Em xác định em biến môi mình thành như vậy là bình thường sao?
Khi tôi đi với Tưởng Mộc Thanh, thỉnh thoảng tôi sẽ liếc trộm cô ấy, dường như cô ấy cũng đã có ý định. Thấy ánh mắt tôi, cô ấy lại hơi sợ hãi mà chuyển tầm mắt.
Đoán chừng sau khi lăn lộn một thời gian ngắn cô ấy sẽ quên mất chuyện này. Không ai có thể chống lại nhược điểm của nhân tính, cũng như người phàm không bao giờ có thể phá giải lời nguyền vậy.
Tới gần cuối kỳ và cuối năm, kỳ thi cuối kỳ và tiệc tối Tết Dương lịch như lửa xém lông mày. Rất hiển nhiên, kỳ thi cuối kỳ quan trọng hơn một chút. Cho nên trách nhiệm của tôi là dành hết tất cả lực chú ý vào kỳ thi cuối kỳ. Còn về việc biểu diễn trong buổi tiệc tối Tết Dương lịch đều do Tiểu Phàm cùng bàn phụ trách. Dưới sự dạy dỗ của Tiểu Phàm cùng bàn như thiên sứ, cuối cùng tôi cũng học được một ca khúc khác ngoài quốc ca. Tuy Tiểu Phàm cùng bàn còn chưa tán đồng lắm nhưng tôi cho rằng chí ít tôi cũng đạt tới tiêu chuẩn không bị bêu xấu trước mặt tất cả mọi người.
Ôi, chỉ cần không bị bêu xấu là đủ rồi, chẳng lẽ tôi còn phải làm MV cho đám nhóc con này xem nữa hay sao? Thế nhưng Tiểu Phàm cùng bàn lại không đồng ý. Người bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế như cậu ta cứ nhất định phải chỉ đạo từng câu từng chữ cho tôi. Thời gian dần qua, tôi cảm giác mình cũng giỏi hơn hẳn.
Không ngờ tôi lại có phần mong đợi bữa tiệc tối Tết Dương lịch mà bình thường tôi vẫn ghét bỏ. Nhờ vào lần chuẩn bị nghiêm túc này, chỉ cần tôi dụng tâm hẳn sẽ được người khác tán tụng, chứng minh sự cố gắng không ngừng nghỉ của mình chẳng phải uổng phí.
Tình trạng suy nghĩ lung tung như vậy vẫn kéo dài tới mãi cuối tuần, ngày tổng vệ sinh hội nhóm. Được ban cán sự hai lớp A, B nghiên cứu quyết định, hai lớp chúng tôi sẽ cùng cử hành tiệc tối Tết Dương lịch. Lớp trưởng dùng giọng điệu cứng đờ thông báo cho chúng tôi.
Cùng cử hành? Dường như phòng học ở trường không đủ lớn để cử hành chung thì phải, sợ rằng phải tới hội trường.
Có học sinh cũng hỏi vấn đề này ngay tại chỗ. Lớp trưởng trả lời: “Đã xin nhà trường cho chúng ta mượn phòng hội trường rồi.”
“Đám người lớp A kia vừa nhìn đã thấy phiền.”
Có một số bạn học nhìn tôi sau đó lại nhìn về phía lớp trưởng, dường như mọi người chẳng thể nhấc lên chút hứng thú nào.
Chẳng lẽ vì chuyện của tôi mà khiến tình cảm giữa hai lớp trở nên không được hài hòa? Huống hồ đám người lớp A vốn chẳng thấy việc này quan trọng cỡ nào, bọn họ vẫn đang đặt hết tâm tư vào việc học hành đây.
Nhưng hình như nhà trường thấy phản ứng của mọi người có vẻ không tốt nên bất đắc dĩ đứng ra khuyên nhủ. Vì sao giáo viên phải làm như vậy? Trước đây không phải vẫn luôn tổ chức mỗi lớp một phòng sao? Chưa bao giờ có trường hợp tổ chức chung cho cả hai lớp, hẳn các giáo viên làm vậy là vì thấy lớp A và lớp B đang bất hòa.
Mọi người nghị luận ầm ĩ, mà tôi cũng vô thức đụng phải không ít ánh mắt. Lẽ nào đầu sỏ gây ra chuyện này là tôi? Thực ra cũng không phải vậy, chuyện của tôi chỉ là một mồi lửa mà thôi. Từ trước tới nay, lớp A và lớp B vốn đã cạnh tranh thành tích kịch liệt, việc cạnh tranh còn kéo tới các lĩnh vực khác như dạy quá giờ, điểm bình quân mỗi lớp, số trung vị, tiến độ học… Tới cuối cùng, hạng mục mang tính quyết định nhất vẫn là thành tích thi tốt nghiệp trung học. Dựa theo số lần thắng bại của mấy lĩnh vực này, vì học sinh lớp A có thành tích tương đối cao, thành tích thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng rất xuất sắc, cho nên vẫn luôn dẫn trước.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa lớp B không có khả năng vượt mặt lớp A trong mục xếp hạng tổng thể. Trong lịch sử cũng có vài trường hợp đặc biệt, thành tích tổng thể trong kỳ thi đại học của lớp B hơi cao hơn lớp A một chút. Chủ nhiệm thường xuyên lấy việc này ra để động viên chúng tôi, yêu cầu chúng tôi phải lấy mục tiêu vượt mặt lớp A để cố gắng học tập. Mà các hoạt động vốn không liên quan tới kỳ thi đại học như rèn luyện thể dục, hoạt động đoàn hội (trừ các đoàn hội liên quan tới môn học), lớp A và lớp B vốn không cần phải cạnh tranh.
Tôi nghĩ như vậy, nhưng lớp trưởng lại phủ nhận suy nghĩ của tôi. Chủ yếu là vì số thành viên lớp A có tham gia tiệc tối Tết Dương lịch cũng không quá nhiều, đa số người thích ở nhà ôn thi cuối kỳ hơn. Hơn nữa bọn họ còn rất bận cho việc chuẩn bị thi học sinh giỏi.
So với lớp B, gần như tất cả mọi người lớp A đều tham gia thi học sinh giỏi. Nếu bọn họ phải dành thời gian suy nghĩ chuyện chuẩn bị tiết mục, sợ rằng sẽ khiến rất nhiều bạn học thấy phản cảm. Thầy Lý Triết lại là chủ nhiệm lớp cực kỳ chú trọng học tập, cho nên dựa theo số lượng tiết mục lớp A thông báo lên, bọn họ vốn không thể mở tiệc tối được. Vì vậy bọn họ dự định qua lớp tôi ké một chút. Nhưng có điều việc chúng tôi phải phí thời gian chuẩn bị tiết mục cho đám khoe mẽ lớp A xem khiến cả lớp B nổ tung. Rõ ràng sư môn phân biệt đối xử, vì sao chúng tôi bị ép phải chuẩn bị tiết mục mà lớp A được tự nguyện tham gia, vì sao bọn họ có thể dành nhiều thời gian cho học tập hơn?
Chúng tôi vốn đã học không giỏi bằng lớp A, giờ giáo viên còn làm như vậy, không phải chúng tôi càng khó có thể thi qua được sao? Đã không muốn tự xây dựng tiết mục còn muốn nhìn ké, không có cửa đâu.
Đám học sinh rối rít tỏ vẻ rất phẫn nộ. Nam lớp trưởng đứng trên bục giảng đang có vẻ không chút nao núng lại lập tức á khẩu không trả lời được. Thấy mình nói gì các bạn học cũng không đồng ý, cậu ta không thể làm gì khác hơn là mời chủ nhiệm tới trấn an đám bạn học đã quá khích.
“Các em, đây là cơ hội tốt để lớp chúng ta biểu diễn phong thái tươi đẹp của mình cho các bạn lớp khác nhìn thấy, tối thiểu là trên mặt tài nghệ, lớp chúng ta vẫn thắng.”
Nếu thắng lớp A ở mục nhảy dân tộc mà có thể thêm điểm thì chúng tôi cũng chấp nhận. Nhưng trên thực tế, mấy tài nghệ này vốn chẳng thể giúp đỡ học sinh trong kỳ thi đại học. Mọi người đều biểu thị không muốn đi diễn không cho lớp A xem, mãi tới khi chủ nhiệm lớp đồng ý len lén buộc lớp A phải tổ chức tiêu chuẩn ăn tập thể cao nhất, đám người trong lớp chúng tôi mới miễn cưỡng chấp nhận.
Việc biểu diễn trong bữa tiệc tối Tết Dương lịch được chuyển từ phòng học bình thường sang hội trường có bậc thang, số lượng người xem tăng lên gấp đôi, từ tiệc nhỏ biến thành hoành tráng.
Mỗi học sinh trong lớp vừa suy nghĩ tới đã cảm thấy hơi lúng túng. Hơn bốn mươi người nhìn chằm chằm đã khiến chúng tôi sắp không chịu nổi, chớ nói chi là số lượng đã tăng lên gấp đôi, hơn tám mươi người chăm chú nhìn. Hơn nữa sân khấu cũng là sân khấu chân chính chứ không chỉ là mấy cái bàn xếp lại thành. Có loa, có microphone, đủ loại dụng cụ chuyên nghiệp. Chẳng lẽ tôi lại nói tôi sợ đứng trên sân khấu run chân, đứng không vững thì phải làm sao bây giờ?
Tôi còn sợ mình không thể nào phát huy thành quả Tiểu Phàm cùng bàn đã huấn luyện cho tôi… Thôi đừng nghĩ nữa, cho dù có bao nhiêu người, nhưng chỉ cần mình cứ nhìn một người ngồi chính giữa là được. Chỉ cần mình thấy một khán giả thì bên dưới sẽ chỉ có một khán giả, không có gì phải sợ.
Vậy là gần như tất cả việc diễn xuất đều được giao cho lớp chúng tôi tổ chức. Đám ban cán sự lớp vốn phụ trách việc bố trí sân bãi cũng bày ra vẻ mặt khổ sở, bởi vì nơi tổ chức quá lớn, những thứ cần mua và lượng công việc cần làm cũng tăng theo.
Tiếp theo là sự phối hợp giữa lớp trưởng với ban cán sự lớp vốn đã nóng lòng từ chối công việc. Trong vô số tiếng tranh luận, ban cán sự lớp trực tiếp yêu cầu lớp A tối thiểu phải chịu trách nhiệm bố trí và quét dọn phòng hội trường, phụ trách việc của các học sinh trong đoàn kịch. Thế nhưng trên cơ bản, diễn viên đoàn kịch đều là người lớp chúng tôi, nếu để lớp khác bố trí sân bãi, không thể hợp ý, tới lúc đó hiệu suất sẽ rất thấp. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể ôm đồm mọi việc.
“Lớp A thật xấu, đẩy hết việc cho chúng ta.”
“Cái gì vậy? Lớp A chẳng chịu làm gì, tất cả mọi chuyện đều là của lớp chúng ta.”
Tôi cảm thấy điểm mâu thuẫn của mọi người với lớp A đã chuyển từ chuyện của tôi sang phương diện khác. Đột nhiên tôi hơi không kịp phản ứng. Kể ra đầu sỏ gây nên chuyện này không phải tôi, mà là sự phân biệt đối xử của nhà trường dành cho lớp A và lớp B.
Nếu ngày đó tôi không thể khuyên nhủ Tưởng Mộc Thanh, hiện tại tôi đã là một thành viên trong đội lớp A ngồi mát ăn bát vàng, chẳng cần làm chuyện gì cả. Hiện tại nghĩ lại tôi còn cảm thấy hơi tiếc nuối đây.
“Người trẻ tuổi làm nhiều việc một chút cũng không có gì xấu, tất cả mọi người đừng sinh lòng oán hận, đây là cơ hội rèn luyện đặc biệt mà nhà trường dành cho các bạn.” Giáo viên lại lôi ra lý do thoái thác khác.
Muốn ngựa chạy lại không muốn ngựa ăn cỏ, mọi người như thấy được trong tương lai, trên mảnh thảo nguyên, chúng tôi như miễn phí dâng lên một bữa tiệc tối Tết Dương lịch cho lớp A để khiến năng lực biểu diễn, năng lực tổ chức, quan hệ xã hội… được tăng lên. Đám học sinh mới rồi còn kích động cực kỳ, nhưng vừa nghe giáo viên rót một miệng súp gà cho tâm hồn như thế, bọn họ lại nhanh chóng cúi đầu.
Tương lai chúng tôi sẽ thắng lớp A. Trong đầu đa số người đều đang nghĩ như vậy, sau đó vui lòng mà đồng ý với yêu cầu của chủ nhiệm lớp.
Khởi đầu việc rèn luyện bắt nguồn từ “năng lực”. Là một người tham dự bình thường, tôi chẳng có quyền lên tiếng, chỉ cần chuẩn bị tiết mục của mình cho tốt là được, đừng nói tới năng lực gì.
Không có năng lực lại dám thêm chuyện cho mình, rèn luyện một thứ gì đó gọi là năng lực, đại khái là tố chất tâm lý? Đặt hết tầm mắt lên người một người, sẽ không thể rèn đúc ra những thứ như tố chất tâm lý và vân vân được.
Sau khi tổng vệ sinh xong, tôi như hằng ngày tới cổng trường tìm Tưởng Mộc Thanh. Thiếu nữ thấy tôi cũng không nói thêm gì, như bình thường đi theo phía sau tôi. Khác biệt duy nhất là hôm nay cô ấy có đeo khẩu trang, che kín phần phía dưới mũi, tôi hoàn toàn không nhìn thấy.
Hôm nay cô ấy nghiêm túc đeo cả hai lớp khẩu trang, chẳng lẽ là do khói mù xung quanh quá nhiều sao? Không đúng, hôm nay tôi cảm thấy tầm nhìn tương đối rộng mở, vốn không cần đeo khẩu trang kín như vậy. Hay cô ấy lại có mánh khoé gì nữa? Đang cố tạo cảm giác thần bí sao? Nói ra, dưới tình huống giá trị nhan sắc giống nhau, nữ sinh mặc một ít y phục vẫn có sức hấp dẫn với nam sinh hơn là nữ sinh cởi sạch hoàn toàn.
Chẳng lẽ cô ấy che kín miệng mình vì nguyên nhân này sao? Cô ấy đang chơi chiêu? Che miệng mình vì muốn bức bách tôi phải đi tháo khẩu trang ra, nhìn thấy khuôn mặt chân thực phía dưới? Chẳng lẽ cô gái này không biết, cho dù cô ấy chỉ lộ ra đôi mắt to linh động cũng đã đủ để khiến người qua đường phải quay đầu ngoái nhìn.
Hai người về tới nhà, Tưởng Mộc Thanh không để ý tới tôi mà căng thẳng đi về phòng mẹ.
“Trời ơi, chắc phải tới bệnh viện khám thử xem sao. Đỏ như vậy là bị dị ứng à?” Trong phòng truyền ra giọng nói của mẹ.
Tưởng Mộc Thanh và mẹ đang len lén thương lượng chuyện ngày mai tới bệnh viện. Đoán chừng là do cô ấy đã bôi quá nhiều thứ lung tung ngoài miệng, kết quả khiến vùng da xung quanh miệng bị dị ứng, sưng lên như miếng lạp xưởng.
Tôi hơi lo lắng, vì vậy tôi đã đẩy cửa phòng mẹ ra, định vào giúp đỡ.
“Lục Phàm đừng nhìn.” Tưởng Mộc Thanh mau chóng đeo khẩu trang lên, sau đó trốn phía sau mẹ.
“Không sao đâu, anh không để ý, để anh xem thử xem.”
Tôi muốn kéo cô ấy tới thế nhưng cô ấy đã ôm chặt lấy mẹ, không chịu buông tay.
“Không được.” Tưởng Mộc Thanh cự tuyệt cực kỳ kiên quyết, sau đó cô ấy lại nhìn về phía mẹ xin giúp đỡ.
“Nếu Tiểu Thanh đã không muốn cho con xem thì con đừng xem. Tiểu Thanh rất chú ý hình tượng của mình trong lòng Tiểu Phàm đây.” Mẹ thấy chúng tôi như đang đùa giỡn, cười cười khó xử.
Về sau, mỗi lúc tới giờ ăn cơm tôi phải ăn cơm trước, sau đó bị mẹ đuổi về phòng. Lúc này Tưởng Mộc Thanh mới dám tháo khẩu trang xuống, ra ngoài ăn cơm.
Rốt cuộc sau khi sưng lên nó thành thế nào vậy? Cô ấy thật sự khiến lòng hiếu kỳ của tôi dâng lên tới đỉnh điểm.
6 Bình luận