99% các bộ truyện được dịch trên Cổng LN có nguồn từ LN Nhật, và tên truyện cũng là tên tiếng Nhật được chuyển sang dạng romaji. Điều này là thông thường từ xưa, nhưng hiện nay mình thấy cần phải dịch luôn những tựa đề từ Nhật sang Tiếng Việt, bất kể là nó dài hay thế nào.
Vì sao? Vì đơn giản đây là thời kì đại chúng hóa, mà chắc chắn 90% độc giả hiện tại không biết Tiếng Nhật. Điều này làm khó khăn hơn cho việc quảng bá, và hiểu về chủ đề của truyện ngay từ tựa đề. Chúng ta cần phải thay đổi, cần phải Việt hóa toàn bộ kể cả tiêu đề. Chúng ta còn có mục tên khác, mà mình muốn cải tiến nó trong thời gian tới.
Không chỉ LN, bên truyện tranh họ đã làm từ lâu, và trước truyện tranh là phim ảnh cũng luôn dịch sang thuần Việt, trước cả phim ảnh là các truyện tiên hiệp, kiếm hiệp dùng Hán Việt chứ không ai dùng pinyin cả. Như vậy hiện tại là thời điểm để LN việt hóa luôn cả tiêu đề.
Ví dụ bộ truyện này đọc tiêu đề thấy hợp lý hơn cả, thay vì để nguyên romaji.
https://ln.hako.re/truyen/7085-bo-romcom-ma-ban-than-thuo-nho-khong-the-nao-thua
Và mình tin là việc này sẽ là 1 bước đột phá nhỏ cho cộng đồng.
Ý kiến của các bạn thế nào?
219 Bình luận
Việc để tên tiếng Việt gây khó khăn trong tìm kiếm nội dung, hình ảnh, tên anime chuyển thể trên các web khác, chưa kể sẽ có vài ad đặt tên nhảm, và những bộ tác giả chơi chữ ngay trong tựa đề rất khó dịch.
Chỉ để tên tiếng Việt khi LN đó đã có tên bản quyền ở VN, và vẫn ghi chú tên gốc như trong sách của các nxb vẫn đang làm.
Ngay như bộ được vd ở trên nếu mình muốn tìm thông tin mình cũng phãi gõ Osamake, hoặc ngay trên đây nếu mình gõ Osamake thì sẽ ra hết tất cả những bộ đang có, còn gõ "Bộ romcom..." thì chỉ ra đúng bộ đó, mặc dù những cái tìm kiếm này có thể chỉnh sửa hệ thống được nhưng như vậy là không cần thiết, cứ để tên gốc rồi thêm tên tiếng Việt vào mục tên khác để cho ai thích thì nhớ là được.
Nếu còn dịch hay không bị xoá thì sẽ là chuyện khác.
VD: thêm mục Tên khác, Tên gốc,..
Thực tế mình đã gặp khá nhiều các trường hợp trên mạng xã hội thế này: đọc giả không chú ý đến những thông tin cần thiết như mục "Chú thích thêm" của nhóm dịch và mục "Nhóm khác dịch". Theo nhận xét riêng mình thì giao diện nó giống với danh sách các chương thành ra dễ nhằm lần, và bị bỏ qua vì nó không có phải là một tập truyện (dễ nhằm trên điện thoại là chủ yếu vì người ta hay lấy các từ "Tập 1" "Tập 2" ở đầu làm mốc). Một điều nữa mình muốn nói ở đây là mục "Nhóm khác dịch" có vẻ như sử dụng những cái tên được đặt của nhóm dịch làm mốc so sách để gom nhóm các truyện khác. Nói dễ hiểu là những truyện cùng tên sẽ có mặt ở trong này, ngược lại thì không có (cho dù nó chỉ sai khác 1 kí tự). Mình nghĩ đây cũng là một vấn đề cần cải thiện. Một nhóm dịch để tên Việt, sau đó có một nhóm khác cũng dịch truyện này nhưng tên tiếng Nhật dạng romaji, đọc giả sau này tìm như thế nào nếu không biết tên gốc cũng như không có manh mối trong mục "Nhóm khác dịch" và lại chẳng thèm để ý đế "Chú thích thêm"?
Đồng ý là có vài bộ tên khá củ chuối để dịch như là No Game No Life, cơ mà chỉ chiếm thiểu số thôi. Dịch tên tiếng việt luôn luôn khiến người đọc dễ nhớ dễ gợi nội dung hơn chứ
Mấy lão trans vứt tên truyện Việt vào phần tên khác là được, như thế nhanh gọn lẹ vl
- Dịch tên để hiểu tiêu đề và dễ ghi nhớ: Tiêu đề là cái sẽ đập vào mắt người đọc đầu tiên, vậy nên bên Nhật nhiều tác giả và ban biên tập rất chú ý việc chọn tên thu hút chú ý. Nhờ đó mà mới có mấy cái tên dài dòng, tóm tắt thay cho sơ lược. Đây cũng là lý do chính nhất mình chọn dịch tên, vì một khi đã dịch sang tiếng Việt thống nhất thì sẽ dễ nhớ hơn việc ghi nhớ tiếng chưa học. Công nhận một số bộ có tên viết tắt dễ nhớ rồi, nhưng đối với những bộ mới ra chưa có hoặc ngắn đến mức không cần tên viết tắt thì sao?
- Nhiều người đã quen dùng phiên âm và cũng chỉ tìm bằng phiên âm: Đặt phiên âm vào tên khác thì vẫn sẽ tìm ra, tất nhiên. Điểm trừ chắc chắn sẽ là khó tìm trên google hơn, nhưng trang đọc Light Novel không hẳn là nhiều, nếu chỉ quanh quẩn chưa đến hàng chục thì vẫn có thể tìm ra nếu chịu bỏ thời gian. Dẫn dến vấn đề tiếp theo...
- Dịch tiêu đề sẽ có nhiều cách dịch khác nhau, dịch không thống nhất: Cái này cũng đâu phải là một vấn đề khó giải quyết. Dịch tiêu đề khác nhau là chuyện đương nhiên rồi, vì mỗi người một cách dịch khác nhau. Vậy thì cái tên nào được dịch hay hơn sẽ sống sót và trường tồn thôi. Và thử nghĩ xem, đối với một bộ mới ít ai biết thì cái tên đầu tiên để lại ấn tượng sẽ được sử dụng mãi về sau, được sử dụng mãi là thống nhất thôi.
Chưa kể dựa trên phiên âm thì chưa chắc lúc nào cũng đúng, vì cũng có trường hợp phiên âm nhầm (hoặc dùng máy phiên âm) và thay đổi phiên âm giữa chừng (một số bộ web novel tác giả thay đổi tên là chuyện bình thường).
- Có thể dịch sai, dịch chế: ...Như vậy chẳng phải tốt à? Nếu đọc vào tên đã thấy sai hoàn toàn thì sẽ biết tránh xa người dịch đó và không cần nhìn vào bản dịch làm gì. Mức độ dịch thoáng khó có thể đo lường được, nhưng có thể dựa vào tên gốc làm tiêu chuẩn. Muốn bảo đảm hơn nữa thì cứ đi hỏi tác giả luôn là được thôi mà nhỉ?
Còn nếu tên truyện chỉ có tiếng Anh thì... hiển nhiên đâu cần dịch nhỉ, trừ khi đang nghịch? Lý thuyết dịch thuật cơ bản mà.
Tóm lại mình vẫn ưu tiên tuỳ sở thích từng người, nhưng nếu được thì mình mong không bị cấm dịch tên sang Việt.
Không lòng vòng.
Tôi cũng muốn dịch từ lâu rồi nhưng do các quy định của Hako trước đây nên không thể áp dụng được.
Chưa kể những thành phần chân ướt chân ráo, chơi đồ, Dịch (bệnh) giả, lậm hán tự giả, convet giả,...
Nếu muốn thực hiện thì phải tìm nguyên một ban tự nguyện như bên Phòng hỗ trợ Dịch thuật làm việc dần đi luôn là vừa.
Còn mấy gã quái vật như bác, santa với sinhsieusao thì thoải mái đi, toàn tay to cả, làm gì cx nuột, dịch nhanh, chuẩn vãi bíp, sao mấy đứa trẻ (như t) bì kịp?
2. Nhiều tên gốc vốn là Eng -> Chẳng lẽ phá đi ý đồ của tác giả
3. Ai kiểm soát được việc đặt tên mang tính hình thức chế quá đà
---- Đại diện nhóm 3ktan ---------
Kết luận lại thì mình cảm thấy giữ nguyên tên romaji sẽ phù hợp hơn