là Jaravant, tướng trấn giữ kinh đô hoàng gia.

Jaravant cũng là người lãnh đạo công cuộc tái thiết đường kênh dẫn nước bị quân Lusitania phá hủy năm xưa. Từ việc này có thể thấy chàng trai trẻ đó có năng lực phi thường. Anh ta giỏi về kỹ thuật dân dụng. Dù có thành tích xuất sắc trong thăm dò địa hình và vẽ bản đồ nhưng anh thậm chí còn giỏi hơn trong chỉ huy dự án. Đối với người dân, việc tham gia vào việc xây dựng công trình dân dụng tầm cỡ quốc gia là việc hết sức khó khăn. Tuy nhiên, ngày nào không sửa chữa thì ngày đó lại có thêm dân chúng chết vì khát. Việc không thể trì hoãn, Jaravant tình nghiệm đảm nhận công tác chỉ đạo.

Đầu tiên, anh đăng thông cáo đưa ra mức thù lao tốt và chiêu mộ 3 vạn nhân công. Sau đó, họ được chia thành 15 nhóm 2000 người, mỗi nhóm chia thành 20 nhóm 100 người. Mỗi nhóm có một lãnh đạo riêng để thực thi nhiệm vụ. Nhóm nào hoàn thành trước thì được thưởng, tạo điều kiện để các công nhân thi đua với nhau. Ngay từ đầu, xét về kỹ thuật xây dựng thì Pars phát triển hơn Lusitania rất nhiều. Đo đó, dự án mà quân Lusitania ước tính mất 3 năm để hoàn thành thì đã xong chỉ sau 4 tháng dưới sự chỉ huy của Jaravant. Vào ngày khánh thành công trình, triều đình thưởng thêm cho các nhân công 1000 con cừu, 5000 thùng rượu, đồng thời thưởng cho họ 1 phần 10 thù lao so với thỏa thuận ban đầu, khiến không khí ăn mừng tràn ngập khắp thành phố.

(III)

Vào đêm mà tin thắng trận của vua Arslan truyền về kinh đô hoàng gia Ecbatana, 7 người đàn ông đang trò chuyện trong một quán rượu nhỏ. Họ bỏ mặc tiếng ca hát vui vẻ, tiếng người dân say sưa chúc tụng mà cụm trong một góc. Họ mặc áo lụa xa hoa nhưng bụi đất dính đầy trên mặt gấm, khiến người ta dễ dàng hình dung ra sự phú quý trong quá khứ nhưng sa sút trong hiện tại. Đó đều là các quý tộc mất địa vị sau cuộc xâm lược của Lusitania và sự lên ngôi của vua Arslan.

“Tân quốc vương quả là làm rất nhiều thứ!”

“Cứ tiếp tục thế này, sự giàu có và vinh quang của Pars sẽ bị lũ nô lệ vô học đó chiếm hết.” Một người buồn bã nói. Đó là nỗi bất lực của một nhóm người khi thấy tài sản của tổ tin bị cướp đoạt, đặc quyền của mình mất đi mà không thể lấy lại. Dù thế cục đổi thay nhưng họ không cách nào đồng tình với điều đó. Không thể đối mặt với thời đại này, nhưng cũng không đủ ý chí sức mạnh khô phục thời đại cũ. Những kẻ khốn cùng ấy chỉ biết tụ tập với nhau mà ra sức nguyền rủa nhà vua trẻ cùng các cận thần của chàng. Nhà vua không cố tình xua đuổi họ. Chàng nói, “Ai muốn vào triều làm quan, có thể nộp đơn tự ứng cử.” Tuy nhiên, các quý tộc già không có ý định hạ mình làm việc cùng những kẻ có địa vị thấp.

“Thật đáng buồn. Không đủ sức chống đối thì chỉ có thể phàn nàn một cách vô nghĩa vậy thôi.” Giọng nói phát ra từ bàn bên cạnh. Những người kia chẳng những nghe thấy mà còn cảm nhận rõ ràng một cú tát nặng nề vào lòng tự tôn của họ.

Chủ nhân của giọng nói dường như đã khéo léo chọn chỗ ngồi cho mình. Gã ở vị trí vừa đủ tầm để ngọn đèn chiếu đến, nhưng cũng đủ để chiếc mũ trùm đầu phủ bóng che gương mặt. Tuy nhiên, gã lại chẳng có ý che đi sự tà ác trong giọng nói của mình. Lời chế giễu ban nãy đã tổn hại đến tự ái cao ngất ngưởng của các quý tộc già suy sút. Một người nhìn chằm chằm kẻ thô lỗ nọ với cặp mắt đỏ ngầu.

“Tên kia, có gì đáng cười? Chúng ta là danh gia vọng tộc ở Pars, chúng ta sẽ không im lặng trước những lời lăng mạ.” Khi bị ai chế nhạo là kẻ vô năng, không đủ sức đánh thắng, chỉ biết ngồi kêu ca, thì sao không nổi giận được cơ chứ?

Một người khác phẫn nộ đứng lên, đặt tay lên chuôi dao găm bên thắt lưng, nhưng lại không thể rút ra. Kẻ mặc áo choàng đen lật tay áo lên, một mảnh vải mỏng và dài tuột ra, quấn quanh mặt đối phương như một con rắn. Vị quý tộc đó đứng sững trên mặt đất với chuôi kiếm trong tay, rồi lập tức ngã vật. Tay chân ông ta không ngừng co giật, rồi dần dần bất động.

“Đừng lo, ông ta chỉ ngất đi thôi.”

Kẻ mặc áo choàng xám thản nhiên nói với vẻ mỉa mai. Các quý tộc nghèo không thể thốt nên lời. Họ biết kẻ trước mặt mình không thể bị khuất phục bởi quyền lực hay sức mạnh, bỗng cảm thấy e sợ.

“Giờ thì bàn công việc nào…”

Từ sâu trong đôi mắt ẩn dưới chiếc mũ trùm đầu lóe lên thứ ánh sáng đáng sợ.

“Arslan chỉ là con người thôi.”

“Ngươi nói vớ vẩn gì vậy?”

“Trước tiên cứ lắng nghe đi đã. Arslan chỉ là một con người bình thường, tức là không bất tử. Khi hắn chết đi, thời đại của hắn cũng kết thúc.”

Các quý tộc đều nơm nớp lo sợ. Ai mà biết kẻ bí ẩn này có mưu đồ gì. Bọn họ không thể bỏ chạy vì nhận thấy ánh mắt nghi ngờ từ một vài vị khách xung quanh. Cuối cùng, một người lên tiếng.

“Nhưng nhà vua vẫn còn rất trẻ, chỉ mới 18 tuổi thôi, rất lâu nữa mới băng hà. Trước đó, nền tảng truyền thống của Pars đã bị nhổ sạch rôi, còn lũ nô lệ sẽ hưởng thụ thỏa thuê.” Ông ta vừa dứt lời, một tiếng cười phát ra dưới lớp mũ trùm, thứ âm thanh nghe rất nham hiểm và đen tối.

“Có gì đáng cười?”

“Đương nhiên là ý tưởng của ngài thật nực cười. Ôi đừng giận, Arslan còn trẻ nhưng xưa nay đâu thiếu gì vị vua chết trẻ?” Câu nói của người này khiến cho đám quý tộc sáng mắt. Đúng thế, thiếu gì các vị vua qua đời khi tuổi chưa tròn đôi mươi? Con trai duy nhất của vị vua thứ sáu Gotarzes là Valufalan đã chết khi chỉ mới 6 tháng tuổi, mà bản thân ông ta cũng qua đời không lâu sau đó. Vậy là ngai vàng được truyền cho anh họ ông ta là Alubadas. Alubadas, vị vua thứ bảy cũng chết trẻ, người kế vị lại là họ hàng xa của ông ta, Osroes đệ tam. Lịch sử Pars bị chôn vùi trong vô số âm mưu, nội chiến, ám sát, hành quyết

Các quý tộc bừng tỉnh, một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Kẻ mặc áo choàng đen này rõ ràng ám chỉ việc hạ bệ Arslan bằng vũ lực hoặc ám sát. Các quý tộc hết thời không khỏi sợ hãi. Đương nhiên họ muốn chấm dứt sự cai trị của Arslan lắm chứ, nhưng điều đó là bất khả thi. Họ không có được sự thông minh của Narsus, sự dũng mãnh của Dariun, và quan trọng nhất là không có gan làm. Họ nhìn nhau, cuối cùng một kẻ lên tiếng bào chữa.

“Vua Arslan được thanh Rukhnabad bảo vệ, chúng ta chẳng thể làm gì.”

“Vậy không có cách nào cướp thanh Rukhnabad hay sao?” Kẻ mặc áo choàng thản nhiên nói như bàn về chuyện lấy quả táo từ hàng trái cây giữa chợ. Đám quý tộc sững sờ, còn quên rằng đồ ăn trên bàn mình đã nguội lạnh cả.

Gươm báu Rukhnabad bảo vệ vua Arslan và được treo ngay trên bức tường phía sau ngai vàng. Nói cách khác, linh hồ vua Kai Khosrow, vị vua khai triều của Pars đã công nhận quyền lực của Arslan và che chở cho chàng. Narsus không nghĩ đó là sự bảo vệ vô điều kiện. Dù sao đi nữa, thanh gươm cũng chỉ là biểu tượng mà thôi. Quyền lực hoàng gia chỉ có thể duy trì nhờ sự cai trị công minh của nhà vua cùng sự ủng hộ của dân chúng. Tuy nhiên, với những kẻ không hiểu lý lẽ, chỉ tôn trọng hoàng quyền xưa cũ thì thanh gươm là lời khẳng định sức mạnh.

Chuyện sẽ ra sao nếu Arslan mất đi gươm báu? Lời nói ấy như nọc độc chảy vào tai các quý tộc già.

“Sao nào? Có ai sẵn sàng thử không? Nếu như Arslan nắm giữ thanh Rukhnabad, hắn có thể trở thành vua của Pars. Nhưng nghĩ lại thì hắn hiện nay không có gia đình, không người nối dõi. Cho nên phải chăng một trong sso các vị có thể thay thế vị trí của hắn ta? Ta nói có hợp lý không nào?”

Chẳng mấy chốc, đã quá nửa đêm, đến giờ quán rượu đóng cửa. Ông chủ quán đến mời bọn họ rời đi với sự lịch thiệp nửa vời. Phần vì ông ta đang vội, phần vì nghi ngờ những kẻ này không đến đây để uống rượu. Ngày nào bọn họ cũng vật vờ như xác chết không hồ. Chủ quán nghi họ có âm mưu chống lại nhà vua, định tố cáo với quan chức địa phương nhưng lại bị một kẻ mặc áo choàng trong số các vị khách ấy thổi một luồng hơi lạnh thẳng vào mặt. Khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, ông ta không nhớ vì sao mình lại ngủ trên sàn nhà.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận