• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Vào truyện

Chương 2. Chiếc nhẫn cỏ

0 Bình luận - Độ dài: 17,138 từ - Cập nhật:

. 0 .

Những tháng ngày như thế liên tục lặp lại cho đến khi mùa hạ chấm dứt. Những ngày vui chơi dài, những buổi trưa tại khu vườn ấy, hay tại khoảng sân trước nhà tôi. Ở đó đã là muôn màu muôn vẻ, muôn hành động diễn ra, cũng như muôn tiếng cười, tiếng nói của chúng tôi.

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Dù đi học lại, nhưng những lần tụ họp kia vẫn sẽ diễn ra. Những hành động vui chơi không còn gói gọn bên trong mảnh vườn bé xíu, đầy cây cối che bóng mát. Đi học sẽ có bạn bè và khoảng sân rộng lớn hơn. Mọi hành động sẽ diễn ra ở những nơi như thế. Trong binh đoàn tí hon chỉ có tôi, Chuột và Thương dường như sẽ học chung trường với nhau. Chuột vừa mới nhập học vào trường, còn tôi và Thương sẽ chung khối. Tí và Ken vẫn còn đang học ở trường mầm non.

. 1 .

Hôm sau chúng tôi bắt đầu lên trường để nhận lớp. Tôi đi cùng với Chuột, Thương thì do mẹ cô ấy chở. Trường không xa lắm. Cổng trường nằm trên một con dốc đổ xuống, bên trong đã có biết bao nhiêu là học sinh, khoác lên mình bộ đồng phục trắng tinh. Sân trường nháo động và đông vui như là cả một dịp hội lớn. Thương là học sinh mới, còn tôi thì đã quá quen với lớp và trường rồi. Ngay cả hai sẽ học chung khối ba, còn về phần lớp thì tôi không thể đoán trước được. Những thành viên của binh đoàn tí hon đã thống nhất rằng.

“Ra chơi tất cả mọi người sẽ tập trung với nhau ngoài căn tin, cùng nhau mua quà vặt. Song sau đó tùy theo mọi chuyện diễn biến như thế nào thì mới tách nhau ra sau.” 

Mẹ Thương dẫn tôi và Thương vào trong hàng. Một hàng dài đầy những học sinh đồng trang lứa, những bạn bè trạc tuổi nhau, đồng tuổi với cả tôi và Thương.

Những hàng dài như thế này đợi những cô chủ nghiệm đọc tên và đi thẳng theo một hàng vào lớp.

Tôi mong là mình sẽ quay lại học chung và quay lại cùng lớp cũ với đám bạn, những thứ đã từng quen.

. 2 .

Thương sẽ học chung lớp với tôi. Tuy không cùng chỗ đứng với nhau, chúng tôi bị gọi tên từ một cô chủ nhiệm. Cùng chung xếp hàng và bắt đầu đi vào lớp.

Căn lớp trống không, những bàn học và những chiếc ghế được sắp xếp ngay ngắn, sạch sẽ. Một phần có thể hiểu đó là cả một thành quả lao động dọn dẹp từ những buổi cuối hè. Bảng đen láng bóng không một nét chữ. Những tấm màn được vén lên cạnh vào bên ô cửa sổ, để cho những ánh sáng của buổi sớm mai rọi thẳng xuống nền nhà một màu vàng dịu nhẹ, cũng như không chói lóa lắm.

Những người đầu hàng là những người vào phòng học trước tiên. Họ tự chọn bàn ghế theo ý thích, ngồi cùng với những người bạn đã quen từ trước đó. Vẫn có người cố tình riêng lẽ ngồi riêng một bàn đôi. Phần đó thì chiếm cơ số ít.

Khi cả hàng đã vào lớp xong, các lớp xung quanh cũng thế.

Cô chủ nghiệm bắt đầu lên bục giảng. Cô tự giới thiệu về bản thân mình.

Rút lại những lại những lời sau đó, sau cùng.

“Ngày hôm nay chính là tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tiên.”

. 3 .

Tiết sinh hoạt lớp đầu tiên cứ thế bắt đầu.

Chỗ ngồi hiện tại vẫn đang là lộn xộn do chưa sắp xếp lại, vẫn còn những khoảng không, những bàn ghế trống lưng chừng ở khoảng giữa hàng ba và hàng tư. Tất cả thành viên trong lớp đều là từ lớp hai lên thẳng, chỉ có một vài thành viên lớp khác trộn vào. Riêng có Thương duy nhất là học sinh mới, cô ngồi ngay kề cạnh tôi.

Từng người, từng người đứng lên bắt đầu giới thiệu bản thân mình. Cô chủ nghiệm bắt đầu xếp lại chỗ ngồi. Thương vẫn ổn, vẫn đang ngồi cạnh tôi, chỗ cả hai vẫn chưa bị chuyển đi, chiếc bàn đôi nằm ngay giữa tổ hai. Cả hai đang lo cho Chuột kỳ nhập học đầu tiên của nó sẽ như thế nào khi vào ngôi trường mới, có bỡ ngỡ, bơ vơ hay lạc lõng hay không khi xung quanh là những người chưa quen biết, chúng tôi còn thắc mắc cả cô chủ nhiệm. Khi về tới nhà, chắc sẽ có nhiều câu để hỏi nó lắm. Thương làm quen với ngôi trường mới rất nhanh, với lớp cũng vậy, trên mặt chẳng thể hiện gì vẻ lo lắng cả. Cả lớp im lặng cho đến khi cô chủ nhiệm hoàn thành tất cả mọi thứ xong. Các chức vụ trong lớp đều sẽ được giữ như trước đó.

Khi hết tiết chúng tôi chạy ồ ra ngoài sân. Nhiều những học sinh trò chuyện với nhau sau lâu ngày mới gặp lại. Những nhóm khác tụ tập ngoài căn tin. Các dãy phòng tầng trệt luôn tập trung đông phụ huynh nhất, ở đó đều là những dãy lớp một.

Bấy giờ chưa phải là ngày học chính thức. Khoảng thời gian học chính thức sẽ sau đó khoảng một tuần.

. 4 .

Chúng tôi đợi Chuột cạnh hành lang của khối một, nơi đã rất nhiều phụ huynh học sinh đứng để xem con của mình. Khi Chuột ra chúng tôi mới bắt đầu về nhà.

Về tới nhà. Tí chờ sẵn đấy như đón chúng tôi từ đầu cửa. Bình thường Tí không ra sớm vậy, em mới còn học lớp chồi, còn Ken còn nhỏ hơn cả Tí nữa. Thương thì được mẹ cô chở vào nhà cô, phía trong căn hẻm nhỏ. Tôi không biết khi xong, Thương có thể tiếp tục cùng với binh đoàn tí hon được hay không. Tôi dùng ám hiệu, sẽ đợi cô ở mảnh vườn phía sau, nơi gần với nhà cô hơn, khi đó cô chẳng cần phải đi bộ ra tới ngoài đầu ngõ nữa.

Tôi thay đồ xong cùng với các thành viên còn lại của binh đoàn tí hon, theo linh tính đã mách bảo sẵn, chúng tôi bắt đầu tiến ra khu vườn đằng sau nhà. Cánh cổng tạm bợ ngăn cách mảnh sân trước với khu vườn ngoài kia, nhưng thực tế là để ngăn không cho những con vật nuôi thả đằng ấy có cơ hội được lẫn vào sân nhà. Khi cánh cửa đã được mở.

“Đứa nào đi sau sẽ phải đóng cửa.” Nghe xong lời ấy, binh đoàn tí hon đâu đâu ai cũng chạy qua. Dẫu vì lý do ấy nếu tôi qua trước, tuy nhiên dẫu trước hay sau tôi cũng sẽ đợi binh đoàn tí hon và cũng vì thế tôi luôn là người đóng lại cánh cửa đó.

Vẫn là băng ngang qua khu vực có đàn gà, đàn vịt được nuôi thả. Chúng đi lanh quanh trong khu vực bị giới hạn ngoài ấy, hoạt động thỏa thích mà không bị ngăn cản gì cả. Ngăn cách nơi đây với khu vực chúng tôi cần đến là một hàng rào thấp bằng lưới, chủ yếu làm các con vật trong ấy khó mà có thể vượt qua được. Qua đó và chỉ vài ba bước chân, chúng tôi đã đến nơi cần đến.

Khu vườn với những hàng cây chôm chôm che bóng mát, có căn liều chồi mà chúng tôi tự dựng lên bằng những nguyên vật liệu hết sức giản đơn như mọi mảnh vườn nào cũng có, những cành cây lớn, những ngọn dây leo úa tàn đi hoặc hay những tàu lá chuối xanh tốt.

Thương vẫn chưa qua, tất cả mọi người vẫn còn ở bên đây. Lại là với những hoạt động ưa thích của từng người. Khung cảnh gần như vẫn như vậy chẳng thay đổi tẹo nào, vẫn như lúc mùa hạ diễn ra.

Khi Thương đến lại khởi đầu bằng trò chơi cô dâu chú rể, kết thúc bằng trò chơi gia đình. Rồi lại muốn thì sẽ lặp lại trò chơi cô dâu chú rể. Cứ như thế.

Chúng tôi chỉ có một tuần tự do như những ngày hè thôi, sau một tuần đó, thứ hai của tuần tiếp theo, chính xác là lúc thực sự chúng tôi quay lại trường.

. 5 .

Những học sinh lớp một như Chuột không cần phụ huynh phải dẫn dắt nữa. Chúng tự mang cặp từ ngoài cổng chính vào đến đúng lớp của mình như đã tự quen với nề nếp. Ngoài ra, thứ chúng cần phải quen dần nữa, đó chính là bài tập thể dục giữa giờ, diễn ra vào mỗi đầu giờ ra chơi. Chúng tôi hồi đó cũng thế.

Vào sáng sớm binh đoàn tí hon lên trường trùng thời gian với nhau. Chúng tôi cùng Chuột, theo sự chỉ dẫn của nó, dẫn nó vào tới lớp của chính nó trước. Một phần là chúng tôi muốn biết nó học lớp nào, phần khác là chúng tôi làm theo những gì mà mẹ nó nói. Bà vẫn chưa yên tâm khi những ngày đầu nó mới bắt đầu đi học. Xong sau đó tôi cùng với Thương, cả hai mới bắt đầu đi lại lớp của mình.

Từ lớp nó, băng qua con đường bê tông xuyên giữa hai bên hàng cây bàng. Là tới dãy phòng học khối ba, dãy gồm có ba phòng học riêng lẽ, phía ngoài sau là bãi đất trống chứ không có thêm một dãy phòng học nào nữa. Chúng tôi vào phòng học thứ hai ngay giữa hai phòng học còn lại.

Bấy giờ vẫn chưa có ai đến, căn lớp bao trùng những khoảng không gian tối om, chỗ tối chỗ sáng, những chỗ tối là những chỗ màng cửa sổ chưa được kéo lại. Sáng chúng tôi học tại đây, nhưng sang đến buổi chiều nơi đây là phòng học dành cho những lớp khác chung khối với chúng tôi. Có thể do những tia nắng gắt của những buổi xới trưa chiếc màng mới được kéo lại.

Tôi với Thương đi vòng quanh những nơi ấy và kéo từng chiếc màng ra, để cho những ánh sáng bên ngoài có thể chiếu thẳng vào, mở cửa lên để vén màng gọn vào khe hở của cửa sổ.

Xong việc, chúng tôi để cặp tại chỗ ngồi của bản thân. Sau đó quay lại lớp Chuột, mang những đồ ăn sáng đã mua từ trước đó, binh đoàn tí hon bắt đầu xuống khoảng sân chính của trường, ngồi trên những chiếc ghế đá khuất sau những bồn cây, bắt đầu dùng bữa sáng ngay tại đó. Ngắm những dòng học sinh bắt đầu tới trường. Song vẫn còn chút ít thời gian. Chúng tôi quay về lớp, khi tiếng trống bắt đầu vang lên, từng dòng người bên ngoài sân cố chạy thật nhanh đến hàng lang trước lớp, bắt đầu xếp hàng ngay ngắn, theo hiệu lệnh của lớp trưởng và rồi từng tổ đi vào. Bắt đầu những tiết học đầu tiên.

. 6 .

Giờ ra chơi bắt đầu bằng một hồi trống dài. Chúng tôi bắt đầu tràn ra ngoài sân. Các em lớp một thì bị bắt giữ lại ngoài mặt sân chính, và lý do ở đây là dĩ nhiên, là bài thể dục đầu tiên. Theo hiệu lệnh từ phía trên, các em giống hàng ngay ngắn, song song với một vài hiệu lệnh nữa, các hàng xen kẽ nhau.

Chuột nó bị kẹt lại với lớp của nó, dĩ nhiên chẳng thể nào đi chung với chúng tôi được. Bấy giờ tôi và Thương cố gắng ra ngoài căn tin thật sớm, để mua những món quà vặt ăn, theo ý thích mà chúng tôi muốn. Một vài gói thạch dừa Minh Châu, mỗi gói một ngàn đồng cùng với trò chơi may rủi, may thì sẽ được trúng thêm một bịch thạch dừa nữa, thể tích thì tương tự vậy, tuy nhiên bao bì và phần thiết kế sẽ đẹp hơn, không thì dĩ nhiên là “chúc bạn may mắn lần sau” rồi. Nữa là bánh tráng trộn một ngàn cùng với bịch mì trẻ em, hai thứ đó trộn chung với nhau, còn có những bịch nước ngọt chế sẵn, mỗi bịch hai ngàn.

Sau khi mua những đồ mà chúng tôi muốn, chúng tôi ngồi ghế đá ngay cạnh khuôn viên trồng nhiều bông. Song sau đó, chúng tôi bắt đầu tách nhau ra.

Thương đi cùng những cô bạn đã làm quen được với mình. Có thể tất cả cùng nhau sẽ ngồi trò chuyện ở đâu đó ở gốc cây hay ghế đá. Hay cùng chơi nhảy dây…

Tôi sang khoảng sân nơi tập trung những bọn con trai trong lớp. Khi có đứa đã mua trái cầu bảy, tám ngàn gì đấy. Nó rủ cả bọn chơi chọi cầu, và tôi cũng tham gia.

Những em học sinh lớp một vẫn chưa thể tận hưởng được giờ ra chơi, những bài thể dục được tập đi tập lại nhiều lần, để chúng làm quen với động tác. Khi nào cho nhuần nhuyễn thì mới thôi.

. 7 .

Một tuần như thế, Thương làm quen với mọi chuyện rất nhanh. Bạn bè cô và cả ngôi trường này. Trông cô bấy giờ cũng chẳng phải học sinh mới chuyển đến, mà thay vào đó là những người đã quen với lớp với trường như tôi.

Chuyện với Tí và Ken và những trò chơi vẫn diễn ra bình thường như vậy. Tuy phần lớn thời gian hai em học ở trường mầm non, cả sáng lẫn chiều và chỉ được nghĩ có thứ bảy, chủ nhật.

Vào những ngày thứ bảy chủ nhật như thế là khoảng thời gian chúng tôi tập hợp ngoài khu vườn đó, dẫu có ít hơn trước. Mọi người vẫn thường xuyên tụ tập với nhau vào buổi tối, vào cái giờ mà sau khi ăn cơm xong. Chúng tôi bây giờ khác với trước kia, phần lớn thời gian chúng tôi dùng để học bài, tôi và Thương học nhóm với nhau. Khi cả hai đều là những người nằm trong nhóm có nét chữ đẹp nhất lớp, đều là những người được viết trên tường lớp. Tấm bảng phía sau chi chít những tờ giấy đôi chép những bài thơ hay bài văn trong sách giáo khoa, những mẫu xếp hình đẹp trong tiết thủ công, ngay cả là vườn hoa điểm mười vào những dịp hai mươi, tháng mười một. Chúng tôi vẫn thường thi thố với nhau vấn đề ấy. Bắt đầu rứt ra những tờ giấy đôi từ quyển tập cũ đã bỏ đi, cùng với những cây bút máy, cả hai bắt đầu cùng nhau chép một đoạn thơ bất kỳ trong sách giáo khoa rồi đem khoe với người lớn. Chúng tôi so đo đến từng thứ chi tiết như vậy.

Chữ Thương nhỏ hơn chữ tôi, nhiều lúc cô còn rèn được ra cả nét thanh nét đậm. Tập vở lúc nào cũng sạch, nhiều lúc tôi có phần ghen tị về vấn đề ấy.

Nhưng rồi tôi cũng bỏ qua và quên đi những chuyện bên trên.

. 8 .

Vài ngày sau, khối lớp một không còn phải tập những bài tập thể dục giữa giờ riêng lẽ một mình nữa. Cùng nghĩa với đó, Chuột được giải thoát ở những lần phải liên tục tập đi tập lại với những động tác kia. Bài thể dục giữa giờ diễn ra, nhưng diễn ra với toàn khối lớp học buổi sáng hiện tại, một nửa của khối ba, khối một và khối năm. Giờ ra chơi diễn ra, khi tiếng trống bắt đầu vang lên. Tôi và mọi học sinh khác bắt đầu chạy lại đứng trên những chấm đỏ được trên sẵn trên những thềm gạch bê tông, cả tên lớp ở phía đầu hàng.

Lớp ba vẫn chưa có đội sao đỏ, khi lên lớp bốn, năm việc sao đỏ ghi tên các hành vi, vi phạm là chuyện rất bình thường.

Sau khoảng gần năm phút thì bài tập thể dục sẽ chấm dứt. Một vài người đã sẵn sàng thật nhanh ra ngoài căn tin thật sớm để tránh việc căn tin sắp sửa sẽ đông lên. Hôm nay chúng tôi không có ý định để mua đồ vào căn tin. Thay vào đó chúng tôi sẽ bắt đầu đi xung quanh và khám phá ngôi trường mà mình đang học. Binh đoàn tí hon sẽ cùng nhau.

Từ khoảng sân chính, chúng tôi bắt đầu đi trên dọc con đường bê tông ra tuốt tuột tới ngoài sân sau. Mặt sân đất đầy những cụm cỏ dại, vài ngày sẽ có những chiếc lá bàng rơi. Theo sự phân công của từng lớp các anh chị lớn mà việc dọn dẹp bắt đầu. Hôm nay có vẻ như không có chuyện ấy diễn ra. Chúng tôi vòng qua đến mặt sân đất, xa hơn nữa. Rồi đi giữ thăng bằng trên những thành buồng bông. Bên trên là những tán lá phượng xen lẫn trong đó là cái nắng của khoảng thời gian gần đến buổi trưa.

Chúng tôi bắt đầu tiếp tục đánh một vòng để vòng về mặt sân lễ trước.

Nơi đây là chỗ thường xuyên được tụi nam lớp tôi chơi chọi cầu.

Đằng kia có đường tắt lên hành lang các khối lớp một, cạnh đấy là chiếc cầu thang lên tầng một, nơi mà các anh chị lớp năm đang học ở đó.

Chúng tôi ra đến mảnh sân kề cạnh cổng trường. Nơi này là một hoa viên nhỏ ở giữa có hồ cá và trồng súng. Chúng tôi túm tụm và bao quanh hồ cá ấy, ngắm nhìn những đàn cá bảy màu đang bơi lội bên dưới. Xung quanh có những chiếc ghế đá, tôi cùng Thương ngồi đó khoảng chừng hai ba phút. Khi Chuột, nó mãi ngắm xem cá bên dưới như thế nào, thỉnh thoảng nó còn vội vọc tay vô.

Xong sau cùng chúng tôi quay về lại lớp, gần kịp với giờ đánh trống vào học, chúng tôi xếp hàng và đợi theo hiệu lệnh của lớp trưởng.

. 9 .

Tôi vẫn muốn binh đoàn tí hon vẫn sẽ như thế dù cho có phải ép buộc những thành viên có đôi chút. Thương vẫn chơi chung với những cô bạn của mình, mặc kệ ý định của tôi có ra sao. Thương là Thương, và dĩ nhiên tôi chẳng có thể thay đổi ý kiến của cô ấy được. Dù sau chuyện đó vẫn theo tôn chỉ của binh đoàn tí hon đã đặt ra từ trước. Tuy vậy không biết vì sao tôi vẫn có ý định dõi theo và ngắm nhìn cô ấy nhiều hơn.

Tôi vẫn thường theo chân cô, dõi theo cô cùng các bạn cô đi mua đồ ngoài căn tin, ở các ghế đá hay đi xung quanh trường. Những lúc khi chơi cùng những nhóm bạn nam khác, mỗi khi cô đi ngang qua.

Chúng tôi không còn ganh đua nhau những việc đơn giản nữa, những buổi học nhóm vẫn diễn ra, nét chữ là thứ không phải để so đo, thay vào đó nó là một thứ gì đó để cả hai học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi quen nhau và bắt đầu dễ trở nên đồng cảm với nhau, trả lời những thứ mà cả hai không biết trong khi giải bài tập. Gần như diễn tròn vai cô dâu – chú rể hơn trong những buổi trưa chơi ở khu vườn trồng nhiều cây cối ở sau nhà. Rồi sau buổi trưa ấy, khi bầu trời trở nên ít nắng hơn, cô đã được cùng binh đoàn tí hon bắt đầu đi phiêu lưu bên ngoài ở con đường đất đỏ. Tất cả đều có xe đạp, nên không cần phải lội bộ nữa. Chúng nó cùng bọn tôi, tôi chở Thương và bây giờ tất cả bắt đầu đi phiêu lưu. Chúng tôi có thể dừng lại ở đâu tùy thích nếu thích.

Đã chạy xuyên qua khu vườn bé nhỏ đấy, chạy qua luôn nhà của Tí. Những đứa nhỏ chạy trước, còn chúng tôi theo sau. Binh đoàn tí hon đã vào tới khu vực mà nơi chúng tôi vẫn thường gọi là ruộng. Sắp tới chúng tôi sẽ được thả diều tại đây. Một thảm đất đỏ trải dài và rộng thênh thang, phía chỗ đường chính vô khu vực này là một khu vườn cao su. Chúng tôi dừng xe và bắt đầu đi bộ, dạo xung quanh nơi đây. Xa xa vẫn là những khóm cỏ lau đã nở xua xua theo chiều gió.

Một phần binh đoàn tí hon đã đi hết, chỉ còn tôi và Thương nén lại ở chỗ đậu lại những chiếc xe đạp. Chúng nó đã đi xa ơi là xa ra tận tới mép ruộng, hái những ngọn cỏ lau phấp phới trước gió, vẫn chưa có ý định muốn làm gì với chúng. Tiếng gió càng lúc càng rõ ràng hơn, đôi lúc làm bay nhẹ mái tóc của Thương. Bấy giờ tôi với cô mới bắt đầu đi dạo, về hướng tụi nhỏ đằng ấy. Những ngọn cây cũng đã bắt đầu lao xao theo những tiếng gió kia.

Bầu trời thoáng đãng ít mây, thoáng chốc cũng đã đi lại tới nơi mà các thành viên binh đoàn tí hon đều đứng.

“Hai anh, chị đi chậm quá đó.” Bọn nó hối chúng tôi, và dù gì thì chúng tôi đã tới.

Binh đoàn tí hon đều nhìn thẳng. Xa phía trước muôn trùng một màu xanh, xanh của những cánh đồng mạ non đến tận chân trời, màu xanh của cây cối xen lẫn trong đó là những ao hồ lầy lội.

Tí gom hết những nhành cỏ lau mà mọi người đã hái, nó đưa một nửa cho Thương và Thương nhận lấy những nhành cỏ lau đó.

Binh đoàn tí hon từ đó quay lại chỗ đậu những chiếc xe. Chúng tôi vẫn chưa muốn quay về, chúng tôi chạy xe đi tiếp ra lối tắt quay lại con hẻm kia, nhưng xa hơn một chút. Chúng tôi bắt đầu quay vòng về từ đây. Khi tới khu vực những cây cao su, chúng tôi dừng lại cho Tí và binh đoàn tí hon lượm những trái cao su, xen lẫn những chiếc lá vàng bên dưới mặt đất. Chúng khô và cứng và Tí gom chúng về để chơi.

. 10 .

Kể từ lần đầu tiên đó, binh đoàn tí hon không nhất thiết phải chơi ở một chỗ ở mảnh vườn nữa. Thương tham gia vào những cuộc phiêu lưu cùng với binh đoàn tí hon và càng lúc cô cũng hiểu thêm về những thứ xung quanh mà nơi cô đang sống. Khi thoảng cô có cùng với binh đoàn tí hon vào nhà những người họ hàng chơi, dẫu vẫn còn hơi ngại nhưng cô vẫn đang quen dần.

Hôm ấy bắt đầu nhiều gió hơn, chuyện gì đến cũng sẽ đến. Chúng tôi bắt đầu được mua những con diều, mỗi người, mỗi thứ, mỗi màu khác nhau. Chúng tôi bắt đầu tập trung tại nhà của Tí, nối những sợi dây diều với nhau, để chúng dài hơn. Cuộn chúng lại trong cuộn dây có tay cầm. Cột rút phần đầu vào phần thân diều, khi vừa mới mở bao bì ra. Mỗi người một việc, mỗi người đang tự lo cho những phần quan trọng như việc nối dây đấy. Tôi xong phải giúp Tí một tay, em nhỏ nhất trong binh đoàn tí hon. Xong, chúng tôi bắt đầu đi cùng với những người lớn, xách theo một bình nước đã chuẩn bị từ trước. Bắt đầu ra tới ngoài ruộng.

Bãi đất trống lúc này đã đông đủ nhiều người hơn. Bãi đất trống nơi chúng tôi vẫn thường gọi là ruộng ấy. Có những người mà chúng tôi quen biết, cũng có những người mà chúng tôi không quen biết. Có cả những người học chung lớp với chúng tôi, có cả những người ở khu xóm trong này, có cả những người từ những nơi khác đi tới. Dĩ nhiên là cùng với một mục đích như nhau, là để thả lên những con diều đầy đủ màu sắc lên bầu trời cao.

Đã có những con diều đã được thả lên đằng trước, những con diều đều được thả về hướng ruộng. ở những nơi ít cây cối và nhà cao tầng hơn thì sẽ đỡ chướng gió hơn. Với nơi đây ít những ngọn cây cao là một nơi hoàn hảo như thế.

Chúng tôi bắt đầu để những con diều dưới đất, ghim những nhành cây cứng vào cho con diều căng, thẳng ra. Tôi làm giúp Tí hộ luôn phần này, Thương cũng đã xong. Chuột chạy xung quanh với con diều, nó thả dây diều với một mức độ vừa đủ, nó nghĩ làm như thế thì khi con diều sẽ nhận được một lượng gió nhất định thì nó bay lên. Tuy nhiên nó lại không thả dây ra thường xuyên cho diều tăng độ cao hơn, để dần ổn định hơn ở trên không. Nó vẫn chạy nhiều vòng như vậy, sau khi diều của tôi, của Tí lẫn của Thương đã đều bay cao trên nền trời xanh kia rồi.

Tôi quấn dây diều vào một gốc cây gần đó và nhờ Thương giữ giúp. Cô đang ngồi gần đó, trong khi diều cô đã quấn dây vào thân cây gần cạnh.

Tôi bắt đầu giúp nó thả diều. Bắt nó cầm con diều ra ngoài khoảng cách vừa đủ, nâng con diều lên cao, tôi nói nó khi tôi đếm một, hai, ba nó phải bắt đầu thả con diều ra.

Theo hướng gió mà tôi đã định trước, theo nhịp đếm của tôi, nó thả con diều ra. Tôi giật dây diều thật mạnh để cố nâng con diều lên khoảng cao có gió. Và đúng theo dự kiến nó đã bay lên. Tôi thả dây ra và giữ ở khoảng cách trên bầu trời ổn định nhất cho nó. Xong tất cả mọi thứ tôi bắt đầu trả lại cho nó cuộn dây, nó bây giờ lại gần với nơi mà Tí với Ken đang đứng.

. 11 .

Cả một bầu trời bấy giờ đã đầy đủ màu sắc, diều cá mập màu đen có con màu xanh dương, diều phượng hoàng căng, nó bay đầm, phần đuôi duỗi thẳng ra và theo hình lượn sóng và cũng chính diều phượng hoàng là đầy đủ màu sắc nhất. Còn có những chiếc diều nhỏ hơn như diều bươm bướm, hay các nhân vật hoạt hình, còn có cả diều tự làm nữa.

Tất cả mọi người ở nơi đây đều ngắm nhìn lên một bầu trời cao xanh và đầy đủ màu sắc bởi những con diều đang bay. Càng nhiều người nhìn thấy cũng càng khiến cho nhiều người chở con của họ đến đây hơn. Nhưng càng nhiều người thả diều tập trung tại một nơi dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Dây diều căng và rất dễ quấn vào nhau, khi ở dưới thấp dù cách xa đến mấy, chuyện ấy vẫn xảy ra, gây rối vào nhau và nêu không gỡ ra kịp, một trong hai con diều sẽ nhanh chóng đáp xuống mặt đất. Nếu không là đứt dây, diều sẽ bay mất. Hay một phần khác diều sẽ dính vào những ngọn cây to, khiến việc lấy chúng cũng đã là một phần khó khăn rồi.

Mọi người thả diều cho đến khi đến buổi chiều muộn hay gần sập tối, hay đến lúc hoàng hôn vừa buôn, khi mà mặt trời sắp lặn. Từng người bắt đầu hạ độ cao của những con diều xuống dần dần, cho đến khi chúng xuống dần tới đất, cuốn phần dây thừa và tháo những thanh tre làm căng diều ra, để chúng vào giữa thân diều và cuộn chúng lại. Chúng tôi mang chúng trên tay, rời nơi gọi là ruộng đó, ra tiếp đến con hẻm đất đỏ. Nhưng ai trong binh đoàn tí hon cũng muốn quay lại đằng sau ngắm nhìn những con diều vẫn đang còn ở trên trời cao kia. Ai rồi cũng sẽ trở về nhà nấy.

. 12 .

Tầm khoảng một, hai tháng gì đấy, mới hết những chuỗi ngày mà mọi người thả diều. Bầu trời bây giờ không còn những thứ nhiều màu sắc như thế nữa. Dĩ nhiên cũng theo chuyện đó mà khu đất được gọi là ruộng ấy không còn những ai ghé thăm. Mọi chuyện vẫn quay lại vẫn như lúc ban đầu, chỉ có binh đoàn chúng tôi mới khi thoảng ghé ngang qua đó thôi, đó luôn là một địa điểm trong cuộc phiêu lưu của binh đoàn tí hon, có lẽ sẽ mãi mãi không tách rời.

Song song với đó là gần đến kỳ thi cuối kỳ của học kỳ. Những ngày tất bật ôn tập lại tất cả các môn học sắp sửa sẽ bắt đầu. Tôi cùng Thương dần như bắt đầu với những chuỗi ngày học nhóm tiếp tục như vậy, nhưng tần số và áp lực có vẻ đè nặng hơn. Không còn những việc chơi đùa với nhau trong lúc học như trước kia nữa. Chỗ học của cả hai ở nhiều nơi, có thể là nhà tôi hoặc nhà Thương, nếu mà binh đoàn tí hon bắt đầu tập trung tại nhà tôi thì cùng học với nhà Thương là điều hợp lý nhất.

Đấy là những ngày đầu tiên khi tôi bắt đầu qua nhà cô. Đây là ngày đầu tiên khi đó.

Đây là lần đầu tiên mẹ kêu tôi qua nhà Thương. Tôi mang theo một quyển tập, bấy giờ tôi không đi bằng con đường tắt băng qua khu vườn đằng ấy, tôi cùng mẹ dắt nhau trên con hẻm đất đỏ, cho đến khi đến nhà cô và ngay bên cạnh con đường ấy. Tôi và mẹ đứng bên ngoài mái hiên, mảnh sân nhà bên ngoài nhỏ, lớp một khoảng gạch men sáng bóng. Có chiếc xích đu sắt cạnh bên phải bìa rào, và hai bên bìa rào cũng là một khu vườn giống như khu vườn mà binh đoàn tí hon chúng tôi thường hay tụ hợp, tuy nhiên không có lối vô, bên ngoài đối diện đường hẻm đã bị hàng rào bao bọc.

“Hôm nay con sẽ học ở đây, dĩ nhiên sẽ cùng với Thương. Có gì không biết hai con có thể hỏi lẫn nhau, còn nếu khó hơn nữa con có thể hỏi mẹ của Thương.”

Mẹ cô ra đón mẹ con chúng tôi. Còn cô thì vẫn đứng khép nép bên cửa. Đây là lần đầu tiên tôi được đến nhà cô. Cũng như mang trên mình dáng vẻ như khi ấy, khi cô cũng lần đầu tiên từ bước theo mẹ cô và sang nhà tôi. Tôi có đôi chút nhớ lại.

. 13 .

Thương dẫn tôi vào trong nhà, sau khi khoảng lặng đôi ba giây gì đấy. Mẹ tôi vẫn đang trò chuyện với mẹ cô. Bấy giờ cả hai đang ở phòng khách dưới sàn nhà. Tôi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, chiếc tivi đang bật, qua những tấm tranh thêu treo trên tường cùng với bộ bàn ghế gỗ ngay giữa gian phòng khách.

Thương đang ghép hình, những mảnh ghép vụn còn rơi vãi trên sàn nhà. Ghép lại sẽ ra hình một khu vườn xanh tươi với muôn loài hoa và trái. Tôi gom lại chỗ cô vài mảnh ghép rơi chỗ đằng xa. Cùng cô ghép những mảnh ghép hình đằng đấy. Ghép từng miếng dưới sàn, còn cô thì ghép những phần cơ bản trên một chiếc khung sẵn. Khi tới lúc trên sàn không còn một mảnh ghép nào nữa. Tôi đưa những phần mình đã ghép dưới sàn cẩn thận ghép vào khung tranh sắp sửa hoàn thành kia. Khu vườn có cây cối và hoa lá, có bầy chim hót, có những nhân vật trong những câu truyện cổ tích nước ngoài hay những hình ảnh cắt xén đi trong những đoạn phim hoạt hình. Cả hai nhìn vào thành quả của mình như thích thú lắm.

Chúng tôi, cả hai nhìn vào bức tranh được hoàn thành bởi những mảnh ghép. Trong cả hai dường như không ai muốn phá chúng ra. Kể cả Thương một mình cô cũng không thể hoàn thành ghép những mảnh ghép nhanh đến bất ngờ như vậy được.

Tôi nhìn lại xung quanh phòng khách nhà cô, rốt cuộc cũng chẳng có những món đồ chơi. Xung quanh là những bức ghép hình khác, trên kệ gỗ gần đấy thì có những quyển truyện tranh. Trần nhà cao và thoáng, chiếc quạt trần vẫn đang quay nhanh.

Chúng tôi hiểu rằng một lúc nào đó chúng tôi cũng sẽ phải rời xa những món đồ chơi ấy thôi. Tận dụng một chút thời gian ít ỏi này như thế này cũng được. Tuy nhiên trước khi mẹ tôi và mẹ Thương trò chuyện xong, chúng tôi sẽ phải hoàn thành những sắp đề mà mẹ Thương in ra. Mẹ cô tìm những tài liệu trên mạng, những đề thi năm trước, tổng hợp lại rồi in ra bộ đề. Những chồng giấy không cao lắm, tổng hợp lại tất cả các môn vào trong đó.

Bấy giờ khi mẹ cô đã vô. Ba cô không ở nhà thường xuyên, khi ông bận bịu với những chuyến hành trình chuyển hàng dài. Mẹ cô bấy giờ là cô giáo, dạy cùng trường với chúng tôi đang học.

. 14 .

Mẹ Thương bắt đầu vô tới phòng khách, sau khi đã đóng cửa phía ngoài sân lại. Có thể nhìn ra ngoài ấy là con hẻm nhỏ đất đỏ kia, loáng thoáng còn có những dòng xe chạy ngang qua.

Từ trên bàn, mẹ cô bắt đầu phân loại những chồng tài liệu ở phía trên bàn. Cả hai chúng tôi ngồi phía dưới. Từ trên cao cô đưa tài liệu cho cả tôi và Thương. Sau khi nhận đề bài từ mẹ cô, Thương đứng lên và đi vào phòng của mình. Khi bước ra trên tay cô cầm một chiếc hộp bút các đồ dùng học tập khác, như tập và sách giáo khoa.

Tôi đã kéo ghế ra và đã ngồi lên trước. Vẫn đọc đi đọc lại đề và chờ đợi cô ra. Khi cô ra tới ngoài phòng khách. Kéo chiếc ghế chỗ song song với tôi, phía đối diện, cả hai người đều ngồi, đầu hướng về phía nhau. Mẹ cô đã ra tới ngoài sau bếp, có vẻ là đang nấu bữa trưa.

Thương đọc đi đọc lại phần đề của mình, tôi ngồi cạnh và đôi lúc có nhìn liếc nhìn cô.

“Thương đọc kỹ đề bài chưa đó?” 

Tôi hỏi. Thương vẫn đang đọc kỹ lại phần đề của mình. Chung quy lại đề vẫn chưa khó lắm, cả hai chúng tôi có thể giải một cách dễ dàng, nếu không nói quá.

“Thương đọc xong đề rồi.”

Hầu hết những thời gian của chúng tôi đều dành cho những cuộc vui chơi của binh đoàn tí hon, vẫn chưa có phút giây nào chung quy chỉ có cả hai như thế này. Chúng tôi ngồi cạnh nhau, trên chiếc bàn những chiếc bút và thước kẻ để lộn xộn, chúng tôi đều đang dùng bút máy để viết. Đọc đề và giải bài tập trong những quyển vở của cả hai.

“Bắt đầu làm đề thôi.”

“Ừm.” Cô ấy nói, nhưng tay thì đã bắt đầu viết những trang đầu tiên trong quyển tập. Tôi cũng phải bắt đầu nhanh thôi, để đuổi kịp cô, phần khác để kịp so sánh đáp án với cô.

Không gian im lặng, có thể nghe cả tiếng đồng hồ tí tách đang chạy. Chúng tôi chú ý đến nỗi không để ý không gian bên ngoài, những dòng xe chạy ngoài kia. Cùng với đó là cả tiếng vui đùa của binh đoàn tí hon ở ngoài khoảng vườn đằng ấy, chỉ khác thường ngày là không có cả hai bọn tôi. Chúng nó tận dụng căn liều chồi ấy nhưng chẳng biết chơi gì cả, dưới những bóng râm. Và chúng nó biết không nên tập trung lại phá không gian yên tĩnh chúng tôi đang làm bài.

Không gian vẫn yên tĩnh như thế. Sau gần ba mươi phút, chúng tôi kiểm tra lại đồng hồ đang treo phía trên tường đằng kia. Cả hai xong gần bằng nhau, gần cùng lúc với nhau. Những bài toán con đơn giản như thế lại tốn thời gian của cả hai như thế, chắc chắn là do số lượng. Tuy nhiên, bấy giờ mới là giây phút quan trọng nhất. Cùng so sánh đáp án với nhau.

Trong trường hợp này có nhiều thứ khác xảy ra, nếu đáp án của cả hai khác nhau thì chắc chắn một trong hai người sẽ sai. Cùng với lúc đó, cả hai phải tìm cách lý giải cho đáp án của mình ra một cách hợp lý. Không còn giống như trước kia cả hai cạnh tranh nhau nữa, mà cả hai sẽ giúp nhau hiểu ra. Nhưng bấy giờ thì đáp án của cả hai giống nhau nên chẳng có chuyện gì diễn ra cả.

. 15 .

Thương cầm hai quyển vở xuống nhà dưới và tôi đang đi theo cô. Hành lang ngắn, nhà cô có hai phòng ngủ. Mẹ cô vẫn đang bận nấu ăn, dĩ nhiên phải đợi mẹ cô xong thì mới có thể hỏi về kết quả của những bài ôn tập mà chúng tôi đã làm.

Hương thơm và mùi đồ ăn lan tỏa ra khắp nơi, chỉ khi lên tới phòng khách mùi đồ ăn mới dứt đi dư vị.

Chúng tôi ngồi giữa bàn ghế bếp. Chiếc bàn tròn nằm ngay giữa gian bếp, chiếc cửa ra phía sau khu vườn được mở, tuy nhiên đã bị rào kín lại.

“Cậu có muốn đọc truyện tranh không?”

Thương bất ngờ hỏi tôi, cô đang ngồi cạnh tôi. Hay bấy giờ tôi không chú ý cô cho lắm, mãi ngắm nhìn xung quanh mọi thứ, tủ bếp, tủ chén, cách bay trí đồ dùng, tất cả mọi thứ. Dĩ nhiên mỗi nhà sẽ khác nhau, Thương thì đã khá quen vì đây là nhà cô. Còn tôi thì lần đầu tiên mới đến đây mà.

Thương bắt đầu chạy lên đến phòng khách, gom những quyển truyện tranh cô muốn, để tất cả trên bàn.

“Cậu có thể chọn một cuốn đọc nếu thích.” 

Còn cô thì đã lựa cho mình một quyển nằm trong sắp quyển mà cô đã mang lên. Thương đọc truyện tranh và trông cô chăm chú vào nó chưa kìa.

Tôi cũng lấy từ trên bàn một quyển. Hầu hết là các tập “Doraemon” không thôi, tập dài, tập ngắn đều có. Còn có một vài quyển truyện tranh có vẻ Việt Nam, “Thần đồng đất Việt” hay “Trạng Quỳnh”. Tôi cũng không biết nữa, cũng từng chưa có sở thích đọc truyện tranh bao giờ. Sao khi mở đầu những trang đầu tiên ra, dường như chỉ nhiêu đó thôi thì đã bắt đầu có gì đó khiến tôi lạc vào say mê đến bất tận. Tôi và cô thì vẫn đang ngồi đọc truyện tranh, dần chờ cho đến khi mẹ cô bắt đầu nấu ăn xong.

. 16 .

Và kiểu gì thì giây phút đó cũng sẽ tới, giây phút mà mẹ cô chuẩn bị kiểm tra lại phần đề mà cả hai chúng tôi đã làm. Phần đề bài đã ở trên bàn, hai quyển tập đã được mở ra do Thương đem xuống ban nãy. Phần kiểm tra đáp án này nếu đúng là cả hai đúng hết, sai thì cả hai đều sai. Phần lớn sự giống nhau như thế này thì tỷ lệ đúng hết sẽ nhiều hơn chứ nhỉ. Đó chỉ là những suy nghĩ nhỏ mới lé lên, có thể cũng là suy nghĩ của Thương hiện tại.

Không nhìn nhau mà kết quả giống nhau một cách ngẫu nhiên, cả hai đều chắc chắn là phần bài làm của mình đúng.

Lằng viết đỏ chạm lên trên trang giấy của quyển tập. Mẹ cô bắt đầu chấm và kiểm lại xem từng bài, từng bài. Phần bài của tôi được chấm trước, thường thì tôi làm đúng nhiều hơn cô. Nhưng lần này có lẽ Thương đã tiến bộ. Cả hai phần bài của tôi và Thương đều đúng hết. Chúng tôi đều được khen, cả thời gian làm bài đều ngắn và rất nhanh, tuy vậy kết quả vẫn đúng hết.

Trưa hôm ấy tôi dùng buổi trưa tại nhà cô, cũng là lần đầu tiên tôi dùng bữa tại nơi không phải là nhà mình. Nhưng đó thật sự cũng chả có gì quan trọng cả, dù có hơi ngại một chút. Dù mẹ tôi có đón tôi lúc gần trưa, tuy vậy mẹ cô vẫn muốn tôi dùng bữa tại nhà mình. Thật sự cũng tôi cũng chẳng quan trọng hai việc ấy cho lắm.

Thương không ngủ trưa, tôi vẫn không biết việc thường ngày mà cô thường làm vào những buổi trưa là gì nếu không chơi với binh đoàn tí hon.

Thương nhìn tôi vẻ bình thường, không có gì là nghiêm nghị cho lắm. Rồi cả hai lên lại đến căn phòng khách. Thương bật chiếc tivi lên và chúng tôi ngồi coi. Binh đoàn tí hon bấy giờ đã không còn ngoài khu vườn đó nữa.

“Thương làm gì ở nhà vào buổi trưa, nếu không được đi chơi cùng binh đoàn tí hon.”

Thương chăm chú ngồi xem ti vi, tiếng của tivi cũng không lớn lắm. Cô nhìn tôi một hồi rồi trầm ngâm, chắc là vì suy nghĩ cho câu hỏi đó.

“Giống như lúc bây giờ vậy đó.” 

Thương trả lời, dường như chẳng đầy đủ theo ý nghĩa câu hỏi của tôi cho lắm. Buổi trưa của cô chỉ đơn giản là ngồi đây xem ti vi hay sao? Nhà cô cũng chẳng có đồ chơi là mấy, chỗ binh đoàn tí hon tụ hợp nhiều vẫn là nhà tôi vì có nhiều những món lắp ghép, những khối nhựa,.. nhà Tí có búp bê…

Dưới sàn nhà vẫn còn những khung ghép hình vẫn chưa ghép xong. Tủ truyện tranh ấy bé nhỏ nằm cạnh những khung ghép hình và những mảnh ghép hình ấy.

“Thương đọc hết ngần ấy quyển truyện tranh rồi nhỉ?”

“Một ít thôi, cũng chẳng nhiều lắm.”

Tôi và Thương trò chuyện phím như vậy rất lâu. Câu hỏi không phải đơn giản gì như những việc hằng ngày, trò chơi cô dâu – chú rể ấy, hay trò chơi gia đình ấy. Thương có nghĩ như nào về những việc ấy không. Cô thì không trả lời những thứ đó. Đó dường như chỉ là trò tưởng tượng của hai chúng tôi, mà cả hai bấy giờ vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của nó như nào.

. 17 .

Từ sáng cho tới chiều vào những ngày thứ bảy, chủ nhật. Những buổi mà chúng tôi rảnh, có thể nhà Thương hoặc nhà tôi. Nhưng về phần học ở nhà cô là nhiều hơn cả, nhà tôi còn có những thành viên của binh đoàn tí hon ghé chơi. Tôi cũng hiểu về phần thế mà mẹ tôi mới dẫn tôi qua nhà cô, phần khác là việc mẹ của Thương làm nghề nhà giáo và hiện đang dạy ở trường mà cả hai đang theo học.

Kỳ thi cuối kỳ cả hai đã qua, đơn giản và trống vắng chẳng khác gì một trong những trò chơi trẻ con mà chúng tôi thường hay chơi. Cho dù có nói quá như thế. Những dạng bài đã làm quen từ trước rồi, chúng khác đi những con số. Những bài tập làm văn được mẹ cô soạn kĩ tất cả dàn ý, được chép đi chép lại nhiều lần. Luyện từ và câu, ngay cả khó khăn nhất là chính tả hay đọc hiểu.

“Cậu làm bài thi thế nào?”

“Có vẻ tốt.”

“Sao lại có vẻ tốt, phải chắc chắn chứ.” Thương nói.

Cả hai đang trò chuyện với nhau khi đang lang thang trên con hẻm đất đỏ ấy. Gần cuối buổi chiều khi đã sắp hoàng hôn mà không có binh đoàn tí hon.

Chúng tôi vẫn chưa biết phải đi đâu và vẫn cứ lang thang như vậy, dẫu là chưa biết trước nhưng đôi chân cả hai đang bước đi trong vô thức. Chắc hẳn nơi chúng định tới chắc chắn là nơi mà binh đoàn tí hon thường gọi là ruộng rồi.

“Trống trải quá cậu nhỉ?”

Cả hai đã ra tới ngoài mép ruộng, bóng mặt trời sắp lặn phía xa dần núp bóng xuống dưới đường chân trời.

“Ý cậu là không có binh đoàn tí hon đi theo chung.”

“Chắc là vậy.” 

Tôi nói, Thương quay sang, khi cô trước đó mãi nhìn về phía hoàng hôn.

“Nếu mà có binh đoàn tí hon ở đây đông vui hơn và đầy đủ người hơn. Thì những hành động gì sẽ xảy ra?”

“Tí thường ra đây hái những nhành cỏ lau. Chuột và Ken thường sẽ chạy nhảy lung tung, chúng có thể hái những cây cỏ gà bên dưới đất và bắt đầu chọi cỏ gà với nhau. Ghẹo chọc bằng tác động với cây mắc cỡ cho chúng hiếp những chiếc lá lại.”

Tôi trả lời tất cả những chuyện xảy ra khi có đông đủ binh đoàn tí hon.

“Thú vị thế nhỉ.”

Thương nói.

“Thú vị gì cơ?”

“Về cây mắc cỡ thì tớ biết rồi, còn trò chọi cỏ gà thì tớ chưa biết.” 

“Thương muốn thử không?”

Cả hai chúng tôi đi lại nơi mà có rất nhiều, một bãi cỏ gà ở phía trước.

“Thương thích cái nào thì hái cái ấy đi.”

“Hái phần nào ó?” Cô nhìn tôi.

“Phần cỏ nào có nốt sần ấy.”

Rồi tôi bứt lên cho cô xem. Khi Thương nhìn thấy, cô bắt đầu bứt bên dưới một cọng cỏ tương tự giống tôi, nhưng gần như nó nhiều nốt sần hơn. Cả hai bắt đầu chọi những phần nốt sần vào nhau. Khi chơi xong chúng tôi trở về con đường đất cũ. Cả hai bắt đầu cùng nhau về nhà. Thương về nhà cô, tôi theo lối tắt bằng cách đi vào khu vườn sau nhà.

. 18 .

Kỳ thi cuối kỳ đã qua mà không gây cho binh đoàn tí hon những thành viên một chút khó khăn gì cả, về phần Chuột lớp một khá là đơn giản. Tí sắp sửa lên lớp một, nên buộc phải bắt đầu chuẩn bị học thêm hè, để biết và rõ hơn những nét chữ đầu tiên hay những bài toán đơn giản. Bời thế nên Tí cũng không có mặt được nhiều lúc với binh đoàn tí hon được.

“Cũng sẽ lại như thế này.”

“Thương đang nghĩ gì đó?”

Cả hai bấy giờ đang ở cùng nhau tại một lớp học thêm chung với nhiều người khác.

“Không có gì.” Cô nói xong ngang lại quay đi.

“Chẳng thể chơi cùng với binh đoàn tí hon được thêm nhiều đúng không?”

“Cũng đúng.”

Bấy giờ vẫn đang trong những bài giảng của cô ở phía trên.

Bấy giờ cho đến khi đã bắt đầu đến giờ ra chơi. Mọi người lại ồ ra khoảng sân nhỏ phía bên ngoài. Không gian bao la rộng lớn. Cả lớp bắt đầu rủ nhau chơi trò chơi “cá sấu lên bờ”. Theo luật thì những nơi cao nhất sẽ là bờ, cà sấu khi thoảng sẽ có lượt lên bờ ngẫu nhiên, còn nếu không có sự ngẫu nhiên mà theo phán quyết của người thì chắc là kẻ bị sẽ đi chăn tới mai ấy.

Cả nhóm tập trung lại, nói chung thì gần hết cả lớp học thêm.

“Xẻ bông sen, ra bề đen, ra bề trắng.”

“Xẻ bông sen, ra bề trắng, ra bề đen.”

Năm úp và mười người nửa.

“Xẻ bông sen, ra bề đen, ra bề trắng.”

“Xẻ bông sen, ra bề trắng, ra bề đen.”

Ba úp và hai nửa.

“Oẳn tù tì,”

“Oẳn tù tì.”

Đã nhiều người đứng sẵn từ trên bờ trong đó có Thương. Chỉ còn mình tôi tranh làm người với người khác. Vẫn bằng trò oẳn tù tì như vậy.

Từng người thoắt hẳn nhảy xuống, thoắt hẳn lại đi đến chạy thật nhanh lên những bậc thềm thật là cao. Tuy cao vẫn là chưa chắc. Trong một khoảng thời gian nhất định tôi có thể bắt đầu bất ngờ lên bờ và vồ lấy chạm tay vào những người trên kia và vẫn theo luật. Tôi vẫn chăm chú nhìn Thương nhất, cô đứng khép nép phần bậc thềm còn dư ra từ phía góc tường, tuy gần với mép khoảng sân tôi đang đứng, nên vẫn được tính là phần bờ bên đó. Nhìn cô xong tôi cuốn xô quay cuồng lợi dụng cơ hội chạm vào những người xuống bên dưới xung quanh và phải chạm vào họ thật là nhanh. Từng người lại cứ cuốn cuồn tôi như chiếc chong chóng đang xoay đều trước gió. Bất ngờ tôi chạm vào Thương, khi cô bước xuống tuy chưa kịp trở lên.

Dĩ nhiên là cô đã bị và dĩ nhiên cô cũng phải cố gắng để bắt và đụng vào người khác. Cô không tỏ ra buồn bực hay giận dỗi gì tôi mà vẫn cố gắng bắt người khác tiếp. Tôi quyết định mạo hiểm chạy thật xa từ bên này sang bên kia, đôi lúc còn đi qua bên kia thật chậm, không phải ghẹo chọc gì khi chạy qua giống như những người khác, thứ tôi muốn là cô đụng vào tôi và trả lại quyền bị bắt người khác cho mình. Tuy vậy nhưng Thương vẫn không muốn chạm tay vào tôi, dẫu tôi có đi chậm đến mấy và cũng gần cô đến mấy. Theo ý muốn từ đôi mắt của cô, cô không cần một sự nhân nhượng này ở đây cả, cũng không cần sự quen biết từ tôi lẫn từ sâu trong binh đoàn tí hon. Khi cô đã bắt được thành công người khác, trò chơi vẫn cứ được tiếp tục diễn ra khi có hiệu lệnh vào học từ cô giáo. Cô vẫn thường ra nhắc nhở và đôn đốc chúng tôi vào học sớm.

. 19 .

Do cả hai đi học chung cùng một lớp học thêm, nên việc chúng tôi cùng về chung với nhau không có gì là bất bình thường cả.   

Những lúc hầu hết đều là mẹ của Thương rước, nhiều hơn về phần mẹ tôi, thường cũng có rước cả hai chúng tôi như vậy. Chúng tôi thường xuyên là những người về sớm nhất, cũng như về phần mẹ tôi hay mẹ Thương, luôn gần như có một thời gian ghi nhớ trong đầu nhất định. Và khi nếu mẹ Thương hoặc mẹ tôi bận, thì trước đó luôn đã có sự liên hệ trước cho nhau.

Hôm nay chúng tôi không về thẳng luôn nhà. Mà sẽ ghé chợ do mẹ Thương muốn mua một ít đồ, về phần là Thương có lẽ là do hộp mực bút máy của cô đã hết, nên cô cần mua một hộp mới.

Chúng tôi ngồi trên xe và nhìn ngắm khung cảnh xung quanh. Chợ chiều bấy giờ đã được cho những dòng xe máy vô, khác hẳn những buổi sáng, thường là phải gửi xe máy và đi bộ trong chợ. Chợ chiều không còn bán những thực phẩm tươi sống như buổi sáng nữa, các gian hàng cá những thố lớn lật lên và xếp chồng lên nhau. Những quầy rau tươi, quầy bún vẫn mở và phục vụ, còn có những nơi bán những món đồ ăn chiều. Đâu đôi còn có vài ba tiệm tạp hóa gì đấy.

Nắng chiều dần buôn trên bầu trời.

Chiếc xe ghé gần ngang một tiệm chuyên bán đồ dùng học sinh. Chiếc bàn bày đồ ra tới tận mép lề, bên trên là tập sách đủ thứ các loại, có các ô để những cây bút bi, còn có những nơi để kẹo, chồng chồng lớp lớp lên nhau. Bên trong còn có rất nhiều sách giáo khoa, đầy đủ các bật tiểu học, trung học và phổ thông.

Thương kêu: 

“Bán cho con một hũ mực bút máy.”

Tôi chỉ ngồi phía sau nhìn quanh những đống đồ đang được bày bán ở kia. Hủ mực bút máy được chủ quán lấy ra, cả hai chúng tôi dùng chung một hiệu mực. Đâu đó mẹ cô muốn lấy thêm hai bộ sách lớp bốn, một vài quyển tập, bìa bao. Nhìn thế bao nhiêu đó thôi là chúng tôi nghĩ đã bắt đầu sắp sửa được quay lại trường lớp.

“Cậu muốn mua thứ gì không?”

Thương quay lại đằng sau hỏi tôi. Trong suy nghĩ thâm tâm của tôi lúc này vẫn chưa nghĩ muốn mua gì cả.

Bỗng cô xin mẹ cô, Thương muốn mua bánh gấu. Dẫu tôi chưa biết ý định của cô là gì, gương mặt cô vẫn ánh lên vẻ vui vẻ, cũng chẳng khiến tôi dễ đọc suy nghĩ của cô.

. 20 .

Hôm sau vẫn ở nhà của Thương, chúng tôi lại chuẩn bị soạn sành sách tập và vở, những món đồ dùng chuẩn bị cho học kỳ mới.

Những món đồ dùng học tập cơ bản mẹ tôi đã mua từ trước. Chỉ có sách và vở là mẹ của Thương mua. Những lúc bây giờ khi sang nhà cô tôi cảm thấy lòng mình không còn ngượng ngùng như trước nữa. Thật sự tôi đã quen, và nơi đây chẳng khác nào căn nhà thứ hai của tôi, mỗi khi mẹ tôi đi làm về trễ. Bà là giáo viên mầm non dĩ nhiên sẽ giữ trẻ đến sáng chiều, kể cả có vài lớp hè nữa.

“Cậu vào phòng đi.”

Thương kêu tôi, cô mở cửa và mời cô vào. Tôi bấy giờ vẫn chưa vào phòng cô được lần nào. Tôi tiến tới sát cạnh hành lang, nơi căn phòng đỡ mở cửa sẵn. Chiếc bàn học nhỏ nằm cạnh cửa sổ nơi có thể nhận được những ánh sáng từ bên ngoài. Nhưng chỉ mở màng được khoảng nửa cửa thôi, chiếc bàn học đã che đi, phía nửa phần cửa còn lại. Thương ngồi trên chiếc bàn học của cô có hai chồng sách giáo khoa, chính là thứ mà cả hai đã được mẹ cô chở đi hôm qua. Bìa bao, giấy nhãn, tất cả đều đầy đủ cả, chúng đều nằm trên bàn mà Thương đang ngồi, hai chiếc bọc lớn.

Tôi bấy giờ mới lấy chúng xuống. Khi chúng vẫn nằm chiếm chỗ trên bàn cô. Khi tôi làm vậy cô mới chú ý đến. Thương bắt đầu ngồi xuống cạnh tôi bên chiếc giường, cánh cửa sổ mở, chiếc quạt trên tường vẫn đang quay không ngừng.

“Lấy đồ ra, rồi tất cả chúng ta sẽ bao phần tập của riêng.”

Thương lấy đồ từ trong chiếc bọc ra. Chúng bao gồm những quyển tập và các cuộn bìa bao, bìa bao sách cũng có và bìa bao tập cũng có. Chúng khác nhau về kích thước nên chẳng thể nào mà bao nhầm được. Một phần khác giấy bao tập không trong suốt và chúng có màu riêng. Kể cả giấy nhãn nữa, bên trong đầy đủ và không thiếu một thứ gì.

Tôi thì lo phần nặng nhất hai chồng sách giáo khoa lớp bốn, hai chồng tập tất cả đều chín mươi sáu trang.

Bấy giờ mỗi người một việc. Chiếc thùng rác được Thương kéo từ chỗ gần bàn học tới ngay cạnh mà chỗ của cả hai đang ngồi.

Tôi bắt đầu khui những bìa bao ni-lông bọc những quyển tập, những chồng sách ấy ra. Thương cũng đang gỡ những bao bì ra. Về phần cơ bản cả hai bây giờ có thể bắt đầu bao sách, tập và vở được rồi.

Tôi nhìn Thương và Thương nhìn tôi, không phải là mắt chạm mắt mà là hành động mà cả hai đang làm. Xem kỹ cách bao tập và sách của nhau, khi có sai sót thì lại gỡ rối giúp nhau. Về phần này thì ai cũng thân thuộc tất, chỉ sau vài phút thôi và tùy theo số lượng nữa.

Thương bắt đầu đưa xấp giấy nhãn từ phía mình sang ngay chỗ ngay giữa. Chúng tôi bắt đầu dán giấy nhãn lên. Tập thì phía bên phải, sách khi bất kỳ chỗ nào để không che đi tiêu đề của sách.

Song sau đó mới bắt đầu ghi trường, lớp, họ tên mặt giấy nhãn. Khi xong, Thương xếp ngăn nắp tất cả phần sách vở của mình lên tủ bàn học, sách cô để riêng, tập cô để riêng. Tôi mang những phần sách và tập của bản thân để ngăn nắp bên trong chiếc bọc lớn. Thương xin mẹ cô sang nhà tôi và bắt đầu đi theo tôi. Nơi khu vườn đó vẫn có binh đoàn tí hon ở đấy. Với việc xách đống đồ như thế này tôi chẳng thể nào đi đường tắt sang khu vườn ấy được. Tôi đã nói Thương đợi và chơi với binh đoàn tí hon. Tuy vậy cô vẫn muốn đi cùng tôi phía mặt sân ngoài đường chính, vừa đi cả hai vừa hát nghêu ngao những bài hát đã học ở môn nhạc của lớp ba trước kia.

Bỗng chốc đã ra tới khoảng sân trước nhà tôi. Cánh cửa phía trước mở sẵn. Chúng tôi đi vào, đi thẳng vào căn phòng tôi. Tôi để đống đồ mà mình xách lên bàn học. Thương cứ thế nhìn tôi từ bên ngoài. Có lẽ cô tưởng tôi sẽ không sắp xếp sách vở và đồ lên trên bàn học. Và có thể là đúng như vậy đấy. Không biết cô có định vào đây hay không, hay ý định của cô là gì khi từ bên ngoài nhìn vào trong. Đúng, dù đúng là tôi muốn thật nhanh để ra ngoài cùng binh đoàn tí hon. Thôi thì cũng phải sắp xếp lại cho thật gọn ghẽ. Thương vẫn đứng bên ngoài như đang chờ đợi ý định từ tôi.

“Thôi thì Thương vào trong đây đi.”

Cô bước vào trong, cạnh ngay chiếc bàn học tôi và cũng cạnh ngay bịch đồ mà tôi đang bỏ trên bàn học.

“Cậu sắp xếp đồ lên ngăn tủ đi đã chứ.”

Thương liền nói, liền mở chiếc bọc trên bàn chứa những quyển sách, tập và đồ dùng đó ra.

“Tớ sẽ phụ.” Thương nói tiếp.

Về phần mình tôi lấy hết những chồng sách và những quyển tập từ trong bọc ấy ra, Thương thấy đó cũng phụ tôi được một chút ít.

Một chồng sách giáo khoa ở trên bàn, cùng một chồng tập nằm ngay cạnh đấy. Giấy nhãn và tên đã được điền đầy đủ hết.

Từ phía ngăn tủ phía trên vẫn còn những quyển sách, quyển tập vở cũ, hầu hết đều là đồ dùng học tập của năm học vừa rồi. Cô liếc nhìn lên từng quyển sách, trong tâm có vẻ vẫn còn đang suy nghĩ gì đó.

“Cậu chưa dọn hết những phần sách cũ nhỉ?”

“Đúng vậy ấy.” Tôi nói, rồi cô nhìn tôi.

“Hầu hết những quyển sách cũ cậu sẽ làm gì?”

“Cho lại cho các thành viên của binh đoàn tí hon.”

Tôi chỉ cho cô mấy bịch đồ sách giáo khoa cũ đều để ở dưới gầm giường. Chỉ còn lại những sách giáo khoa lớp hai, chồng sách lớp một đã để dành và đã được gửi cho Tí.

“Những quyển tập cũ thì để làm gì?”

“Nếu còn trang thì để làm nháp, nếu hết thì đi bán ve chai.”

Cô bấy giờ đã nghe rõ và đầy đủ ý của tôi.

“Bắt đầu dọn đi.” Thương nói.

Tôi thì bắt đầu đi xuống nhà bếp lục lội để kiếm một chiếc bọc lớn khác, để chứa những quyển sách cũ ấy vào. Còn phần khác những quyển tập kia chúng tôi sẽ bắt đầu kiểm lại sau.

Sau khi kiếm tìm sau tủ bếp và mọi nơi xung quanh, nơi mà mẹ tôi thường để những túm bọc ni-lông thì bây giờ tội cũng có. Tôi tiến hành quay lại tới căn phòng bằng hành lang.

Từ ngoài bên cửa tôi nhìn vào bên trong, những quyển sách cũ đã không còn trên những ngăn tủ nữa và cả tập cũng thế. Thương đã làm như xong hết phần dọn dẹp sách và những quyển vở cũ.

“Sau cậu không đợi?”

“Không có gì đâu mà.”

Cô đang lau dọn lại những phần phía tủ bàn học trống. Rồi cô nói tiếp.

“Cậu lo đống tập cũ này đi.”

“Được thôi!”

Tôi gom những quyển tập cũ đã được Thương để sẵn trên dưới mặt bàn. Rồi đâm ra nhớ lại nên tôi mới hỏi Thương tiếp.

“Thương phân loại chưa đó?”

“Thương phân loại hết rồi!”

Rồi cô chỉ ngang sang những quyển tập cũ cô để ở trên bàn. Phần lớn nó là những cuốn tập vẫn còn nhiều trang. Thấy cô nói vậy tôi mang chồng tập ra để lại ở nơi có nhiều bìa thùng carton, một hôm nào đó chúng cũng sẽ được đưa đem bán.

. 21 .

Song sau đó theo lối từ phòng khách tiến tới phòng của bản thân. Thương đã lau dọn mọi thứ thật sạch sẽ. Chúng dường như đã có thể sẵn sàng để những quyển sách và những quyển vở mới lên.

Chiếc tủ bàn học có bốn ngăn.

“Cậu muốn để sách như nào?”

“Cứ vẫn như trước thôi.”

Ngăn trái dưới để sách, ngăn bên phải để tập. Những ngăn trên để hộp tiết kiệm, hũ mực bút máy hay vài thứ lặt vặt khác, chiếc đồng hồ điện tử mà tôi thường mang đi học để xem giờ tôi vẫn để trên ấy.

Thương bắt đầu giúp tôi bên phần tập, quyển này chồng lên quyển kia, đè lên nhau vào vách tủ. Sách thì tôi để nằm, để phần mép sau có thể lộ rõ ra tên quyển sách để dễ dàng hơn khi tôi soạn cặp theo thời khóa biểu đi học.

Sau loáng thoáng như vậy dù nhiều công việc như mọi thứ vẫn diễn ra khá nhanh. Thương khi hoàn thanh phần sắp xếp của cô liền ngồi ngay bên cạnh mép giường. Chiếc mùng được kéo vào bên trong, nệm nhỏ không tới mép giường đằng ấy.

Xong tất cả mọi việc.

“Bấy giờ cả hai nên làm gì?”

Đã tầm gần trưa rồi.

“Liệu binh đoàn tí hon có còn ngoài đấy không nhỉ?” 

Thương hỏi tiếp.

“Làm sao có thể biết được nếu không ra thử ngoài đó.”

Tuy nói vậy nhưng tôi biết rằng binh đoàn tí hon vẫn còn ở ngoài đó thôi. Những thành viên binh đoàn tí hon cho khoảng sân nhà tôi là nơi tập trung, đôi lúc là phòng khách nhà trên, nơi có nhiều mảnh ghép nhựa và đồ chơi ở đó.

“Đi thôi!”

Tôi nói Thương, rồi bắt đầu nắm tay cô đi tới nhà sau phía bếp. Vì hướng chúng tôi đi ra ngoài khu vườn tí hon chính là nơi con đường tắt ra ngoài chỗ hẻm kia. Mẹ tôi bấy giờ đã đi làm từ giữa trưa, chiếc cửa cổng chính đã đóng lại.

Tôi mở cánh cổng ngăn cách khu vườn với khoảng sân sau ra. Đợi Thương qua, song gài chốt và đóng cánh cửa ấy lại. Bên ngoài đây vẫn còn tiếng cười nói của binh đoàn tí hon, cả hai có thể nhìn rõ khi chỉ mới bắt đầu qua đây. Nhưng rồi cuộc vui sau đó cũng dập tắt hẳn. Đâu thể trách được đâu chứ. Theo lời của mẹ tôi, tôi dùng bữa cơm trưa bên nhà của Thương, rồi cùng chơi với cô ấy khoảng trưa trong đó.

. 22 .

Mùa hạ như một thứ gì đó rồi cũng sớm muộn qua đi. Mùa hạ này khác hẳn những gì đã xảy ra ở mùa hè năm trước. Không chỉ vì binh đoàn tí hon lúc đó có thêm một thành viên mới. Không. Mùa hạ có phần gì đó giúp chúng tôi kết thân và gần gũi với nhau nhiều hơn. Hay là do chúng tôi tưởng tượng ra như vậy.

Lớp bốn chuyển sang học buổi chiều, vì nơi chúng tôi theo học không phải trường bán trú. Nên gần như năm khối có sự phân chia lẫn nhau ra, khối một - khối năm buổi sáng, khối hai – khối tư buổi chiều, khối ba thì chia đôi ra và xen kẽ sáng chiều như thế.

Việc nhập học và khung cảnh xung quanh chẳng có gì khác nhau với lúc trước, nếu có khác là chúng tôi không còn cần phụ huynh học sinh theo nữa. Chúng tôi biết tự mình xem lớp, và vào hàng lớp mình đứng. Tất cả hàng khối bốn mới đều có bảng tên trước đầu hàng, việc mà chúng tôi làm là xem mình học lớp nào và bắt đầu vào vị trí của lớp đó đứng.

“Vậy là vẫn không bị chuyển lớp nhỉ?”

Thương hỏi.

“Tớ đã học chung với lớp này được ba năm rồi, tới hiện tại lần này là lần thứ tư. Cũng đã vài người đổi lớp rồi, bởi lẽ họ đều do học lực cả. Chung quy lại rằng tiên tiến trở lên sẽ không bị chuyển lớp đâu.”

Nắng xới chiếu rọi quanh sân lễ chính, vàng dịu, chỉ có những nơi có những cành cây mát nắng mới không xuyên qua được. Gió thổi nhẹ những cành cây xung quanh sân lễ liu riu. Mặt sân lễ dưới cành cây bóng râm lác đác bóng râm. Nắng xuyên qua cả những hành lang các dãy lớp học, tạo cả một vệt màu vàng dịu ấy. Xen kẽ và ngăn cách nhau bởi một vệt ngang đen bởi các cột trụ lớn dựng những phần mái bên trên, cứ thế hết nắng lại râm, hết râm lại nắng, phần râm ít hơn đáng kể.

Từ hàng ngày sang hàng nọ bắt đầu lên lớp. Không phải là những dãy lớp riêng lẻ một khoảng sân như hồi năm lớp ba, cũng chẳng phải những hàng lớp chính dưới tầng trệt như những lớp tôi học lớp một. Lớp bốn chúng tôi được bắt đầu chuyển lên trên lầu. Điều đó thật sự có ít nhiều điều gì đó mới mẻ cho lắm.

Tôi với Thương mới đầu vẫn ngồi cùng bàn với nhau, nhưng về sau khi sắp chỗ lại thì không còn có thể được như thế. Tôi ngồi chỗ tổ bốn, cạnh bên cánh cửa chỗ gần về cuối lớp. Cô ngồi ở tổ hai, ngay giữa lớp.

. 23 .

Những ngày học như thế kéo dài ra thành dạng như các chuỗi mắc xích lặp đi lặp lại. Kể cả những lúc học thêm, những ngày rảnh hầu hết đều là những ngày cuối tuần. Hôm nay tôi định đi tới nhà Thương trên con đường chính, tôi mang theo chiếc xe đạp. Cánh cửa bên ngoài nhà cô mở toang, cánh cửa bên trong mở hi hí vừa đủ cho người có thể vào. Tôi lái chiếc xe đạp vào bên trong, dựng nó một góc kế bên cạnh dãy hàng rào. Gõ cửa nhẹ song sau đó tôi mở cánh cửa hi hí ra.

Vẫn là Thương, cô đang xem ti vi. Trên bàn vẫn còn những quyển tập, sách và những bút viết trên đó, có vẻ là cô vừa học bài xong. Cô nhìn cô do chú ý tiếng gõ cửa bên ngoài của tôi ban nãy, nhưng rồi lúc này cô chẳng chú ý tới tôi cho lắm. Tôi ngồi trên bàn ghế gỗ phía song song với cô đang ngồi.

“Mẹ Thương đâu?”

Liền nhận được câu trả lời từ cô.

“Ở nhà dưới đó.”

“Thương học bài xong chưa?”

“Xong rồi!”

“Thế Thương có muốn đi chơi không?”

Thương đang suy một lúc.

“Với những thành viên của binh đoàn tí hon?”

“Không, đi bất cứ nơi đâu cả hai muốn ấy. Giống với lần trước thi học kỳ với năm lớp ba đấy thôi.”

Khi ấy, chúng tôi đi và cùng nhau trò chuyện, gần tới khi hoàng hôn dần buôn xuống. Cuối cùng là ra tới khoảng không đất đỏ là “ruộng” nơi kia, cùng nhau chơi chọi cỏ gà.

Nghe thấy vậy cô đồng ý, rồi bắt đầu xuống xin mẹ của mình.

. 24 .

Cả hai bắt đầu ra tới ngoài khoảng sân trống trước kia. Chiếc xe đạp tôi để sẵn bên phía hàng rào ngay kia. Tôi muốn chở Thương, nếu cô ấy muốn. Còn không cả hai sẽ đi bộ. Thương nhìn chiếc xe đạp của tôi ở đó mắt sáng lên đầy ngụ ý. Tôi đã từng chở cô ấy đi rồi. Từ những lần đầu tiên khi cô được phiêu lưu cùng với binh đoàn tí hon.

“Giờ ta đi bộ hay đi xe đạp nhỉ?” 

Tôi hỏi, giờ chắc Thương muốn đi rồi.

“Cậu chở tớ đi đi!”

Nói xong Thương khép cánh cửa nhà lại, tôi bắt đầu dẫn xe đạp ra tới ra cửa cổng phía ngoài con hẻm nhỏ. Cô khép cánh cửa cổng lại luôn. Tôi đợi cô ngoài con hẻm nhỏ. Cố gắng kìm một chút, chiếc xe cao quá ngưỡng chân tôi có thể chạm đất. Thương cũng bắt đầu leo lên. Chiếc xe đạp chạy gần sát mép đường hẻm, Thương nhìn ngắm những căn nhà xung quanh, tay ngắm kỹ vào phía sau yên trước. Tôi là người lái nên cũng chẳng thể nào nhìn nhiều mọi thứ xung quanh như cô được.

“Thương muốn ra ruộng không?”

Tôi hỏi.

“Cậu chở tớ đi đâu cũng được hết.”

Tôi rẽ chiếc xe vào hướng về đất khu ruộng. Chạy rộng quanh khu đất rộng lớn đằng ấy.

“Chỗ này là nơi mình từng thả diều đúng không?”

“Đúng đó”

“Lúc thấy đông mọi người thật nhỉ.”

“Dĩ nhiên, họ nhận thấy được những cánh diều trên cao lòng sinh ra hiếu kỳ. Phần khác họ mua diều cho các con của họ nhưng chưa tìm được chỗ thả. Dù sao thì đông cũng vui, thả diều đông như thế thì nền trời mới đầy màu sắc.”

“Lúc ấy trời đẹp nhỉ.”

“…”

“Dừng lại tại đây đi.” 

Cô nói, khi xe chạy gần tới mép ruộng. Bấy giờ là vẫn tầm sáng nên vẫn ít gió.

Tôi dừng xe tại một gốc ngay đằng ấy, để cho Thương ngắm cảnh. Mắt cô cứ liếc nhìn về một nơi một màu xanh thẫm bên kia. Tuy nhiên nơi này vẫn chưa thật sự đẹp bằng nơi trước mà binh đoàn tí hon đã đến, nhưng giờ các thành viên nhí của binh đoàn tí hon đã bị cấm túc ra chỗ nơi ấy.

“Thương đi sang nơi ấy không?”

“Nơi nào cơ?” 

Cô hỏi tôi.

Tôi trả lời lại rằng:

“Một nơi chỉ có duy nhất một màu xanh, xanh của cỏ non, xanh của nền trời, có cả màu xanh của cây cối. Nhưng điều đặc biệt ở đây là ta không chỉ nhìn mà còn cảm nhận được nơi ấy như thế nào.”

. 25 .

Thương nghe cũng thấy thích lắm, nhưng mà cô không biết nơi ấy như thế nào. Binh đoàn tí hon đã đi xa tới tận nơi ấy rồi, riêng chỉ có cô là chưa. Tôi hỏi lại một lần nữa.

“Thương có đi không?”

“Đi, đi chứ.”

Cô trả lời ngay.

Tôi cùng với Thương đi bộ lại chỗ để xe đạp ban nãy. Cả hai bắt đầu lên xe, chúng tôi đi men theo con đường tắt quay về con đường hẻm cũ, cũng chẳng phải quay trở về. Vào sâu bên trong con hẻm ấy hơn, dần thưa nhà và thưa dân cư hơn. Men theo trục đường chính, bắt đầu có những tiếng nước chảy róc rách, dưới con mương. Đến về bên trái là nơi chúng tôi cần đến. Tôi đậu chiếc xe đạp ngay cạnh phần đất cao hơn, phía dưới cây cổ thụ xanh gờn.

Thương nhìn cảnh quan xung quanh.

“Đúng như những gì cậu nói nhỉ.”

Cô bắt đầu bước xuống dưới bề mặt cỏ xanh, tôi đi theo nhưng vẫn chậm hơn phía sau cô.

“Cẩn thận đó Thương, chú ý cả bên dưới nữa.”

“Thương nghe rồi!”

Cả hai chạy nô đùa và đùa giỡn với nhau như thế rồi liền ngồi gần.

Chúng tôi lại trò chuyện với nhau về những việc diễn ra trên trường, trên lớp. Về việc những chuyện thường ngày xảy ra. Việc ai đó bị phạt, về những việc phong trào trên lớp và xếp loại thi đua các lớp hàng tuần.

. 26 .

Chúng tôi tập hợp ra ngoài ấy thường xuyên, dần câu chuyện mà cả hai dần kể không còn là những chuyện trên trường và lớp nữa. Chúng tôi kể và nói về chuyện binh đoàn tí hon và hơn nữa là chuyện của cả hai.

Và khi cả hai bắt đầu nhìn lên nền trời xanh thăm thẳm.

Hình ảnh hai cô – cậu vẫn ngồi đấy thản nhiên.

Cô ấy nói với cậu.

“Tớ mong mọi thứ với binh đoàn tí hon vẫn mãi mãi được giữ như những lúc thực tại.”

“Ý cậu là sao cơ?” 

Cậu ấy hỏi.

“Binh đoàn tí hon vẫn vĩnh viễn là binh đoàn tí hon. Sẽ không vì một thứ gì đó mà chia rẽ binh đoàn tí hon và những trò chơi ngày xưa ấy.”

“…”

Tôi vẫn chưa hiểu rõ những thứ đằng sau những gì sau lời nói của cô gái ấy.

“Hứa với tớ đi.”

“Nhưng mà hứa gì cơ?”

 Cậu vẫn dường như đang phân vân. Rồi cô nói tiếp.

“Dù thế nào cả hai chúng ta cũng phải bên nhau thật lâu và kể cả binh đoàn tí hon cũng thế. Dẫu mai sau khi lớn lên, khi trưởng thành vẫn có thể cùng gặp nhau. Để cùng nhau nói chuyện, cùng nhau bàn lại về những kỷ niệm xưa.”

“...”

Cả hai vẫn ngồi đó mắt xoay tròn nhìn về thảm cỏ xung quanh, cảnh vật im lặng ít náo động. Chỉ có những cơn gió dịu nhẹ xô đẩy mọi cành cây xung quanh. Cậu thì vẫn chưa hiểu cô ấy nói gì. Mắt cứ liếc về khung cảnh kỳ vĩ. Cậu suy nghĩ thầm trong tâm, hai người bạn ngồi chung với nhau như thế.

Cậu nói:

“Tớ hứa..”

Cô ấy thản nhiên nghe lời nói của cậu ta. Rồi đi xuống dưới bứt một nhành cỏ còn tươi, rồi quay lại chỗ. Rồi dùng tay để thắt lại thành một chiếc vòng tròn nhỏ. Cô ấy xuống dưới và thắt thêm cho chính cô thêm một vòng nữa. Đó là những chiếc nhẫn cỏ - Thương nói như thế. Sau cuối cùng cô làm tới hai chiếc. Rồi đưa chiếc nhẫn cỏ ấy cho tôi.

“Cậu giữ nó nhé!”

. 27 .

Sau những lời nói và những hành động ấy. Khi trời đã dần đến thời gian tối muộn, tới nỗi khi hoàng hôn mặt trời lặn xuống phía dưới đường chân trời. Chúng tôi mới bắt đầu lang thang trên con hẻm nhỏ về nơi nhà của cả hai. Khu phố hẻm bao trùng lên một màu đêm, có những ngọn đèn phát sáng những không phải là những ngọn đèn chiếu sáng chính ngoài hẻm. Từng nhà, từng nhà thắp lên những ngọn đèn trắng sáng trưng, nhiều nhà vẫn còn đang mở cửa, trong nhiều nhà vẫn còn có người vẫn tụ họp uống trà và ngồi trò chuyện với nhau. Bấy giờ cậu về nhà cậu, cô ấy về nhà cô ấy. Cậu không đi lối tắt mà sẽ đi lối chính ra lối chính nơi mặt sân trước của nhà cậu.

Đi trên đường cậu hình dung lại những chuyện đã xảy ra ban nãy, cậu vẫn cầm trên bàn tay mình chiếc nhẫn cỏ. Lòng suy nghĩ mông lung. Thương nói như vậy là cô đang có suy nghĩ như nào. Binh đoàn tí hon vẫn ở đây và bọn tôi vẫn ở cùng với binh đoàn tí hon. Suy đoán trước tương lai một cách chính xác vẫn là điều dường như mà con người không thể làm được. Rồi cậu đâm ra suy nghĩ mông lung như vậy để làm cái gì? Chẳng qua làm cho đầu óc mệt mỏi. Có khi Thương nói những lời nói kia.. mà mình đã hứa những lời nói kia. Sau mọi quyết định tôi vẫn kiên quyết sẽ giữ chiếc nhẫn cỏ ấy.

Từ phía ngoài sân đã nghe đông vui bao tiếng của binh đoàn tí hon. Mọi người lái những chiếc xe đạp vòng quanh khoảng sân trước, dưới những ngọn đèn huỳnh quang trắng ở phía bên trên. Ít khi có dịp mới tụ tập với nhau như vậy, mà tụ tập với nhau như vậy thì sẽ có những trò chơi sẽ diễn ra. Không ngoại lệ cả tôi hay Thương. Thấy tôi, chúng nó lại rằng mở cửa ra như chào đón, nhưng đằng sau vẻ chào đón ấy.

“Chị Thương đâu rồi ạ?”

Ken với Chuột vẫn mỗi một câu hỏi ấy.

“Anh vừa mới đi chơi với chị Thương đúng không ạ? Hay là anh học bài cùng với chị ấy?”

“Là anh học bài cùng với chị ấy.”

Bằng một câu dửng dưng như vậy. Rồi chúng nó túm tụm vào tôi. Chúng nó gom và bao quanh tôi ngồi lên trên chiếc xích đu, kể cả Tí. Hiệu ứng đám đông cùng với đôi mắt diễm lệ trong suốt của tụi nó.

Tôi bắt đầu nói tụi nó ra xa.

“Để anh đi tắm rửa với ăn cơm cái nào. Còn chuyện kể chuyện đó, đây sẽ không kể đâu.”

Những lời nói ấy là một chút nhưng cũng đủ để tụi nó xê ra. Nhưng…

“Anh phải kể chứ không là tụi em sẽ túm tụm lại với anh tới mai.”

“Được rồi, anh hứa.”

Sau ngần ấy tất cả mọi chuyện chiếc nhẫn cỏ của Thương, tôi vẫn giấu trong lòng bàn tay trái. Bấy giờ khi chúng nó không túm tụm lại vào bản thân tôi nữa. Chúng nó bắt đầu tập trung với nhau suy diễn từ trò chơi cô dâu – chú rể giữa tôi và Thương. Tôi cũng chẳng quan tâm lắm, trừ khi có người trên trường biết, thì rất dễ gây khó dễ cho tôi với cô.

Tôi bắt đầu vào nhà, vào luôn căn phòng của bản thân. Trên nóc tủ bàn học tôi bỏ chiếc nhẫn cỏ của mình lên ngay ngắn. Những quyển sách lớp bốn, dần là những quyển tập sẽ tới lúc không cần dùng nữa. Sắp đến là thi cuối kỳ và sắp tới là sắp sửa hết một năm học. Hiện tại tôi vẫn đang ôn cùng với Thương và ở ngay tại nhà cô. Đặt chiếc nhẫn cỏ ấy trên nóc tủ, ngắm nhìn lại nó một ít. Nói với tụi nó như vậy, nhưng tôi đã ăn cơm và tắm rửa rồi.

. 28 .

Cả hai vẫn tiếp tục học chung khối năm. Mọi chuyện trên trường lớp dường như vẫn không có gì mới mẻ lắm. Chung quy lại chúng tôi vẫn học chung trong một phòng học đã học từ năm lớp bốn cùng với chung với những thành viên của lớp khác. Lớp vẫn còn giữ nguyên những gì có ở những năm lớp bốn, song tuy vậy vẫn có những thứ có thể được xem là mới mẻ đang diễn ra.

Khi giờ ra chơi bắt đầu, mọi người bắt đầu túm tụm tập trung lại khi xong tập thể dục giữa giờ. Một trò chơi mới diễn ra, nó đơn giản mà thu hút đến kỳ lạ. Bấy giờ trên các dãy hành lang lớp học, bục giảng hay dưới phần rộng bật cầu thang. Lớp tôi bắt đầu chơi “sò” rồi từ lớp tôi bắt đầu truyền sang các lớp khác. Kể cả nam và nữ, không phân biệt giới tính cứ túm tụm vào trò chơi ấy. Nhóm nam hoặc nhóm nữ, đôi khi xen kẽ chung với nhau.

Tôi đang ở trong một nhóm xen kẽ nam và nữ chơi với nhau. Hồi hè trước, binh đoàn tí hon đã được một người dì trong họ hàng chỉ chơi trò này, vì đã cùng chơi với binh đoàn tí hon nên chẳng có việc gì làm tôi khó khăn lắm.

Trò chơi này thật sự chẳng có gì khó khăn cả. Thứ một nhóm như vậy cần là sáu hoặc năm viên đá nhỏ, cỡ vừa, cho chúng va đập nhiều dưới nền nhà để mà nhẫn những phần nhọn của mặt đá đi. Màn chơi là từ một cho tới năm, còn nếu năm viên đá thì chỉ có bốn màn, xong thì cân ký luôn. Người ta đặt ra số ký đã định sẵn, trong nhóm nếu ai đủ hoặc tới số ký định sẵn trước thì sẽ thắng. Song nếu trong khung thời gian hạn hẹp thì người nhiều ký nhất sẽ thắng.

Từng nhóm, từng nhóm bắt đầu chơi. Nhóm tôi cũng thế, mọi người đang ngồi xung quanh trên một góc phía bên phải trên bục giảng.

“Bắt đầu đi…”

“Nhanh lên.”

Vài người trong nhóm chơi bắt đầu hỏi những người trong nhóm. Mới đầu tiên sẽ là cân ký, ai trước cũng được. Để tìm ai là nhiều ký nhất, thường là năm vì nhóm chúng tôi chơi chỉ có năm viên đá. Nếu hòa nhau thì phải căn lại tiếp, ai nhiều số ký nhất sẽ đi trước.

Tiếng đá va chạm nhẹ với mặt sàn, nứt và nhuyễn ra thành những hạt khác nhỏ li ti như hạt bụi. Sau khi căn ký trong bắt đầu tới màn chính.

“Vậy là Trang sẽ đi trước nhỉ?”

Một đứa bạn ngồi cạnh Trang. Những viên đá từ những người căn ký cuối cùng được di chuyển qua cho Trang.

Nếu tôi không nhầm thì Trang là bạn thân của Thương. Thương thì bấy giờ đã ra ngoài căn tin, có thể cô không khéo léo trong những trò chơi này lắm. Cô thường mua những món quà bánh, tôi cũng có những lúc nhờ cô mua dùng. Lớp học ít người đi, bên ngoài hành lang dòng người náo động, những nhóm ngoài đó cũng có chơi. Ngoài sân lễ lúc nào cũng là nơi nháo động nhất.

“Xong mười ký.”

Trang nói rõ với mọi người.

Trang vẫn tiếp tục chơi, mọi người trong nhóm bắt đầu nhìn chi tiết qua những hành động của Trang để bắt bẻ. Không, thực ra là nhìn kỹ để biết khi nào Trang bị. Những lỗi như không bắt được đá khi thảy lên cao, lấy viên đá đầu tiên bị chạm vào những viên đá liền kề khác.

Xong, thành quả cuối cùng của Trang là mười ký và đang kẹt lại tại màn hai. Do lỗi chạm đá khi lấy viên đá đầu tiên lên. Những viên đá liền kề nhau, nếu lấy một viên ra như thế thì rất khó.

Tới lượt tôi. Tôi được Trang chuyền lại những viên đá đến bản thân mình.

Vượt qua màn một không có gì khó khăn.

Tiếp tục sang màn hai, ba rồi tới màn bốn.

Mỗi là như thế là năm ký liên tục. Và tôi được năm lần như thế liên tục.

. 29 .

Thương mua đồ ngoài căn tin xong rồi vào tới lớp ngay. Cô ngồi cạnh tôi mắt liếc nhìn vào bên trong. Từng viên đá được thảy lên sau đó được chụp lại một cách thoăn thoắt, thỉnh thoảng như cô nhìn viên đá đang rơi xuống, có thể liên tưởng đến việc chúng bị rơi thẳng xuống đất luôn cơ. Nhưng không, việc đó xảy ra khi có những pha kéo đá khó, những viên đá chúng nằm xa nhau, nếu tính theo màn để nắm đủ đá.

Thương đưa cho tôi bịch nước.

“Của cậu đây.”

Rồi tôi bắt đầu nhận bịch nước của cô, nhưng cũng chẳng chú ý đến cô cho lắm. Tôi loay hoay và tập trung đến những người đang chơi cùng với tôi nhiều hơn.

Thương ngồi cạnh tôi một hồi lâu, rồi cô mới lại ngồi kề cạnh Trang. Hai người ấy đang ngồi trò chuyện cùng nhau.

Tiếng đá vẫn va đập xuống sàn y như vậy. Từng người, từng người quay vòng rồi lại quay vòng như vậy khoảng mười – mười hai lần gì đấy. Dòng người đi ngoài hành lang, những trò chơi hoạt động vẫn diễn ra ở dưới sân trường, náo động không dứt cho đến khi tiếng trống đánh.

. 30 .

Hôm sau và những ngày hôm sau vẫn vậy. Cho đến khi tới giờ ra chơi hôm nay.

“Biết gì không? Biết gì không?”

Một cuộc trò chuyện bí mật đang diễn ra trong lớp.

“Biết gì cơ chứ?”

“Chuyện giữa Thương và thằng Tuấn ấy.”

“…”

“Thế thì có chuyện gì chứ nhỉ?”

“Sao tụi bây không nghi ngờ chúng nó thích nhau?”

Không ai nói gì thêm mà chỉ nghe vào cốt truyện mà Kiên sắp sửa định nói. Mọi người tập trung cạnh bàn cuối lớp.

“Chúng nó thường chơi trò cô dâu – chú rể ở nhà. Nhà chúng nói chung xóm với tao, chúng nó diễn như một đám cưới thật vậy ý. Cùng với những người nhỏ hơn có vẻ là họ hàng của Tuấn. Tao nghe đâu mang máng “Cô dâu chú rể, làm bể bình bông. Đổi thừa con nít ăn đoàn tét đích” của những tụi nhỏ chơi chung. Chuyện đó là một vài phần khác, còn một vài chuyện khác nữa.”

“Mày cứ kể tiếp đi.”

Một trí tưởng tượng dần theo dệt từ những hành động có thật. Kiên chung xóm với hai người dường như biết rõ chuyện gì đang diễn ra trong binh đoàn tí hon. Bằng mắt nhìn và tai nghe ngóng, dĩ nhiên chuyện ấy chắc chắn đúng, không những đúng mà đấy còn là sự thật. Bấy giờ cô và cậu vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra cứ lẳng lặng bắt đầu vào lớp, cả hai thường không quan tâm đến những việc bàn tán kia. Cả hai xách cặp về chỗ của mình, song lại bắt đầu đi xuống sân để ăn sáng, những hộp cơm. Cô và cậu, lẫn cả bé Tí, Chuột học lớp hai nên chẳng thể cùng ngồi ăn sáng với chúng tôi. Khi cả hai bắt đầu cùng nhau xuống sân, nhóm bàn tán sôi nổi kia liền liếc nhìn theo một khoảng, như chắc chắn trong tâm là câu chuyện mà Kiên kể thật sự đúng.

Binh đoàn tí hon bắt đầu lảng vảng xung quanh ngôi trường, vẫn dĩ nhiên là cùng nhau. Thương thường kể cho Trang những câu chuyện của mình, cô không ngại khi nói những thứ ấy với người bạn thân nhất.

Câu chuyện mà Kiên kể cho nhóm ấy dần trở nên bắt đầu ly kỳ hơn, và trong sâu câu nói có phần thật hơn.

“Tuấn nó thường chở Thương trên chiếc xe đạp, đôi lúc là cùng binh đoàn tí hon (Kiên chỉ mới bắt đầu đề cập đến cụm từ này, tuy vậy cậu vẫn chưa biết đến nó từ trước). Chúng nó cùng nhau ra ngoài tới bãi đất trống ngay cạnh cánh đồng ruộng xanh tươi. Nơi ấy rất đẹp và binh đoàn tí hon thường ra nơi đấy. Tuy như vậy vẫn còn ít. Sâu hơn trong xóm trong còn có cánh đồng cỏ, cả hai người ấy thường tụ tập ra ngoài nơi ấy chơi. Điều quan trọng ở đây là chỉ cả hai mà thôi.”

Vừa nghe Kiên nói, trí tưởng tượng của mọi người bắt đầu tưởng ra. Hệt như những khung cảnh lãng mạn, hệt như trong những bộ phim có phần tình cảm, trong những bộ phim hoạt hình nào cũng có. Tuy vậy trong suy nghĩ có phần sâu xa hơn, kiểu gì sang hôm sau Tuấn và Thương cũng sẽ bị quấy rầy khi lên trường.

. 31 .

Ngày hôm sau tiếp theo cả hai bắt đầu lên trường, thời gian mà hai người đều đi đến là cùng một lúc, do cùng một người chở, cùng một người chở thì dĩ nhiên sẽ thế. Nhận tiện đây thì mẹ Thương cũng làm trên ngôi trường mà chúng tôi đang theo học nên đâu đó về phần tiện nhiều hơn là bất tiện kia. Chúng tôi xuống xe khi chiếc xe đậu ngay giữa lưng chừng dốc, cả hai bắt đầu đi bộ vào trong sân trường, lòng vui sướng về cả hai đã đến sớm như mọi khi. Thậm chí sớm tới nỗi mà cả hai còn có cả thời gian ăn sáng ở hàng quán, không phải như thường lệ là mua đồ ăn rồi lên trường mới thưởng thức.

“Lại đến sớm như mọi ngày rồi nhỉ?”

Cả hai ngồi chung trên một chiếc ghế đá, chiếc cặp để cạnh đằng sau thành ghế đá tựa lưng. Cả hai cùng ngắm nhìn cảnh quan xung quanh như thế.

Vài học sinh bắt đầu sau đó mới đến trường. Tí mãi chưa đến ngay lúc này, ít khi mà Tí đến ngay lúc này, vì em không đi cùng cả hai chúng tôi.

Khoảng không quang đảng. Bỗng ra Thương mới nhớ ra một điều gì đó.

“Đúng rồi hôm nay theo lịch thì tới bàn tớ trực nhật.”

“Cần tớ giúp không?”

“Không đâu, việc này không phải của cậu. Làm như thế thì cậu trực nhật hai lần mất.”

Thương đứng lên và mang theo chiếc cặp của chính bản thân cô lên trước. Qua các dãy hành lang của dãy lớp một, đi lên cầu thang để lên tới các dãy khối năm. Thương vào đến ngay tại phòng học thứ hai.

Tôi vẫn ngồi đây thêm một chút ít thời gian, ngắm nhìn dòng người cứ mãi đi xung quanh, họ đang mải mê chơi vào những thời gian rảnh như khoảng thời gian đầu giờ như lúc bấy giờ. Nhìn ngắm xung quanh một hồi lâu như thế khi mới bắt đầu đi lên lớp. Xem chiếc đồng hồ đeo trên tay một hồi lâu. - Vậy là còn khoảng hơn mười phút nữa cho đến khi mới bắt đầu thời gian vào học.

. 32 .

Thương bắt đầu vào lớp thì mọi chuyện vẫn xảy ra rất bình thường. Hôm nay cô phải trực nhật, người ngồi chung với bàn cô là Trang. Trang một phần đã đem lên lớp bịch đồ đựng khăn bàn, trong đó là một chậu hoa giả nhỏ, cùng một hộp phấn trắng lớn và một hộp phấn màu nhỏ. Khăn bàn đã được trải từ trước, tấm bảng đã được lau sơ đi nên vẫn còn một vài chỗ ứ nước còn dính những hạt bụi phấn màu trắng đục. Thương không biết hiện giờ Trang đang ở đâu, song cô biết việc mà cô cần phải làm. Thương lên bàn giáo viên và tiến hành chỉnh sửa lại khăn trải bàn ngay ngắn, cô gấp và xếp lại chiếc bịch đựng chúng vào ngăn bàn rộng. Bấy giờ chỉ cần đi giặt giẻ lau bảng nữa thôi. Cô mang các giẻ lau bản trên bàn, vẫn chưa lại một ít những giẻ lau bảng còn khô. Và tiến hành xuống sân, lại gần chỗ hứng nước và Thương giặt đồ lau bảng đằng ấy. Cô thấy cậu vẫn ngồi ngay tại gốc ghế đá cũ mà không hề di chuyển đi.

Nhưng bấy giờ, quay lại lớp học thôi. Thương nghĩ thầm.

Khi quay trở lại căn phòng lớp học kia, căn lớp bây giờ bắt đầu náo động hơn hẳn. Đây chính là vấn đề đang diễn ra. Trên tấm bảng viết tên của cậu và cô ngay giữa là hình trái tim. Những đứa khác thì chú ý nhìn lên tấm bảng đen ấy. Trong lòng còn muốn ghẹo chọc gì thêm.

Cứ vang bên tay một bài đồng dao gì đấy.

Cô dâu – chú rể,

Làm bể bình bông.

Đổ thừa con nít,

Ăn đòn tét đích.

Chúng liên tục và vẫn còn đang lặp lại liên tục. Cô bấy giờ chưa nhìn lên tấm bản có để tên cô và cậu và hình trái tim to lớn đằng kia. Cô nghĩ nó là trò chọc ghẹo vẫn thường xuyên diễn ra, nhưng mà nó không thể nào diễn ra với cô. Cô sẽ nghĩ rằng không ai biết chuyện của cậu và cô, ngoại trừ Trang người thân cận với cô nhất, vì cô đã kể cho cô ấy, cũng là người mà cô tin tưởng nhất, Trang đã giữ bí mật cho cô rất tốt, chỉ có điều là người phát tán tin đồn này không phải là Trang. Suy nghĩ rằng chuyện này không liên quan đến mình và Thương vẫn bình thản mà tiến vào bên trong căn lớp.

Bài vè ấy vẫn cứ lặp lại.

Cô dâu – chú rể,

làm bể bình bông.

Đổ thừa con nít,

Ăn đòn tét đích.

Lòng cô bấy giờ mới đang nhận ra. Dòng chữ rõ ràng nằm trên tấm bảng đen, ngay cạnh là hình trái tim. Cô khựng lúc này như khựng lại một chút ít, có khi là không còn suy nghĩ gì nữa.

“Tại sao chuyện này là xảy ra?”

“Là Trang, chắc chắn không phải Trang. Nếu là Trang thì mọi chuyện đã bại lộ từ những ngày trước. Dĩ nhiên chuyện này là do một phần gì đó khác. Có khi là suy nghĩ này nọ, nghĩ quá lên rồi thêu dệt lên từ những hành động gần gũi của hai cô cậu. Có thể là như thế.”

Cô vẫn cứ lắng đọng vào trong những suy nghĩ như thế. Cho đến khi, cho đến khi, phải đến khi cô đợi cậu ấy quay trở lại.

. 33 .

“Vậy là còn khoảng hơn mười phút nữa cho đến khi mới bắt đầu thời gian vào học.”

Từ nơi ghế đá ngồi ban nãy, thì Thương mắc việc trực nhật của tổ nên là đã đi lên lớp trước tôi rồi. Bấy giờ thì phải đi lên lớp luôn thôi.

Ánh sáng hừng đông dần sáng hơn qua lăng kính mắt, mặt trời hiện lên rõ ràng hơn tạo ra một màu, có vàng, nhưng dịu không nóng cũng như quá chói lói lắm. Đi ngang qua những dãy hành lang tầng trệt rồi đi lên dãy hành lang tầng trên qua cầu thang, hướng đi vẫn không khác gì hướng đi của Thương ban nãy.

Cho đến khi tôi đến không gian của phòng học của cả hai thì mọi thứ dường như ngay lúc này ồn ào và náo động hơn những ngày thường lệ. Lòng bấy giờ vẫn chưa biết hành động gì đang diễn ra. Tôi vẫn tiến hành bình tĩnh vào lớp, giữ cho mình một cảm giác của bản thân vẫn như thường lệ.

Thương đứng lặng thinh dưới khoảng không trống, giữa bục giảng và những hàng bàn ghế học sinh.

Xung quanh náo động, cùng với tiếng cười, tiếng nói. Nghe đâu có vẻ không rõ lắm. Giọng người, giọng người kia lấn ép cả nhau.

“Chú rể đã lên, giờ thì bắt đầu vào lễ cưới.”

Khi vào bên trong lớp thì tôi mới gần hiểu rõ lý do mà cô cứ đứng, cứ im lặng, lặng thinh và khư khư ở đấy. Trên tay vẫn còn giữ những giẻ lau bảng mà Thương đi giặt ban nãy..

“Tổ chức lễ cưới thôi.”

“Nên tổ chức lễ cưới thôi.”

Và dòng chữ và hình trái tim trên bảng dần mới in sâu vào tâm trí tôi. Trang khi lên lớp khi thấy vậy, cố trấn áp những sự việc đang xảy ra, nhưng rồi như thì cũng vô dụng. Thương bấy giờ có suy nghĩ gì hay không sao mà vẫn đứng ngây người như thế mãi.

Trang lên bôi những dòng chữ và hình trái tim trên bảng đen đó. Một phần khiến Thương bình tĩnh thêm đôi chút. Cô đang khóc, tôi không nghĩ là cô sẽ không khóc, nhưng những điều ấy đã diễn ra. Tôi kéo tay cô, cùng cô chạy xuyên qua các dãy hành lang, dường như phá vỡ đi mọi quy củ, tới xuống lầu ra tới mảng sân sau, nơi ít người qua lại hơn. Cả hai ngồi đó, trên những bậc thềm xi măng ngay trên con đường vòng quanh trường.

Thương vẫn khóc, tôi không thể nào làm cô nín đi, kể cả là lau đi nước mắt của cô. Trang cũng xuống, Trang biết rõ chỗ bí mật của cả hai ở đâu. Trang xuống tâm sự với cô và ngồi cạnh cô. Thương biết, Thương luôn tin người bạn thân của mình nhất. Trang không nói và một chữ cũng không nói. Trong đó cùng lắm có thể là Kiên, tôi chỉ có thể nghi ngờ thôi. Đứa bạn thân chung xóm với tôi chẳng lẽ lại là kẻ đâm ké sau lưng tôi? Cứ vậy cho đến hết khoảng thời gian còn trống còn lại sau tiếng trống vừa mới vang lên không dứt. Khi đến khoảng đó chúng tôi mới dám lên lớp.

. 34 .

Dĩ nhiên là chẳng ai muốn như vậy hết, những trò chọc ghẹo trên lớp. Còn quan trọng hơn là khi họ hiểu sai một thứ nghĩa nào đó khác mà cả hai chúng tôi không biết. Gió nhẹ đưa những cành cây bạc theo mây trời. Vẫn là nơi bãi cỏ xanh một màu xanh tới tận chân trời. Nhưng lần này không phải cả hai ra đây để chơi. Việc bị mọi người chọc ghẹo đã là một việc gì đó đã là lẽ thường tình. Chúng tôi để bàn bạc về những điều mà mình suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra.

“Chuyện ấy, Thương có kể với mẹ Thương không?”

Về chuyện cả hai thường xuyên bị chọc ghẹo trên lớp.

“Không, sao mà Thương kể được chứ.”

Cô phân vân, dẫu vậy cô vẫn trả lời. Nếu mét thì mẹ cô sẽ làm gì? Đó vẫn là một nỗi lo lắng kéo dài trong tâm tư của cô.

“Nghĩ lại có lần này rồi lại sẽ có lần khác, có lần khác và thi thoảng sẽ lại lặp lại như thế nữa. Chuyện đó đâu ai dám chắc đâu nhỉ?” 

Thương ngồi ngay ấy trầm ngâm.

“Chuyện của cả hai, dĩ nhiên Thương không nên kể cho ai mới đúng ý nhỉ.”

“Không, chuyện đó, không phải lỗi của Thương, cũng chẳng phải lỗi của Trang. Trong chuyện này còn có một sự gì đó khang khác, nếu là Trang thì tất cả mọi thứ phải bị bại lộ từ lâu rồi ý nhỉ.”

“Cậu nghĩ thế cũng đúng.”

Bầu trời ánh lên những tia lửa đỏ thâm thẳm, sắc cam rồi tới sắc vàng sang nhẹ tới sắc xanh, rồi tới màu bầu trời với những gợn mây vẫn còn trên ấy. Chiếc nhẫn cỏ qua mấy ngày đã dần khô đi, dẫu một lúc nào đó sẽ tan biến tương tự như những hạt bụi cát mịn, trên những nơi mà cả hai đã để.

Con đường hẻm sang nơi được gọi là ruộng, sang cả nơi mà chúng tôi đang ngồi ở hiện tại bắt đầu được trải thêm một lớp đá mi, dày hơn, chẳng mấy chốc sẽ được trải thêm một lớp nhựa dày. Giờ đây cả hai cũng đang đi trên con đường đấy ngắm nhìn thêm những cảnh vật xung quanh. Mặt đường thay đổi nhưng mọi thứ lại vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu. Nhưng liệu khi đến một lúc cả hai trưởng thành có còn như vậy nữa không? Hay sớm mai một như chiếc nhẫn cỏ đang dần khô đi rồi thành một vết bụi in hằn trên nơi mà cả hai đang để? 

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận