Đàn Bồ Câu
Nhất Điều Ngưu Nãi Ngư (Một Con Cá Măng Sữa)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Quyển 1: Hỗn độn giáng lâm

Chương 08: Nữ sinh cao trung cùng attractor

0 Bình luận - Độ dài: 2,213 từ - Cập nhật:

Cảnh quan của bình nguyên Hoa Bắc thực ra chỉ là sự kết hợp nhàm chán giữa rừng cây, ruộng đồng, lều lớn và làng mạc. Tôi nhìn một lúc rồi lấy điện thoại ra lướt phần mềm chat, chú ý đến một khung chat chưa từng nói chuyện sau khi kết bạn.

Ảnh đại diện của đối phương là tập hợp Mandelbrot[note64285] màu xanh lam.

Tôi hít một hơi thật sâu, gõ ra năm chữ.

"Cậu về nhà chưa vậy?"

Sau khi gửi tin nhắn, tôi lập tức xóa khung chat và nhìn ra ngoài cửa sổ, không dám đối mặt với tình huống xấu hổ khi đối phương không trả lời.

Mười mấy giây sau, tôi nghe thấy tiếng thông báo rõ ràng.

Là mẹ tôi hỏi tôi đang ở đâu.

Tôi trò chuyện với bà một lúc, chuyến tàu xóc nảy khiến mắt tôi hơi hoa nên tạm thời bỏ điện thoại xuống.

Lại mười mấy giây sau, một tiếng thông báo khác vang lên, tôi định mở điện thoại ra nói với mẹ là trước không nói nữa.

"Tôi về nhà rồi, hiện đang đi dạo phố với bạn thân nè."

Trong trường hợp này nên trả lời như thế nào để tiếp tục câu chuyện đây? Giá mà có một cuốn từ điển trò chuyện bên cạnh thì tốt biết mấy.

"Tôi vẫn còn đang ở trên tàu, sắp về nhà rồi. Về nhà tôi sẽ cho cậu xem bữa cơm tất niên ở chỗ tôi nhé."

"Được đó, tôi vừa mới ăn bánh trứng nướng[note66362] xong."

Trong bức ảnh gửi đến có một chiếc bánh rán dày màu vàng óng cuốn bơ, mà tôi lại nhìn chằm chằm vào bàn tay đang cầm nó trong vài giây. Những ngón tay thon dài, được sơn màu trắng lạnh, điểm xuyết những bông hoa nhỏ trên móng tay.

"Trông ngon quá, là ngọt sao?"

"Có ngọt có mặn, tôi thích ăn loại đường trắng hạt vừng."

"Thành Đô bây giờ lạnh không? Mặc quần áo gì vậy?"

"Cũng được, giống như cuối thu ở miền Bắc ấy? Chỉ là không khí ẩm ướt quá nên cảm thấy không thoải mái lắm."

Một lúc sau, điện thoại của tôi nhận được một bức ảnh.

Trong tấm hình là Ngải Bích Thủy với mái tóc dài xõa vai, đeo một chiếc mũ nồi màu sáng, mặc áo len bó sát màu đen trắng, bên dưới là váy ngắn màu đỏ thắm, khoác ngoài một chiếc áo khoác nỉ khuy sừng bò màu trắng, bên trong váy là quần bó màu da.

Cô nàng đứng trước một bức tường gạch màu xám đậm, ôm một chiếc áo bông ngắn màu xám nhạt, nghiêng mặt về phía ống kính.

Khác hẳn với chiếc áo lông to đùng trước đó, lần đầu tiên trong đời tôi có cái nhìn tiêu cực về mùa đông miền Bắc, sau đó phóng to bức ảnh và lặng lẽ nhấn save.

"Xinh quá!" Lý trí còn chưa kịp can thiệp thì chữ đã được gõ ra.

"Bọn tôi đi dạo tiếp nhé ~ Khi nào rảnh thì trò chuyện tiếp."

...

Nội dung của những ngày Tết luôn lặp đi lặp lại, không gì khác ngoài việc đến nhà ông bà nội để cùng nhau làm bữa cơm tất niên, đi chúc Tết họ hàng nhận lì xì, nói ra tên trường mình đang học rồi nhận những lời khen ngợi, thỏa mãn lòng hư vinh của cha mẹ tôi.

Năm nay có một chút khác biệt, tôi tranh thủ lúc giúp đỡ người lớn làm việc thì luôn cầm cuốn sách mà thầy Giải cho để suy luận công thức, điều này có lẽ khiến họ hàng cảm thấy hơi kỳ lạ.

"Thành Thành, mẹ cháu nói cháu học vật lý ở đại học rất giỏi, nhân lúc cơm chưa chín thì giảng cho em gái cháu nghe một chút đi."

Chiều ba mươi Tết, dì ba của tôi vừa bóc quýt trên ghế sofa trước tivi vừa quay đầu nói với tôi, người đang nhìn ra ngoài cửa sổ ngắm cảnh tuyết rơi.

Người mà dì gọi là "em gái cháu" chính là con gái của dì, cũng là em họ Phương Tuyết của tôi, năm nay học lớp 11. Lúc dì nói thì con bé tóc đuôi ngựa đôi JK vừa đi bắn pháo với chú về, đang cởi giày ở cửa ra vào.

Con bé trông khá xinh xắn, từ nhỏ đến lớn luôn vui vẻ nhẹ nhàng, hồi bé thường nghe họ hàng khen con bé giống búp bê. Hình như cách nói này là cách miêu tả cố định của những người thời đó khi khen con gái đẹp.

Nghe thấy lời dì ba, Phương Tuyết tỏ vẻ cực kỳ miễn cưỡng, mặc dù biết không phải nhắm vào mình nhưng tôi vẫn cảm thấy hơi khó chịu. Từ nhỏ con bé đã luôn bị chú dì ba so sánh với tôi, chắc bây giờ đã bị PTSD rồi.

Thực ra thành tích học tập ở trường của con bé cũng được, tuy vẫn kém tôi một chút.

"Ngày Tết mà giảng bài gì, tiểu Tuyết và Thành Thành cùng nhau ra xem tivi đi." Bà nội tôi hình như hơi không vui.

"Không sao đâu bà nội, cháu nói chuyện cùng Tuyết một lát rồi ra ăn cơm." Lúc này, ghế sofa ở phòng khách đã chật kín người, thật ra tôi rất muốn thoát khỏi môi trường ồn ào khói thuốc này.

Nhà ông bà nội tôi là căn hộ ba phòng ngủ hai phòng khách không quá lớn cũng không quá nhỏ, là loại nhà ở do đơn vị phân phối phổ biến thời đó. Mỗi khi sau Tết, ông bà sẽ dọn dẹp hai phòng ngủ còn lại, một phòng cho tôi và bố mẹ tôi ở tạm.

Chúng tôi bước vào căn phòng mà bà nội dành cho tôi và đóng cửa lại, nhưng vẫn có thể nghe thấy loáng thoáng tiếng nói chuyện ồn ào của các bậc trưởng bối bên ngoài đang bàn luận trên trời dưới biển về tình hình quốc tế. Trên chiếc bàn học nhỏ trong phòng đã chất đầy sách vở và tài liệu tôi mang từ trường về, cùng với một đống giấy nháp viết đầy các loại ký hiệu.

"Phương Thành, khoa vật lý đại học các anh học gì vậy?" Từ cấp hai con bé đã không gọi tôi là anh họ nữa.

"Bình thường thì năm nhất học vật lý đại cương, chính là lực nhiệt quang điện; năm hai học bốn môn cơ học; năm ba trở đi bắt đầu chia nhỏ ra các chuyên ngành, bây giờ anh vẫn chưa đến giai đoạn đó."

Thực tế, ở trường chúng tôi, có rất nhiều người học xong chương trình năm tư ngay từ năm hai, thậm chí có người đã học xong từ cấp ba, nhưng tốt nhất là tôi đừng gây áp lực cho em họ thì hơn.

"Ngoài ra, mỗi học kỳ còn phải học thêm vài môn toán và lập trình. À đúng rồi, còn có các loại thí nghiệm vật lý, môn đó chẳng có ích gì mà còn tốn thời gian..."

Dù sao thì nghiên cứu khoa học và môn thí nghiệm là hai chuyện khác nhau.

"Emmm, không hiểu." Phương Tuyết ngồi phịch xuống giường, lấy chân đá vào đầu gối tôi.

"Tsk, vừa cởi giày xong đừng lấy chân chạm vào, làm hôi quần anh giờ."

Nghe thấy vậy, con bé đột ngột nhấc chân lên, lòng bàn chân suýt nữa dí vào mũi tôi.

Tôi đứng dậy cuộn tờ giấy nháp lại ném vào đầu con bé, nhưng bị gối chặn lại. Sau một hồi ồn ào, cuối cùng chúng tôi cũng trở lại tư thế học tập.

"Cứ bắt nạt em gái suốt ngày, có ra dáng anh trai không vậy." Con bé vừa thở hổn hển vừa bắt chước giọng bà nội tôi.

"Cuối kỳ em được bao nhiêu điểm?"

Tôi quyết định chấm dứt cuộc tranh cãi vô nghĩa, trực tiếp đi vào vấn đề chính.

Con bé không để ý đến tôi, nhón chân vượt qua tôi đang ngồi trên ghế để lấy cuốn sách đang mở trên bàn, tôi lập tức lùi lại một bước.

"Anh nói em cũng lớn rồi, đừng có động chạm vào anh nữa, để bố mẹ em nhìn thấy thì ra thể thống gì."

"Bệnh thần kinh." Con bé nghịch nghịch cuốn sách tiếng Anh trên tay, cố gắng đọc chữ trên bìa. "Đai... Nây..."

"Nonlinear Dynamics & Chaos"

"Nghĩa là gì vậy?"

"Đây là cuốn sách giáo khoa kinh điển về lý thuyết hỗn độn, tác giả là Strogatz."

Không biết tên tiếng Trung của ông ấy dịch như thế nào.

"Hồn đồn[note66363] là cái gì? Là vật lý à? Sao trong sách toàn vẽ đồ thị hàm số vậy."

Tôi không định kể cho con bé nghe câu chuyện sáo rỗng về con bướm ở rừng nhiệt đới Amazon, trực tiếp mở laptop gõ vào vài từ.

"Lorenz... system... attractor..."

"Cái gì đây, đẹp quá."

Trên màn hình là Lorenz attractor[note64286] trong không gian pha (x, y, z), những đường kẻ màu xanh lam sáng với độ dày khác nhau dày đặc phác họa thành hình dạng giống như con bướm, mang một vẻ đẹp tinh xảo tỉ mỉ giống như đồng hồ cơ.

Lorenz ở đây là người Mỹ Edward Norton Lorenz[note64287], không phải là Hendrik Antoon Lorentz, người Hà Lan đã đưa ra phép biến đổi Lorentz mà mọi người đều biết.

"Em học đạo hàm rồi chứ, lớp 11 rồi mà." Tôi lấy một tờ giấy nháp viết ra ba phương trình của hệ Lorenz.

"Ba phương trình này tạo thành một thứ gọi là "hệ động lực". Chúng ta muốn nghiên cứu xem ba giá trị x, y, z thay đổi như thế nào theo thời gian t, thì cần vẽ quỹ đạo của chúng trong không gian (x, y, z), không gian này gọi là không gian pha."

Con bé rõ ràng là không hiểu, ngồi xếp bằng đặt cuốn sách lên chân, thấy vậy tôi lập tức chộp lấy cuốn sách. Dù sao cũng là mượn của thầy, nếu bị con bé làm hỏng thì phiền phức lắm.

"Đây là... toán học à, cứ như là giải phương trình ấy."

"Ba phương trình bốn biến độc lập thì không giải được. Chúng ta chỉ có thể mô tả quỹ tích của điểm P(x, y, z) theo thời gian t." Tôi giơ cuốn sách lên làm động tác ngửi từ xa, thực ra chẳng có mùi gì.

"Chân anh mới hôi đấy!" Con bé định ngồi dậy đá tôi, bị tôi một tay giữ chặt hai chân ấn xuống.

Từ xa vọng đến tiếng mèo kêu meo meo yếu ớt, một chú mèo li hoa tròn vo bay ra khỏi tủ âm tường. Đó là Buster, con mèo nhà chúng tôi nuôi, từ lúc đến nhà bà nội, nó cứ trốn trong tủ quần áo ngủ.

Hình như vừa rồi chúng tôi làm nó thức giấc.

Buster nhẹ nhàng nhảy lên giường, cuộn tròn giữa hai chân Phương Tuyết, tôi nhân cơ hội buông tay đang giữ chân con bé ra.

"Nếu căn phòng ngủ này là không gian pha, em có thể coi như trên đầu chúng ta có một con bướm giống như trên máy tính. Con bướm này giống như một đám sương mù trôi nổi trong không trung, nó chính là attractor của hệ Lorenz."

"Sao nó lại trôi nổi được vậy?" Phương Tuyết nghịch nghịch móng chân trắng của Buster.

"Đây là... do chính dạng của bản thân hệ phương trình quyết định. Em có thể tưởng tượng điểm P(x, y, z) là một quả bóng bàn, chúng ta ném quả bóng đó từ bất kỳ vị trí nào trong căn phòng này, nó sẽ luôn rơi vào trong con bướm này, giống như bị một bàn tay vô hình nào đó nắm lấy vậy."

Chú mèo con bắt đầu kêu gừ gừ, sự chú ý của con bé đã hoàn toàn không còn đặt trên người tôi nữa.

"Đối với hệ thống thể hiện "hỗn độn", quả bóng bàn sẽ xuất hiện ở vị trí nào trong attractor này là không thể đoán trước được, theo thời gian trôi qua, nó sẽ không ngừng xoay chuyển bên trong..."

Cuộc thảo luận của những người lớn bên ngoài dần lắng xuống, cả hai chúng tôi đều nghe thấy tiếng bước chân ở cửa phòng ngủ, vội vàng trở lại tư thế ngồi cùng nhau trước bàn học.

Người mở cửa là dì ba tôi, chắc dì đến gọi chúng tôi ra ngoài ăn cơm.

"Cơm tất niên xong rồi! Ôi chao, hai đứa học hành chăm chỉ thế. Phương Tuyết, mau đi tất vào kẻo bị cảm đấy. À đúng rồi, Thành Thành, cháu dạy em gái cháu kỹ cái gì mà "cảm ứng điện từ" ấy, nó cứ học mãi không hiểu..."

Lúc ăn cơm tất niên, tôi đứng lên ghế chụp ảnh toàn cảnh bàn ăn, rồi vội vàng gửi cho Ngải Bích Thủy.

Ghi chú

[Lên trên]
Tập Mandelbrot là một tập hợp các điểm nằm trong mặt phẳng phức, với tập hợp bổ sung của nó có dạng fractal. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_h%E1%BB%A3p_Mandelbrot
Tập Mandelbrot là một tập hợp các điểm nằm trong mặt phẳng phức, với tập hợp bổ sung của nó có dạng fractal. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_h%E1%BB%A3p_Mandelbrot
[Lên trên]
Lorenz attractor là một tập hợp các nghiệm hỗn loạn của hệ Lorenz. Thuật ngữ "hiệu ứng cánh bướm" trong truyền thông đại chúng có thể bắt nguồn từ các tác động thực tế của Lorenz attractor, cụ thể là những thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu tiến hóa thành các quỹ đạo hoàn toàn khác nhau. Điều này nhấn mạnh rằng các hệ thống hỗn độn có thể hoàn toàn xác định và vẫn không thể dự đoán được trong thời gian dài. Ví dụ, ngay cả một động tác nhỏ của cánh bướm cũng có thể đặt bầu khí quyển của Trái Đất trên một quỹ đạo hoàn toàn khác, trong đó chẳng hạn một cơn bão xảy ra ở nơi mà nếu không thì nó sẽ không xảy ra (xem Saddle point). Hình dạng của chính Lorenz attractor, khi được vẽ trong không gian pha, cũng có thể được nhìn thấy giống như một con bướm. https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/13/A_Trajectory_Through_Phase_Space_in_a_Lorenz_Attractor.gif
Lorenz attractor là một tập hợp các nghiệm hỗn loạn của hệ Lorenz. Thuật ngữ "hiệu ứng cánh bướm" trong truyền thông đại chúng có thể bắt nguồn từ các tác động thực tế của Lorenz attractor, cụ thể là những thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu tiến hóa thành các quỹ đạo hoàn toàn khác nhau. Điều này nhấn mạnh rằng các hệ thống hỗn độn có thể hoàn toàn xác định và vẫn không thể dự đoán được trong thời gian dài. Ví dụ, ngay cả một động tác nhỏ của cánh bướm cũng có thể đặt bầu khí quyển của Trái Đất trên một quỹ đạo hoàn toàn khác, trong đó chẳng hạn một cơn bão xảy ra ở nơi mà nếu không thì nó sẽ không xảy ra (xem Saddle point). Hình dạng của chính Lorenz attractor, khi được vẽ trong không gian pha, cũng có thể được nhìn thấy giống như một con bướm. https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/13/A_Trajectory_Through_Phase_Space_in_a_Lorenz_Attractor.gif
[Lên trên]
Edward Norton Lorenz là một nhà toán học và khí tượng học người Mỹ, người đã thiết lập cơ sở lý thuyết về khả năng dự đoán thời tiết và khí hậu, cũng như cơ sở cho vật lý khí quyển và khí tượng học hỗ trợ máy tính. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập ra lý thuyết hỗn loạn hiện đại, một nhánh toán học tập trung vào hành vi của các hệ thống động lực học rất nhạy cảm với các điều kiện ban đầu.
Edward Norton Lorenz là một nhà toán học và khí tượng học người Mỹ, người đã thiết lập cơ sở lý thuyết về khả năng dự đoán thời tiết và khí hậu, cũng như cơ sở cho vật lý khí quyển và khí tượng học hỗ trợ máy tính. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập ra lý thuyết hỗn loạn hiện đại, một nhánh toán học tập trung vào hành vi của các hệ thống động lực học rất nhạy cảm với các điều kiện ban đầu.
[Lên trên]
ở đây là bánh nướng chảo Thành Đô
ở đây là bánh nướng chảo Thành Đô
[Lên trên]
từ này dịch nghĩa ra là mì vằn thắn :))
từ này dịch nghĩa ra là mì vằn thắn :))
Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận