• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Trần triều du lãm - Tập I

Chương 4.1: Buổi học

0 Bình luận - Độ dài: 3,375 từ - Cập nhật:

Từ nhà của Trần Minh đến lớp học không quá xa. Cậu đi bộ chỉ tốn khoảng hai phần ba khắc là sẽ tới nơi.

( Đầu giờ chiều có khác, nắng ơi là nắng! )

Mặt Trần Minh vã hết cả mồ hôi khi đi ngoài đường. Dù lần này cậu đã trang bị thêm ô. Nhưng lúc này trời không một gợn gió nên Trần Minh thấy rất nực.

Lần này thì Trần Minh không thích thú gì việc rảo bước trên con đường làng để tới lớp học. Vì lúc này là khoảng giữa giờ Mùi vào buổi chiều, lúc mà mặt trời lên cao và thật sự rất nắng nóng. 

“Trời như thế này mà không có cái ô thì chắc mình thành gà nướng!”

( Thật sự đội ơn ca ca Tiêu Sơn )

Cậu ta buộc chặt túi nải đựng sách vào vai.

“Được rồi, để mình chạy một mạch đến lớp!”

Dù Trần Minh không nắm rõ đường xá. Nhưng nhờ việc lúc sáng cậu đã hỏi rõ địa chỉ nhà thầy là ở gần chợ trung tâm của xã. Nằm ngay trên con đường làng này nên việc tìm đến đó là khá dễ dàng.

Trần Minh cắm đầu cắm cổ phi một mạch theo con đường làng này.

Vì cậu không muốn ở dưới cái nắng gay gắt và sự nóng nực này thêm một phút giây nào nữa.

“Hộc, hộc,... cuối cùng thì cũng đến…, hộc hộc,...“

Bình thường đi bộ sẽ mất khoảng hai phần ba khắc, nhưng cậu đã cố gắng hết sức để chạy đến đây nên chỉ mất đâu đó chưa đến phân nửa thời gian. Trần Minh chạy nhanh như bị ma đuổi. Thậm chí một vài người đi đường còn tưởng cậu chạy trốn vì bị dọa đánh.

Trần Minh lúc này mệt bở hơi tai. Cậu ta đứng thở hồng hộc ngay trước cửa lớp.

“Ô kìa, hôm nay trò không vắng học nữa ta thực sự rất ngạc nhiên đấy!“

Người vừa nói xong là Chu Khiêm, một người thầy có tiếng không chỉ trong vùng này mà cả huyện này ai cũng biết.

Ông là một người thầy rất có tài khi bao nhiêu đời quan của huyện hay thậm chí là quan trong triều đình đều đã từng qua bàn tay dạy dỗ của ông. Trong đó có cha của Trần Minh. 

Khi còn làm việc ở triều đình. Chức vụ của ông đã từng đạt đến Hàn Lâm viện học sĩ phụng chỉ (翰林学士奉旨). Nhưng bây giờ thì ông đã có tuổi nên ông đã xin thoái lui và về quê hương - tức xã này để dạy học.

Không chỉ có tài mà ông còn có cả sự đức độ, khi mà ban ngày thì ông dạy chữ cho các nho sĩ và con cái giới có điều kiện, còn ban đêm thì ông dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo ở khu vực xung quanh đây. Chính vì vậy mà ông được nhiều người yêu quý mà gọi với một biệt danh thân thuộc hơn là Hiền Sư.

Ông cũng rất quan tâm học trò của mình khi mỗi lần Trần Minh trốn học, ông đều đến tận nhà để hỏi thăm cha mẹ của cậu và đó là mỗi lần cha mẹ của thằng nhóc ham chơi phải cúi đầu xin lỗi rối rít nhưng không tìm ra biện pháp xử lý nào khác. 

Chính vì vậy, lần này khi thấy cậu đi học, lại còn đem theo sách vở đầy đủ làm Chu Khiêm vô cùng bất ngờ.

“Chào thầy em mới đến ạ.“

“A!, Trần Minh đi học rồi kìa!“ 

Tiếng của mọi người trong lớp vang lên thích thú và ngạc nhiên, trong đó có cả nhóm bạn của của Trần Minh. Họ đã đến sớm hơn cậu một lúc và đã vào bên trong lớp ổn định chỗ ngồi.

“Được rồi, trò vào lớp ngồi đi“ - Chu Khiêm nói

Trần Minh bước vào bên trong lớp học, bên trong tương đối rộng rãi, đủ chỗ cho khoảng bốn mươi học sinh ngồi thoải mái.

Mỗi chỗ ngồi có một cái bàn và một cái ghế nhỏ bằng tre để học sinh có thể ngồi và để sách lên đó. Phía chính diện của căn phòng là một cái bàn lớn để một chồng sách trên đó, có cả mấy cục mực mài và mấy cái bút lông để viết chữ lên giấy nữa. 

( Lớp học rộng quá đó chứ, để mình tìm chỗ ngồi nào… )

Do cậu đến lớp ngay sát giờ vào học, nên gần như tất cả chỗ ngồi đã hết sạch. Cậu vẫn loay hoay đảo mắt khắp lớp học để tìm chỗ ngồi cho mình. 

“Ở đây còn một chỗ ngồi này!, lại đây Trần Minh!“ - Uyển Linh gọi cậu 

Quả thật ngay bênh cạnh Uyển Linh còn một chỗ ngồi trống, Trần Minh vui vẻ tiến lại đó ngồi và không nghĩ ngợi gì nhiều. Cậu ngồi xuống, đặt túi vải đựng sách vở của mình lên bàn.

“Quả thật huynh đã giữ lời hứa muốn thay đổi bản thân và đã đi học rồi.“ - Uyển Linh vui vẻ nói

“Lẽ dĩ nhiên thôi, ta đã quyết tâm rồi mà.“

Hai người cứ nói chuyện với nhau rất vui vẻ, mọi người thì bàn tán xì xào còn Văn Hải lại muốn bày trò nghịch ngợm nào đó để phá đám cho vui thì bị Thế Dũng ngăn lại. 

Lí do mọi người bàn tán với nhau thì nhiều lắm. Nào là bỗng dưng tên con trai hống hách ham chơi của tri huyện lại đi học trở lại, đã vậy còn trò chuyện rất vui vẻ với Uyển Linh - một người con gái xinh đẹp được rất nhiều bạn bè trong lớp để ý và cảm ái (trong đó có cả thằng bé Trần Minh).

Dù chỉ mới tám tuổi, độ tuổi mà vẻ đẹp của một cô gái còn chưa phải là quá nổi bật nhưng Uyển Linh đã rất thu hút những nam tử xung quanh. Chắc chắn sau này cô gái ấy sẽ còn xinh đẹp hơn nhiều lần nữa. 

Một số đứa trong lớp đang tỏ vẻ rất ghen tị với Trần Minh vì không phải ai cũng dám tiếp cận Uyển Linh. ẫu sao cô cũng là con gái của chủ bạ huyện - chỉ dưới chức tri huyện cha của Trần Minh.

Mọi người vẫn xì xáo bàn tán thêm một hồi nữa.

“Trật tự nào các trò, bây giờ chúng ta vào học thôi!“

Chu Khiêm nói to, tất cả mọi người sau đó yên lặng và bắt đầu buổi học. 

Buổi học hôm nay chủ yếu là dạy viết một số chữ Nôm có nhiều nét và độ khó cao đồng thời là học và phân tích ý nghĩa một số bài thơ do các đời vua Trần trước viết.

“Bây giờ ta sẽ đọc bài thơ, các trò hãy viết ra giấy!”

“Ta sẽ đi từng người một và kiểm tra nét chữ, ai chữ đẹp nhất sẽ được thưởng!”

Nghe tới việc được thưởng, đám học sinh nháo nhào lên thích thú. Chúng mặt mày nghiêm chỉnh, tay để gọn gàng lên bàn và đưa từng nét bút theo những câu thơ mà Chu Khiêm đọc.

"Chân tâm chi dụng,                                    "Dụng của chân tâm

 Tinh tinh tịch tịch.                                        Thông minh tịnh mịch

 Vô khứ vô lai,                                                Không đến không đi    

 Vô tổn vô ích.                                               Không tổn không ích

 …                                                                   …

 Bất khả đạc lượng,                                       Chẳng thể đo lường

 Toàn vô tung tích.                                        Không còn tung tích

 Kim nhật vị quân,                                         Nay trẫm vì ngươi

 Phân minh phẫu phách."                              Phân tường minh bạch"

( Bản Hán Việt )                                             ( Bản dịch thơ )

Đây là bài thơ Chân tâm chi dụng của vua Trần Thánh Tông. Là một bài thơ sử dụng từ ngữ không quá khó nhưng lại có sự liệt kê liên tục các từ ngữ nên vẫn sẽ có độ khó cho những người mới đọc lần đầu và những học sinh kia cũng không ngoại lệ. 

Đây là một bài thơ do vua Trần Thánh Tông sáng tác với mong muốn, khát vọng về  “chân tâm“.

Nhưng khái niệm “chân tâm“ là một thứ nằm ngoài phạm vi hiểu biết của những đứa trẻ kia và vốn dĩ Chu Khiêm cũng chỉ muốn sử dụng bài thơ này để dạy chữ cho học trò của mình chứ không phải để giảng về ý nghĩa của nó.

( Bài thơ này cũng không quá khó hiểu về cách sử dụng từ, nhưng chính cái ý nghĩa cốt lõi của bài thơ mới là điều khó để lĩnh hội )

Lúc này tuy Trần Minh chưa viết xong bài thơ hẳn, nhưng cậu đã có những thắc mắc của riêng mình. Và cậu quyết định sẽ hỏi thầy.

“Thưa thầy! Em có một thắc mắc!”

“Được rồi, em hãy trình bày thắc mắc của mình đi.”

“Thưa thầy, “chân tâm“ mà hoàng đế Thánh Tông đề cập đến trong tác phẩm có phải là một cái tâm chân thực, đã cởi bỏ được mọi vọng tưởng, phiền não, phục hồi được bản tính vốn có của chúng sinh từ đó mà thanh tịnh và sáng suốt đúng không ạ?.“

( Đây là định nghĩa mình biết về “chân tâm“ theo tài liệu Phật pháp thời hiện đại, không biết thầy ấy sẽ giải thích như thế nào? ) 

Trần Minh hỏi Chu Khiêm trong sự tò mò. Bản tính tò mò về những điều thuộc về lịch sử sẵn có bên trong một nhà lịch sử học đã trỗi dậy. 

Chu Khiêm đứng sững lại một khoảnh khắc vì câu hỏi vừa rồi của Trần Minh. Ông phải thực sự toát mồ hôi hột vì câu hỏi nhưng đã kiêm luôn câu trả lời vừa rồi của cậu.

“Này Trần Minh, đã nghỉ học liên tục rồi đến bây giờ đi học lại hỏi linh tinh cái gì đấy?“

Giọng điệu đầy sự mỉa mai xen lẫn sự tức giận đó là của một bạn học khác trong lớp. Tạm gọi là A

( Gì đây? Sao lại tỏ thái độ đấy với câu hỏi của mình? )

Tên đó hình như vì ghen tị với Trần Minh do có vẻ thân thiết với Uyển Linh nên đã nhân cơ hội để buông lời mỉa mai Trần Minh để hạ thấp danh dự cậu ta. 

“Mọi người thấy ta nói có đúng không?” - Tên học sinh A đó vỗ ngực nói lớn trước mặt mọi người.

Lúc đó mọi người có người thì cười phá lên, có người thì tức giận trước lời nói mỉa mai thiếu hiểu biết của cậu bạn đó. 

Học sinh trong lớp này tất cả đều là con nhà có điều kiện ăn học, nên hiểu biết cũng sẽ là hơn những đứa trẻ bình thường. 

Việc bỗng dưng Trần Minh có một câu hỏi rất khó và thú vị với thầy giáo đã làm cho những người bạn cùng lớp cũng tò mò và muốn biết câu trả lời.

“Ngồi xuống đi đồ ngốc! Không có ai tán thành ngươi đâu!” - Một cậu học sinh khác tức giận nói với cậu học sinh A.

“Đúng rồi đó! Ngồi xuống và trật tự đi A!” - Tiếng la ó của rất nhiều người như muốn chỉ trích A

Lý do vì sao mà mọi người lại phản ứng như vậy với A? Chúng cũng đã từng nghe đến khái niệm “chân tâm“ nhưng không biết rõ được ý nghĩa của hai từ đấy. 

Đến cả cha mẹ chúng còn không rõ. Vì vậy khi mà cậu bạn đó buông lời mỉa mai với câu hỏi của Trần Minh, chúng thể hiện thái độ tức giận là dễ hiểu.

“Các trò trật tự!, cả trò kia nữa, không được tỏ thái độ thiếu tôn trọng bạn bè!“ - Chu Khiêm cau mày nghiêm nghị nói với cả lớp

Cả lớp lúc này đã yên lặng. Trần Minh và cậu bạn A đó ngồi xuống. Nhưng có vẻ mặt của cậu bạn A đó đang rất tức giận và mang cả sự nhục nhã vì bị cả lớp dè bỉu.

“Trần Minh, câu hỏi của trò thực sự rất hay!, nó không giống như một câu hỏi mà là một câu trả lời có sự bao quát rộng và tương đối đầy đủ về khái niệm “chân tâm“ !“

“Ta thực sự rất ấn tượng về trò đấy!”

Lúc này mọi người đều vỗ tay thán phục trước màn đối chất vừa rồi của Trần Minh và thầy giáo. 

Trần Minh cảm thấy đây là một cơ hội rất tốt để hỏi thêm về những bài thơ. Cậu chắc chắn sẽ được mở mang thêm những kiến thức mà có thể cậu chưa biết từ lúc còn ở thời hiện đại.

( Sẵn mình đang đem theo cuốn sách tập thơ Trung Hoa ở đây, để mình hỏi thử luôn. )

Trần Minh lật lật vội quyển sách đến trang mình cần tìm.

( Đây rồi! )

“Thưa thầy, em muốn hỏi tiếp một câu ạ!“

“Trò còn muốn hỏi thêm điều gì?”

“Sàng tiền minh nguyệt quang

 Nghi thị địa thượng sương

 Cử đầu vọng minh nguyệt

 Đê đầu tư cố hương.“

 “Bài thơ Tĩnh dạ tứ của nhà thơ Lý Bạch nổi tiếng vào thời thịnh Đường này có một chi tiết mà em còn thắc mắc. Chính là chữ tứ trong nhan đề của bài thơ ạ.”

“Theo những gì mà em biết, có một số dịch bản khác là Tĩnh dạ tư. Vậy cách dịch nào đúng hơn ạ?“

Đương nhiên Trần Minh đã biết câu trả lời. Nhưng cậu vẫn sẽ hỏi thử, dẫu sao thì bài thơ này cũng rất phổ biến ở không chỉ ở thời phong kiến mà thời hiện đại cũng được rất nhiều người biết đến.

Một lần nữa câu hỏi của Trần Minh phải làm cho Chu Khiêm phải toát mồ hôi để suy nghĩ câu trả lời. 

Tĩnh dạ tứ là một bài thơ rất phổ biến, hay được dùng để dạy đọc chữ Hán cho trẻ em thời xưa và ở thời hiện đại nó cũng được đưa vào chương trình giảng dạy vì dễ học, dễ thuộc và ý niệm sâu xa của tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.

Tuy nhiên để phân biệt “tứ““tư“ ở nhan đề lại không phải vấn đề dễ dàng. Vì nghĩa của chúng khi đọc và hiểu khái quát thì khá giống nhau, nhưng khi nghiền ngẫm lại thấy những sự khác nhau rõ rệt.

Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tranh cãi từ nhiều phía nên để tên bài thơ là Tĩnh dạ tứ hay Tĩnh dạ tư. Đến thời hiện đại thì đều công nhận cả hai cái tên nhưng tên Tĩnh dạ tứ phổ biến hơn. 

Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có quy mô khá lớn so với một học sinh chỉ mới tám tuổi đã đưa Chu Khiêm cùng với bạn bè trong lớp được thêm một phen bất ngờ.

“Câu hỏi lần này của trò cũng rất hay! Theo quan điểm của ta thì ta thích cái tên Tĩnh dạ tứ hơn, vì chữ “tứ“ bao hàm nhiều nghĩa và khía cạnh hơn chỉ là nỗi nhớ đơn thuần là chữ “tư”. Từ đó mới thể hiện được nhiều khía cạnh hơn trong nỗi nhớ quê hương của nhà thơ Lý Bạch.“

( Câu trả lời này khá giống với cách các nhà thơ hiện đại giải thích, thầy ấy đúng là có tư duy vượt thời đại, vì thời điểm phong kiến này người ta công nhận chữ “tư” nhiều hơn )

Mọi người cảm thấy rất ngạc nhiên về Trần Minh, có điều gì đó thôi thúc họ không được phép thua cậu ấy, và rồi bắt đầu có nhiều bạn giơ tay hỏi nhiều câu hỏi hơn. Buổi học hôm ấy thực sự rất sôi nổi, khác hẳn không khí trang nghiêm và tĩnh lặng của những buổi học trước đây. Uyển Linh cũng thích thú mà hỏi bài cậu liên tục

Không ngờ huynh lại am hiểu rộng như vậy đấy! Vậy mà bấy lâu nay không cho muội biết mà chỉ suốt ngày đi chơi“

Uyển Linh bất giác hơi bĩu môi, cau mày nhẹ và hai gò má như phồng nhẹ lên tỏ vẻ hơi giận vì không biết điều này về Trần Minh trước đây, nếu Uyển Linh biết sớm hơn thì đã có thể nhờ cậu giảng bài mà không mất công đi xa đến tận nhà thầy nhờ thầy giảng giải.

Nhưng Trần Minh cảm thấy vẻ mặt đó hơi… đáng yêu?, không có vẻ gì là một khuôn mặt của sự hờn dỗi. 

“Được rồi! Nếu các trò không còn câu hỏi gì thì tiếp tục viết bài thơ của hoàng đế Thánh Tông lúc nãy còn đang dang dở đi!”

“Đúng một khắc nữa ta sẽ thu bài! Ai mà không nộp bài thì ta sẽ phạt!”

Sự sôi nổi của lớp lúc này biến mất hẳn. Cả lớp lúc này đã yên lặng và tập trung viết để nộp bài.

Trần Minh lúc này lại cặm cụi viết tiếp bài thơ. Sau một lúc, cậu đã viết gần xong, chỉ còn một dòng cuối nữa là hoàn thành.

( Chết dở? Hết mực rồi! )

Do không biết cách dùng mực mài hợp lý, chưa kể đến việc nó cũng đã gần hết từ trước. Trần Minh mài mực rất tốn dẫn đến việc dù chỉ mới viết gần hết một bài thơ mà đã hết luôn cục mực.

Trần Minh lúc này thò tay vào túi nải để tìm cục mực dự phòng.

( Không có cả mực dự phòng??? )

Trần Minh lúc này hí ha hí hoáy mãi mà không tìm ra cục mực dự phòng. Cậu lúc này chỉ biết tự trách mình vì đã không chu toàn. Dù cậu có một nền tảng kiến thức rất sâu rộng nhưng lại hay quên mấy chuyện cỏn con.

“Có chuyện gì vậy huynh?”

Uyển Linh vì thấy điệu bộ tìm đồ hí ha hí hoáy của Trần Minh nên đã thắc mắc.

“Ta quên đem theo mực dự phòng rồi…”

“Đây! Huynh cầm đi!”

Uyển Linh lúc này cho Trần Minh mượn cục mực của mình. Nó còn hơn phân nửa và chừng đó là dư sức để cậu có thể viết tiếp phần còn lại của bài thơ.

Nãy giờ vì quá say mê vào việc hỏi đáp với thầy giáo mà Trần Minh không chú ý quá nhiều đến Uyển Linh. Uyển Linh lúc này lấy tay trái của mình từ từ vén tóc để lên vành tai trái nhằm không để những lọn tóc dài ấy làm vướng víu khi cô ấy viết.

“Chà… Chữ muội công nhận rất đẹp!”

Trần Minh bây giờ mới để ý được chữ của Uyển Linh rất đẹp. Nét nào ra nét đấy. Những con chữ ấy rất mềm mại. Chúng có một vẻ đẹp rất tinh tế và thanh tao và điều đó khiến Trần Minh phải ngạc nhiên.

( Chả bù cho nét chữ cứng ngắc của mình… )

Dù ở thời hiện đại Trần Minh đã đạt được chứng chỉ HSK 6 của tiếng Trung và nhiều giải thưởng về nghiên cứu chữ Nôm. Nhưng nét chữ của một nhà lịch sử học thì rất cứng. Giống như là một văn bản đánh máy hơn là chữ viết tay.

“C-cảm ơn huynh…”

Uyển Linh hơi ngại ngùng trước lời khen của Trần Minh. Nhưng cô vẫn tiếp tục viết vì chỉ còn vài chữ nữa là xong bài thơ.

Trần Minh lúc này cũng không nói gì thêm. Cậu tiếp tục mài mực và viết bài thơ còn dang dở.

Và buổi học ngày hôm ấy đã trôi qua rất suôn sẻ….

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận