Đàn Bồ Câu
Nhất Điều Ngưu Nãi Ngư (Một Con Cá Măng Sữa)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Quyển 1: Hỗn độn giáng lâm

Chương 02: Thịnh yến đã qua

0 Bình luận - Độ dài: 1,552 từ - Cập nhật:

Khi câu chuyện chuyển sang món cá băm viên ở nhà ăn số hai, cuối cùng chúng tôi cũng đến được văn phòng của giáo sư Giải.

Văn phòng diện tích không lớn, khắp phòng chất đầy sách khiến nơi đây càng thêm chật hẹp. Một ông lão đang ngồi đọc luận văn ở góc phòng có lò sưởi và ánh nắng chiếu vào. Thầy mặc áo len gile vừa vặn và quần tây may đo cẩn thận, chân đi đôi giày vải giản dị, kiểu giày tôi chỉ thấy trong phim truyền hình thời dân quốc.

Bất chấp khoảng cách tuổi tác, giáo sư Giải chủ động tiến tới bắt tay cả hai chúng tôi. Khi đứng dậy, thầy chống mạnh hai tay vào eo, có lẽ là do ngồi trên ghế quá lâu.

Bàn tay thầy đầy đốm đồi mồi nhưng rất khỏe, thậm chí tôi còn thấy hơi đau khi bị thầy nắm chặt. Sau khi buông tay, ông ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống ghế sofa trước.

Tôi thấy cô nàng ngồi ở giữa ghế sofa dài, hơi lệch về phía nam một chút, còn mình thì dựa vào tay vịn bên kia. Ngồi xuống, tôi nhận ra bức tường sách đối diện toàn là sách về hệ thống phức tạp[note64262], đặc biệt là lý thuyết hỗn độn[note64257], có cả tiếng Trung và nhiều thứ tiếng nước ngoài khác.

Chữ Hán, chữ cái Latinh và chữ cái Cyrillic đan xen vào nhau, một số trong số đó trông còn lâu đời hơn cả tôi.

"Tôi là Giải Côn, Giải là Giải trong giải phương trình, khi làm họ thì là từ đa âm, Côn là chữ Vương bên cạnh chữ Côn trong Côn Luân."

Giáo sư Giải khó nhọc quay trở lại bàn làm việc, giọng ông đều đều, rõ ràng, không hề phù hợp với vẻ ngoài già nua.

"... Là người nghiên cứu về hỗn độn, khụ! Các em là những sinh viên đại học xuất sắc nhất khóa này, cảm ơn các em đã dành thời gian quý báu đến gặp ông già này."

Nghe vậy tôi hơi xấu hổ, vì tôi biết rõ thành tích trước đây của mình không phải là xuất sắc nhất, cũng chẳng có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học gì cả, nhưng giờ tôi vẫn có thể lấy lý do mình chỉ là sinh viên đại học để giải thích cho qua đi.

"Năm tháng thanh xuân thật xa xỉ, dường như có vô hạn thời gian, lựa chọn bất kỳ hướng đi nào cũng đều có thể phát triển."

Ông lão cười gượng, tôi từ nhìn ra được trong đó một chút bất lực.

"Thời đại học tôi rất ngốc nghếch, căn bản không có hứng thú gì, sau này được một thầy giáo đáng kính dìu dắt, mới mơ mơ màng màng bước đi trên con đường này."

Trước khi thi đậu vào trường đại học này, tôi đã biết một chút về giáo sư Giải. Thầy là ngôi sao sáng trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống phức tạp trong nước, theo học một người thầy là nhà toán học và vật lý học Liên Xô nổi tiếng Andrey Kolmogorov[note64259], người đã đặt nền móng cho lý thuyết phức tạp.

Giáo sư Giải cầm lấy cốc giấy đã được đặt sẵn trên bàn, run run rót trà hoa cúc cho chúng tôi. Tôi đứng dậy nhận lấy và đưa cho cô nàng một cốc. Hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước li ti bay lơ lửng trong căn phòng nhỏ, mang đến cảm giác ấm áp lạ thường.

"Hai em tự giới thiệu về mình đi, trước đây đã quen biết nhau chưa?"

Chúng tôi nhìn nhau, sau khi ánh mắt chạm nhau, tôi vội vàng quay đầu lại.

"Em là Ngải Bích Thủy, Ngải trong rượu absynthe, Bích Thủy trong xuân thủy bích vu thiên, là sinh viên lớp Vật lý 1."

Cô ấy lên tiếng trước như tôi dự đoán.

"Em, em là Phương Thành, Phương trong phương chính, Thành trong thành công, cũng là lớp 1."

Giáo sư Giải nhìn chúng tôi một lúc lâu, dường như đang mong đợi thêm thông tin, nhưng cả hai chúng tôi đều không còn gì để nói.

"Cái tên rất thơ mộng, xuân thủy bích vu thiên, họa thuyền thính vũ miên."[note57841]

Lư biên nhân tự nguyệt, hạo oản ngưng sương tuyết.[note57842] Tôi vô thức hồi tưởng lại cảm giác khi chạm vào cánh tay cô ấy, một giây sau vội vàng kéo dòng suy nghĩ trở lại.

"Suốt đời tôi đều ở đây làm nghiên cứu mô hình toán học của quá trình ngẫu nhiên để giải thích sự hỗn độn. Các em hẳn đã biết, bản thân hỗn độn không phải là ngẫu nhiên." Giáo sư Giải vuốt ve mái tóc bạc trắng, tìm một tư thế thoải mái dựa vào bàn làm việc, đối mặt với chúng tôi.

Trước khi đến, để đọc bài báo, tôi đã phải tìm hiểu thêm về lý thuyết hỗn độn, nên tôi biết điều này.

"Vâng, hỗn độn là hiện tượng thu được kết quả không thể dự đoán được từ một số ít công thức xác định, tính không thể dự đoán được này là do hệ thống hỗn độn nhạy cảm với giá trị ban đầu, một sai lệch nhỏ trong giá trị ban đầu sẽ bị khuếch đại vô hạn bởi quá trình lặp đi lặp lại của hệ thống."

Tôi gần như thốt ra câu dài này. Khi thảo luận về các khái niệm khách quan thuần túy, con người sẽ không do dự nhiều khi nói.

Wittgenstein[note64260] có một câu danh ngôn: "Những gì có thể nói, đều có thể nói rõ ràng; những gì không thể nói, liền nên giữ im lặng."

Thời trung học, tôi rất thích nhặt nhạnh những câu nói của ông ấy ra vẻ cao siêu.

"Chính xác, trên thực tế, nghiên cứu lý thuyết về hỗn độn đã không có bước đột phá lớn nào trong bốn mươi năm qua," ông cầm hai tập giấy trên bàn, lần lượt đưa cho chúng tôi, đó là bản sao của bài báo in màu. "Cho đến khi công trình này được công bố."

Tôi lật xem bài báo trong tay, nó giống hệt với email mà giáo sư Giải đã gửi trước đó, tiêu đề của mỗi trang đều được in rõ ràng ba chữ cái in hoa PHYSICAL REVIEW LETTERS.[note64258]

Đó là Physical Review Letters, viết tắt là PRL, là tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực vật lý. Nó còn có nhiều tạp chí con, chẳng hạn như PRA, PRB, và cuối cùng là PRX, trong đó PRE là hướng hệ thống phức tạp.

"Tác giả của bài báo này gọi công trình của mình là Complexity Unified Theories, ông ấy viết tắt là CUTs, tức là phần đầu tiên của "Lý thuyết thống nhất phức tạp"."

Cái tên này rõ ràng là dựa theo Lý thuyết thống nhất lớn (Grand Unified Theories)[note64261].

"Các em có biết nó giải quyết vấn đề gì không?"

"Là vấn đề điều khiển hệ thống phức tạp ạ."

Ngải Bích Thủy nói xong, liếc nhìn chúng tôi, tôi vô thức gật đầu.

"Nó xâu chuỗi các loại động lực học hệ thống khác nhau, mô tả các hiện tượng thể hiện bởi các hệ thống phức tạp như tự tổ chức và hỗn độn bằng một hệ thống công thức thống nhất, dựa trên những công thức này, chúng ta có thể dự đoán và điều khiển động lực học của tất cả các hệ thống phức tạp."

Chưa đọc hết bài báo, tôi chỉ có thể ghi nhớ lời cô ấy, đồng thời vội vàng lấy sổ ghi chép từ trong cặp ra, lúc quay người, tôi liếc thấy vẻ mặt tán thưởng của giáo sư Giải.

"Trả lời rất hay. Ý nghĩa trọng đại của lý thuyết này là nó cho chúng ta biết ảnh hưởng bên ngoài gây ra sự thay đổi trong các thuộc tính vốn có của hệ thống như thế nào. Và ảnh hưởng này áp dụng cho hầu hết tất cả các hệ thống phức tạp đã biết."

Nghe những thuật ngữ này khiến tôi như lọt vào trong sương mù, chỉ có thể ghi lại nguyên văn vào sổ, để sau này từ từ nghiền ngẫm.

"Hướng nghiên cứu này không liên quan nhiều đến các môn học khác trong khoa, bây giờ các em đã có thể đọc hiểu được nhiều bài báo rồi."

Ông lão nhấp một ngụm trà từ cốc giữ nhiệt, sau đó thở ra một hơi nhẹ nhõm. "Có thể khẳng định, nghiên cứu về hệ thống phức tạp của loài người sẽ bước vào một cuộc bùng nổ lớn. Tiếc là tôi đã lực bất tòng tâm, chỉ có thể mong đợi thế hệ của các em chứng kiến sự huy hoàng của nó trong tương lai."

Khóe miệng thầy co rút lại, bóng dáng đứng sừng sững trước cửa sổ toát lên vẻ cô đơn.

Bữa tiệc vật lý hạt của thế kỷ 20 đã qua, liệu nghiên cứu khoa học hệ thống có phải là bữa tiệc mới của thế kỷ 21? 

Ghi chú

[Lên trên]
Nước xuân màu biếc như trời, trong thuyền vẽ nghe tiếng mưa ngủ.
Nước xuân màu biếc như trời, trong thuyền vẽ nghe tiếng mưa ngủ.
[Lên trên]
Cô gái bán rượu bên lò lửa đẹp như trăng, cổ tay trắng ngần như đọng sương tuyết.
Cô gái bán rượu bên lò lửa đẹp như trăng, cổ tay trắng ngần như đọng sương tuyết.
[Lên trên]
Thuyết hỗn loạn nghiên cứu hành vi của các hệ thống động lực (dynamical system) nhạy cảm với điều kiện ban đầu, chúng là những hệ thống phi tuyến tính (non-linear) hoặc có số chiều không gian không giới hạn. Những hệ thống này được đặc trưng bởi tính chất "hỗn loạn" và sự nhạy cảm của các hệ thống đó thường được nhắc đến như là hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) - một hiện tượng được tìm ra bởi Edward Lorenz. Với đặc tính này, những biến đổi quan sát được của các hệ thống vật lý có biểu hiện hỗn loạn trông có vẻ ngẫu nhiên, dù mô hình mô tả của hệ thống là "xác định" theo nghĩa là được định nghĩa chính xác và không chứa những tham số ngẫu nhiên. https://www.youtube.com/watch?v=d0Z8wLLPNE0
Thuyết hỗn loạn nghiên cứu hành vi của các hệ thống động lực (dynamical system) nhạy cảm với điều kiện ban đầu, chúng là những hệ thống phi tuyến tính (non-linear) hoặc có số chiều không gian không giới hạn. Những hệ thống này được đặc trưng bởi tính chất "hỗn loạn" và sự nhạy cảm của các hệ thống đó thường được nhắc đến như là hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) - một hiện tượng được tìm ra bởi Edward Lorenz. Với đặc tính này, những biến đổi quan sát được của các hệ thống vật lý có biểu hiện hỗn loạn trông có vẻ ngẫu nhiên, dù mô hình mô tả của hệ thống là "xác định" theo nghĩa là được định nghĩa chính xác và không chứa những tham số ngẫu nhiên. https://www.youtube.com/watch?v=d0Z8wLLPNE0
[Lên trên]
Physical Review Letters (PRL), thành lập năm 1958, là tạp chí khoa học chuyên ngành được bình duyệt, phát hành 52 số trong một năm bởi Hội Vật lý Mỹ, nhiều nhà vật lý và các nhà khoa học coi Physical Review Letters là một trong những tạp chí chuyên ngành nổi tiếng và quan trọng của lĩnh vực vật lý học.
Physical Review Letters (PRL), thành lập năm 1958, là tạp chí khoa học chuyên ngành được bình duyệt, phát hành 52 số trong một năm bởi Hội Vật lý Mỹ, nhiều nhà vật lý và các nhà khoa học coi Physical Review Letters là một trong những tạp chí chuyên ngành nổi tiếng và quan trọng của lĩnh vực vật lý học.
[Lên trên]
Andrey Kolmogorov là một nhà toán học Liên Xô đã có nhiều đóng góp lớn trong lý thuyết xác suất và tô pô, công trình quan trọng nhất của ông là các đóng góp trong lý thuyết xác suất, các biến ngẫu nhiên, và quá trình ngẫu nhiên và đặt chúng lên một nền tảng toán học vững chắc.
Andrey Kolmogorov là một nhà toán học Liên Xô đã có nhiều đóng góp lớn trong lý thuyết xác suất và tô pô, công trình quan trọng nhất của ông là các đóng góp trong lý thuyết xác suất, các biến ngẫu nhiên, và quá trình ngẫu nhiên và đặt chúng lên một nền tảng toán học vững chắc.
[Lên trên]
Wittgenstein là một nhà triết học người Áo, người đã có công đóng góp quan trọng trong logic, triết học về toán, triết học tinh thần và triết học ngôn ngữ. Ông được coi là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Wittgenstein là một nhà triết học người Áo, người đã có công đóng góp quan trọng trong logic, triết học về toán, triết học tinh thần và triết học ngôn ngữ. Ông được coi là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của thế kỷ 20.
[Lên trên]
Grand Unified Theory (GUT) là bất kỳ mô hình nào trong vật lý hạt thống nhất lực điện từ, yếu và mạnh (ba tương tác đo của Mô hình chuẩn) thành một lực duy nhất ở năng lượng cao. Mặc dù lực thống nhất này chưa được quan sát trực tiếp, nhiều mô hình GUT lý thuyết hóa sự tồn tại của nó. Nếu sự thống nhất của ba tương tác này là có thể, nó làm tăng khả năng đã từng có một thời đại thống nhất lớn trong vũ trụ rất sơ khai, trong đó ba tương tác cơ bản này chưa phân biệt rõ ràng. Các nhà vật lý hy vọng rằng đó sẽ là một lý thuyết vật lý duy nhất có thể giải thích hợp lý các hiện tượng vật lý gây ra bởi tương tác điện từ, tương tác mạnh và tương tác yếu. Lý thuyết thống nhất lớn có thể được coi là bước đệm để cộng đồng vật lý tiến tới một lý thuyết về mọi thứ .
Grand Unified Theory (GUT) là bất kỳ mô hình nào trong vật lý hạt thống nhất lực điện từ, yếu và mạnh (ba tương tác đo của Mô hình chuẩn) thành một lực duy nhất ở năng lượng cao. Mặc dù lực thống nhất này chưa được quan sát trực tiếp, nhiều mô hình GUT lý thuyết hóa sự tồn tại của nó. Nếu sự thống nhất của ba tương tác này là có thể, nó làm tăng khả năng đã từng có một thời đại thống nhất lớn trong vũ trụ rất sơ khai, trong đó ba tương tác cơ bản này chưa phân biệt rõ ràng. Các nhà vật lý hy vọng rằng đó sẽ là một lý thuyết vật lý duy nhất có thể giải thích hợp lý các hiện tượng vật lý gây ra bởi tương tác điện từ, tương tác mạnh và tương tác yếu. Lý thuyết thống nhất lớn có thể được coi là bước đệm để cộng đồng vật lý tiến tới một lý thuyết về mọi thứ .
[Lên trên]
Hệ thống phức tạp là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần có thể tương tác với nhau. Ví dụ về các hệ thống phức tạp là khí hậu toàn cầu, sinh vật, não người, cơ sở hạ tầng như lưới điện, hệ thống giao thông hoặc liên lạc, các tổ chức kinh tế và xã hội (như thành phố), hệ sinh thái, tế bào sống và cuối cùng là toàn bộ vũ trụ. Các hệ thống phức tạp là các hệ thống có hành vi rất khó mô hình hóa do sự phụ thuộc, cạnh tranh, mối quan hệ hoặc các loại tương tác khác giữa các bộ phận của chúng hoặc giữa một hệ thống nhất định và môi trường của nó. Các hệ thống "phức tạp" có các thuộc tính riêng biệt phát sinh từ các mối quan hệ này, chẳng hạn như phi tuyến tính, xuất hiện đột ngột, trật tự tự phát, thích ứng và các vòng phản hồi, trong số các mối quan hệ khác.
Hệ thống phức tạp là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần có thể tương tác với nhau. Ví dụ về các hệ thống phức tạp là khí hậu toàn cầu, sinh vật, não người, cơ sở hạ tầng như lưới điện, hệ thống giao thông hoặc liên lạc, các tổ chức kinh tế và xã hội (như thành phố), hệ sinh thái, tế bào sống và cuối cùng là toàn bộ vũ trụ. Các hệ thống phức tạp là các hệ thống có hành vi rất khó mô hình hóa do sự phụ thuộc, cạnh tranh, mối quan hệ hoặc các loại tương tác khác giữa các bộ phận của chúng hoặc giữa một hệ thống nhất định và môi trường của nó. Các hệ thống "phức tạp" có các thuộc tính riêng biệt phát sinh từ các mối quan hệ này, chẳng hạn như phi tuyến tính, xuất hiện đột ngột, trật tự tự phát, thích ứng và các vòng phản hồi, trong số các mối quan hệ khác.
Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận