Đàn Bồ Câu
Nhất Điều Ngưu Nãi Ngư (Một Con Cá Măng Sữa)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Quyển 3: Điểm kỳ dị không - thời gian

Chương 74: Âm dương tam hợp

0 Bình luận - Độ dài: 1,655 từ - Cập nhật:

[note67560]

Nhiệm vụ của Quan trắc viên số một trong khu vực này không chỉ giới hạn ở việc theo dõi Trái Đất. Anh ta còn phải kiểm tra sự sống trên khắp khu vực rộng lớn hàng trăm đơn vị thiên văn.

Tuy nhiên, Trái Đất không phải là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Điều mà nhân loại không hề hay biết là hầu hết các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều từng tồn tại hoặc hiện vẫn đang có sự sống.

Những dạng sống đó hoặc đã tuyệt chủng từ lâu, hoặc quá khác biệt so với hình thức sự sống mà nhân loại quen thuộc, vượt quá khả năng nhận thức theo tư duy logic của con người.

Một ví dụ điển hình là sinh vật khí trên bề mặt sao Mộc. Nhân loại thậm chí còn không dám chắc liệu đó có phải là sinh vật hay không.

Các nhà sinh vật học và vũ trụ học trên Trái Đất trong những năm gần đây đã nhận ra rằng, mặc dù sao Mộc không có bề mặt rắn và không có bất kỳ khả năng tồn tại sự sống dựa trên carbon nào, nhưng ở một số độ cao nhất định trong bầu khí quyển sao Mộc, thực sự tồn tại các chất hóa học cần thiết cho một dạng sống kỳ lạ nào đó.

Nhân loại đã đưa ra một giả thuyết rằng, nếu như nhiệt độ đủ ấm, các tia sét liên tục chồng chéo trong khí quyển có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho sự sống, mà amoniac và hydro trong môi trường khí quyển sao Mộc không phải là hoàn toàn không thể thực hiện các phản ứng oxy hóa cần thiết cho sự sống.

Giả thuyết này là đúng. Trong bầu khí quyển sao Mộc luôn tồn tại một lượng lớn sinh vật khí. Bọn chúng không chỉ hình thành hệ sinh thái của riêng mình, mà trong số đó còn có một số ít cá thể rất phức tạp đã tiến hóa ra cấu trúc xã hội.

Giống như sinh vật trên Trái Đất, sự tồn tại của những sinh vật này cũng là một kỳ tích, bởi vì ngay cả đối với sinh vật khí, môi trường ở đó cũng không thể coi là thế ngoại đào nguyên[note67556].

Đối với sinh vật khí mà nói, không phải toàn bộ bầu khí quyển đều có thể sinh sống được. Sinh vật khí vừa mới tiến hóa chỉ có thể tồn tại trong một khoảng độ cao rất hẹp. Làm thế nào để duy trì ở độ cao này là một vấn đề rất quan trọng đối với chúng.

Bởi vì dòng hoàn lưu khí quyển[note67557] trên bề mặt Sao Mộc diễn ra liên tục và quá dữ dội đối với bất kỳ sinh vật nào. Gió có thể cuốn chúng vào sâu bên trong hành tinh, nơi nhiệt độ cao hơn nhiều so với bên ngoài hành tinh. Hệ thống phức tạp tồn tại sự sống sẽ mất đi ý thức do sự xáo trộn quá mức.

Nói một cách khác chính là bị nướng chín.

Tất nhiên, gió cũng có thể thổi chúng lên cao hơn, xa lõi hành tinh hơn, nơi đó cũng đầy rẫy những nguy hiểm khác nhau.

Nhiệt độ không khí giảm đột ngột có thể dẫn đến ngưng tụ, khiến chúng không còn đảm bảo được trạng thái khí cần thiết để duy trì sự sống. Nguy hiểm hơn nữa là bức xạ từ vũ trụ. Không có sinh vật phi kim loại nguyên sinh nào trên bề mặt hành tinh có thể dùng thân xác chống lại các tia năng lượng cao từ vũ trụ.

Mặc dù vậy, hàng tỷ năm cơ duyên xảo hợp vẫn khiến hệ thống khí thể có cấu trúc này nảy sinh ý thức. Dạng sống này sau khi trải qua sự thay đổi dài đằng đẵng đến ngày nay đã lan rộng khắp bề mặt hành tinh.

Trên thực tế, khoảng nhiệt độ mà sinh vật khí có thể tồn tại lớn hơn nhiều so với sinh vật rắn trên Trái Đất. Điều này chủ yếu là do enzyme quá nhạy cảm với nhiệt độ.

Loại tính nhạy cảm này đã dẫn đến việc phần lớn sinh vật gốc Carbon chỉ có thể tồn tại trong một phạm vi rất hẹp trên bề mặt Trái Đất, mãi cho đến sự xuất hiện của loài người biết chế tạo quần áo có thể duy trì nhiệt độ cơ thể.

Quan trắc viên số một rời khỏi Mặt Trời và bay chậm rãi, khi nhiệt độ xung quanh ngày càng thấp, suy nghĩ của anh ta cũng ngày càng rõ ràng.

Những đám mây xoáy cuộn và dải xoáy màu sắc rực rỡ đáng kinh ngạc của Sao Mộc từ từ trải ra trước mắt anh ta. Những dải này luân phiên chảy về phía đông và phía tây theo vòng quay của hành tinh. Chính nhờ sự va chạm đầy đủ của những đám mây có thành phần khác nhau này mà trên bề mặt hành tinh này đã sinh ra vô số dòng xoáy và nhiễu loạn.

Khi khoảng cách ngày càng gần, Quan trắc viên số một dần dần có thể nhìn rõ cảnh tượng khí hydro và khí heli xoay tròn và cuồn cuộn trong không trung mà đối với con người thì chúng lại vô hình.

Những đám mây mà con người có thể nhìn thấy hoặc chụp ảnh bằng máy ảnh chủ yếu được cấu tạo từ amoniac, và bên dưới chúng là mây nước. Những đám mây này được thúc đẩy bởi các dải gió có thể duy trì hàng trăm năm mà không có biến đổi mạnh mẽ. Trong hai trăm năm qua khi con người quan sát sao Mộc, các vết đốm trên đó chỉ có sự thay đổi nhỏ về cường độ màu sắc và chiều rộng.

Quan trắc viên số một không neo trên quỹ đạo đồng bộ như ở Trái Đất, mà lơ lửng ở vị trí gần bầu khí quyển hành tinh hơn. Anh ta cần giữ cho tốc độ quay quanh hành tinh của mình phải đồng nhất với tốc độ gió trên bề mặt Trái Đất.

Gió trên Trái Đất chủ yếu được thúc đẩy bởi nhiệt lượng của Mặt Trời, nhưng sao Mộc thì không nhất thiết như vậy. Đó là bởi vì cường độ ánh sáng Mặt Trời trên sao Mộc chỉ bằng một phần hai mươi lăm so với Trái Đất, nhưng gió của nó lại mạnh hơn Trái Đất từ 3 đến 4 lần.

Ở một số khu vực tương đối khắc nghiệt, gió thổi qua khí quyển dữ dội với tốc độ 575 km/h, và sinh vật khí trôi dạt qua lại theo những cơn gió này.

Sau khi chuẩn bị ổn thoả xong, Quan trắc viên số một nhắm vào một mục tiêu mà anh ta cảm thấy hứng thú và chuẩn bị bắt đầu công việc thu thập.

Nếu như chỉ là lấy mẫu chứ không phải tiếp xúc hoặc giao tiếp với sinh vật trên mặt đất, thì quan trắc viên không cần phải bay đến gần bề mặt hành tinh khi thao tác.

Việc giao tiếp với sinh vật nguyên sinh trên hành tinh bị hạn chế nghiêm ngặt theo quy định, vì vậy trong hầu hết các trường hợp, quan trắc viên và mẫu vật sẽ giữ khoảng cách khá xa.

Nguyên nhân trọng yếu hơn là việc tiến hành thu thập của bọn họ không cần phải tiếp xúc với sinh vật.

Theo mô hình khoa học của nhân loại, các hạt cơ bản trong vũ trụ theo tính đối xứng có thể được chia thành hai loại, đó là boson và fermion, những hạt mà người bình thường ít nhiều đã từng nghe qua.

Tương ứng với nó, thực tại khách quan trong thế giới vật lý cũng có thể được phân chia thành hai loại, đó là vật chất và trường.

(Ở đây tiếng Trung không phân biệt chúng tốt lắm, còn trong tiếng Anh thực tại khách quan được gọi là substance, nó có thể được chia thành hai loại, một loại là vật chất (matter), loại còn lại là trường (field). Thực ra vẫn là lỗi dịch thuật.)

Nói một cách trực quan, fermion cấu thành bản thân vật chất, chẳng hạn như electron và hạt nhân nguyên tử. Còn boson cấu thành tương tác giữa các fermion, chúng tồn tại như trường lan tỏa trong không gian.

Hai loại hình thức tồn tại này không đối lập nhau. Ví dụ, cặp electron - positron là fermion có thể thông qua phản ứng hủy cặp tạo ra photon là boson, còn photon cũng có thể phân tách thành electron-positron và neutrino.

Giống như boson và fermion, vật chất và phản vật chất cũng có thể được dùng làm cơ sở để chia thực thể khách quan thành hai loại.

Phản hạt[note67558] của boson chính là bản thân nó, ví dụ như photon. Còn tất cả fermion mang khối lượng đều có phản hạt của riêng mình, ví dụ như electron và positron, quark và phản quark, neutrino và phản neutrino...... Theo dự đoán của phương trình Dirac[note67559], tất cả fermion trong vũ trụ đều có phản hạt của riêng mình.

Trong lịch sử khoa học của văn minh kim loại, sự ra đời của công nghệ lấy mẫu phản hạt đã trực tiếp thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu sinh học. Với công nghệ này, quan trắc viên cuối cùng không cần phải đích thân đi xuống bề mặt hành tinh mạo hiểm lấy mẫu, mà chỉ cần thu thập phản hạt của tất cả các hạt cấu thành sinh vật mục tiêu là đủ.

Ghi chú

[Lên trên]
Tam hợp, chỉ sự kết hợp của âm khí, dương khí và thiên khí. Cốc Lương Truyện - Trang Công tam niên nói: "Độc âm bất sinh, độc dương bất sinh, độc thiên bất sinh, tam hợp nhiên hậu sinh. Có một nơi giải thích: "Âm có thể thành vật, dương có thể sinh vật, thiên có thể dưỡng vật, và nói chung là "sinh" là bởi vì, phàm là vạn vật mới sinh ra, đều phải có ba khí hợp lại, bốn mùa hòa hợp, sau đó mới có thể sinh trưởng." Nói tóm lại: Sự kết hợp giữa âm và dương sinh ra vũ trụ.
Tam hợp, chỉ sự kết hợp của âm khí, dương khí và thiên khí. Cốc Lương Truyện - Trang Công tam niên nói: "Độc âm bất sinh, độc dương bất sinh, độc thiên bất sinh, tam hợp nhiên hậu sinh. Có một nơi giải thích: "Âm có thể thành vật, dương có thể sinh vật, thiên có thể dưỡng vật, và nói chung là "sinh" là bởi vì, phàm là vạn vật mới sinh ra, đều phải có ba khí hợp lại, bốn mùa hòa hợp, sau đó mới có thể sinh trưởng." Nói tóm lại: Sự kết hợp giữa âm và dương sinh ra vũ trụ.
Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận