Năm thứ hai: Khi chúng ta cạnh bên
Chương 10 - Cái kết đẹp nhất
0 Bình luận - Độ dài: 4,453 từ - Cập nhật:
Tôi lang bạt khắp nơi từ khi còn nhỏ. Kể từ khi cha mẹ mất, tôi chẳng còn ai thân thích, kể cả họ hàng cũng hất hủi tôi đi. Cái cảm giác chẳng có ai cận kề bên tôi rất rõ. Cứ như thế, tôi lang thang hết nơi này đến nơi khác chỉ để kiếm ăn, nhiều lúc lại ăn trộm vặt để sống qua ngày.
Cho đến hôm tôi được một người đàn ông nhận nuôi.
“Chúng ta sẽ nhận nuôi con.”
Ông cúi người xuống nói khi đang chìa cho tôi một ổ bánh mì thịt ông mới mua từ cửa hàng bên cạnh tôi đang ngồi. Đó là khoảnh khắc từ lâu rồi mà tôi mới được cảm nhận. Sự ấm áp của con người qua từng hơi thở tiếng nói, lời ngon ngọt nỉ non vào lỗ tai tôi. Ngay lập tức, tôi chấp nhận. Tôi theo ông ta về nhà.
Nhưng…
Cuộc sống này chẳng có gì là như ý muốn.
Đó là một trại trẻ mồ côi được thành lập một cách bất hợp pháp. Và ông ta, cùng với một người mà tôi hay gọi là mụ phù thuỷ là người cai quản nơi đây. Họ dụ dỗ trẻ em cơ nhỡ, lang thang ngoài phố phường về với trại trẻ của chúng để mọi người bị làm mờ con mắt, rót tiền cho cơ sở này hoạt động một cách bất chính như vậy.
Tôi trong này cũng chẳng sung sướng gì. Đồ ăn chẳng được đối đãi tử tế, chỗ ngủ chỉ là vài tấm chiếu rách. Đó là lần thứ hai trong đời tôi vỡ mộng.
Lần đầu tiên vỡ mộng đó là khi cha mẹ tôi mất, dường như tôi chẳng còn lại gì. Giấc mơ về một gia đình sống bên nhau hạnh phúc cũng tan thành mây khói. Lần thứ hai chính là khi tôi nhận ra sự thật tàn khốc với người đàn ông đã đề nghị nhận nuôi mình.
Chưa kể, ở đây, tôi còn bị bạo hành nếu như làm trái lệnh hoặc quá bướng. Những vết hằng trên lưng vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay cùng nỗi đau khó lòng mà quên đi được. Và cho đến một ngày, tôi quyết định trốn khỏi cô nhi viện đó. Lại một lần nữa, tiếp tục một cuộc đời lang thang.
Ở ngoài đó,
Con người đối xử với nhau rất lạnh nhạt, tiếng họ đi trên nền đất lạnh lẽo lúc nào cũng vang bên tai tôi inh ỏi, tiếng xe cộ cùng khói thải lúc nào cũng làm tôi ho sặc sụa. Hồi đó tôi rất lấm lem như một chú mèo con.
Từ sau cú sốc đó, tôi bắt đầu ít tin người lại mà bắt đầu tuân theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn. Tôi lang bạc trên phố hết ngày này tháng nọ, làm đủ trò để có thể sống sót trên mảnh đất đã quá đỗi trật trội này. Như là cướp mấy gói bánh từ một cửa tiệm nhỏ, móc túi, trộm cá từ hải cảng, vân vân và mây mây. Tôi cứ như vậy cho đến năm mười hai tuổi.
“Úi chà… cháu bé?”
Tôi bị phát hiện là đang cố gắng lấy ổ bánh mì đang được đặt kế bên một ông lão đang cầm hoạ cụ vẽ và giá đỡ tranh. Ông có một bộ râu bạc phơ rất dài, đôi mắt híp đi nhìn không thấy con mắt đâu, giọng nói khàn đặc nhưng cũng… vô cùng ấm áp. Ông mặc một chiếc áo len xanh dương vì trời lúc này đã chuyển lạnh.
Ông đang vẽ khung cảnh hoàng hôn lúc này, nhìn cách ông vẽ trông rất chuyên nghiệp. Khi tôi nhìn vào bức tranh đó, dường như tôi bị choáng ngợp bởi thứ sặc sỡ được bày biện ra trước mặt mình. Nghe nói vậy, tôi rụt tay lại, toan chạy đi thì ông lão níu lại.
“Này… cháu bé.”
Ông đưa tôi ổ bánh mì vẫn còn nguyên, không phải là dạng bẻ đôi thường thấy. Là một ổ nguyên! Tôi lúc ấy hạnh phúc quá nên đã không cảm ơn ông lão trước mà ăn ngấu nghiến ngay bên cạnh ông. Tôi không nhìn ông, nhưng tôi nghĩ ông nhìn tôi rồi nở một nụ cười phúc hậu. Tôi là một đứa thô lỗ, ăn xong còn không chịu cảm ơn mà chuẩn bị xách dép chạy đi.
“Cháu ở đây với ta đi. Cháu không có nơi nào để đi đâu đúng không?”
“Sao… ông biết?”
Tôi hỏi, ông lão nhìn tôi không nói gì nhưng tôi thấy khoang miệng ông nhếch lên, “Cũng đâu quan trọng đâu…”
Sau ngày hôm đó, tôi đến ở với ông lão. Ông sống trong một túp lều nhỏ dưới chân cầu, trông không thoải mái lắm nhưng có lẽ ông đã sống ở đây rất lâu, không khí của túp lều toát lên một vẻ ấm cúng. Chẳng hiểu vì sao tôi lại cảm thấy như vậy mặc dù nhìn bề ngoài nó trông rất lôi thôi và bẩn thỉu? Nhưng nó được trang trí bởi những bức tranh có hoa văn sáng màu.
Và cũng được biết, ông hay vẽ tranh rồi ra phố đông người đi bộ để bán. Ba cọc ba đồng như vậy cũng chỉ đủ để ông mua một ổ bánh mì để lót dạ cho ngày dài nay còn thêm tôi. Nhưng ngày nào tôi cũng đi theo ông đến đó, ngồi với ông, xem ông vẽ. Cảm giác này thật lạ. Dường như lâu rồi tôi chưa ngồi cùng ai đó. Tôi có lẽ đã xem ông như người nhà.
Mỗi lần như vậy, thay vì một ổ bánh mì nguyên thì tôi lại bẻ đôi. Mà thường tôi bẻ cho phần tôi rất ít, phần ông lại to như chưa từng được chia vậy. Nhiều lần tôi hỏi ông lý do tại sao ông lại cho tôi đi theo, ông chỉ gật đầu mỉm cười rồi nói, “Chúng ta đều là những con người lang bạc, thu hút nhau chỉ là chuyện thường tình thôi”.
Tôi cũng thấy đúng…
Ở nhà ông có một chiếc radio cũ, ông thường mở nhạc để đi ngủ như một thói quen. Và tôi nghe lõm những bài nhạc và đã đắm chìm trong những giai điệu du dương ấy. Chưa bao giờ tôi thấy lòng mình êm ả đến vậy. Có hôm, ông lão nằm trên sofa ngủ và quên đắp chăn, đúng hơn là tôi đã được nhường chiếc chăn ấy.
Như một đứa trẻ hiểu chuyện, tôi lúc nào cũng dậy vào lúc nửa đêm và đắp lại cho ông.
Ước gì mọi chuyện có thể diễn ra mãi mãi như vậy, nơi đây như mái ấm của tôi…
Nhưng rồi…
“Ông già à…!”
“…”
Có một đám côn đồ đến kiếm chuyện, chúng mặc đồ đen, đeo kính râm và vô cùng vênh váo. Chúng lại gần chỗ tôi và ông hay bán tranh, ông vẫn hồn nhiên ngồi đó, không nhìn lũ côn đồ mà vẫn tiếp tục cắm cúi vẽ. Tôi sợ chúng sẽ động tay vào ông. Và chúng làm thật.
Chúng dở những bức tranh trên giá đỡ rồi quăng xuống nền đất, tôi tức tối đứng dậy nhưng không làm được gì chúng, một tên nắm cổ áo tôi và thục cho tôi một đấm đau đến điếng người. Lũ người này! Bắt nạt kẻ yếu là giỏi. Ông lão hết sức lôi tôi ra nhưng bất thành, kết quả là tôi cố gắng bảo vệ những bức tranh mà ăn một trận no đòn.
Những người đi trên phố tỏ ra thờ ơ, một số người lại lấy điện thoại mình ra để quay phim và chụp ảnh. Đám người khốn nạn! Sao không giúp chúng tôi chứ.
Có một vài bức tranh bị phá hỏng. Đây là lần đầu tiên tôi bất lực.
Ngày hôm đó chúng tôi về sớm.
Ông lão lấy trứng thoa cho tôi.
“Này ông, tiền đâu ra mua trứng vậy…?”
“Thì… mấy nay bán cũng khấm khá mà!”
Ông vừa nói vừa thoa trứng ngay chỗ bầm tím làm tôi đau chết đi được. Thoa xong, ông đi lại chỗ tranh bị hỏng, ông để nó lại lên giá.
“Sao ông lại để lên lại? Chúng hỏng rồi kia mà?”
“Chúng hỏng nhưng người làm ra chúng thì không. Ta sẽ vẽ lại những bức tranh này.”
Nghe ông nói, tôi không hiểu, tôi nằm trên sofa và quay mặt đi.
“Này Sơn…” – Ông nói khi còn đang cặm cụi với những màu sắc trên tay.
“Cháu nghe…”
“Sau này ta mà có mệnh hệ gì… ta cũng mong con có thể sống tiếp.”
“Ông nói cái quái gì vậy?”
Tôi bật dậy, chiếc chăn rớt thẳng xuống đất, tôi lấy tay nhặt lên rồi hỏi ông lão về điều mình vừa nói. Sau này có mệnh hệ gì là sao? Tức là ông sẽ không còn bên tôi nữa à? Tôi không muốn như vậy. Từ rất lâu rồi tôi đã không cảm thấy được tình yêu thương, chỉ có ông, chỉ có ông! Khi đang định đứng dậy để đi lại chỗ ông lão.
Tôi đã thấy mái tóc ông đã luôn bạc đỉnh đầu, bàn tay ông run run khi cầm cọ vẽ, một bàn tay gầy guộc nhăn nheo. Có lẽ ông cũng nói đúng… thời gian chưa bao giờ đợi ai thắt xong dây giày rồi mới chạy. Tôi thực sự chẳng thể làm gì. Tôi nắm chặt tay và dường như hiện thực tàn khốc trước mắt đang vã vào mặt tôi rất đau, cảm nhận như có một gáo nước lạnh tạc vào đầu mình. Tôi thấy mình chuẩn bị sắp khóc.
Tôi khựng lại, chẳng nói năng gì.
Ông quay lại nhìn tôi.
“Sẽ có nhiều lúc trong đời… cháu chỉ có thể làm những gì mình có thể, phần còn lại là đón xem câu chuyện sẽ đi đến đâu…”
Ông dừng cọ, không vẽ nữa.
Ông nói đúng, tôi của lúc ấy vẫn còn quá ngây dại tin rằng tôi phải làm được một điều gì đó cho những người tôi yêu thương, nhưng sẽ có lúc tôi hoàn toàn bất lực trước nghịch cảnh, chỉ biết giương mắt nhìn đại cục sắp diễn ra. Biết sao giờ đây…
“Nhưng hãy ngẩn cao đầu lên…”
Tôi ngước lên, nhìn ông lão, lần đầu tiên tôi thấy được ánh mắt của ông. Ánh mắt già nua, nhưng vẫn lấp lánh những tia hy vọng hệt như những ngôi sao sặc sỡ trên bầu trời mà ngày bé tôi vẫn luôn muốn xem. Điều đó thật ấm áp. Ông mỉm cười với tôi, tôi cũng chỉ biết cười ngượng cho qua nhưng hình ảnh đó, đôi mắt đó đã được tôi khắc ghi vào lòng, khắc ghi vào sâu trong tâm khảm.
“Đừng thất vọng hay hối hận vì cháu biết… bản thân mình đã làm điều tốt nhất vào hoàn cảnh đó.”
Tôi không nhớ ngày hôm đó đã kết thúc như thế nào, tôi chỉ nhớ những giọt nước mắt cứ chảy xuống má và rơi lả chả. Ông ôm tôi ngủ, tôi trong vòng tay ông ngủ say sưa cho đến sáng. Với tôi, ông là người cha mà tôi vô tình được thánh thần trao tặng. Tôi trân trọng những gì ông có, trân trọng những gì người cha này trao cho tôi.
Nhưng rồi…
“Lửa cháy lớn quá.”
“Đúng là không ngờ được…”
“Ai đó gọi xe chữa cháy đến đi.”
Tôi ngã quỵ xuống, hai mắt bất lực nhìn đám cháy phừng phừng nổi lên nơi túp lều mà chúng tôi ngày qua ngày vẫn sống. Hai ổ bánh mì tôi cầm trên tay cũng rớt xuống đất, có người chạy qua còn đạp phải chúng và hất vào người tôi. Chẳng là tôi chỉ… tôi chỉ đi mua bánh mì cho ông lão… vì… vì tôi đã có đủ tiền để mua hai ổ bánh mì cho hai người ăn…
Tôi đã nghĩ rằng… trên đường đi tôi đã nghĩ rằng…. sẽ không còn phải chia đôi bánh mì nữa…
Tôi không khóc, tôi không hét lên, ánh mắt tôi bất lực, tôi ngồi khuỵu tại nơi đó…
Lặng im…
Sau khi đám lửa được dập tắt, mọi người xúm lại bàn tán với nhau. Tôi đứng sau lưng họ, không nhìn đi đâu cả, tôi nhìn ông nằm trên băng ca. Tôi thấy ông đang nắm chặt trên tay thứ gì đó, nhưng được một lúc sau thì bị các nhân viên y tế ném thẳng xuống đất. Tôi muốn chạy lại, tôi muốn quay lại những tháng ngày đó… nhưng tôi đã không làm vậy ngay sau khi họ chùm chiếc chăn trắng lên mặt ông.
Hết rồi.
Sau khi đám người đó giải tán, một số người rủ rỉ với nhau về nguyên nhân đám cháy. Họ bảo, “Đó là do một đám côn đồ”, tôi liền ngộ nhận ra ngay đó là đám đến gây sự với chúng tôi ngày trước. Tôi bất lực, đi lại thứ vừa được ném đi.
Đó là… chiếc radio mà tôi vẫn hay nghe. Ông… sao lại còn ôm nó? Tuy nó vẫn cháy đen nhưng nhìn chung vẫn còn xài được. Tôi bấm nút mở.
Rồi ngày nào đó tôi sẽ rời xa nơi đây
Xin Người đừng buồn nhé.
Mỉm cười và bước tiếp đi
Đó là điều tôi muốn Người ơi.
Một đoạn nhạc cất lên, là một bài hát tôi rất thích nghe. Chắc ông cũng biết và đã ghi âm lại nó.
Và giờ…
Tôi không còn được nghe cùng ông nữa rồi.
*
“Anh Sơn!”
“Hả cái gì!?”
“Sao anh trầm ngâm thế?”
Thông gọi tôi, kéo tôi ra khỏi những hồi ức ngày đó.
Bây giờ đang là chiều tà, bọn tôi chuẩn bị cho đêm diễn tri ân học sinh cuối cấp của mình. Ai nấy cũng tất bật, riêng tôi chỉ là thành phần chữa cháy nên được “đặt cách” ngồi run đùi như thế này. Lúc này đây… tôi không biết đang cảm giác những gì sau câu chuyện đó? Rằng tôi đã mất đi một người rất quan trọng.
Ngay sau sự mất mát đó, tôi đã cố gắng bước tiếp như lời ông nói và giờ… tôi đã có một người quan trọng nữa cần được tôi bảo vệ. Đó chính là Linh. “Đừng thất vọng hay hối hận vì cháu biết… bản thân mình đã làm điều tốt nhất vào hoàn cảnh đó”, tôi sẽ cứu Linh ra khỏi những tháng ngày tăm tối đó vì tôi tin điều tôi đang làm là điều tốt nhất bây giờ.
Chỉ mong em đến nữa thôi.
“Sẵn sàng chưa?”
“Rồi!” – Thông hào hứng giơ cao dùi trống.
Vương và Sinh đưa tay về phía trước, Thông cũng chụm tay lại. Chỉ có mình tôi là ngơ ngác chẳng biết trời trăng gì.
“Đặt tay vô đi.”
Vương nói.
Tôi đặt tay mình vào, mọi người đếm ngược và giơ cao lên, thể hiện một tinh thần và sẵn sàng cháy hết mình với đêm diễn, bản thân tôi cũng vậy.
Bước lên sân khấu, tôi cảm giác bản thân mình cao lớn hơn mọi người, khán giả là những học sinh đang ở dưới hô vang. Ánh đèn neon cùng những ngọn đèn huỳnh quang loè loẹt cứ thế ập vào mắt tôi tạo nên một đêm diễn vô cùng sinh động.
Tôi nhìn xuống, xem Linh đang nơi đâu.
Và kia rồi.
Em đi cùng mẹ và anh trai, có vẻ như em thấy tôi. Tôi cũng nhìn em rồi mỉm cười.
Thoáng chốc tôi đặt tay lên guitar, ngước nhìn lên bầu trời cao, tôi chỉ thấy một màu tối đen như mực nhưng đêm nay thật lộng lẫy biết bao. Đêm hôm nay sẽ là một đêm đáng nhớ, không chỉ có tôi mà còn có cả em…
Điều ta mong mỏi sau hành trình dài là tình yêu thương vỗ về
Những con đường uốn khúc quanh co
Làm ta khó chọn cho mình một lối đi đúng
Nhưng Người ơi hãy vững tin lên, mỉm cười và bước tiếp đi
Tôi muốn bài hát này là dành tặng cho em, cũng như một sự tri ân đặc biệt đến với ông lão đã nuôi nấng tôi suốt một thời gian dài. Cả hai người đều có một điểm chung, đó là những bức tranh và cưu mang tâm hồn cằn cỏi này của tôi. Tôi biết ơn, tôi không biết dùng lời nào để diễn tả. Tôi đành dồn hết tâm tư, linh hồn của mình vào bài hát ngày hôm nay.
Có lần tôi được hỏi tại sao lại chọn diễn một bài hát lâu đời như vậy, tôi cũng chỉ mỉm cười và đáp lại rằng đó là kỷ niệm. Và giờ nó sẽ hoá thành cảm xúc, truyền đạt đến nơi em. Đúng vậy, tôi không muốn em phải uổng hoài một thời tuổi trẻ của mình bởi vì những kẻ không đáng, tôi muốn em có thể cùng tôi đập tan những mưu đồ xấu xa kia của chúng.
Dù có ai cản bước, dù đôi chân kia trùng xuống
Cũng xin Người đừng buông lơi
Dù có là ai, hay là một đám bắt nạt thấp hèn, anh muốn em cùng ngồi xuống tìm cách giải quyết, tìm lối đi tốt. Như anh đây! Anh đang chọn cho mình cái kết có hậu nhất!
Cảm giác này thật kỳ lạ, cảm giác như đây là lần đầu của tôi. Phải rồi… tôi nhớ rồi! Lần đầu tiên đó, tôi chỉ hát vì bản thân tôi, tôi chả quan tâm Vương đang gánh vác những gì, chẳng hiểu chuyện Linh và Duyên đang gặp phải. Tôi chỉ vì bản thân mình. Nhưng giờ đây, tôi lại đứng trên sân khấu, hát ca khúc để khích lệ Linh và còn cả Duyên nữa.
Tôi tin các em có thể vượt qua.
Tôi bất ngờ lên tone, nhịp độ của bài hát được đẩy lên rất cao. Nhưng do đã có chuẩn bị từ trước, chúng tôi vẫn phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Vương đã tin tưởng tôi, Thông đã cho tôi một cơ hội, Sinh đã cho tôi hiểu một đội là phải như thế nào. Mọi người đã đối xử rất tốt với tôi. Và chính khoảnh khắc này! Tôi muốn đáp trả lại hết tất cả.
Rồi ngày nào đó tôi sẽ rời xa nơi đây
Xin Người đừng buồn nhé.
Mỉm cười và bước tiếp đi
Đó là điều tôi muốn Người ơi.
Ông vẫn còn dõi theo tôi chứ? Tôi đã bước tiếp, dù đây chỉ là một kết quả đã từng diễn ra, và tôi đã từng trải nghiệm. Nhưng cảm xúc của tôi giờ đây là vì người khác, vì mọi người. Tôi dường như… cảm nhận được nó! Cảm nhận được tình yêu thương mọi người đã dành cho tôi.
Ông lão… ông có nghe thấy không?
Và em nữa, Linh.
Tâm tư của anh, tình cảm của anh dồn trong bài hát này…
Đã chạm đến em chưa?
Mỉm cười và bước tiếp đi
Đừng để điều gì làm mình lãng phí
Dù mai này tôi có ra sao, xin Người đừng buồn nhé
Vì tôi muốn….
Vì tôi muốn…
…Người mỉm cười.
Em mỉm cười.
Ngày hôm đó nước mắt tôi bất giác tuôn rơi, tiếng khán giả ở dưới hò hét, ánh đèn biểu diễn thắp sáng đêm nay, và tình yêu nơi tôi… thắp sáng cho tôi hy vọng.
*
“Cừ lắm anh trai!”
“Vất vả rồi.”
Bọn tôi tụ họp lại với nhau khi đêm diễn kết thúc. Lúc này học sinh cũng đã vơi bớt. Tôi đang để lại chiếc guitar vào bao. Tôi nhìn Vương, tôi thấy ánh mắt của cậu dịu đi phần nào, điều đó làm tôi thấy an lòng. Và khi quay sang nhìn Thông và Sinh, tôi thấy hai người đang bàn tán với nhau về buổi biểu diễn vừa qua. Như vậy là đã ổn thoả rồi.
Tôi chào tạm biệt ba người và bước về phía cửa.
“Này Sơn!” – Vương lên tiếng.
Tôi khựng lại, quay mặt nhìn về phía ba người.
“Cảm ơn cậu.”
Đây là lần đầu tiên tôi thấy vẻ mặt của Vương dịu dàng đến vậy. Có lẽ cậu đã nhẹ lòng hơn khi đêm diễn kết thúc một cách viên mãn, tôi cũng mừng cho cậu ta. Thế rồi tôi chào tạm biệt họ rồi mở cửa ra về. Lúc này bầu trời đã u tối, vắng lặng hơn lúc diễn ra đêm nhạc hội. Tôi cảm giác lòng mình thật trống trải.
Ra được đến trước cổng, tôi thấy một bóng hình quen thuộc đang đứng đợi mình. Đó là Linh.
Em mặc một váy trắng kèm với một chiếc áo có mũ trùm đầu màu xanh lá, em vẫy tay chào tôi.
“Sao em chưa về?”
“Em đứng đợi anh đó.”
Thế là chúng tôi cùng đi trên đoạn đường dài để về dài, con đường vô cùng vắng lặng chỉ có tiếng bước chân của chúng tôi thi thoảng vang vọng nghe rợn cả sóng lưng. Chỉ có duy nhất những ánh đèn đường còn chiếu rọi cho chúng tôi bước đi trong đêm. Tôi bong đùa như thế thì em lại tin rằng mặt trăng mới là điều dõi theo mình cho đến khi về nhà. Quả đúng là vậy thật.
“Anh hát bài đó là vì em à?”
“Đúng rồi.” – Tôi trả lời nhanh gọn lẹ với nụ cười nhẹ nhõm nở trên môi.
Hai chúng tôi lặng im bên nhau, có lẽ em cũng hiểu em đã khiến tôi lo lắng biết nhường nào. Nên em cảm thấy khó xử chăng. Để phá tan đi bầu không khí sầu não này, tôi cất tiếng hát của mình lên, nhưng tôi hát với một giọng dở ẹc chủ yếu là để chọc cho em cười. Và… em cười thật, em còn vỗ vai tôi một cái rồi sau đó…
Tôi và em hát cùng nhau.
Tôi ước đoạn đường này dài thêm một chút, để tôi được bên em lâu hơn. Đúng hơn là được bên em mãi mãi như thế này cũng được. Hai con người dường như có tâm hồn đồng điệu với nhau, bọn họ hát để giải toả những gì chất chứa trong lòng. Âm nhạc thật là vĩ đại.
Tôi tiễn em đến nhà.
“Cảm ơn anh… vì tất cả…”
Em ngượng ngùng nhìn xuống dưới, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi. Thấy thế tôi lấy tay xoa đầu em, trông tôi giống anh của em hơn là một người thương nhỉ. Nghĩ đến đây tôi chỉ biết phì cười vì tại sao mình lại có suy nghĩ như thế?
“Anh nhắm mắt lại…”
“Hả…?”
“Nhắm mắt lại đi…”
Như một chú cún ngoan ngoãn, tôi nhắm mắt lại. Tuy tôi giờ đây chẳng thể nhớ được gì rõ ràng, nhưng tôi chắc chắn sự kiện này chưa từng diễn ra.
“Em sẽ cố gắng vượt qua chuyện này!”
Nói xong em chạy nhanh vào nhà, bỏ lại tôi còn đang đỏ mặt tía tai chẳng hiểu đầu trời trăng gì, tôi lấy tay sờ lên má mình… thực sự em vừa hôn tôi? Tôi mỉm cười vì ít ra, tôi đã làm được gì đó cho em.
*
Sau ngày hôm đó rất lâu, tôi đã không gặp Linh được một tuần. Có lần anh của em ấy đến quán cà phê tôi đang làm việc, nhìn anh có vẻ như muốn nói gì đó. Anh gọi một ly trà đào, một người thích uống bia như anh ấy cũng thích mấy thứ ngọt ngào nhỉ.
“Sau chuyện đó thì cả nhà tôi mới hay con bé bị bắt nạt, mẹ tôi đã lên trường khiển trách nữa đấy, nghe đâu là bọn nhóc kia bị đình chỉ thi tốt nghiệp luôn rồi.”
“Vậy tốt rồi.”
“Nhờ có cậu đấy.”
Anh nhìn tôi rồi mỉm cười, hình như tôi bây giờ thấy rất nhiều nụ cười xung quanh mình.
“Cảm ơn nhé.”
Ngày hôm đó tôi với anh trò chuyện khá nhiều, được biết Linh đang trong giai đoạn nước rút để ôn thi đại học và em ấy còn phải tăng tốc thêm nữa vì để bù lại khoảng thời gian nghỉ dài hơi của mình. Hiện tại em đang rất cố gắng. Tôi cũng được “khuyên” bởi anh ấy là thi thoảng đến nhà chơi, họ sẽ luôn hoan nghênh tôi.
Thật là đáng quý biết bao.
“Chào.”
“Chào anh Sơn!”
Tiếp theo là đến lượt cặp anh em Vương và Duyên, cô bé bây giờ nhìn rất tươi tắn, trông như một đứa trẻ vậy, rất năng động và hoạt bát. Khi vào quán em nói chuyện với tôi nhiều hơn bình thường làm cho anh trai của em phải kéo em ra. Em kể về bạn bè trường lớp, tôi nghe mà cũng thấy ham đi học đây. Tôi cũng đã cứu được thêm một tâm hồn nữa.
Mọi thứ thật vui, giá như tôi có thể thay đổi đại cục xảy đến với Linh thì có lẽ câu chuyện sẽ kết thúc vô cùng viên mãn ở đây. Nhưng tiếc thay, tôi có thể bước tiếp sau câu chuyện của ông lão, còn với Linh… tôi không bây giờ phải làm sao… cứ tiếp tục tận hưởng ảo mộng này hay là chấp nhận hiện thực rằng trước sau gì em sẽ xa tôi.
Nhưng hiện tại… lúc này đây tôi đang rất hạnh phúc…
Có thể kéo dài mãi những nụ cười này… sẽ thật tốt biết bao.
“Anh Sơn anh Sơn!”
“Hửm?”
“Hay là anh tham gia lễ tốt nghiệp của em đi!”
Ngồi dưới chiếc ghế dài quen thuộc trong công viên, vẫn chiếc guitar đó, tôi đàn em nghe những giai điệu du dương làm tâm hồn của mình say đắm. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi đủ làm không gian quanh chúng tôi thêm sức sống.
Tôi nhìn Linh mỉm cười mà cũng thấy thanh thản biết bao.
Nhờ gió gửi em khúc ca
Đó là tình cảm mà ta gói gém
Mãi mãi cạnh bên
Tất cả dành cho em.
0 Bình luận