• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 1: Nơi em gọi về

Chương 02: Mùa hè thoáng qua

4 Bình luận - Độ dài: 12,784 từ - Cập nhật:

TN: Chuẩn bị tinh thần cho drama cực mạnh cuối chương nhé. Cảm ơn mọi người đã ủng hộ.

Chương 2: Mùa hè thoáng qua

Tấm gương không phải lúc nào cũng trung thực. Khi người ta nhìn vào mặt mình trong gương, ánh sáng phản xạ lên mặt gương, khúc xạ một lần trên giác mạc, lọt qua đồng tử, khúc xạ một lần nữa trên thủy tinh thể để hội tụ lên võng mạc, được biến thành tín hiệu thần kinh, và cuối cùng đi theo dây thần kinh thị giác lên não. Nhưng ngay trước khi hình ảnh ấy được ý thức của ta nhận thức, nó bị bóp méo bởi lăng kính của sự tự ái.

Nói một cách chặt chẽ, không có ai từng nhìn bản thân một cách khách quan cả. Mọi người chỉ nhìn thấy những gì họ muốn thấy, và lấy đó làm cơ sở, dựng lên những phần còn lại như họ muốn. Khi bước lại gần một tấm gương, bạn thường vô thức tạo dáng để khiến bạn trở nên đẹp hơn, và hướng sự chú ý tới những phần trên khuôn mặt mà bạn tự tin nhất. Phần lớn những người hay nói rằng “tôi không ăn ảnh” thực ra chỉ không thể chấp nhận sự thật về vẻ ngoài của họ bởi họ tin vào hình tượng về chính mình mà họ cùng với những tấm gương đã đồng mưu với nhau tạo ra. Ít nhất, đó là những gì tôi nghĩ.

Phần lớn mọi người không chú ý tới cái màng lọc ảnh này của trí não cho tới khi họ quá già để quan tâm đến những chuyện như vậy. Những người không may - hoặc, nhìn từ góc nhìn khác - những người cực kì may mắn, sẽ sống cả đời mà không biết tới sự tồn tại của nó. Khi còn trẻ, ai cũng là hoàng tử và công chúa. Không ai mơ rằng mình không phải Lọ Lem mà lại là một trong hai bà chị ghẻ hết. Nhưng khi người ta già đi, họ bắt đầu cảm nhận thấy sự khác biệt giữa hình tượng của họ trong đầu mình với đánh giá của người khác. Tôi không phải công chúa. Tôi không phải một hoàng tử.

Tôi nhận ra điều đó vào đầu mùa hè năm lớp bốn. Chúng tôi đang thảo luận về cách phân vai cho vở kịch để diễn vào lễ hội văn hóa của trường vào tháng Chín. Cho tới lúc đó, tôi chỉ nghĩ nó là một cái mụn ruồi to. Dù bạn bè tôi có trêu chọc, tôi nghĩ nó không khác gì việc trêu những đứa béo hay những đứa đeo kính - tức là những thứ không quá kì quặc theo ý của tôi. Kể cả khi tôi được gọi bằng biệt danh, tôi cũng thấy không tệ lắm. Thực sự thì, khi đó tôi còn thấy vui vì như vậy có nghĩa là tôi là một đứa dễ gần.

Và lời của một cậu bạn trong lớp cho tôi thấy tôi đã sai.

“Vở Bóng ma trong nhà hát [note10500]thì sao ạ?”

Nó giơ tay lên, rồi chỉ vào tôi.

“Đó, Yousuke sẽ là một vai Bóng ma hoàn hảo!”

Trong tiết nhạc mấy hôm trước, chúng tôi được xem băng của vở nhạc kịch Bóng ma trong nhà hát dài ba mươi phút. Vai Bóng ma đeo một chiếc mặt nạ che đi nửa bên phải khuôn mặt để che giấu gương mặt gớm ghiếc của anh ta, nên đứa bạn tôi có lẽ đã liên tưởng tới tôi khi xem cảnh ấy.

Chắc hẳn đó chỉ là một lời nói đùa vô ý. Vài đứa bụm miệng cười, và kể cả tôi cũng tự nhủ. “Ừ, tớ hiểu.”

Tuy nhiên, khi cô chủ nhiệm gần bốn mươi ngày thường vẫn dịu dàng nghe câu này, cô ấy nổi điên lên. Cô ấy đập bàn giận giữ, quát lên “Em phải biết những thứ mình không được phép đùa chứ?!” và túm lấy cổ áo đứa pha trò, bắt nó đứng nghe một bài thuyết giáo dài. Mắt nó đỏ hoe vì khóc, và bầu không khí trong lớp trở nên nặng chịch. Có cảm giác như buổi chuẩn bị lễ hội đáng lẽ ra rất vui vẻ bị phá hỏng bởi tôi vậy.

Trong lớp học không có ai cất tiếng nói, chỉ có tiếng kéo thủ công loẹt xoẹt, tôi nhận ra sự thật. Ồ. Vậy là vết bớt này của mình không phải là một thứ mình có thể cười xòa và cho qua được. Nó là một khuyết tật nghiêm trọng tới mức người lớn cảm thấy thương hại mình. So với những “khiếm khuyết” như béo hay đeo kính hay tàn nhang, những thứ có thể giúp bạn giành được thiện cảm của người khác, khuyết tật của tôi là cả một cấp độ khác hẳn - nó khiến tôi trở thành một đứa đáng thương hại.

Từ ngày đó, tôi trở nên lo lắng lạ thường vì ánh nhìn của người khác. Một khi tôi ý thức được, tôi nhận ra có nhiều người chú ý tới vết bớt của tôi hơn tôi từng nghĩ. Có thể tôi đã nghĩ quá, hoặc có thể do bài thuyết giáo nhiệt tình của cô giáo tôi, nhưng phần lớn bạn cùng lớp của tôi cũng nhìn vết bớt ấy của tôi một cách tiêu cực hơn. Tóm lại, tôi không thể nào không cảm tâấy căm ghét vết bớt che phủ gương mặt mình.

Tôi bắt đầu tìm cách để loại bỏ những vết bớt trong thư viện, nhưng có vẻ vết bớt của tôi là một loại đặc biệt so với những đốm da liễu thông thường như nốt Nevus hay vết Mông Cổ, nên dường như không có phương pháp chữa trị hiệu quả nào. Có những trường hợp chúng tự biến mất, nhưng kể cả những phép màu ấy cũng chỉ xảy ra với những trường hợp vết bớt có màu nhạt hơn của tôi nhiều.

Khi tôi còn bé, mẹ tôi đã đưa tôi tới nhiều bệnh viện, nhưng tất cả đều vô vọng. Chuyện ấy không được nhắc tới trong nhiều năm trong nhà tôi; nhưng khi thấy tôi tìm kiếm cách chữa trong vô vọng, mẹ tôi lại đưa tôi tới bệnh viện. Tôi vẫn còn nhớ cái bài hát trong những hộp nhạc giống hệt nhau mà người ta vẫn hay bật ở từng bệnh viện chúng tôi tới. Những người ở phòng chờ khám đều mắc những bệnh ngoài da khó phát hiện khi nhìn qua, và mỗi khi có một bệnh nhân nặng hơn tới, họ trông có vẻ đơợc an ủi hơn đôi chút.

Sau khi gặp rất nhiều bác sĩ da liễu, tôi được biết một điều là còn nhiều người phải chịu đựng những tình trạng còn tệ hơn tôi. Nhưng điều đó không an ủi tôi chút nào. Nói thật thì, điều đó làm tôi cảm thấy phát ốm khi biết trên thế giới này có quá nhiều thứ bệnh kinh tởm. Tình trạng của tôi chắc chắn không phải là tệ nhất, nhưng thế không có nghĩa là nó sẽ như thế mãi.

Khi chứng sợ bị người khác theo dõi của tôi trở nên nặng thêm, hành vi của tôi trở nên kì quặc hơn, và khiến tôi càng ngày càng giống một thằng dở người, và khiến tôi càng sợ ánh nhìn của người khác hơn nữa - một vòng xoáy đưa tôi xuống vực thẳm, và chẳng bao lâu sau tôi gần như không giao tiếp với ai, kể cả khi ở trường. Tôi bị ám ảnh bởi một ấn tượng rằng mọi người đều ghê tởm tôi, và tôi không thể tin tưởng nổi cả những nụ cười thiện chí nhất.

Một đêm, tôi tỉnh giấc vì một cơn ớn lạnh không rõ từ đâu tới. Tôi không bị cảm, và nhiệt độ lúc đó là hơn 70 độ, (TN: độ Fahrenheit, tương đương với khoảng 21 độ C) nhưng lúc đó tôi lạnh tới mức run lẩy bẩy. Tôi vội xuống tủ để lấy một cái chăn lông dày, phủ lên cái chăn mỏng, và chui xuống dưới.

Đến tận sáng, cảm giác lạnh cóng vẫn chưa rời khỏi tôi, và tôi trốn học hôm đó. Hôm sau tôi miễn cưỡng đến trường trong một chiếc áo khoác mùa đông. Mẹ tôi nghi ngờ tôi bị rối loạn thần kinh thực vật và đưa tôi đi khám ở vài bệnh viện, nhưng không nơi nào đưa ra cách chữa trị hiệu quả ngoài việc đề nghị tôi nghỉ học một thời gian. May mắn là không có triệu chứng gì ngoài cảm giác lạnh cóng, nên miễn là tôi mặc ấm, nó sẽ không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của tôi.

Và thế là kì nghỉ hè sớm của tôi bắt đầu.

Đó là một mùa hè lạnh giá. Khi lũ ve sầu đang kêu ve ve khắp nơi, tôi trùm chăn và uống trà nóng. Vào buổi tối, tôi đựng đầy một túi nước nóng và vừa ôm nó vừa run rẩy ngủ. Khi bố mẹ đi làm, tôi trốn ra khỏi nhà để hít thở không khí trong lành, tôi tự hỏi hàng xóm nghĩ gì khi thấy tôi mặc áo hai lớp dưới trời nắng chang chang.

Khi mẹ tôi nhận ra nguyên nhân của chứng rối loạn của tôi là do áp lực do vết bớt gây ra, bà ngừng hỏi tôi về chuyện ở trường.

“Thôi, con cứ nghỉ ngơi đi,” bà chỉ nói vậy. “Đừng quá lo về chuyện cố gắng khỏi bệnh sớm. Thực ra, mẹ nghĩ sẽ tốt hơn nếu con nghĩ xem làm thế nào để đối phó hiệu quả hơn với những cơn ớn lạnh.”

Nếu căn bệnh này kéo dài tới tận mùa đông, không hiểu chuyện gì đã có thể xảy ra với tôi? Nếu những ngày hè trên 90 độ (TN: 32 độ C) làm tôi cảm thấy như ở Bắc Cực, thì chắc những hôm trời thực sự lạnh dưới ngưỡng đóng băng chắc tôi chết rét mất. Hoặc có thể lúc đó tôi lại phát sốt và bắt đầu trần truồng chạy trong tuyết.

Nhưng tôi chưa bao giờ có cơ hội biết điều đó. Khoảng hai mươi ngày kể từ khi kì nghỉ hè bắt đầu, những cơn ớn lạnh biến mất như thể chúng chưa bao giờ xuất hiện.

Tôi sẽ chỉ nói là tất cả là nhờ có Yui Hajikano.

*

Ngày đầu tiên vào cấp ba của tôi khởi đầu với thời tiết dễ chịu.

Xỏ tay vào tay áo của bộ đồng phục mùa hè và xỏ đôi giày lười mới, tôi mở cửa ra, và được chào đón bởi làn hơi ấm đã thấm vào lớp nhựa đường. Có vẻ ông cụ nhà bên vừa tưới nước đoạn đường trước cổng, nên con đường nhựa trở nên lấp lánh. Những chiếc cột điện và hàng cây ven đường in lên mặt đường bóng râm đặc trưng của chúng, và khóm cúc hải đường mọc lên từ bãi đất trống tỏa ra hương cỏ ngai ngái.

Tôi thấy hơi bị choáng váng bởi tất cả những cảm giác này khi chúng choán lấy mọi giác quan của tôi. Năm nay tôi lên mười sáu, nhưng cảm giác mỗi khi mùa hè tới vẫn luôn cảm thấy mới mẻ. Lần này cũng vậy, tôi chưa thể quen với nó được.

Mùa hè mang tới sức sống tràn ngập khắp nơi. Ánh mặt trời mang theo nhiều năng lượng hơn mọi khi cả chục lần, những đám mây dông thỏa thích trút xuống mặt đất tinh chất của sự sống, những loài thực vật mọc lên với tốc độ khủng khiếp, bọn côn trùng kêu lên như phát cuồng, và con người cũng nhảy múa một cách hạnh phúc trong sự nhiệt tình. Vậy nhưng, sự sống dâng trào cũng đi cùng với cái chết ở mọi nơi. Lý do mà những câu chuyện ma đều gắn liền với mùa hè không chỉ đơn giản bởi vì nó giúp người ta quên đi cái nóng. Có lẽ sâu thẳm trong lòng, mọi người đều hiểu rằng một ngọn lửa càng rực rỡ thì càng chóng tàn. Sức sống rạo rực ấy là một khoản vay, và sớm muộn thì khoản nợ sẽ được đòi lại.

Dù sao thì, chúng ta đều cất kỉ niệm về những cơn bộc phát của sự sống và cái chết này vào trong kí ức của mình; cho tới khi mùa hè tiếp theo lại tới, và nó cứ bé dần lại mà ta không hề hay biết. Để vào mùa hè tiếp theo, nó lại có thể làm ta ngạc nhiên - lần nào cũng vậy, chúng ta ngỡ ngàng nhận ra mùa hè là một mùa thật dữ dội.

Vì tính sai một chút, tôi cứ nghĩ mình còn dư thời gian khi ra khỏi nhà, nhưng tôi tới ga tàu chỉ vừa kịp lúc tàu vừa tới ga. Tất cả hành khác đã đổ ra sân ga, và tôi nghe thấy tiếng rít của con tàu khi nó phanh lại.

Khi tôi đưa thẻ của mình cho người soát vé, tôi nghe thấy một giọng nói vui vẻ sau lưng mình. “Chúc một chuyến đi thuận lợi!” Tôi quay lại và nhận ra gã nhân viên vẫn luôn nhìn chằm chằm vào vết bớt của tôi mọi khi.

Dù thấy lạ, tôi vẫn bước lên tàu. Nó tràn ngập mùi khói thuốc hòa lẫn với mùi mồ hôi; đảm bảo với tôi rằng ngày mới của tôi được bắt đầu bằng một cảm giác ghê tởm.

Khi nhìn quanh để kiếm chỗ ngồi, tôi để ý hai cô gái đứng dựa vào thành toa, mặc đồng phục của một trường cấp ba khác, và một trong hai cô gái đó chỉ về phía tôi. Đang cười cợt vết bớt của mình đây mà - tôi hừm một tiếng, và lườm về phía họ - và như thể cô ta vừa làm gì sai, cô ấy ngượng ngùng quay mặt đi, và một nụ cười bẽn lẽn nở ra trên môi cô ấy.

Gặp một phản ứng như vậy là cực kì hiếm có, nên tôi suýt ngã ngửa. Cả gã tiếp tân lúc nãy nữa; có lẽ thế giới này đã trở nên tử tế hơn kể từ khi tôi nhập viện? Tôi lắc đầu; không, không thể như vậy được. Có lẽ mọi người chỉ đang vui vẻ vì mùa hè sắp tới.

Tôi xuống tàu sau ba chặng dừng, hòa lẫn với dòng người cùng mặc một bộ đồng phục giống mình, và tiếp tục đi bộ đoạn đường dài khoảng ba mươi phút đi bộ này. Có vẻ gần đây có một trường tiểu học, và một đám học sinh đông đảo đi ngang qua chúng tôi. Khoảng một phần ba trong số đó nhìn vào mặt tôi, và lễ phép chào tôi. Tôi lảo đảo, nhưng cũng chào lại chúng.

Đi thẳng từ ga một lúc, khi tới một khu dân cư đông đúc, vượt qua một đoạn đường ngang, là ngôi trường tôi đang theo học: Cao trung Minagisa số 1. Bản thân tòa nhà rất dễ thấy, nhưng cổng chính của nó bé tới mức người ta tưởng nhầm nó là cổng sau - những người mới tới lần đầu sẽ phải đi vài vòng quanh những bức tường rào rỉ sét của ngôi trường để tìm nó.

Treo trên những tòa nhà xám xịt là ba tấm áp phích, trên đó ghi những thành tích không có gì thú vị của những câu lạc bộ không có vẻ gì là thú vị. Những bậu cửa sổ nơi những cơn mưa không vươn tới bẩn tới mức không có hy vọng gì lau sạch được, và gợi nên cảm giác bẩn thỉu nhìn từ dưới lên. Tôi mới tới nơi này có hai lần, nhưng tôi chắc chắn rằng để miêu tả ngôi trường này, có thể nói nó lệch cả dặm so với từ “thanh lịch”.

Khi đi tới giữa chặng đường từ ga tàu tới trường, tôi nhìn thấy một hình ảnh lạ ở khóe mắt. Tôi dừng bước và quay đầu lại, và nhìn thấy bản thân trong một bóng hình phản chiếu ở bên đường. Hóa ra cái tôi vừa nhìn thấy là ảnh phản chiếu của mình.

Tôi đang chuẩn bị tiếp tục cất bước, nhưng có gì đó đã ngăn tôi lại.

Một cảm giác bất an mãnh liệt.

Tôi ngừng lại và nhìn khắp người mình. Tôi kiểm tra lại trang phục của mình. Đồng phục của tôi vẫn ngay ngắn. Khuy áo không hề bị lệch. Tôi không mặc trái quần, và dây lưng của tôi vẫn thắt chặt.

Nhưng, tôi vẫn quay lại và nhòm vào gương.

Không cần phải nói, chính là hình ảnh của tôi trong gương đã khiến tôi có cảm giác bất an ấy.

Mặc kệ cho tay mình lấm bẩn, tôi xoa xoa mặt gương bám đầy bụi, và nhìn vào phản ảnh của mình một lần nữa.

Và rồi tôi hiểu ra.

Khuôn mặt trong gương là một khuôn mặt giống tôi. Nhưng đó không phải là tôi. Hắn ta thiếu đi một yếu tố quyết định làm nên bản thân tôi.

Hắn có một gương mặt xa lạ, nhưng đâu đó trong tâm trí tôi, tôi thấy bâng khuâng. Bởi vì đó là vẻ ngoài lý tưởng của tôi, khuôn mặt “giá mà mình được như vậy” mà tôi đã luôn mơ tưởng tới bao lâu nay.

Vết bớt khổng lồ trên mặt tôi đã biến mất không một dấu vết, như thể nó bị rửa trôi đi vậy.

Mọi âm thanh và cảnh tượng xung quanh bỗng trở nên xa xăm. Tôi bàng hoàng, đứng ngẩn người ra trước tấm gương.

Tôi thấy bối rối tột độ.

Một người đàn ông va phải tôi từ đằng sau, và tôi suýt ngã bổ chửng. Tôi nghe thấy một lời xin lỗi bâng quơ; ông ta thấy tôi nhìn chằm chằm vào gương, dành cho tôi một cái nhìn khó hiểu rồi bỏ đi.

Tôi lo lắng nhìn thật kĩ vùng da mà trước đó viết bớt ngự trị trên mặt tôi từ mọi góc độ. Tôi xác nhận rằng đây không phải là một ảo ảnh do góc nhìn hay là do tấm gương bị mờ.

Tôi tự hỏi liệu có cách nào để xác định chắc chắn đây là mơ hay thực. Những giấc mơ mà mong ước của bạn được trở thành sự thật không phải hiếm. Phần lớn những giấc mơ được tạo nên bởi một hỗn hợp của những âu lo và những khao khát thầm kín của mỗi người. Tôi chưa được phép vội mừng - tôi phải xác nhận những gì mình đang thấy là thực tại.

Tôi thử nhắm mắt lại mười giây. Có lẽ đây chỉ là ý của tôi, nhưng nhắm mắt hoặc che tai lại mười giây trong một giấc mơ làm đứt mạch những thông tin thu nhận được thường làm đứt mạch các sự việc và khiến giấc mơ kết thúc. Mỗi khi gặp ác mộng, và nhận ra đây là một cơn ác mộng, tôi thường dùng phương pháp này.

Nhưng mười giây, hai mươi, rồi ba mươi giây trôi qua; không có gì thay đổi. Các giác quan của tôi vẫn hoàn toàn bình thường.

Tôi mở mắt ra và nhìn vào gương. Thứ tôi thấy trong gương, đương nhiên, vẫn là tôi nhưng không còn vết bớt trên mặt.

Đây không phải là một giấc mơ. Tạm thời cứ nghĩ như vậy đã. Vậy thì, tôi có một câu hỏi mới.

Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Tôi cuống cuồng suy nghĩ. Việc tôi chưa nghĩ ra giả thuyết nào đáng được gọi là giả thuyết không thể chỉ vì đêm qua thiếu ngủ. Đâu đó trong thâm tâm, tôi hiểu - cơ bản là nếu tôi không thay đổi toàn diện suy nghĩ của mình, tôi biết lo lắng tới cỡ nào cũng không giúp tôi giải đáp bí ẩn này. Trừ khi tôi muốn tin vào một câu chuyện kì quặc nào đó, thì cứ nghĩ đi nghĩ lại chỉ càng khiến tôi lún sâu vào vòng luẩn quẩn.

Nhưng tôi vẫn chưa thể chấp nhận điều đó. Trừ khi tôi nghe chính cô ta nói ra, tôi không thể kết luận như vậy được.

Tôi muốn tới chỗ nào đó có một chiếc điện thoại công cộng. Nhưng tôi không biết phải làm thế nào ở đây, trong khuôn một ngôi trường mà tôi chưa thông thạo đường lối. Nói vậy, nhưng chắc hẳn phải có một cái ở trong khuôn viên trường. Có lẽ chỉ cần tới thẳng trường là lựa chọn tốt nhất. Dù sao, tôi cũng không thể cứ đứng giữa đường mãi thế này được. Quanh tôi đã không còn ai, vì vậy nếu tôi không đi ngay, tôi sẽ không kịp vào tiết đầu tiên.

Tôi miễn cưỡng rời mắt khỏi tấm gương và nhìn về phía bóng hình ngôi trường lấp ló qua những khe hở giữa những ngôi nhà.

Mặc dù là ngày đầu tiên đi học, chuyện trường lớp đã trở nên vô nghĩa với tôi vào lúc này. Kể cả khi tôi nghe thầy chủ nghiệm dặn dò trong phòng giáo vụ ám mùi cà phê, tôi vẫn tỏ ra hoàn toàn lơ đãng. Đúng lúc ấy, ông ta lại khuyên nhủ tôi đủ thứ một cách nhiệt tình, thay vì chỉ giải thích những điều thiết yếu nhất. “Có thể sẽ có chút khó khăn vì bây giờ em mới vào lớp, đương nhiên là vậy, nhưng mọi người đều rất tốt, nên cứ nỗ lực hết mình và em sẽ ổn thôi”; “em sẽ muốn làm quen với các bạn tới một mức nhất định trước khi kì nghỉ hè tới, nên chúc em may mắn nhé”, đại loại vậy.

Thầy chủ nhiệm là một người đàn ông thật thà ngoài ba mươi tuổi, tóc vuốt keo bóng loáng. Thầy ấy tên là Kasai. Thầy Kasai nói được năm phút thì một giáo viên với dáng đi lom khom bước vào và thì thầm gì đó với Kasai. Có vẻ cụt hứng, thầy ấy bảo tôi đợi ở đây một lát và rời khỏi phòng giáo viên.

Khi thầy Kasai đi khuất, tôi rời khỏi phòng giáo viên một mình mà không đợi thầy ấy quay lại và bước vào phòng vệ sinh giáo viên để kiểm tra xem vết bớt có quay lại không. Tôi sợ rằng ngay lúc tôi rời mắt khỏi nó, nó sẽ trở lại như cũ. Vì nó biến mất một cách thật đơn giản, có thể nó cũng sẽ quay trở lại một cách đơn giản không kém.

Đương nhiên, đó là một nỗi lo thừa thãi. Vết bớt, đương nhiên là, vẫn biến mất. Tôi tựa lưng vào tường như thể ngã gục xuống, mắt vẫn dán vào tấm gương.

Đã rất nhiều năm rồi kể từ khi tôi nhìn ngắm gương mặt mình kĩ như vậy.

Một gương mặt không đến nỗi nào, tôi nghĩ, cứ như thể đó không phải mặt của tôi.

Và sau đó, tôi không thể bước nổi một bước nào từ chỗ tôi đang đứng. Tôi cảm giác như tự ép mình phải khắc sâu hinh ảnh này vào sâu trong tâm trí của mình. Nếu tôi nhìn đi, liệu vết bớt có quay lại? Nếu tôi không tiếp tục nhìn và làm quen với “bản thân không có vết bớt” này. liệu tâm trí tôi có nhận thấy bản thân không khớp với hình dung của tôi về chính mình, liệu nó có lại tái tạo ra vết bớt? Tôi không làm cách nào dẹp đi được những lo lắng ấy trong đầu mình.

Có lẽ chỉ vài phút trôi qua tới khi thầy Kasai mở cửa buồng tắm và gọi tên tôi, mà có khi tôi đã đứng đó tận hai mươi phút. Câu “Này, Fukamachi,” đã kéo tôi lại thực tại. “Thầy hiểu em có thể cảm thấy hơi lo lắng vào ngày đầu tiên đi học, nhưng đừng biến mất khỏi mắt thầy đột ngột như vậy chứ.”

Đừng nói tới chuyện lo lắng, tôi còn không quan tâm chút nào tới những người mình chuẩn bị gặp - nhưng tôi cũng không muốn giải thích làm gì. Tôi xin lỗi vì đột ngột biến mất, và Kasai vỗ vai tôi. “Đừng lo, sẽ ổn cả thôi.”

Đứng trước cả lớp, tôi cũng chẳng nhớ mình đã nói gì khi giới thiệu về mình. Tôi đoán nó giống một chuỗi những từ mà tôi nhớ mình đã nghe ở đâu đó, và nhồi hết chúng vào cho xong chuyện. Tâm trí tôi bị lấp đầy bởi những suy nghĩ về vết bớt mới biến mất của mình, nên tôi chẳng có thời gian cho cái đó. Nhìn biểu cảm sầm sì của thầy Kasai, có vẻ đó là một lời giới thiệu khá cụt lủn. Tôi cảm nhận được sự xôn xao từ phía dưới lớp.

Ấn tượng đầu tiên của tôi đúng là tệ hết chỗ nói. Nói vậy nhưng tôi cũng chẳng hề có ý định thân quen với ai trong cái lớp này, nên tôi cũng không hề bận tâm nếu nó khiến mọi người ghét tôi.

Có vẻ sự biến mất của vết bớt của tôi không phải chỉ là ảo giác. Thường thì, khi mọi người mới gặp tôi, họ sẽ nhìn chằm chằm một cách tò mò vài giây, hoặc né mặt đi và tránh ánh mắt của tôi. Nhưng không một học sinh nào phản ứng với tôi như vậy. Có lẽ họ chỉ nghĩ tôi là một đứa kém giao tiếp.

Sau lời giới thiệu đơn giản và một tràng vỗ tay miễn cưỡng, Kasai trỏ tay vào một chỗ trống ở tít tận cuối lớp và bảo tôi ngồi đó. Những dãy bàn trong lớp được bố trí thành hai hàng bày chiếc ở những hàng sát cửa sổ, còn bốn hàng còn lại chỉ có sáu chiếc. Cho nên chỗ ngồi của tôi sẽ là một trong hai chỗ ngồi ở sau cùng của lớp.

Khi bước tới chỗ của mình, tôi cảm giác được những ánh nhìn dồn về phía tôi khác hẳn mọi ngày. Đó là ánh mắt tò mò về một bạn cùng lớp vào học muộn tới ba tháng, hay là ánh mắt dè bỉu một đứa không biết tự giới thiệu bản thân mình ra hồn, tôi cũng không rõ.

Sau khi nhắc nhở chúng tôi vài việc, tiết sinh hoạt kết thúc, và thế chỗ Kasai là giá viên dạy tiết đầu tiên, người lập tức bắt đầu tiết học. Giáo viên tiếng Anh, một người phụ nữ tóc ngắn gần ba mươi tuổi, có vẻ không để ý tới việc có một gương mặt mới bỗng nhiên xuất hiện trong lớp. Tôi không nghe giảng được mấy; tôi cứ nhìn chằm chằm vào trang vở trắng và suy nghĩ về vết bớt của mình.

Tôi nghe thấy tiếng ve kêu từ những tán cây xung quanh khu vực để xe đạp. Những học sinh trong lớp đều nghe giảng một cách nghiêm túc. Mỗi khi không hiểu phần nào, họ đều ngồi không yên, và khuôn mặt họ trông rạng rỡ mỗi khi vỡ ra một phần mà trước đó họ chưa hiểu. Một sự khác biệt lớn so với cái bọn tôi học chung hồi cấp hai,

Tiết học trôi qua trong nháy mắt, và giờ đã sang giờ giải lao. Không có một đám đông tò mò nào vây lấy tôi hỏi han. Một vài người liếc xéo tôi vì tôi chỉ ngồi thẫn thờ ở chỗ của mình, không nói chuyện với ai, nhưng chỉ vậy thôi. Khoảng một nửa số học sinh đang túm tụm lại nói chuyện, nửa còn lại đang mở sách vở ra ôn bài. Tôi muốn đi tìm một cái bốt điện thoại, nhưng mười phút có vẻ là không đủ để tìm nó trong một ngôi trường tôi chưa từng dạo qua. Chắc tôi phải đợi tới giờ nghỉ ăn trưa.

Ánh nắng chiếu vào làm tôi khó chịu, tôi nhìn lên chiếc ghế trống ở phía trước và bên phải của tôi. Chủ nhân của chỗ ngồi này hình như không tới lớp, và trong ngăn bàn không có gì hết. Đằng sau lưng ghế, số “1836” được viết bằng bút đánh dấu. Con số đó có ý nghĩa gì? Hẳn là không phải số thứ tự của chiếc ghế này.

Tiếng chuông báo hết giờ nghỉ vang lên, và những học sinh lục tục về chỗ ngồi của mình. Không lâu sau khi tiết hai bắt đầu, có thể là do đêm qua thiếu ngủ, hoặc là do những sự kiện kì lạ sáng nay, tôi bị cơn buồn ngủ đè nặng lên như một bộ quần áo ướt sũng nước dính chặt lên người. Không muốn ngủ gật ngay trong ngày đầu tiên, tôi cấu mi mắt của mình và cố gắng chống chọi với cơn buồn ngủ, nhưng tiếc thay, hai mí mắt của tôi sụp xuống chỉ sau vài phút.

Tôi chỉ thiếp đi khoảng hai mươi phút, nhưng tôi mơ thấy một giấc mơ sống động lạ thường. Trong giấc mơ ấy, vết bớt của tôi quay trở lại trên mặt tôi. Khi rửa mặt, tôi nhìn vào gương và phát hiện ra nó.

“À, quả nhiên, đó chỉ là giấc mơ.” Hai vai tôi chùng xuống.

Trong mơ, tôi cảm thấy ghê tởm, nhưng cũng có một phần trong tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Có lẽ, dù nó là một khuyết tật đáng ghét, tôi đã mang theo nó lâu tới mức tôi đã nảy sinh cảm tình với nó. Hoặc có lẽ tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì thoát khỏi áp lực rằng từ nay tôi không còn cái cớ nào để biện hộ cho chính mình nữa, vì khuyết tật lớn nhất của tôi đã được gỡ bỏ.

Tôi tỉnh dậy vì ai đó chọc ngón tay vào bắp tay của tôi. Mất một lúc tôi mới nhận ra mình không phải đang ở trong bệnh viện hay ở nhà. Đây là lớp học, nên không phải y tá hay bố mẹ đã đánh thức tôi dậy.

Tôi nhìn sang phải. Cô gái ngồi ghế bên cạnh đã đánh thức tôi dậy, và đang nhìn tôi như thể ngỡ ngàng vì sự vô lối của một người dám ngủ gật ngay hôm đầu tiên đi học. Tự hỏi mình đã ngủ bao lâu rồi, tôi ngẩng đầu lên nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường. Tiết hai chuẩn bị kết thúc. Có vẻ cô ấy gọi tôi dậy để kịp đứng dậy chào cô giáo.

Tôi cúi đầu và cảm ơn cô ấy, nhưng cô ta đã quay lên và hướng sự chú ý lên tấm bảng. Cảm giác gần như là cô ấy lờ tôi đi một cách trắng trợn vậy. Có lẽ ý cô ấy là ‘’tôi không cần cậu cảm ơn’. Biết đâu cô ta không đánh thức tôi dậy vì lòng tốt mà vì nếu giáo viên mắng toi vì ngủ gật trong lớp sẽ rất phiền phức, và cô ta muốn tránh không cho điều đó xảy ra.

Tôi nhìn cô ấy chăm chú. Mái tóc dài ngang ngực vắt qua vành tai thanh tú; những đường nét trên khuôn mặt đều cân đối và cái cổ mảnh mai rất nổi bật. Gương mặt mới nhìn qua khá bình thường, nhưng lại sắc nét một cách ấn tượng khi nhìn kĩ. Bộ đồng phục thủy thủ của Cao trung Minagisa trông như thể được may để dành riêng cho cô ấy. Cô ấy nhìn lên bảng nghiêm túc tới mức làm người ta phải bật cười, khiến người ta có ấn tượng về cô là một người có vẻ cứng nhắc. Tư thế ngồi của cô nghiêm chỉnh một cách dị thường, như thể cô đang thực hành trà đạo, vậy mà khi ngồi cô vẫn thấp hơn những cô bạn xung quanh (TN: ý là chân dài hơn)

Nói một cách đơn giản, một cô gái như vậy đúng là khác một trời một vực so với một tên hooligan như tôi. Tôi không tin chúng tôi có thể ngang hàng với nhau về bất cứ điều gì, thậm chí cả từ cách cầm đũa.

Tiết học kết thúc. Giấc mơ lúc nãy khiến tôi thấy bất an. Khi tôi đứng lên và chuẩn bị đi ra nhà vệ sinh để kiểm tra lại vết bớt của mình lần nữa, cô gái lúc nãy đánh thức tôi dậy ấp úng “um…” một tiếng về phía tôi.

Lúc đầu, tôi không nhận ra là có người đang gọi mình. Nếu phải liệt kê những người chủ động bắt chuyện với tôi, đứng đầu sẽ là Hajikano, và sau đó là một đám cặn bã bị dạt ra rìa của xã hội giống tôi. Chẳng bao giờ tôi dám mơ rằng một cô gái trông có vẻ như được bạn bè và thầy cô tin tưởng như vậy lại bắt chuyện với tôi.

“Những vết thương của cậu ổn chưa?”, cô gái ngồi cạnh tôi hỏi, tự nhiên như nói chuyện với một người bạn cũ.

Những lời nói đi qua đầu tôi chỉ như những tiếng ồn, nhưng đột nhiên tôi nhận ra một từ rất liên quan với tôi. Tôi phải tua lại cả câu vừa rồi của cô ấy trong đầu, và xem xét khả năng câu nói đó là dành cho mình, và rồi ngơ ngác nhìn chủ nhân của câu hỏi đó.

Bốn mắt chạm nhau.

“Cậu đang hỏi mình sao?”

“Đúng vậy,” cô ấy gật đầu. “Mình làm phiền cậu à?”

“Không, không phải vậy, chỉ là, um…” Tôi lắp bắp. “Mình không ngờ một cô gái như cậu lại nói chuyện với mình từ lần đầu gặp nhau.”

Sau vài giây suy nghĩ về những gì tôi vừa nói, cô ấy nở một nụ cười hơi khó chịu.

“Trông mình giống kiểu người không quan tâm đến người khác à?”

“Không, ý mình không phải vậy.”

“Thế ý của cậu là sao?”

“Chỉ là… mình nghĩ cậu không ưa mình.”

Giữ nguyên biểu cảm như vừa nãy, cô ấy nghiêng đầu nhìn tôi. “Tại sao? Mình chẳng có lý do gì để ghét một người mình chưa gặp bao giờ.”

“Thế thì sau này cậu sẽ thấy ghét thôi.”

Cô ấy im lặng một lúc để suy nghĩ về ẩn ý trong câu trả lời của tôi. Thế rồi, đột nhiên cô ấy nheo mắt lại và bật cười khúc khích. Hẳn là cô ấy coi nó là một lời nói đùa được tôi nói ra khi làm mặt nghiêm túc.

“Cậu tự ti quá,” cô ấy nói. “Hay là cậu không thích người khác thích mình?”

“Chịu. Tớ chưa có tí kinh nghiệm nào ở khoán đó.”

“Thật không?”

Cô ấy cười duyên dáng, đôi môi chỉ cử động đôi chút. Có vẻ cô ấy nghĩ đây cũng là một lời nói đùa.

“Mình không đùa đâu. Mình không hề có kinh nghiệm về việc được người khác quý mến.”

“Ừ, ừ, mình hiểu,” cô ấy gật gù, trông không có vẻ gì là bị thuyết phục.

Nén sự khó chịu, tôi thở dài. “Thế mình hỏi lại cậu nhé, cậu có giỏi xoay xở với việc được người khác thích không?”

“Mình không biết. Mình chưa có chút kinh nghiệm nào ở lĩnh vực đó.” Cô gái bàn bên nói một cách lém lỉnh.

Chẳng phải nói cũng biết đó là một lời nói dối, đương nhiên. Thực sự thì, tôi cũng sẽ không ngạc nhiên nếu cô ấy có cả tá người đổ cô ấy trên mỗi chuyến tàu hoặc chuyến xe cô ấy đi.

Tôi ngồi đó ngẩn ngơ, không nói gì. Cô ấy thò tay vào ba lô, lấy ra một mảnh giấy hình chữ nhật, và đặt lên bàn tôi.

“Gì đây?”, tôi hỏi.

“Một thẻ tanzaku[note10501],” cậu ấy bảo, vẫy vẫy một tấm khác của cậu ấy trong tay. “Người ta phát ở ngoài hành lang ấy. Tớ lấy thêm một cái để dự phòng, nhưng tớ sẽ đem cho cậu.”

“Tanzaku, huh? Cơ mà, nếu theo dương lịch thì lễ Thất Tịch trôi qua tuần trước rồi, còn theo âm lịch thì không phải giờ là quá sớm sao?”

“Từ góc nhìn của Chúc Nữ và Ngưu Lang, một tuần hay một tháng vẫn là một sai số chấp nhận được.”

“Thế cũng được à?”

“Được chứ. Là những đồng đội không có kinh nghiệm gì về khoản được người khác thích, hãy cùng ước với Ngưu Lang và Chúc Nữ cho chúng ta được ai đó thích đi.”

Nhìn vào tấm tanzaku màu xanh nhạt trên tay một lúc, tôi đưa nó lại cho cô ấy.

“Mình không cần đâu. Cậu cứ dùng cái của mình cũng được.”

“Ừm, mình cũng không nghĩ Ngưu Lang và Chúc Nữ sẽ thực hiện điều ước của mình đâu,” cậu ấy nói, trong tay là một cây bút, ánh mắt nhìn về phía xa xăm. “Nhưng đây là một cơ hội tốt để nghĩ xem mình thực sự tìm kiếm điều gì. Dù đang sung sướng tới mức nào, những người không biết mình muốn gì sẽ chẳng bao giờ có được chúng. Những lời cầu nguyện sinh ra để cậu biết mình mong muốn điều gì.”

“Nghe này, không phải là mình ghét những điều ước,” tôi trả lời. “Nói thật nhé, mình có một điều ước mới trở thành hiện thực. Một giấc mơ mình đã luôn mơ từ rất lâu vừa mới trở thành hiện thực vài tiếng trước. Mình e là mình sẽ bị trời phạt nếu dám đòi thêm.”

“Ồ, chúc mừng nhé,” cô ấy nói, đặt bút xuống và khẽ vỗ hai tay vào nhau. “Mình ghen tị quá… Có phải cậu ước bình phục khỏi những vết thương? Hay là mơ ước được vào trường cao trung này?”

“Cả hai đều không phải. Đó là một điều ước riêng tư hơn.”

“Mình hiểu. Vậy có lẽ mình cũng không nên quá thọc mạch.”

“Mình rất cảm kích.”

“Nếu thế thì,” cô ấy chỉ vào tấm thẻ tankazu trong tay tôi. “Thay vào đó, hãy ước một điều ước cho mình vậy.”

“Cậu ước điều gì?”, tôi hỏi.

“Tự do,” cậu ấy trả lời.

“Làm ơn, hãy ước cho tớ tìm thấy tự do.”

Giờ đến lượt tôi thắc mắc về ẩn ý trong những lời của cậu ấy. Dù nụ cười dịu dàng của cậu ấy gợi ý rằng phần nhiều của lời nói ấy là một câu nói đùa, có một chút dấu vết của sự thành thật đâu đó trong những lời ấy.

“Được rồi” là tất cả những gì tôi đáp lại, và tôi cầm bút lên.

Rồi tôi quay lại hỏi. “À mà này, tên cậu là gì nhỉ?”

“Chigusa. Chigusa Ogiue,” cô ấy trả lời, không rời mắt khỏi tấm tanzaku. “Còn cậu là Yousuke Fukamachi.”

“Ừ, cái đó mình biết.”

Vào giờ nghỉ tiếp theo, chúng tôi nói chuyện phiếm thêm một chút. Theo như lời của Chigusa thì thật may mắn là có vẻ tôi không bỏ lỡ một bài học nào nằm ngoài phần kiến thức mà tôi đã tự học lúc nằm viện.

Ngay khi giờ nghỉ trưa bắt đầu, tôi lập tức rời khỏi lớp. Tôi chui vào nhà vệ sinh và kiểm tra lần thứ ba trong gương xem có đúng là không có gì thay đổi không. Rồi tôi lách qua cơn lũ những học sinh đổ ra các hành lang và cầu thang để xuống tầng một tìm một cái điện thoại. Tôi tìm thấy nó cạnh một cái máy bán hàng tự động với những sự lựa chọn các mặt hàng không thể tệ hơn đặt bên ngoài một văn phòng.

Vấn đề bắt đầu từ đây. Tôi không có cách nào chủ động liên lạc với người phụ nữ kia. Tôi hi vọng là chỉ cần đứng trong tầm xa của tiếng chuông điện thoại thì cô ta sẽ gọi cho tôi, nhưng cho tới giờ, chiếc điện thoại vẫn chết lặng.

Tôi ngồi cạnh vòi nước uống đối diện bên kia hành lang và lau mồ hôi trên trán. Ngay cạnh cửa sổ, lũ ve sầu thi nhau kêu như thể đang có một cuộc thi vậy. Những học sinh lần lượt đi tới chiếc máy bán hàng để mua những món ăn họ thích.

Có lẽ vì quanh đây có người nên nó không thành công. Nghĩ lại thì, người phụ nữ đó chỉ gọi tôi những khi tôi hoàn toàn ở một mình, và cho tới giờ chưa có ngoại lệ. Có lẽ sẽ không tiện nếu ai đó ngoài tôi nghe được cuộc nói chuyện.

Sau khi đợi khoảng mười phút, tôi cảm thấy đói. Có lẽ giờ tôi nên tạm gác lại chuyện này và tìm cái gì đó để ăn trưa, tôi nghĩ vậy. Tôi cảm thấy như mình có đợi ở đây cả đời đi chăng nữa thì chiếc điện thoại cũng sẽ chẳng bao giờ reo. Những lần người phụ nữ ấy gọi tôi phải là những lúc mà tôi có cảm giác bất an một cách lạ thường.

Lên tầng hai, tôi mua một chút cơm nắm còn thừa, rồi lại ghé qua nhà vệ sinh để kiểm tra vết bớt của mình. Lần này là mấy lần rồi nhỉ? Trước đây tôi không bao giờ chủ động nhìn mình trong gương, nên hôm nay có lẽ tôi đã soi gương nhiều ngang với số lần soi gương của tôi trong hai năm gần đây.

Tôi rời khỏi phòng vệ sinh và quay lại lớp trên tầng tư. Phần lớn học sinh đang ăn uống và nói chuyện vui vẻ với bạn bè, nhưng tôi không thấy Chigusa đâu. Có lẽ cô ấy đi chơi với bạn bè ở lớp khác.

Tôi ngồi xuống, và cậu bạn ngồi trên tôi quay lưng lại và chống cùi chỏ lên bàn tôi. Cậu ta có mái tóc đẹn dài và khuôn mặt thân thiện. Nhìn cẳng chân rám nắng của cậu ta, tôi tự hỏi liệu cậu ta có chơi bóng đá không.

“Cậu có một kì nghỉ xuân dài thật đấy nhỉ?”, cậu ta nói, nghiêng người về phía trước. Mặt chúng tôi cách nhau chưa đầy ba mươi phân. “Này, Ogiue có vẻ thích cậu đấy. Tuyệt, tuyệt. Người anh em, mình ghen tị với cậu đó!”

Dù hơi ngỡ ngàng vì sự thân mật quá mức của cậu ta, tôi vẫn trả lời. “Bọn tôi chỉ nói chuyện chút thôi. Đó đâu nhất thiết là cậu ấy thích tôi đâu.”

Cậu ta lắc đầu đầy kịch tính. “Cậu nói vậy là vì cậu chưa biết Chigusa Ogiue… Cậu không cảm thấy một cảm giác kì lạ khi nói chuyện với cô ấy à?”

Nghe vậy, tôi nhớ lại cuộc trao đổi ngắn với Chigusa.

“Nhắc mới nhớ, đúng là có gì đó hơi là lạ ở cậu ấy. Có cảm giác như lúc nào cậu ấy cũng xử sự hơi quá lịch sự.”

“Đúng rồi,” cậu ta nói, giơ ngón trỏ lên và nở một nụ cười nhếch mép nhố nhăng. “Cô ấy là một nàng công chúa toàn diện. Mình không rõ lắm nhưng có vẻ gia đình cô ấy rất giàu có.”

Cái đó cũng dễ tưởng tượng thôi. So với học sinh cao trung bình thường, bạn có thể cảm nhận sự khác biệt trong phong thái của Chigusa gợi ý rằng cô được nuôi dạy rât tốt. Hẳn là cô ấy đã hít thở một luồng không khí khác, ăn những món ăn khác, và được dạy dỗ khác hẳn với bọn tôi.

“Nhưng tôi không hiểu,” tôi nói thành lời những thắc mắc của mình. “Sao một cô gái giàu có lại đi học ở cái ngôi trường hẻo lánh này?”

“Bọn mình cũng nghĩ điều đó quả thật rất kì lạ. Theo cậu thì sao? Chắc họ muốn cô ấy trải nghiệm đời sống bình thường ở đây?”

“Một trong số những lý do đó là để mình có thể trải nghiệm những định kiến như thế này.”

Không biết từ khi nào, Chigusa đã quay lại lớp, và đang đứng sau lưng cậu ta.

“Oh, cậu nghe thấy hết rồi à,” cậu ta nói với vẻ bất ngờ, cố gắng giấu sự xấu hổ của mình.

“Nếu cậu muốn nói chuyện thị phi về người khác, làm ơn hãy nói ở những nơi mà người ta không nghe được ấy.”

Cậu ta với tay ra sau đầu gãi gãi liên tục, rồi ngả người vào lưng ghế, tỏ vẻ không phục.

“Mình nên hỏi thẳng cậu luôn nhân cơ hội này. Ogiue, tại sao cậu lại vào ngôi trường này?”

“Để trải nghiệm đời sống bình thường.” Chigusa trả lời nhẹ nhàng.

“Ai đó dỗi rồi,” cậu ta nói đùa và nở một nụ cười đau đớn. “Cậu nên giải phóng bớt một chút không gian trong lòng đi. Nếu không cậu sẽ chẳng bao giờ mở lòng được với ai đâu.”

“Mình đang mở lòng với cậu ấy đây.” Chigusa chỉ về phía tôi. “Và cậu thì đang chen vào.”

“Thế thì, mình xin lỗi vậy.” cậu ta nhún vai.

Ai đó trong một hội bốn, năm người ở góc lớp gọi cậu ta, “Nagahora, nhanh lên!” Cậu ấy trả lời bọn họ, và bảo tôi. “Chà, cứ ngồi chơi với Ogiue đi nhé,” vỗ vai tôi và đi cùng với bạn của mình.

Có lẽ cậu ta không hẳn là một người xấu tính. Và có vẻ cậu ta cũng không có ý xấu với Chigusa.

“Cậu ta có nói với cậu chuyện gì kì quặc không?” Chigusa hỏi tôi.

“Mình muốn nói rằng cậu ta đã nói ‘thật vinh dự khi được học cùng lớp với cô gái xinh đẹp nhất toàn trường.’”

“Đương nhiên cậu ta sẽ không nói mấy lời nịnh bợ đó đâu,” cô ấy khịt mũi. “Mình sẽ nói luôn để tránh những sự hiểu lầm: gia đình mình không hề giàu. Lời đồn đó chỉ đúng với chuyện của nhiều năm trước. Vì bây giờ gia đình mình là một gia đình ở mức trung bình tuyệt đối.

Dù tôi tự hỏi khoảng cách giữa khái niệm về “hộ gia đình cỡ trung” của tôi và cô ấy cách xa tới mức nào, tôi vẫn tiếp tục cắn nắm cơm của mình và nuốt trôi nó với nước trà. Chigusa lấy hộp cơm của mình từ trong cặp ra, và mặc dù trông nó hơi cũ, nó vẫn có một lớp sơn bóng trông có vẻ đắt tiền.

“Vậy sao cậu không giải thích với, ờ…, với Nagahora?”

“Đúng vậy, tại sao nhỉ?” Cô ấy nghiêng nghiêng đầu. “Có lẽ vì mình muốn bọn họ tiếp tục hiểu nhầm. Có lẽ mình nghĩ mình sẽ thấy thoải mái hơn nếu họ tiếp tục nghĩ là mình giàu có và giữ khoảng cách với mình… À mà này, Fukamachi. Cậu muốn ăn chung không?”

“Mình thì thoải mái, nhưng… Ừm, không phiền thật chứ?”

Khuôn mặt Chigusa cứng đơ lại như thể vừa bị lừa, rồi cô ấy che tay và bụm miệng cười như thể cô ấy vừa phát hiện ra điều gì rất hài hước. “Mình nghĩ mình nên hỏi cậu câu đấy mới phải. Ừm, Fukamachi, cậu không phiền chứ?”

“Đương nhiên là không. Mình rất cảm kích.”

“Vì được ăn chung với cô gái xinh đẹp nhất toàn trường?”

“Yep.”

“Dù mình biết đó chỉ là lời nói đùa, nó vẫn khiến mình cảm thấy rất vui.”

Chigusa lại gần chỗ tôi, đặt một chiếc ghế cách đó ba mươi phân, rồi ngồi xuống, một tay giữ lấy tà váy. Chiếc cà vạt với hai sọc trắng của cô ấy lay động nhè nhẹ.

Tôi nghe thấy câu “cảm ơn vì bữa ăn” lí nhí như tiếng thì thầm.

Sau khi tan học, Chigusa đưa tôi thăm quan quanh trường. Tôi không biết cô ấy tự nguyện làm vậy hay là ông thầy nhiệt tình quá mức kia bắt cô ấy làm như vậy. Nhưng ít ra thì trông cậu ấy có vẻ không phiền vì chuyện đó.

“Nếu cậu đau chân thì cứ nói nhé,” Chigusa nói.

“Mình nghĩ mình sẽ ổn thôi,” tôi đứng lại để kiểm tra hai chân của mình, nhưng chúng không bị đau hay khác lạ gì hết.

Bên ngoài những cánh cửa sổ mở rộng của dãy hành lang, tôi nghe thấy những tiếng hô lớn từ đội điền kinh, tiếng bóng chày đập vào gậy kim loại, câu lạc bộ kèn đang luyện tập, và tiếng chỉnh dây ghi-ta của câu lạc bộ nhạc nhẹ. Vòng loại cuộc thi giữa các trường cao trung và lễ hội văn hóa đang tới gần, nên mọi người đều bận rộn, thành ra cái nóng ngột ngạt trong khu nhà cũng trở nên tự nhiên hơn.

“À, Ogiue, không phải cậu cũng phải sinh hoạt câu lạc bộ sao?”

“Đừng lo,” cô ấy trả lời, đặt tay lên ngực và lắc đầu nhè nhẹ. “Trong hồ sơ của mình sẽ ghi là ‘câu lạc bộ cắm hoa’, nhưng sinh hoạt của bọn mình thường chỉ là ngồi tán chuyện thôi. ...Này Fukamachi, cậu đã quyết định tham gia câu lạc bộ nào chưa?”

“Mình nghĩ mình sẽ không tham gia đâu.”

“Hẳn rồi, cậu vừa mới hồi phục sau khi bị thương mà.”

“Không, chân mình ổn. Mình chỉ không hình dung nổi bản thân mình có thể làm tốt những việc như thế.”

“Cậu đang lo lắng quá rồi.”

“Có lẽ vậy. Nhưng những linh cảm xấu của mình thường hay trở thành sự thật.”

Chigusa dừng lại và nhìn vào mặt tôi. Cô ấy hơi mấp máy môi, nhưng rồi lại đổi ý, mím môi lại, và sau vài giây suy nghĩ như để cân nhắc những lời tiếp theo, cô ấy nói.

“Thực ra, Fukamachi này… Nói thật mình cũng vào lớp muộn hơn. Mình cũng có chút vấn đề khiến mình không thể đi học tới tận đầu tháng năm. Mình mới chỉ có thể tự đi bộ rất gần đây thôi; chỉ nửa tháng trước mình vẫn phải dùng xe lăn. Vì vậy mình có thể hiểu cảm giác lạc lõng. Nó như thể cả thế giới đã bỏ rơi cậu vậy.”

Chigusa thở dài nhè nhẹ, rồi mỉm cười như khuyến khích tôi.

“Nhưng mình đảm bảo với cậu, cậu sẽ ổn thôi, Fukamachi. Mình chắc chắn là mọi chuyện đều sẽ đâu vào đó. Mình không có cách gì để chứng minh cả, nhưng đó là linh cảm của mình.”

“Cảm ơn”, tôi bảo cô ấy. “Cậu làm mình cảm thấy khá hơn nhiều rồi.”

Chúng tôi lại tiếp tục bước đi. Chúng tôi đi ngang qua rất nhiều người trong chuyến đi một vòng quanh ngôi trường, nhưng không ai trong số họ dành cho tôi những cái liếc mắt như khi vết bớt vẫn còn trên mặt tôi. Có khi, tôi không chú ý tới những cái nhìn đó vì tâm trạng tôi đang vui vẻ. Nhưng đằng nào thì, rõ ràng điều đó xảy ra nhờ vết bớt đã biến mất. Tôi ngạc nhiên khi thấy cuộc sống trở nên dễ chịu hơn nhiều chỉ nhờ một thay đổi nhỏ ở vẻ ngoài của tôi.

Sau khi đi một vòng quanh toàn bộ ngôi trường, chúng tôi thay giày ở cổng vào và bước ra ngoài. Sau khi vòng ra phía sau để chỉ cho tôi chỗ của các câu lạc bộ và phòng thể chất thứ hai, Chigusa vỗ nhẹ vào vai tôi và chỉ tay vào ai đó trên sân bóng. Tôi nhận ra Nagahora vẫy tay với chúng tôi, trên tay cậu ta là chai nước bị bóp bẹp dí. Đúng như tôi đoán, cậu ta ở trong câu lạc bộ bóng đá. Bộ đồ tập của cậu ta dính đầy đất cát.

“Mình nghĩ cậu ta đang đợi cậu vẫy tay lại đó,” Chigusa thì thầm vào tai tôi.

Tôi vẫy tay chào lại một cách không chắc chắn lắm, và Nagahora giơ ngón cái lên cười mãn nguyện. Ngay sau đó, huấn luyện viên của họ có yêu cầu gì đó, và cậu ta nhanh chóng quay lại với những thành viên khác của đội bóng.

“Cậu ta không phải người xấu,” Chigusa nói với tôi. “Nếu như cậu lờ đi chuyện cậu ta hay tán dóc.”

“Có vẻ là như vậy,” tôi gật đầu.

Khi chuyến đi kết thúc đã là hơn 7 giờ tối. Khung cảnh xung quanh đã tối hẳn đi, và những loài côn trùng ban đêm đã cất tiếng kêu, những ngọn đèn bật sáng trên sân bóng, và câu lạc bộ kèn đã chuyển sang tập hòa âm cùng nhau.

Đi thẳng ra cổng trường bên cạnh Chigusa, tôi cảm ơn cô ấy.

“Hôm nay cậu đã giúp đỡ mình rất nhiều. Mình rất cảm kích.

“Không, không, mình thấy rất vui khi được quen một người điềm đạm như cậu,” Chigusa cúi đầu hơi quá cường điệu. “Hơn nữa, nếu không phải mình thì cũng sẽ có người khác vui lòng nhận vai trò này thôi.”

“Mình không nghĩ vậy. Cả ngày hôm nay chỉ có cậu và Nagahora nói chuyện với mình.”

“Nhưng trông mọi người đều có vẻ muốn nói chuyện với cậu.”

“Với mình ư?” Tôi không giấu được sự ngạc nhiên trong giọng nói. “Bọn họ có vấn đề với mình à?”

“Cậu đúng là bi quan, Fukamachi,” Chigusa mỉm cười.

Chúng tôi im lặng bước đi trên con đường dọc bờ sông. Gần một nửa số đèn đường đã tắt ngấm hoặc đang nhấp nháy, và hàng đàn muỗi cùng bọ xít bay quanh những ngọn đèn sáng nhất. Tiếng ồm ộp của bọn ếch phát ra từ dưới ruộng, và tôi nghe thấy tiếng phanh tàu trầm đục từ phía xa. Mùi cá nướng phảng phất thoát ra từ một ngôi nhà nào đó.

Tôi chìm đắm trong suy nghĩ rằng chưa bao giờ tôi hi vọng sẽ đi học về cùng với ai đó ngay từ ngày đầu tiên tới trường.

Tới ngã rẽ nơi chúng tôi phải chia hai ngả, Chigusa hít một hơi thật sâu. “Ừm… Fukamachi?”

“Có chuyện gì à?”, tôi trả lời lịch sự hơi quá lố, và ánh mắt của cô ấy khẽ cười.

“À… có. Nếu có điều gì làm cậu lo lắng, đừng ngại nói với mình. Chúng ta sẽ lo lắng về điều đó cùng nhau.”

“À, mình hiểu ý cậu. Ý cậu là không nhất thiết có thể giải quyết được chuyện đó.”

“Đúng vậy. Bởi vì, thực tế thì có rất ít việc cậu có thể làm cho người khác.”

“Hẳn là như vậy,” tôi đồng ý.

***

Có thể, chỉ có thể thôi, tôi có thể sống một cuộc đời bình thường.

Bình thản bước đi trên con đường ở ngoài nhà ga, tôi bắt đầu nghĩ như vậy. Cả Chigusa và Nagahora đều có thiện cảm với tôi, và không ai trong số bạn cùng lớp của tôi có vẻ là người xấu cả. Về việc học tập tôi cũng có thể bắt kịp với cả lớp. Tôi không quá chắc chắn vì đây mới chỉ là ngày đầu tiên, nhưng hiện giờ chưa có gì phải lo lắng cả.

Không - nếu có một điều cần lo lắng, đương nhiên, đó chính là sự trở lại của vết bớt.

Những lời của Chigusa “Cậu sẽ ổn thôi, Fukamachi” làm tôi thấy thực sự hạnh phúc. Nhưng cô ấy nói vậy là vì chưa nhìn thấy diện mạo thực sự của tôi. Vì cô ấy chưa nhìn thấy sự gớm ghiếc của tôi. Và tôi không biết mình có thể duy trì được vẻ ngoài tạm bợ này. Nếu tới hạn định mà tôi vẫn chưa giành được trái tim của Hajikano, gương mặt của tôi sẽ trở lại như cũ.

Nếu vết bớt của tôi quay lại ngày mai, Chigusa sẽ nói gì khi nhìn thấy khuôn mặt tôi? Liệu cô ấy vẫn có thể đảm bảo với tôi rằng “Cậu sẽ ổn thôi, Fukamachi”?

Hoặc cũng có thể như cô ấy nói, tôi quá bi quan rồi, và sự có mặt hay vắng mặt của vết bớt trên mặt của tôi có lẽ sẽ không quá quan trọng sau này. Nếu vậy có lẽ việc tôi không có nhiều vấn đề như tôi nghĩ không phải là chuyện viển vông, và chẳng qua từ trước đến giờ tôi bị đặt vào những ngoại cảnh bất lợi…

Vẫn là những ý nghĩ luẩn quẩn như mọi khi. Nghĩ về những điều người khác nghĩ về tôi sẽ không đưa tôi đến đâu cả. Vậy mà tôi vẫn không thể nào ngừng nghĩ về chúng.

Tôi đợi chờ một tiếng chuông điện thoại. Có rất nhiều câu hỏi tôi muốn hỏi người phụ nữ đó. Tôi phải tiến xa tới mức nào với Hajikano để thực hiện “điều kiện” để chiến thắng vụ cá cược này? Quan trọng hơn, liệu Hajikano có xuất hiện trước mắt tôi không? Bao giờ? Liệu có tốt hơn nếu tôi tự đi tìm cô ấy không?

Hai chân tôi khựng lại. Tôi chỉ định loanh quanh một chút trước khi về nhà, nhưng tôi đã bị lạc. Tôi đang ở trên một con đường tối om, chật tới mức tôi còn không thấy một cái máy bán hàng tự động nào, và cỏ mọc cao như hàng rào hai bên đường. Dù vậy, tôi không thể đi lạc quá xa, nên tôi cứ đi tiếp, hi vọng rằng sớm muộn gì tôi cũng sẽ gặp một con đường quen thuộc.

Sau khi đi khoảng bốn mươi phút, cuối cùng tôi cũng tới một nơi tôi biết. Có vẻ tôi đã đi một vòng tròn và đi tới tận đằng sau trường. Giờ đã quá giờ đóng cửa từ lâu, vì vậy ngoại trừ phòng giáo viên tầng một, tất cả các ngọn đèn trong khuôn viên đều đã bị tắt, trừ ánh đèn xanh lục của biển báo chỉ lối ra thắp sáng một vài chỗ.

Lúc này tôi nhận ra có một ngôi đền ở cạnh trường. Khi tôi định rẽ qua góc phố để bước về phía cổng trước, một cái cổng torii[note10502] đỏ rực đập vào mắt tôi. Ở hai bên cánh cổng là những bức tượng của thần Inari, và đằng sau là những bậc đá dài dẫn lên một ngôi đền thượng nữa ở trên đỉnh.

Có tới hơn một trăm bậc thang, vì vậy đáng lý ra tôi không còn sức để leo lên đó nữa. Thậm chí tôi còn không phải là người đặc biệt hứng thú với đền miếu gì, và tôi cũng không nghĩ đấy là một lối tắt để đi ra ga tàu.

Vậy mà, như thể bị ai đó dẫn đi, tôi bước lên những bậc thang ấy.

Leo lên những bậc thang này thực sự làm tôi muốn gãy xương. Tôi đã đi bộ liên tục không biết bao nhiêu phút rồi; áo tôi đã ướt đẫm mồ hôi. Những cây thông bách hương cao vút mọc thành hàng hai bên đường, đám rễ dài của chúng làm bật tung những phiến đá lát ở vài nơi. Khi leo tới bậc thứ tám mươi, tôi ngừng đếm. Tôi nhìn xuống, đút tay vào túi, xua tan hết những suy nghĩ trong đầu, và cắm cúi bước tiếp. Có dấu hiệu cho thấy cẳng chân bị thương của tôi bắt đầu đau, nhưng đã đi xa thế này rồi, tôi không thể quay lại được.

Sau khi lết qua bậc cuối cùng, tôi tới được một khoảng bằng phẳng rộng hơn một cái bể bơi 25 mét một chút. Có vẻ đây là một ngôi đền được kết hợp với một công viên nhỏ; xích đu, cầu trượt và ghế dài được đặt, như thể chúng cảm thấy xấu hổ, vào trong góc. Nhìn vào đám cỏ dại mọc cao dưới mấy chiếc ghế dài, tôi không nghĩ nơi này thường xuyên có người tới ghé thăm.

Quay lại, tôi có tầm nhìn toàn cảnh xuống cả khu vực quanh trường Cao trung Minagisa số 1. Tôi ngồi trên bậc và hít thở một hơi dài, nhìn xuống ngôi trường, những ngôi nhà và siêu thị phía dưới. Làn gió lạnh hong khô cơ thể ướt sũng của tôi khiến tôi cảm thấy dễ chịu.

Khi tôi cảm thấy đã ngắm thỏa mãn cái khung cảnh khiêm tốn này, tôi đứng dậy để lượn quanh chút nữa trước khi quay lại. Ngay khi đó, có một tiếng động vang lên sau lưng tôi. Nghe như tiếng sắt thép gỉ cọ xát vào vật gì đó - một tiếng động khiến tôi thực lòng ghê sợ.

Tự nhủ rằng đó chỉ là gió thổi làm mấy món đồ chơi kêu cót két, tôi nuốt nước bọt và nhìn quanh.

Khi phát hiện ra nguồn gốc của tiếng động lạ, tôi suýt nữa đã kêu lên.

Có ai đó đang ngồi đung đưa trên cái ghế xích đu.

Trời quá tối để có thể nhìn thấy gương mặt của cô ấy, nhưng từ chiều cao và dáng hình của cô ấy, có vẻ cô ấy tầm tuổi tôi. Cô ấy mặc một cái áo cũ màu trắng rộng thùng thình và một chiếc váy ngắn, trông như thể cô ấy vừa bước ra từ phòng của mình vậy. Một cô gái ăn mặc như vậy, ở một nơi như thế này, vào giờ này, và ngồi một mình trên một chiếc xích đu quả thật là một cảnh tượng kì lạ.

Và tôi không cần phải tự hỏi “cô ta đang làm cái quái gì ở đây vậy?”

Cô ấy đang nằm xuống trên cái xích đu, và nhìn lên phía trên. Và ở nơi cô ấy đang nhìn, có một sợi dây thừng.

Sợi dây treo vào cây cột được buộc thành một cái vòng, giống như loại vòng vẫn được dùng trong môn thể dục dụng cụ. Nhưng kì lạ là chỉ có một cái vòng, và cái vòng đó có vẻ quá rộng.

Đúng vậy, bạn chỉ cần nhìn qua cũng thấy được chính cô gái đang ngồi trên cái xích đu là người đã buộc cái thòng lọng ấy, và cô ấy đang chuẩn bị cho đầu mình vào để treo cổ trên đó. Sợi dây không treo trực tiếp bên trên cái xích đu mà được treo vào giữa thanh xà, ở dưới có một đống sách trông như mới nhặt lên ở bãi rác. Giống như một cái kê chân, chồng sách được đặt sau sợi dây một chút, vì vậy sau khi cho đầu vào sợi dây, cô ấy chỉ cần bước khỏi đó và trọng lực sẽ xử lý phần còn lại.

Ngay lúc này, cô ấy đang chuẩn bị thực hiện việc đó. Chậm chạp trèo xuống khỏi cái xích đu, cô ấy bỏ dép ra. Cẩn thận bước lên chồng sách, cô ấy với lấy sợi dây và quàng nó vào quanh cổ.

Một cơn gió mạnh ào qua, và hàng cây kêu xào xạc.

Có vẻ cô ấy chưa nhận ra còn có người khác đang đứng trong công viên. Tôi từ từ tiến lại gần cái xích đu. Bất kể là để thuyết phục cô ấy, hay kéo cô ấy ra, hay bất cứ việc gì, tôi muốn tới gần đủ gần để có thể phản ứng kịp ngay khi cô ấy làm gì đột ngột.

Khi tôi tập trung tâm trí để không gây ra tiếng động nào, bọn dế lại kêu to hẳn lên. Nghe tiếng kêu đều đều của bọn chúng, cảm quan về thời gian và khoảng cách của tôi trở nên rối loạn. Nếu tôi không cẩn thận, tôi có thể bị ngã xuống dưới. Dù bước đi một cách chuếnh choáng, tôi vẫn tiến lại gần từng chút một.

Ngay khi tôi tiến vào khoảng cách an toàn, cô ta đột nhiên nhận ra cái bóng đang chầm chậm tiến tới và nhìn thẳng vào tôi.

Thay vì “làm gì đó đột ngột”, tôi nghĩ cô ấy bị hụt vì ngạc nhiên.

Bằng chứng là lúc đầu cô ấy ngã ngửa ra phía sau. Nếu cô ấy muốn chết trước khi tôi kịp ngăn cản, cô ấy phải ngã về phía trước. Có lẽ sự xuất hiện của tôi đã làm cô ấy giật mình, và cô ấy định chui đầu ra và bước xuống khỏi chồng sách.

Nhưng vì vội vàng, sợi dây quanh cổ cô chưa kịp nới lỏng hẳn ra. Sự thật là, vì cô ấy mất thăng bằng, sợi dây đã thắt chặt quanh cổ cô ấy - trong khi chân cô ấy đã rời bệ đỡ, đúng như dự tính. Chồng sách đổ sụp xuống đất và hai chân cô ấy huơ huơ trong không khí.

Sợi dây phát ra tiếng kêu trầm khi nó căng lên.

Trong một tích tắc, tôi chết sững người. Bởi vì trước khi tôi kịp nghĩ ‘mình phải cứu cô ấy’, tôi bị choán lấy bởi sự kinh hoàng, và thay vào đó tôi đã nghĩ cần phải chạy khỏi đây càng nhanh càng tốt. Đây là lần đầu tiên tôi rơi vào tình huống như thế này, khi mạng sống của ai đó đang gặp nguy hiểm. Tôi cảm giác rằng nếu tôi đưa tay ra để cứu cô ấy, bóng đen nhớp nhúa của cái chết bao quanh cô ấy sẽ dính cả lên người tôi. Vì vậy tôi có một chút lưỡng lự trước khi phản xạ của cơ thể tôi nắm lấy quyền chỉ huy và hành động.

Tôi vội chạy tới và đưa tay phải ra sau đùi của cô ấy để đỡ cô ấy lên. Tôi dùng tay trái để vươn lên cổ cô ấy và nắm lấy sợi dây. Nhưng sức nặng của cô ấy đã khiến sợi dây thít chặt và không lỏng ra dễ dàng. Cô gái ho dữ dội.

Khi tôi mò mẫm quanh nút thắt, cô ấy vùng vẫy trong tay tôi, dữ dội tới mức tôi tự hỏi cô ta lấy đâu ra sức mạnh trong cơ thể nhỏ bé của mình, và cố gắng ngăn cản cô ấy càng khiến việc cởi nút sợi dây trở nên khó khăn hơn. Khi tôi bực tức nắm lấy cô ấy chặt hơn, cô ta cũng vùng vẫy quyết liệt trong tuyệt vọng để đáp lại.

Khi tôi cảm thấy chỉ còn vài giây nữa thì tay phải của tôi sẽ đầu hàng, sợi dây cuối cùng cũng lỏng ra. Vòng tay của tôi mềm ra vì nhẹ nhõm, và vẫn ôm cô ấy trong tay, tôi ngã nhào về phía trước.

Trước khi tôi kịp nhận ra, khuôn mặt của cô ấy đã ở rất gần. Nhờ ánh trăng và đôi mắt đã quen với bóng tối của tôi, tôi có thể nhìn thấy nó một cách rõ ràng.

Có điều, lý trí của tôi không thể chấp nhận những gì tôi nhìn thấy.

Chuyện như vậy không thể xảy ra được, tôi tự nhủ, kiên quyết phủ nhận điều mà các giác quan báo về cho tôi. Nhưng, cùng lúc đó, tôi đã nghĩ như thế này:

Vậy là đã đến lúc rồi.

Tôi gọi tên cô ấy. Lần đầu tiên sau ba năm.

“Hajikano.”

Cô gái mở mắt ra. Mồ hôi làm tóc cô ấy dính vào má và cổ, và hai mắt mờ đi vì ho nhiều.

“...Yosuke?”, Hajikano nói bằng giọng khản đặc.

Hơi thở của chúng tôi đều đang loạn nhịp. Lúc đầu, tôi nghĩ đó là lí do không ai nói thêm điều gì. Nhưng ngay cả khi tôi đã ngưng hổn hển, tôi vẫn không thể nói gì. Họng tôi khô rát như thể tôi vừa uống một xô nước biển.

Tôi cứ nghĩ tâm trí mình sẽ tràn ngập những điều muốn nói. Khi tôi gặp lại Hajikano, tôi có không biết bao nhiêu điều muốn kể với cô ấy tới mức tôi không biết bắt đầu từ đâu. Đó là những gì tôi đã nghĩ.

Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại. Không một tiếng động phát ra từ cái mồm há hốc của tôi.

Tôi không thể chấp nhận sự thực ngay trước mắt mình.

Trên khuôn mặt của Hajikano, có một vết bớt khổng lồ.

“Bỏ tay ra,” cô ấy nói.

Choàng tỉnh lại, tôi bỏ cánh tay đang ôm sau lưng cô ấy ra và đứng dậy như thể tôi đang lùi lại. Hajikano loạng choạng nâng mình lên, đặt tay lên gối để đứng dậy, phủi bớt bụi bám lên quần áo. Cô ấy ho vài lần nữa, rồi, không một lời cảm ơn tôi vì đã cứu cô ấy, bước ngang qua tôi, hướng về phía lối ra vào của công viên.

Tôi không thể đuổi theo cô ấy. Tôi còn không thể quay lại, cứ đứng ở đó như một thằng ngốc, nhìn cái xích đu đưa đi đưa lại với tiếng kẽo kẹt.

Tôi không biết mình đã đứng nghe tiếng động đó bao lâu.

Khi trí óc tôi cuối cùng cũng hoạt động trở lại, tôi đã mất dấu Hajikano, và tôi gần như cảm thấy có thể coi tất cả những sự kiện vừa xảy ra như một giấc mơ. Nhưng sợi dây treo lơ lửng trên thanh xà treo cái xích đu và chồng sách đổ dưới đất không cho phép tôi nghĩ vậy. Chúng là những chứng cứ chắc chắn rằng ai đó đã tìm tới cái chết ở đây.

Những đám mây che lấp ánh trăng, và cả công viên chìm vào bóng tối. Cái xích đu cuối cùng đã dừng hẳn lại, nhưng dư âm của tiếng kim loại ken két vẫn lơ lửng mãi trong đầu tôi.

Ở phía xa, tôi nghe thấy tiếng điện thoại đổ chuông.

Chân tôi bước đi trước khi tôi kịp nghĩ. Với sự liều lĩnh này, sẽ không quá ngạc nhiên nếu tôi dính thêm một vết thương tốn mười bốn tuần nữa để hồi phục. Tôi gần như lao xuống những bậc đá ấy. Khi còn mười bậc, tôi nhảy một bước thẳng xuống đất. Cố trấn tĩnh hơi thở của mình, tôi nghe ngóng để tìm chiếc điện thoại.

Mày đang làm gì vậy?, một giọng nói vang lên trong đầu tôi. Ưu tiên hàng đầu của mày là gì? Không phải mày nên tập trung tìm Hajikano, thay vì hỏi người phụ nữ đó thêm thông tin chứ. Đúng ra mày nên làm gì? Mày không thể tin vào giả sử rằng nếu cô ấy thất bại một nỗ lực tự sát, sẽ mất một khoảng thời gian trước khi cô ấy có đủ quyết tâm để thử lại. Hajikano đã thoát khỏi mày rồi, và có thể ngay lúc này cô ấy đang treo cổ mình ở đâu đó. Và vấn đề lớn nhất không phải là Hajikano bỏ chạy khỏi mày, mà là mày bỏ chạy khỏi Hajikano. Mày đã ngẩn ngơ khi thấy cô ấy thay đổi quá nhiều. Mày đã nghĩ rằng chuyện này vượt quá khả năng của mày và đã cảm thấy chột dạ. Bằng chứng là khi cô ấy bước ngang qua mày mà không nói một lời, mày đã cảm thấy nhẹ nhõm. Thật may là cô ấy đã không nói gì với mình, mày đã nghĩ vậy. Nếu bây giờ mày không đuổi theo cô ấy ngay, lần sau mày sẽ lại tiếp tục chạy. Và lần sau nữa cũng vậy, và mày cũng sẽ làm vậy vào lần sau nữa nữa. Liệu mày có vừa lòng với điều đó không?

Tao hỏi lại. Ưu tiên hàng đầu của mày là gì?

Hai chân tôi khựng lại.

Tôi nghe thấy tiếng điện thoại từ bốt điện thoại ở cuối phố.

Nếu tôi có câu hỏi nào, chẳng hạn như tại sao tôi lại có thể nghe thấy tiếng chuông dù nó ở xa như vậy và phát ra từ trong một cái bốt kín mít, nhưng những suy nghĩ ấy đều bay mất khi tôi nhìn thấy cái bóng xa xăm, nhỏ xíu của Hajikano băng qua con dốc xuống thẳng hướng những ngọn đèn đường. Nếu tôi chạy hết sức, có thể tôi vẫn sẽ đuổi kịp cô ấy. Nhưng cùng lúc đó, tôi tự hỏi. Mình làm gì sau đó? Mình sẽ nói gì với cô ấy? Mình biết phải cư xử như thế nào với một cô gái vừa định tự sát vài phút trước?

Trong khi tôi chần chừ, với bàn tay đặt trên cánh cửa của bốt điện thoại, hình bóng của Hajikano cứ xa dần. Ngay khi tôi định bỏ cuộc và tự nhủ rằng cô ấy đã ở quá xa để có thể đuổi kịp, tôi để ý thấy một chiếc xe đạp bỏ không ở bên đường. Chắc là xe có khóa, nên không ăn thua - tôi xua ý nghĩ đó khỏi đầu mình.

Whoa, whoa, giọng nói trong đầu tôi hoảng hốt. Mày chưa thử mà đã nói vậy sao? Nhìn đi, cứ nhìn đi, mày có thấy cái khóa nào không? Chắc là tên trộm nào đó đã lấy nó và vứt nó ở đây, không đời nào trên cái xe đó lại có khóa được. Và nếu mày muốn, chẳng phải mày có thể nhấc máy và trả lời người phụ nữ đó sau khi mày đuổi kịp Hajikano sao? Sao mày không làm vậy?

Thừa nhận đi. Mày đâu có muốn đuổi theo Hajikano.

Hajikano biến mất vào trong bóng đêm.

Tôi bước vào bốt điện thoại, và yếu ớt nhấc ống nghe lên.

“Sao, cậu thấy thế nào về việc vết bớt của mình biến mất?”, người phụ nữ hỏi.

“Tôi quên chuyện đó rồi. Đã có những sự việc quan trọng hơn nhiều xảy ra.”

“Tôi hiểu,” cô ta cười đầy ẩn ý. “Dù sao thì, những điều kiện đều đã được đáp ứng. Vết bớt của cậu đã biến mất, và cậu đã gặp lại được người cậu hằng yêu. Giờ, tôi mong đợi ngày 31 tháng Tám sắp tới.”

Tôi thở dài, hổn hển.

“Này, tôi có một câu hỏi…

“Gì thế?”

“Mặt của Hajikano,” tôi nói. “Cái vết bớt đó ở chỗ quái nào ra vậy?”

Tôi nghe tiếng dập máy “kịch”.

Tôi đặt ống nghe lại chỗ cũ, đổ gục lên bức tường, tuột xuống sàn, và nhìn lên trần của cái bốt điện thoại.

Năm giây sau, tôi nghe thấy tiếng điện thoại reo. Tôi với tay lên và nhấc máy.

“Tôi quên chưa nói với cậu một điều quan trọng,”

“Đừng lo, không chỉ có một đâu.”

“Chúc mừng sinh nhật lần thứ mười sáu.”

Với câu nói đó, cô ta tắt máy.

“Cảm ơn nhé,” tôi nói với cái ống nghe đã ngắt kết nối.

Tôi rời khỏi bốt điện thoại và lục trong túi để tìm bao thuốc bẹp rúm của tôi. Đút một điếu thuốc cong queo vào miệng, tôi châm nó lên. Đầu lọc dính lấy đôi môi khô khốc của tôi, làm lớp da tróc ra và môi tôi bật máu, để lại một vết như vết son trên đầu lọc trắng.

Giờ mọi chuyện trở nên rắc rối rồi đấy, tôi thầm nghĩ, như thể tôi chỉ là một khán giả ngắm nhìn mọi chuyện từ xa, trong khi rít hơi đầu tiên.

Và đó là cách mùa hè năm tôi mười sáu bắt đầu.

Ghi chú

[Lên trên]
Bóng ma trong nhà hát (Le Fantôme de l'Opéra): tiểu thuyết của nhà văn Gaston Leroux, người Pháp. được chuyển thể thành phim truyền hình và phim kịch ở nhiều nước trên thế giới
Bóng ma trong nhà hát (Le Fantôme de l'Opéra): tiểu thuyết của nhà văn Gaston Leroux, người Pháp. được chuyển thể thành phim truyền hình và phim kịch ở nhiều nước trên thế giới
[Lên trên]
Tanzaku: mảnh giấy nhỏ hình chữ nhật để ghi điều ước trong ngày lễ Thất tịch (7/7)
Tanzaku: mảnh giấy nhỏ hình chữ nhật để ghi điều ước trong ngày lễ Thất tịch (7/7)
[Lên trên]
Torii: Cánh cổng màu đỏ đặc trưng của những ngôi đền, miếu tại Nhật Bản
Torii: Cánh cổng màu đỏ đặc trưng của những ngôi đền, miếu tại Nhật Bản
Bình luận (4)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

4 Bình luận

Có khi nào người gọi là Chigusa hay Hajikano k nhỉ :), nghi lão tác giả lắm
Xem thêm
GMC
CHỦ THỚT
TRANS
Bạn cứ đọc thì biết =))))
Xem thêm
Bình luận đã bị xóa bởi Trà chanh
Truyện này hay, về sau bẻ lái càng mượt nữa. Set kèo Hajikano với Chigusa thôi.
Xem thêm