Như tiêu đề, các ông cảm thấy sao về việc gần đây các trans có xu hướng dùng "anh hai" thay cho "onii-chan"?
Riêng t thì thấy dùng "anh hai" phần nào đấy khiến tính Nhật của truyện bị mất đi ấy... Kiểu mấy bé imouto gọi: onii-chan, nii-san, onii-sama, nii-nii,... nó đáng yêu, đáng yêu, đáng yêu vãi nồi ra ấy :)) Cách gọi ấy nó cũng cho thấy mức độ kính trọng, yêu quý của mấy bé imouto dành cho anh trai mình. Còn dùng: anh hai, anh lớn, anh trai, hoàng huynh.. kiểu kiểu vậy, t thấy nó... giống truyện Việt quá, hơi hơi tuột mood :c
Chắc là do t có em gái, và nghe nó sai vặt thằng "anh hai" nó khá nhiều rồi, nên khá là mất thiện cảm với từ "anh hai" này... mà lúc nó khùng khùng kêu "ồ ní i chan" t cũng thấy tởm chết đi được :v
Ps: Xin lỗi về lối hành văn và cách dùng từ tệ hại của mị, do hồi xưa có 4.9 văn thôi :c
31 Bình luận
Anh hai = cảm giác quen thuộc, gần gũi, điềm đạm
Ít nhất đó là tâm lý của tôi. VD khi đọc truyện mà "nghe" từ Onii-chan các kiểu thì sẽ tưởng tượng ra giọng người cao chót vót, còn nếu gọi là anh hai thì tôi tưởng tượng ra giọng bé này: Qualidea code
Vả lại gần đây việc light novel, manga bản quyền phát triển rầm rộ, nên việc các translator không chuyên đi theo các bản dịch thuần Việt cũng bình thường mà nhỉ.
Còn đây cả 2 tháng nay toàn đọc truyện Trung thì: Ca ca :))))))Cho dễ hình dung thì bác cứ thử tưởng tượng xem, sách tiếng Việt được dịch ra tiếng Anh làm gì có ai ghi là "I just met chị Hằng and anh hai outside" bao giờ đâu. Hoặc các bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cũng vậy, "Túp lều của bác Tom" chứ không thể dịch là "Túp lều của uncle Tom" để nghe cho có "chất Mỹ" được. Hoặc tiếng dịch sang tiếng Nhật cũng thế, làm gì có ai giữ lại "cô, dì, chú, bác, anh, em" để mà mang "chất Việt".
Nếu đọc những trường hợp trên thấy ngượng mồm và không hợp lý thì bản dịch tiếng Việt cũng chẳng nên giữ nguyên mấy cái kính ngữ ở ngôn ngữ gốc làm gì cả.
thay vì gọi là pedobear - sama hay pedobear - kun thì hãy dịch luôn là bác pedobear hoặc cậu (bạn) pedobear 👍
Ở Việt Nam, người trẻ gọi người lớn tuổi hơn bằng anh, chị, cô, chú, bác, dì, cậu, mợ, thím, ông, bà, cụ, ngoại, nội, u, thầy,... Và họ tự xưng là em, con, trò, cháu để thể hiện mình là một người có dạy, có đạo lý, biết phát huy truyền thống tốt đẹp kính trên nhường dưới, tiên học lễ hậu học văn,...
Đó là văn hóa và là nét đẹp của ngôn ngữ Việt Nam.
Ở Nhật, cách thể hiện sự kính trọng được gói gọn lại trong những hậu tố -san, -chan, -kun, -dono, -sama,... và cách tự xưng cũng theo khuôn phép nhất định.
Đó là văn hóa Nhật.
2 nền văn hóa này có giao thoa, nhưng không thể thay thế nhau được. Nên khi dịch truyện cho đối tượng là người Việt đọc, dịch giả nên chọn nền văn hóa Việt để gần gũi với độc giả hơn. Tuy nó làm mất đi cái nét Nhật, nhưng ý nghĩa về sự tôn kính vẫn được bảo toàn. Vì thế, ít có nhà phát hành sách nào chấp nhận chuyện -san, -chan, -kun làm hậu tố hết.
Nhưng đấy là nếu xuất bản, còn ở những trang web online không kiểm duyệt gắt gao như Hako này, người dịch có thể tự do chọn cho mình một trường phái riêng để theo đuổi. Đó là sự tự do lựa chọn, ko bị gò bó như xuất bản thật.
Bản thân mị dịch truyện mị cũng thích giữ lại những cụm từ -san, -chan, -kun hơn vì mình không phải mất công giải thích nhiều khi có thay đổi. Nhưng tùy bối cảnh truyện, mị sẽ chọn trường phái phù hợp chứ ko phải bộ nào cũng như bộ nào.
Gửi bạn đôi lời của mị.