. 0 .
Mưa cứ rơi mãi suốt ngày hôm ấy, tạnh ở giữa đêm và lại tiếp tục mưa ở buổi chiều của ngày hôm sau.
Không khí xung quanh ảm đạm, gió ôm chòm những ngọn cây, cuốn những cành cây rung động và cứ như thế mãi. Từng chiếc lá, cành cây cứ rơi rớt xuống dưới mặt sân. Ư sao mà cả không gian cứ buồn bã và sập tối như thế? Và cả sao hôm nay trời cứ mãi không có nắng thế này?
Trong không gian lớp học của cô bấy giờ.
“Hôm nay Thương lại vắng tiếp nhỉ?” Tiếng lớp trưởng bắt đầu ghi chỉ số lớp trên bảng.
“Đúng rồi đấy” Tổ trưởng, tổ của cô nói. Sau khi đi dọc ở tất cả dãy bàn trong khu vực của tổ mình rồi kiểm tra tập vở.
Nghe những lời ấy xong, sỉ số lớp đã được ghi, lằn phấn trắng trên nét bảng đen.
Trời vần vũ bên ngoài khiến các dãy phòng học bên trong phải đóng đi những chiếc cửa kính lại, đèn phòng đâu cũng bật sáng. Gió thổi những tấm màng xanh rêu bỗng phồng lên rồi lại lặng xuống.
Bấy giờ, bên lớp cậu. Trong tiếng lặng im thấy rõ, cậu đang nhận ra những sự thay đổi đang bắt đầu diễn biến nhiều hơn.
Cô ấy ngày hôm nay, vậy là đã thành ra hai ngày. Cậu nhận biết như thế, khi chẳng có thể nhận thấy cô trong hàng của lớp cô, hay là nhìn thấy được cô từ trong đám người lộn xộn từ phía dãy lớp đi xuống nữa.
Hôm sau cậu tính sẽ đi một vòng ra con hẻm nhựa ngoài kia, để có thể ra nhà cô. Để có thể biết được chuyện gì đang xảy ra với cô.
. 1 .
Buổi chiều tà, mặt trời nấp bóng sâu trong vườn mây. Những gợn mây thưa cách nhau những khoảng cách đều thăm thẳm. Có câu nói sau cơn mưa thì trời lại sáng, bấy giờ thì cũng đã sau cơn giông vừa mới ban nãy. Trời đã trả lại màu lam, theo bản chất vốn có của nó. Khiến những cơn mưa giông kia dường như chẳng thấm thía vào đâu. Cậu bắt đầu tiến vào trong con hẻm, khi chỉ mới vượt qua cánh cổng đề bảng “Khu phố văn hóa”.
Chưa bao giờ mà cậu đi một mình vào trong con hẻm như thế này. Gợn đi, cậu ngắm nhìn mọi thứ xung quanh. Rồi không lâu sau đó, cậu đã đến nhà cô.
Mọi thứ như trống trải, mọi thứ như đìu hiu. Căn nhà khóa trái cửa bên ngoài cánh cổng chính, chiếc xe máy còn dựng bên ngoài mà vẫn chưa được đẩy vô nhà, mọi thứ bên trong chiếc cửa kính mờ đục, tối thui, không có bóng dáng của cô, cũng như là bóng dáng của cha mẹ cô.
Bấy giờ những ngọn đèn của những căn nhà xung quanh đã được thắp sáng.
Bắt đầu ngắm nhìn nghiêng mây trời, cậu lại trở về nhà.
Cậu nghĩ rằng.
“Kiểu gì khi đến hôm sau, Thương cũng sẽ đi học lại thôi.”
Hôm sau, lại là thêm một ngày mà cô nghỉ nữa, có phần khác lạ hơn, dấu không phép trên bảng đã được thay bằng có phép.
Rằng mẹ cô đã gọi điện cho cô chủ nhiệm để nói về tình trạng của cô và ngay cả đó là việc xin nghỉ phép cho cô.
Bấy giờ ngay tại bệnh viện.
Đã là hai ngày trôi qua mà cô vẫn chưa tỉnh dậy.
Cậu thì vẫn chưa biết gì về tình trạng hiện tại của cô.
Rồi dần thì những ngày liên tục trôi qua như vậy.
Vẫn không có thay đổi, hai ba ngày trôi qua mà cô ấy đã không đến trường.
Sau đó.
Rồi bỗng nhiên cậu lại muốn nhìn thấy cô ấy đến lạ. Cậu muốn lắm, nhưng bấy giờ lại chẳng có cách gì để liên lạc với cô ấy cả. Trằn trọc một hồi lâu, cậu nghĩ cách này rồi đến cách khác, tóm gọn lại cậu sẽ đi hỏi mẹ của cô. Không gì dễ hơn là hỏi người thân cận của cô ấy nhất. Cậu muốn là phải trong hôm nay và khi về tới nhà hoặc có thể bằng một cách nào đó phải liên lạc tới cô.
. 2 .
Hôm nay, hôm sau, rồi hôm sau nữa cậu vẫn tiếp tục ra ngoài con hẻm ấy. Nhưng mọi thứ rốt cuộc cũng chả có thay đổi gì mấy.
Vậy là đã không thể liên lạc trực tiếp với mẹ cô.
Bầu trời nhạt dần sang màu tối, âm u và sâu thẳm.
Bấy giờ cậu lại tiếc khi nghĩ về những chuyện lúc đó, cậu lại chẳng thể bên cạnh cô được như lúc trước.
Bấy giờ bỗng cậu lóe lên một tia hy vọng. Cậu sẽ đi hỏi mẹ của mình.
Bóng tối loe lóe sáng bởi ngọn đèn huỳnh quang.
Cậu mang theo điện thoại của bản thân mà đi xuống dưới nhà dưới.
Mọi thứ tiếng động cứ như xen lẫn qua tai, tiếng tivi, đã và đang là chương trình thời sự. Tiếng binh đoàn tí hon nô nức bên ngoài, hôm nay là một ngày không mưa nên các thành viên của binh đoàn tí hon có thể tập trung lại.
Cậu tính xin số của mẹ Thương hoặc có lẽ cũng là cả số của cô nữa.
Tiến lại gần võng mà mẹ cậu đang ngồi.
“Cho con xin số Thương với số mẹ cô ấy với ạ!”
Mẹ cậu ngồi đó, nghe những thứ ấy bất ngờ. Nên đã nghi ngờ dần như là đã có chuyện gì xảy ra. Mẹ cậu hỏi lại những chuyện ở trên lớp, nhưng mà cả hai học khác lớp nhau khó mà có thể để kể tường tận được. Cậu nói với mẹ chuyện Thương nghỉ, ở lớp cô và nay là đã được ba, bốn ngày gì đó rồi.
Những chuyện cậu nghe từ nhóm bạn. Luôn cả bảng thông tin chỉ số lớp ngay những lần cậu đi ngang qua căn lớp ấy.
Luôn cả việc cậu đã đi ra về phía nhà cô, mà không thấy có ai ở nhà.
“Con đã cố, nhưng không có gì để liên lạc hết mẹ à.”
Mẹ cậu vào phòng lấy chiếc điện thoại. Cậu đi theo mẹ cậu, trên tay vẫn cầm chiếc điện thoại của bản thân. Vội chạm trên màn hình, vào “điện thoại” rồi sang tới mục “bàn phím”. Đến khi màn hình hiện những ô số.
Mẹ cậu bấm thật nhanh để tra trên danh bạ.
Nhập rõ tên vào ô tìm kiếm.
Đầu tiên là số của Thương.
Nhập xong và lưu vào danh bạ.
Số tiếp theo là của mẹ cô.
Vậy là trong điện thoại của cậu đã có những thứ mà cậu cần để liên lạc với cô ấy.
Cậu lại về lại căn phòng. Trong căn phòng đấy cậu đóng cửa lại. Ngỡ bật điện thoại lên, rồi ngở tắt đi điện thoại xuống. Những người được lưu trong danh bạ đã có thêm số mẹ cô và số của Thương.
Xong cậu để điện thoại trên bàn, màn hình bật sáng rồi sau đó tắt hẳn đi.
Cậu lại chuẩn bị soạn cặp cho ngày mai, ngày cuối cùng sau ngày nghỉ cuối tuần.
Xem kỹ lại bài tất cả mọi thứ, mai sẽ không phải học nhiều.
Cậu bắt đầu gọi điện thoại cho cô. Từ số trong danh bạ đã lưu sẵn ban nãy. Chiếc điện thoại liên tục đổ chuông, nhưng lại không có ai bên đầu dây bên kia bắt máy.
Cậu lại về lại căn phòng. Trong căn phòng đấy cậu đóng cửa lại. Ngỡ bật điện thoại lên, rồi ngở tắt đi điện thoại xuống. Những người được lưu trong danh bạ đã có thêm số mẹ cô và số của Thương.
Xong cậu để điện thoại trên bàn, màn hình bật sáng rồi sau đó tắt hẳn đi.
Cậu lại chuẩn bị soạn cặp cho ngày mai, ngày cuối cùng sau ngày nghỉ cuối tuần.
Xem kỹ lại bài tất cả mọi thứ, mai sẽ không phải học nhiều.
Cậu bắt đầu gọi điện thoại cho cô. Từ số trong danh bạ đã lưu sẵn ban nãy. Chiếc điện thoại liên tục đổ chuông, nhưng lại không có ai bên đầu dây bên kia bắt máy.
Bên đầu dây bên kia. Trong phòng của cô bấy giờ, điện thoại nằm trong phòng cô. Chuông reo lên liên hồi. Chiếc điện thoại vẫn nằm ở nơi trên giường. Ở chỗ mà cô để điện thoại khi gọi cho mẹ cô, gần như vẫn chưa có gì thay đổi.
Cậu ngỡ ngàng và lác đác. Có khi còn phải gọi lại. liền ngắm nhìn những thành viên của binh đoàn tí hon đang chơi trò chơi bên ngoài.
Khung cảnh chẳng khác hôm nào, mà cậu bỗng nhiên nhận thấy có gì đó như nhức nhói lắm. Cậu gọi thêm cuộc nữa và rồi cuộc nữa cũng chẳng có ai bắt máy cả.
. 3 .
Hôm sau cậu tiếp tục đi học trên trường.
Thương, cô thì lại thêm một ngày nghỉ nữa.
Hôm nay, cậu vẫn lại lãng đãng trong mơ hồ.
Cậu gặp Trang ở ngay gần đấy, khi bước lại gần tới nơi lớp của cô.
Trang gặp cậu và bắt đầu hỏi chuyện về Thương.
Cơn mưa chiều lại lãng đãng, dịu mưa như hôm nào.
“Thương thế nào rồi?” Trang hỏi.
Cậu biết trả lời sao giờ?
“Tớ không biết gì cả!”
“Sao cậu lại không biết chứ? Chẳng phải cả hai là bạn thân ư? Chẳng phải cả hai cùng chung một xóm với nhau ư? Cũng chẳng phải cô ấy thường chơi chung với cậu và những người thân trong họ hàng của cậu ư? Tại sao bấy giờ mọi chuyện lại như thế này?”
Giọt lệ và gương mặt buồn của Trang tương tự như những giọt mưa dịu nhẹ ngoài kia.
Lời nói của Trang cứ như thể đang dằn vặt tôi. - Tại sao mọi chuyện cứ như thế này. - Câu nói sao mà cứ ám ảnh tôi mãi thế.
Trang nhã nhặn phía xa rồi nói lời: “Xin lỗi.”
“Đáng lẽ tớ không nên hỏi nhiều như thế.”
“Thêm một phần khác, về chuyện của Thương.”
“Chuyện của Thương?”
Khi chưa nói dứt câu, tiếng trống vào học đã vang lên. Cô hẹn cậu xuống ghế đá vào giờ ra chơi để nói chuyện tiếp.
Một dãy những hàng dài tập theo những động tác duy nhất của các bài thể dục giữa giờ. Giữa một đám người tiến vào căn tin, những người khác đang chơi những trò chơi khác nhau thì tôi bấy giờ đang loay hoay để kiếm tìm Trang. Phải tiếp tục những gì đã đang còn dang dở từ đầu giờ học.
Tôi tiến tới giữa nơi mà là dãy hàng lớp của Trang ban nãy. Thì thấy cô đang ngồi ghế đá ngay gần đấy.
Tôi ngồi cách cô một khoảng cách. Cả hai ngồi trên hai chiếc ghế đá khác nhau.
“Quay lại những chuyện ban nãy.” Nghĩ đến thôi là cô đã không kiềm chế được, những lời nói bắt đầu được tuôn ra như thác đổ. Để tránh những thứ như thế, thì cô đã cố và đang kiềm chế.
“…”
“Cậu biết chuyện Thương nghỉ học hổm rày chứ?”
“…”
“Biết nguyên nhân không?”
“Tớ vẫn chưa biết.” Tôi nói rõ.
Rõ ràng từ sau lời nói dối của tôi thì cả hai dường như có gặp nhau nữa đâu. Kể cả binh đoàn tí hon cũng thế, kể từ ấy là cả hai chúng tôi không còn gặp nhau nữa rồi. Vì thế cũng làm sao mà biết rõ lẫn nhau được. Ai vì ai suy nghĩ gì? Ai vì đợi những mong chờ mà gây gánh nặng đến tận sâu trong tâm can?
“Thương đang bị bệnh.” Trang nói rõ. Dù vẫn chưa nói cô bị bệnh gì.
“Cô ấy giờ thế nào?”
“Cậu không quan tâm cô ấy luôn ư?”
Nói không cũng không phải, vì cậu vẫn đang quan sát từ xa cô ấy. Dù chẳng thể tiếp cận, do biết bao nhiêu hiểu lầm.
“Tớ có.”
“Có mà không biết cô ấy bị bệnh ư?” Cô ấy nói, những lời nói ấy như xé vào tim gan. Tôi làm gì biết chuyện gì xảy ra, cũng đâu thể biết rõ Thương nghĩ gì đâu chứ.
Xa mặt, nhưng không cách lòng. Tuy gần nhau đến như thế này mà không ai có thể tiếp cận nhau được.
“Cô ấy giờ đang ở đâu?”
“Bệnh viện đa khoa tỉnh.”
“Tình trạng hiện giờ thế nào?’
“Vẫn còn đang hôn mê, vẫn còn chưa tỉnh dậy.”
Bấy giờ như có một đám mây giông trong tâm trí, nó khiến mọi thứ rối mù, nó khiến mọi thứ không còn có thể nhận dạng ra một điều gì nữa. Cậu buồn lắm, cảm giác chán nản hay có chút gì đó tiếc nuối ấy. Có muộn màng quá không? Có kịp lại những gì nữa không
“Mai là chủ nhật nhỉ?” Trang hỏi.
“Đúng rồi.”
“Mai đi thăm cô ấy được không” - Cô ấy hỏi.
“Có lẽ được.”
“Mai hẹn cậu chiều tại ngã tư bưu điện nhé. Chúng ta sẽ đi xe buýt tới bệnh viện đó. Vì đường đi sẽ xa, nên là phải đầu giờ chiều.”
. 4 .
Ngã tư bưu điện lúc gần một giờ chiều. Cậu đến đây trước hơn cả Trang. Cậu đứng chờ dưới gốc cây mà ngắm nhìn dòng xe chạy. Đây đang là trung tâm của thị xã, mọi ủy ban và tất cả ban chấp hành nằm tại đây. Cậu nhìn về phía quảng trường rộng lớn, nơi mỗi tối thường tập trung nhiều người, bấy giờ thì chẳng có ai cả.
Cậu ngồi đợi dưới gốc cây, thành bồn bông bao quanh. Dường như thì mười năm phút sau cô mới đến.
Vẫn chưa có chuyến xe buýt nào chạy ngang qua đây hay dừng lại ngay tại đây cả. Thế cả hai lại càng phải đợi.
Trang dừng xe tại một quán cà phê và nhờ họ giữ xe dùng. Tới chiều khi cô mới quay lại lấy. Sẵn cô mua luôn hai chai nước.
“Của cậu đây!” Cô ấy đưa một chai nước còn lại cho tôi và lại bước đến ngồi cạnh.
Tôi vẫn như ngây người ra đấy. Một là vì đây là lần đầu tiên khi tôi đi đâu đó mà không cùng với gia đình. Còn hai thì đây là chuyến hành trình đầu tiên tôi được đi cùng với bạn. Ba nữa là những lý do và tâm trí ngoài kia, hay là những gì khác khi tôi gặp lại Thương.
Rồi cả hai bắt đầu ngồi đợi.
Cậu nghĩ lại chai nước của Trang khi nãy.
Rồi cũng đột nhiên hỏi cô.
“Chai nước này bao nhiêu tiền thế nhỉ?”
“Cậu hỏi tớ như vậy làm chi?”
“Dĩ nhiên là tớ phải trả lại tiền cho cậu chứ.” Vừa nói, cậu lấy chiếc bóp từ trong túi ra.
“Không đâu, lần này tớ khao cậu. Cậu để tiền đấy mà làm chuyện khác.”
“Nhưng, nhưng,...”
Đằng sau những câu nói lắp bắp. Đằng xa là chiếc xe buýt vừa chạy tới. Trang tiến lên và chạy ra ngoài để đón, cho dần đến khi chiếc xe buýt dừng lại.
“Cậu còn chần chờ ngay đấy làm gì? Phụ tớ đi chứ!”
Trang chỉ vào những đồ dùng mà cô mang đi, bánh trái đựng trong những chiếc bịch xốp. Tôi xách những bịch đồ ấy mà đi cùng với cô lên xe buýt. Chuyến xe có mã tuyến “6”.
Chiếc xe đã gần như rất cũ kỹ. Bên trên hầu hết đều là hàng ghế đơn, thẳng tắp từ đầu tới cuối. Người trên xe không quá nhiều do đó vẫn còn có những chỗ ngồi, chen vào dãy hành lang xuống dọc phía cuối xe biết bao nhiêu là hàng hóa. Trang ngồi ghế trước, tôi ngồi ghế sau, gần sát hàng ghế cuối cùng. Xung quanh, cửa kính trên xe lúc nào cũng được để hở một khoảng. Bao trùng lên những tấm kính ấy là những giấy dán quảng cáo các nhãn hiệu sản phẩm, lớp này trùng lên lớp kia. Có lớp đã bị bong tróc đi, chỉ còn những phần giấy ngắn, cụt ngủn hay chỉ còn là lớp keo.
Người người trên xe trò chuyện. Chuyến xe bắt đầu chạy dọc theo tuyến.
Thỉnh thoảng dừng lại trên những vệ đường để đón khách hay giao những món hàng trên xe đến những nơi chúng cần đến.
“Cậu đi xe buýt bao giờ chưa?” Trang hỏi.
Phía dưới chỗ ngồi của cô là những bịch xốp đựng những thứ bánh trái ban nãy mà Trang nhờ tôi xách lên hộ cô.
Tôi liền trả lời: “Chưa.”
“Vậy mà cậu cũng dám đi cùng tớ ư?”
Hai chuyện ấy đâu có liên quan gì nhau. Hôm ấy cậu ấy rủ thì bản thân đành phải chấp nhận. Còn về nói chuyện ấy với mẹ, thì mẹ tôi đã cho phép rồi. Còn về phần tôi đi xe buýt bao giờ chưa?
“Rồi nhé.” Là buộc miệng nói ra.
“Rồi ư? Bao giờ?”
“Lâu rất lâu trước đây.”
Rồi tôi lại kể ra hết những mọi việc đã diễn ra trong quá khứ.
Trong lúc đó, chuyến xe vẫn cứ thẳng tắp mà băng trên con đường đang chạy theo tuyến. Dừng lại ở những nơi có khách ra đón, trả khách ở những nơi mà khách muốn xuống.
Cuộc hành trình cứ lên cứ xuống thế mà kéo dài xa nhau hơn. Nghĩa là càng tốn thời gian hơn.
Trang cứ nhìn ra bên ngoài cửa sổ, cô đang ngắm những dòng xe cộ đang chạy và khung cảnh đang diễn ra ngoài đường. Cô chẳng nói gì cả, thi thoảng chỉ nhìn vào màn hình điện thoại mà xem giờ.
Xe cứ dừng đón chở khách rồi lại đi tiếp. Người người trên xe có những việc riêng khác nhau. Có người ngủ ngay góc đằng kia; có những em nhỏ đi cùng người lớn, không chịu yên; vài ba người vẫn mải miết nhìn vào chiếc màn hình đang phát sáng, họ đọc tin tức hoặc là đang xem video, hay nghe nhạc. Chiếc xe dừng và đi tiếp như thế bấy giờ đã dần đông, chật kín người và hàng hóa. Nhiều người, nhiều hoàn cảnh khác nhau, cũng như đang đi làm những việc khác nhau. Sẽ có những người bắt đầu đi về quê nhà, sẽ lại có người ngược lại đi bôn ba ở chốn công nghiệp phát triển này. Có cả học sinh tiện luôn đường để đi tới trường…
Trang có thấy một cụ lớn tuổi, cô nhường phần ghế của mình đang ngồi. Rồi đứng lên giữ chặt tay nắm.
“Bà ngồi đi ạ!”
Cụ ấy cũng đã lại chỗ của cô mà ngồi lên.
Cụ khen cô và cảm ơn cô ríu rít.
Trên xe lúc này hàng hóa đông và người thì cũng đông. Tôi bắt đầu gọi cô ấy, chắc cũng phải nên nhường ghế cho cô ngồi – cậu bỗng nhiên suy nghĩ như thế.
“Trang, Trang…” Tiếng nói nhỏ nhưng cô vẫn nghe thấy liền tiến sát lại.
“Cậu ngồi đây đi nhé.”
“Sao cơ?”
“Cậu đi xuống đâu à? Đã tới nơi đâu cơ chứ?”
“Cậu ngồi đi, tớ đứng cho.” Tôi nói rõ. Hành lý đang mang vác trên xe của cô, rõ ràng thì tôi chả có nhiều những thứ cồng kềnh như thế. Tôi liền đứng lên, Trang liền ngồi xuống.
“Này là cậu muốn đấy nhé!”
Cô ấy ngồi xuống và ngắm nhìn muôn nơi về phía đằng xa, bên ngoài đường.
Rồi mặt đường chuyển từ những căn nhà thấp, sang chợ, sang những nơi phố phường đông dân cư. Rồi vượt sang nơi giao lộ có nhiều tòa nhà lớn, đường lớn và phố phường nhộn nhịp. Người ta, người người gọi nơi đây là tỉnh lỵ của nơi là “thủ phủ công nghiệp miền nam”. Nơi đây tập trung nhiều chi nhánh ngân hàng, các khu mua sắm của nằm rải rác ra nhiều nơi, không có siêu thị nào là không có cả.
Chiếc xe buýt băng qua nơi đại lộ hào nhoáng như vậy. Tiến thẳng đường Thích Quảng Đức, rẽ sang Cách mạng Tháng Tám, một xíu nữa thôi là đã có thể thấy “Nhà thờ chánh tòa”, băng qua ngã sáu nơi quảng trường rộng lớn và phía bên kia là “Chùa Bà”, chiếc xe tiếp tục đi thẳng tiếp. Tới bùng binh ngã tư bến xe. Xe ôm bùng binh đi vào bến xe bằng cổng thứ hai.
. 5 .
Bến xe liên tỉnh tấp nập người và xe, những người bán hàng rong, những quán đồ ăn nằm cả trong đấy. Một bãi đổ xe rộng lớn, nơi gần nhất là bãi gửi xe trong nội tỉnh, cách phần đậu của chiếc xe mà chúng tôi đang ngồi không xa. Người đợi trong bến đông, nhưng không đông tới nỗi chen chúc nhau. Những người bán hàng rong thì liên tục mời chào.
“Cậu chuẩn bị hai mươi ngàn đi.”
“Ừ, à.” Tôi mở bóp lấy từ trong túi ra, ngó nghiêng sắp tiền, mệnh giá lớn nhất gần như chỉ có một trăm. May mà cũng có tờ hai mươi ngàn chẵn.
“Cậu ngây người ra đó làm gì. Đưa tớ trả hộ cho, rồi cả hai cùng xuống xe nhé.”
Tôi chỉ biết đưa hai mươi ngàn ấy cho Trang.
Chúng tôi lên tới gần nơi cửa xuống, nhưng cũng phải đợi dần cho tới lượt của mình.
Trang đưa phần tiền của cả hai. Còn tôi thì xuống xe trước. Trang hỏi luôn bác tài xế: - Chuyến cuối về lúc mấy giờ?
Bác tài ngồi trên ôn tồn mà giải thích.
“Chuyến cuối tầm khoảng bốn giờ bốn mươi năm phút.”
“Tụi con có đến trễ, có gì bác đợi tụi con ạ.”
“Trễ tầm năm mười phút thôi các cháu nhé!”
“Dạ.”
Rồi những dòng người xuống, cũng sẽ có những dòng người lên. Khi xe bắt đầu đậu vào bến.
Tôi và Trang xuống xe thì cả hai liền ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá.
“Cậu khao tớ một chai nước y nhé?”
“…” Thấy tôi không nói gì.
“Thì có qua có lại mà.”
Tôi đưa phần tiền của mình cho cô gái ấy mua đồ. Các quầy bán hàng rong nhỏ, cô lại chọn mua của những người bán đang đi qua đi lại. Những phần nước ướp đá được để trong một chiếc thùng đá loại nhỏ.
Cô ấy vừa chọn nước, vừa ra dấu hiệu như hỏi tôi có đồng ý loại nước đấy hay không.
“Cậu muốn gì cũng được.”
“Vậy hai chai không độ nhé.”
Trang nhìn tôi và gật đầu một cái.
. 6 .
Cô ấy mua xong lại tiến lại về chỗ tôi, cả hai lại sang ra tới ngoài cổng bến xe mà lại đợi chuyến xe buýt khác. Chiếc xe buýt của “thành phố mới” xanh, gọn ghẽ và thân thiện cho môi trường. Chúng tôi đứng và ngồi đợi tại khu vực chờ xe. Giữa dòng người đang chạy trên đường tấp nập ngoài kia.
Thương coi lại thông tin tuyến và thời gian tới của xe buýt.
“Chúng ta sẽ đi tuyến này.”
Bến xe tỉnh – Chùa Bà – Bệnh viện đa khoa tỉnh – Trung tâm hành chính tập trung.
Thời gian hiện rõ trên bảng thông tin. Trang lại xem giờ trên điện thoại của bản thân. Khoảng mười năm phút hơn thì xe sẽ đến.
Chúng tôi lại ngồi đó đợi, mỗi người đều có những việc làm riêng để làm phí đi khoảng thời gian ngồi đợi ấy. Trang lướt điện thoại, khi thoảng lại ngước nhìn dòng người đang tham gia giao thông ngoài kia. Trời thắm thoát bắt đầu chuyển mây đen. Không thể đoán chắc được khi cơn mưa sẽ bắt đầu xảy ra khi nào và cũng chẳng thể nào trách được trời mưa như thế. Bởi đã và đang là thời khắc giao mùa, giữa nắng chói và những cơn mưa bất chợt.
Xe đã đậu vào bến, trên xe đã bắt đầu có người đi xuống và hiện cả hai chúng tôi bắt đầu đi lên. Giờ thay vì ngồi riêng lẻ với nhau như chuyến xe trước kia, chúng tôi ngồi với nhau trên chiếc ghế đôi.
Xe nhập vào làn giao thông. Những chuyến xe như thế này hầu như chỉ chạy xung quanh nội thành của tỉnh lỵ.
Bên ngoài thì những cơn mưa đã bắt đầu rơi, cậu nhìn bên ngoài mà cảm thấy nhói lòng rồi bỗng lại có cảm giác sốt ruột.
Bên cậu thì Trang chỉ phí thời gian lướt điện thoại, chả ngần nào chú ý đến khung cảnh ngoài kia. Đô thị thì vẫn giống như nơi cậu đang sống thôi, cảnh dòng người vội vã cậu đã thấy nó như thế nào, thì bấy giờ tương tự, chỉ khác thay vì cậu ngắm nhìn nó trực tiếp thì bấy giờ lại qua chiếc kính có những hạt nước bám đầy. Nó dường như khiến cậu thấy mọi thứ vội vã thêm nữa và chính cậu cũng như đang hòa nhập cùng sự vội vã đấy.
Chiếc xe tới bến đầu tiên, trông giống như cậu đang dần quay lại nơi khởi đầu vậy.
“Cậu có sao không á? Sao mà ngây người ra thế kia?” Cô hỏi tôi, khi vẫn đang ngồi bên cạnh mình. Bản thân chỉ có những dao động trong những hình ảnh đang xảy ra ở bên ngoài kia thôi. Xe buýt dừng vào bến, sẽ có người lên lẫn cả người xuống. Tuy vậy trời đang mưa như thế này vẫn ít khi có ai đợi xe buýt lắm. Chiếc xe vẫn dừng ngay tại đấy năm phút dù không có khách lên.
“Không, không có gì đâu?”
“Không có ư? Hay đang nghĩ về Thương đó chứ?”
“Lại càng không.”
“Này, cậu giấu cảm xúc tệ quá đó.”
“…”
Chiếc xe lại tiếp tục đi tiếp. Vẫn trên đường “Cách mạng tháng tám” khi đó.
“Cậu kể cho tớ nghe về chuyện cậu với Thương được không?”
“… “ Tôi giấu nhẹm những thứ không muốn nói vào sâu trong tâm trí.
“Chuyện quá khứ ư?”
“Chuyện mà làm sao hai cậu tách ra với nhau cơ. Hẳn là đã có chuyện gì đó nhỉ?”
Tôi thật sự không muốn đụt sâu vào chiếc kén đó thêm nữa.
“Tớ không kể đâu.”
Chiếc xe tiếp tục rẽ phải vào đường “Nguyễn Văn Tiết”, hướng về quốc lộ 13. Sắp sửa đến đoạn giao lộ lớn. hướng về “Phạm Ngọc Thạch”
“Cậu không kể thì đành vậy.”
“…”
“Theo tớ nghĩ thì từ tình bạn ấy, rất dễ thành một thứ tình cảm gì đó và chúng ngày một lớn hơn. Thứ tình cảm trai – gái chẳng hạn. Bấy giờ hai cậu không những rất thân với nhau từ hồi nhỏ, việc ấy thì càng dễ diễn biến đến thứ đó. Này nhé, đừng làm điều gì khiến cả hai phải hối tiếc nhé…”
Phải hối tiếc ư. Điều ấy chắc không diễn ra đâu nhỉ.
Chiếc xe dừng lại ngay tại đại lộ lớn. Một đường có tới tám làn xe.
“Xuống thôi, cậu còn đợi gì nữa?”
“Tới nơi rồi ư?”
“Tới rồi đó!”
Trả xong tiền vé, rồi cả hai bắt đầu xuống xe, những dòng xe cộ nối đuôi nhau rất đông ở nơi giao lộ ban nãy, nơi đó có đèn xanh đèn đỏ. Dọc con lươn những nơi gần bệnh viện, hầu hết đều có vách ngăn. Chúng tôi tiến tới nơi có vạch đi bộ gần nhất. Cứ canh xe và từ từ mà qua.
. 7 .
Ngay bấy giờ cả hai bắt đầu đứng ngay bên cạnh cổng chính bệnh viện, ngay khi đã qua đường xong. Nơi này là cổng dành cho xe cấp cứu, có thể vô bằng cổng này nhưng..
“Chúng ta vào bằng lối cổng phụ nhé?”
“Ở đâu cơ?”
“Đi cùng tớ, rồi sẽ biết thôi.”
Mưa bắt đầu ngớt đi khi chúng tôi xuống xe, nhưng cảm giác sốt ruột của cậu thì dường như nó vẫn còn ở đấy. Cả hai đi cùng nhau trên lề đường đến hết hàng rào bệnh viện, ngay gần đấy có một con hẻm nhỏ. Sâu trong đây toàn là quầy bày bán tạp hóa, cơn mưa ứ nước đọng lại trên mặt đường dưới những nơi trũng. Càng gần cánh cổng phụ hơn, có hai quầy nước gần đấy.
Cả hai bước qua những hàng lan can nhỏ, chủ yếu để ngăn cách xe máy chạy qua. Đi thẳng khu vực này là vào tới bệnh viện. Đông người vào và kẻ lại, người thăm, người nuôi hay cả là người chăm sóc, họ nằm nghỉ bên ngoài các dãy hành lang phòng bệnh, dưới những tấm chiếu tranh.
Chúng tôi bắt đầu đi trên các dãy hành lang đấy.
“Cậu biết nơi đó chưa?” Tôi hỏi Trang.
Cô thì vẫn như vậy.
“Tớ đi một lần rồi. Nhưng tớ không chắc lắm.”
Trang cứ trầm ngâm suy nghĩ mà nhớ xem cô đã đi trên những dãy hành lang nào.
“Hình như nơi cô ấy đang ở là khoa nội.”
“Có gì dễ hơn nữa không? Hay gọi điện hỏi mẹ cậu ấy nhỉ? Chắc mẹ Thương hiện giờ cũng đang ở đây.”
“Cũng được.” Cô nhắc điện thoại lên, tra vào danh bạ. Nhưng đột nhiên cô lại không muốn gọi, chắc vậy.
“Sao cậu không gọi đi nhỉ? Không có số ư?” Trang bất ngờ hỏi.
“Dĩ nhiên có chứ.” Tôi lấy chiếc điện thoại ra. Vì ở đây hơi nhiều người lại còn là phòng bệnh. Không thể làm phiền. Cả hai đều ra khuôn viên ngây giữa kia mà ngồi lên ghế đá. Tôi bấm chiếc điện thoại lên và bắt đầu gọi cho mẹ cô ấy. Dẫu vẫn còn chưa quen cho lắm.
Tiếng chuông điện thoại reo lên, thoáng sau đã có người bất máy.
“Alo, alo.”
“Cho con hỏi bên kia có phải là mẹ Thương không ạ?”
Chắc là vì do giọng quen cho nên, mẹ cô ấy nhận biết ngay.
“Tuấn hả con?”
“Dạ.”
“Sao đó con?”
“Tụi con giờ đang ở bệnh viện. Tụi con muốn thăm Thương.”
“Ngoài con ra thì còn ai nữa đấy?”
“Còn có Trang nữa ạ!”
“Cả hai bấy giờ đang ở đâu?”
Chắc bấy giờ phải cần Trang để giải thích. Tôi đưa điện thoại cho Trang.
“Ở gần khoa chấn thương, chẩn hình đi vô đó cô. Tụi con đợi cô ở khuôn viên gần khu vực đấy ạ.”
Chúng tôi đợi bên dưới. Thoạt đầu khi vào đây, tôi có cảm giác gì đó tệ lắm, dòng người ở khắp mọi nơi, còn có cả những người ở bên ngoài hành lang, những móc treo đồ và dây nhợ xung quanh thì lộn xộn. Bệnh viện này thì đã cũ lắm rồi. Nhưng một hồi sau thì không còn cảm giác ấy nữa. Nhưng tuy vậy thì cảm giác sốt ruột phần đông vẫn còn hiện diện trong cơ thể này.
Chừng mười – mười năm phút sau gì đó, chúng tôi mới thấy mẹ Thương.
Để chẳng phải tốn thời gian, khi phát hiện thấy, chúng tôi liền lại gần để chẳng phải mất công bà phải tìm kiếm thêm.
Cả hai bấy giờ đi song song với mẹ Thương, Trang thì vẫn đang xách những bịch đồ lỉnh kỉnh.
“Cả hai cháu đi bằng gì thế nhỉ?” Mẹ Thương hỏi. Trang thì xen vào nói ngay và làm tôi hở như là có một khoảng trống.
“Dạ bằng xe buýt đó ạ!”
“Cả hai luôn ư?”
“Dạ.” Tôi nói.
“Con đã làm tất cả mọi thứ để bắt Tuấn đi theo nè. Được cậu ấy đến thăm như thế này thì chắc Thương sẽ khỏe lên và tỉnh lại sớm thôi ạ.” Trang vẫn hoạt bát như thế.
Chúng tôi cùng với mẹ cô đi đến phòng bệnh, nơi mà có cô ấy ở đấy. Cuộc hội thoại vì thế cũng mà tiếp tục dài. Cho đến khi đến phòng bệnh của cô.
Mây đen bên ngoài cánh cửa vẫn chưa ngớt hết đi.
Tôi bất ngờ, có thể luôn cả phần hốt hoảng khi nhìn thấy người con gái đang nằm cạnh chiếc cửa sổ ấy. Cảm giác sốt ruột và day dứt ấy đã không còn, thay vào đó là vẻ bất ngờ kia càng lúc càng lộ rõ hơn.
Chiếc giường trắng, xung quanh là các loại máy móc, kể cả máy tra nhịp tim, những đường mạch chạy liên tục. Đã bao lâu rồi cậu không gặp cậu ấy, cũng đã bao lâu rồi khi miệng cậu phát ra lời nói dối ấy. Nó có khiến Thương tổn thương không? Cậu có bù đắp nó nổi không? Cậu bắt đầu tiến lại gần bên chiếc giường bệnh có cô nằm đó, dường như bất động. Cậu ngồi ụy xuống bên cạnh cô, bên cạnh chiếc giường bệnh của cô.
Trang và mẹ cô ấy ở ngoài lâu một tí để tạo một khoảng không riêng tư thoáng đãng. Hai người ấy ngồi những hàng ghế bên cạnh hành lang.
Cậu thì bắt đầu moi móc chiếc kén ấy ra. Lúc ấy không nên nói dối mới phải.
Lúc ấy, cô ấy cũng không nên chậm chạp khi đưa ra lời nói. Cũng phải.
“Giờ đã chiều rồi, ít nắng rồi.”
“Binh đoàn tí hon chúng ta đi phiêu lưu đi?”
“Nhưng mà ở đâu? Đi đâu?”
Thương và tôi cứ ngắm nhìn những thành viên của binh đoàn tí hon đang tranh luận.
“Chị cũng đi nữa nhé.” Tí lại nói với cô.
“Chị sẽ đi cùng.”
Những tia nắng gắt thay bằng tiết trời dịu nhẹ hơn.
“Đi bằng xe đạp đi.”
“Được đó, được đó...”
“Thế là phải ra nhà trước lấy xe rồi.” Tụi nhỏ liền túm chụm lại mà chạy đi lên cánh cửa sau nhà để vào khoảng sân ấy trước. “Ai sau cùng phải đóng cửa nhé!” Dĩ nhiên và cũng lại là tôi thôi.
Lác đác đã là người đi cuối cùng. Thương hiện giờ chưa có xe đạp. Cô lủi thủi một mình ngay đấy, lẳng lặng mà nhìn binh đoàn tí hon rời đi.
“Cậu đợi một lát nhé. Không có xe thì sẽ có ai đó chở thôi.”
“Vậy tớ đợi mọi người ở khoảng sân nhà nhé.”
“Được thôi!”
Thương nói vậy, liền về khoảng sân nhỏ ở nhà cô. Cô ngồi đung đưa trên chiếc xích đu. Nhất thời khi thấy cô như vậy tôi mới bắt đầu đi ngõ tắt về nhà.
Binh đoàn tí hon vì đợi tôi mà đã chạy xe quanh mặt sân chính.
Chiếc xe đạp hai bánh lớn dựng ở một góc hàng rào, ngang cách với nhà bên kia.
“Chị Thương đâu?” Tí hỏi.
“Chị ấy đợi ngoài đấy rồi.”
“Anh sẽ chở chị ấy hở?”
“Anh sẽ chở chị ấy mà.”
Dòng xe đạp bắt đầu chạy ra tới ngoài hẻm, đứa nhỏ đi trước, đứa lớn đi sau. Như việc chuẩn bị xung trận cho một cuộc chiến lớn, nhiều chông gai.
Dòng xe ấy dừng lại về phía nhà Thương, cô thì vẫn đang ngồi đưa xích đu. Tí thì bắt đầu bước vào khoảng sân nhỏ ấy.
“Chị đi nhé, Anh Tuấn sẽ chở chị đi thôi.”
Nói như vậy xong, Tí cùng với Thương bước ra ngoài.
Thương tiến lại gần và nhìn tôi.
“Cậu chở tớ nhé!”
Thấy Thương ra, binh đoàn tí hon bắt đầu chuẩn bị lên xe.
“Cậu lên đi đó Thương.” Thương bắt đầu lên đằng sau. Cuộc hành trình của binh đoàn tí hon lại sắp sửa bắt đầu.
Đâu ai biết trước được chúng tôi sẽ đi tới đâu. Những nơi quen thuộc, những nơi xa tít. Rồi cũng có những lần bị mắng vì quần áo dơ, lắm bẩn. Những thứ ấy dường như chẳng thấm thía vào đâu, khi binh đoàn vẫn lại sẽ đi phiêu lưu tiếp. Bất kể khi nào thành viên của binh đoàn có việc hội họp.
Muôn màu muôn vẻ, muôn những bức tranh.
Từ những lần đầu tiên gặp gỡ với nhau.
Trò chơi cô dâu – chú rể và căn liều chồi dựng ngay khu vườn ấy hôm nào.
Váy cô dâu, thuần thuyết, quý phái. Một phần là sau bao phần ước mơ của cô.
Những lần đi phiêu lưu cùng nhau.
Cánh đồng trắng xanh tới tận chân trời.
Chiếc nhẫn cỏ tựa như lời hứa ở cánh đồng cỏ ấy.
Thật sự đã tàn phai rồi còn đâu?
. 8 .
Cậu và cô ấy cứ như bị đắm chìm trong giấc mộng.
Kẻ khổ tâm, người bấy giờ thì vẫn đang nằm ngây người ra đấy, vẫn chưa có chuyển động, vẫn chưa có động tĩnh gì. Và không ai biết khi nào cô ấy có thể tỉnh lại.
Kẻ khổ tâm bấy giờ mới bắt đầu tỉnh giấc mộng.
Trang và mẹ cô cùng lúc đấy cũng đã vô phòng.
“Con mệt lắm nhỉ? Đường xa vậy mà.”
Cậu bấy giờ đang ngồi bên cạnh chiếc giường bệnh của cô.
“Con vừa mới ngủ quên ư?”
“Cậu vừa mới ngủ quên đó.” Trang nói. Bấy giờ Trang đang ngồi chiếc ghế cạnh chiếc bàn. Những thứ mà Trang mang theo đã đều được kể trên đó.
Cậu đứng lên từ ngay bên cạnh giường. Mẹ Thương đang lấy nước ra từ bình thủy. Tính lau mình cho cô. Tôi bắt đầu ra đứng đợi bên ngoài. Mẹ Thương lại kêu tôi vào.
“Con xuống mua thêm nước nóng nhé.”
“Ở đâu cô?”
“Gần sát mép cổng rào bên phía trái.”
“Để con đi với Tuấn cho cô.”
Gợn đi những thứ như ảo giác ban nãy, tôi lại cùng Trang đi xuống dưới lầu dưới. Đến ra ngoài các dãy hành lang phòng bệnh. Tới khu vực có các tiệm bán đồ ngay trong khuôn viên bệnh viện.
Chiếc nồi trên bếp củi, sôi trên lửa hồng không ngừng.
“Cậu đưa chiếc bình thủy cho bác ấy đi.”
“Đổ dùng con nước nóng trong chiếc bình thủy này với ạ!”
Chiếc xô nhựa được chủ hàng múc từ nồi nước đang sôi sùng sục ấy. Khói bốc lên nghi ngút. Cứ khoảng bốn năm xô nước như thế là đầy.
“Bao nhiêu tiền thế bác ạ?”
“Năm ngàn á con.”
“Cậu mau trả tiền đi chứ.” Tôi mới bắt đầu, rút chiếc bóp từ trong túi ra. Trả cho bác ấy năm ngàn.
“Cháu cảm ơn ạ!”
Và rồi chúng tôi quay lại phòng bệnh của Thương.
Tiếng lách cách của những chiếc xe được y tá đẩy trên khắp tất cả dãy hành lang, mang thuốc đến tận nơi các phòng bệnh theo đơn. Thi thoảng lại có cô lao công lau dịch đều khắp các phòng, thứ ấy lau sàn không để lại vết ướt của nước. Còn đâu đó trên dãy hành lang vẫn có tiếng trò chuyện của những người nhà bệnh nhân đi thăm bệnh.
Ngoài các dãy hành lang, các ghế dọc theo đó vẫn đầy người như thế.
Chúng tôi bắt đầu quay lại đến phòng của cô.
Trang bắt đầu gõ cửa từ bên ngoài.
“Tụi con quay lại rồi đây ạ.”
“Các con vào đi!” Thế rồi chúng tôi mới mở cánh cửa đó ra.
Mẹ Thương lau mình cho cô đã xong, chiếc thau dơ bà đổ nước ngay cạnh nhà vệ sinh gần đấy. Chúng tôi vào, chiếc bình thủy chứa nước nóng sẵn để trên chiếc bàn kia. Rồi mẹ Thương, tôi và Trang cà ba người cùng nhau ngồi cạnh đấy. Bắt đầu những câu hỏi mà tôi bấy giờ thật sự vẫn chưa biết.
Trang bắt đầu cắt những phần trái cây mà cô mang theo. Để chúng trên những chiếc dĩa nhựa để vừa trò chuyện, mà vừa có thể thưởng thức. Còn tôi thì bấy giờ thêm một lần nữa lại chỗ của Thương. Bắt đầu nhìn ngắm lại thân thể bấy giờ ốm yếu của cô mà có gì đó đau như cắt. Đó không phải là một mạch cảm xúc ngắn hạn, chúng như thể trường kỳ mà tuôn ra. Cảm giác thì vẫn như hôm nào, vẫn như trước đây. Vẫn thân thuộc theo những chuyến phiêu lưu cùng binh đoàn tí hon.
Như những thứ đó vốn dĩ là trong chiếc kén. Bấy giờ thật sự cứ như hoàn toàn cách xa. Mọi hành động bấy giờ cứ như thật sự chúng là trong vô thức.
Trong vô thức tôi muốn “em” tỉnh dậy, là “em” từ thời con bé, những lúc cả hai còn ngây ngô. Không là “em” ở thực tại, hay bắt kể “em” ở thời điểm nào cũng được. Nếu được thì tôi dường như có thể bù đắp hết.
. 9 .
Những phần độc thoại nội tâm, chúng như giữ vĩnh viễn ở đấy, có ẩn khuất.
Đằng kia, Trang ngắm lại dòng thời gian trên điện thoại của mình. Đang tính lại khoảng thời gian mà cả hai phải đợi xe, chuyến này sang đến chuyến khác.
Trang nói với mẹ Thương rằng cả hai sắp về. Vì là đi xe buýt nên chẳng thể nào quyết định được ngần ấy những thời gian.
“Về thôi nè cậu.” Cậu dường như trở thành kẻ vô cảm. Không có cảm tưởng gì mà đi theo Trang theo thời gian. Cậu không nói gì hết mà cứ bước đi vậy thôi.
Băng qua các dãy hành lang khuẩn khuất dài. Cậu lại chứng kiến thấy dòng người qua lăng kính mắt. Trang dẫn cậu đi ra tới ngoài bằng cửa phụ nằm gần mặt đường luôn. Rồi cả hai ngồi đợi ở trạm xe buýt.
“Hay cậu bỏ mặc tớ ở lại đây cũng được nhỉ?”
“Sao lại như thế được.”
“…”
“Nghe tớ nói này, cậu cũng còn có gia đình, cũng còn có những người thân.”
“…”
“Chuyện ẩn khuất giữa cả hai tớ còn không biết được.”
“Chứ giờ tớ có còn suy nghĩ gì được nữa đâu?”
Trang bắt đầu tán tôi một cái thật mạnh, in hằn trên vệt má.
“Nghe tớ nói không hả?” Rồi Trang lại kéo tôi một mạch lên chiếc xe buýt đang đậu ngay tại đó.
. 10 .
Xe hòa vào dòng các phương tiện đang giao thông, trên trục đại lộ lớn ấy, có làn dành cho xe buýt được ưu tiên. Giờ sẽ đi ngược lại chuyến hành trình mới ban trưa khi nãy. Từ Phạm Ngọc Thạch tới giao lộ lớn ấy, rẽ về Nguyễn Văn Tiết vẫn về đường Cách mạng tháng tám. Từ đây xe sẽ về tới bến xe.
Nhìn cậu ấy như không còn sức sống nữa. Người mà đang ngồi cạnh Trang lúc bấy giờ. Sự hối hận đâm ra những thứ càng tiếc nuối lẫn tiếc nuối hơn.
“Cậu làm gì mà hiểu được chứ?”
“Đúng, tớ làm sao mà hiểu rõ chuyện của cả hai người được.”
“...”
“Nghe những gì tớ nói ban đầu khi cả hai đang đi tới bệnh viện chứ?”
“Rằng đừng để cả hai phải hối tiếc ấy. Tuy hiện tại cô ấy bệnh, nhưng cậu có thể mong rằng mọi thứ sẽ chuyển biến tốt hơn. Cậu đó, cũng phải đến thăm cô ấy thường xuyên hơn nữa. Tớ tin chắc là cậu ấy sẽ cảm nhận được hình bóng của cậu thôi. Dù vẫn đang nằm đó hay chẳng thể nhìn thấy bằng mắt. Rồi khi nào đó cô ấy tỉnh dậy thì sao?”
Tôi nhớ lại, những gì Trang đã nói lúc đi: - Theo tớ nghĩ thì từ tình bạn ấy, rất dễ thành một thứ tình cảm gì đó và chúng ngày một lớn hơn. Thứ tình cảm trai – gái chẳng hạn. Bấy giờ hai cậu không những rất thân với nhau từ hồi nhỏ, việc ấy thì càng dễ diễn biến đến thứ đó. Này nhé, đừng làm điều gì khiến cả hai phải hối tiếc nhé… - Lại là câu nói ấy cứ vẫn ám ảnh tôi mãi.
Trang nói đúng, một phần ít hay nhiều gì cũng có thể bù đắp lại được. Nhưng sự ích kỷ lẫn bồn chồn ban nãy. Là mây giông, là những hạt mưa, đa phần nặng hạt. Và mưa xong thì lại sẽ thay bằng nắng và bầu trời xanh trong veo kia.
Đường phố đô thị lúc chiều, đông đúc và nhộn nhịp. Những cửa hàng mở cửa, các quán ăn nườm nượp khách vào ra. Khu vực khuôn viên ngay gần trường học đấy đông người dân hơn, người người đi bộ, người ngồi ghế, người tập thể dục trên các thiết bị gắn ngay tại đấy. Cả hai bấy giờ đang ngồi ghế cuối, chứ chẳng là hàng ghế đôi như lúc đi. Chiếc xe đã dần đi đến bến xe.
Trang nhìn lại đồng hồ thì đã là hơn bốn giờ rưỡi một tí.
“Xe thì bốn giờ, bốn mươi năm mới đi nhỉ. Và hiện tại thì xe còn chưa đến nơi đây mà. Chuyến bốn giờ bốn mươi năm gần như là chuyến cuối rồi.”
“Sau không ngồi ghế đá đợi nhỉ?” Cậu đã điềm tĩnh hơn.
“Vậy thì cả hai ngồi đó đợi đi.”
Rồi cả hai người ngồi ghế đá ngay cạnh kề khu vực mà xe buýt mã tuyến số sáu sẽ đậu. Đã có vạch kẻ sẵn khu vực đậu xe, cùng với mã tuyến và cả nơi mà tuyến ấy sẽ tới.
Bến xe khách gần cuối giờ vẫn còn rất đông, họ nghỉ ngơi, dùng bữa cơm ở các quán dọc trong khu vực bến xe đấy. Những chuyến xe đường dài lúc này mới bắt đầu chuyến hành trình mà lăn bánh tới bên ngoài cánh cổng. Những xe buýt chuyên chở giữa các đơn vị hành chính của tỉnh, cũng đều đã là chuyến cuối hết rồi.
Những xe đậu sẵn vào bến thì chuẩn bị khởi hành đi, những chiếc mới vào thì đợi hành khách lên. Và cả hai chúng tôi bấy giờ vẫn đang đợi xe vào bến.
. 11 .
Người cứ lên hết chuyến xe này, gần đầy xe và chuyến xe ấy bắt đầu di chuyển. Một chiếc, hai chiếc vả rồi lại ba chiếc đã di chuyển. Mãi mà chưa đến chuyến xe của hai người đang chờ đợi, mãi cũng chưa đến chuyến xe của những người về cùng tuyến của cả hai, những người vẫn còn đang ở đấy. Càng lúc lại càng đến tan tầm hơn, dòng người trên bến xe dần sắp sửa di chuyển đi hết. Riêng cũng còn một vài người đi cùng chuyến với cả hai. Khiến cả hai bớt lo lắng hơn chút.
“Lâu thế nhỉ?”
“Mới bốn mươi thôi mà.’ Trang nhìn trên mặt đồng hồ qua điện thoại.
Rồi khi chiếc xe bắt đầu vào tới bến, người từ trên xe thưa thớt xuống dần, mọi người từ phía bên này cũng đang gấp rút chuẩn bị hành lý lỉnh kỉnh, mà đứng lên, mà chuẩn bị để chờ xe sang. Đây đã là chuyến cuối. Chuyến cuối người từ nơi thị xã, từ nơi cậu sống lên đây. Và đây sẽ là chuyến về cuối cùng. Xe sẽ đảo vòng về lại bến thêm một lần nữa, nhưng sẽ không chở khách.
Xe đậu vào bãi, đang có những người đang đứng đợi. Chuyến về này gần như cũng ít người hơn.
Những người đợi bên dưới bắt đầu lên xe. Bến xe dần ít người dần. Chiếc xe cũng bắt đầu ra tới ngoài cổng.
“Đã là năm giờ chiều rồi.” Trang bắt đầu ước tính thời gian về nhà.
“Tới bưu điện sẽ khoảng bảy giờ đấy.”
“Có trễ quá không?”
“Này sẽ là ước tính thôi. Còn tùy vào số lượng hành khách trên xe, nơi xuống và số lượng hàng hóa. Mà tối bấy giờ làm gì có hàng hóa đâu nhỉ?” Không có những món hàng nào để dọc xung quanh dãy hẹp các hàng ghế. Mọi người trên xe bấy giờ cũng ít nên sẽ về tới nơi nhanh thôi.
Chiếc xe đã về tới địa phận thuộc thị xã, nơi sống của cậu. Đến phường đầu tiên, người xuống khu chợ trung tâm của phường đấy.
Đã là năm giờ ba mươi phút. Bên ngoài bấy giờ nhiều xe cộ hơn, đã tới lúc mà công nhân ở các nhà máy, công ty bắt đầu ùa ra ngoài đường và hôm nay lại là chủ nhật nữa. Bầu trời từ xanh tươi theo thời gian sẽ dần chuyển thành một màu đen thăm thẳm ngay thôi, khi bấy giờ vẫn còn những tia đỏ cam sáng chói, cố le lói cho đến khi nó lặn xuống đường chân trời. Phố phường đã bắt đầu lên đèn, các quán ăn đôi bên đường tấp nập nhiều người. Vì đơn giản thôi, hôm nay là cuối tuần mà.
“Cả hai cháu xuống bưu điện thị xã nhỉ?”
“Dạ!” Trang nói ngay.
Càng lúc trên xe dần ít người hơn hẳn. bắt đầu về dần đến trung tâm nơi thị xã. Vì đây là trung tâm nên quán xá và người dân trên những nẻo đường đông hẳn, người từ các huyện gần sẽ đổ xô về đây, thay vì phải chạy lên đến đô thị của tỉnh lỵ. Ở chợ chắc chắn sẽ còn đông hơn. Quảng trường gần sông Đồng Nai với đoạn bờ kè ngay đấy sẽ nhiều người tập trung ở đó hơn nữa.
Xe dừng lại ở gần ngã tư đèn xanh đèn đỏ, là nơi mà buổi chiều cả hai hẹn gặp nhau.
Cả hai xuống xe. Trang không quên tạm biệt cậu, rồi mới sang đường lấy xe để về. Tôi ngồi bên dưới gốc cây mà đợi. Bắt đầu lấy điện thoại ra để gọi cho mẹ.
Cậu vẫn nhớ về chuyện ban nãy. Về Thương và những chuyện khác nữa.
Rút những suy nghĩ ấy trong tâm. Không nên tập trung quá nhiều vào những thứ ấy nữa.
Mẹ cậu chở cậu đi chợ một vòng, trên những trụ đèn điện kia vẫn còn những đèn trang trí tết cháy sáng rực. Mẹ cậu chở cậu vào khu dân cư. Vừa đi, mẹ cậu hỏi về tình trạng của cô. Tôi kể ra dường như hết tất cả mọi thứ. Về việc cô hôn mê sâu, co giật và cả cơn mê sảng khi cô bị sốt cao ở nhà. Tất cả là qua những lời mẹ cô kể lại.
Tôi bằng một cách nào đó mong chờ cho đến khi mà tới ngày mà cô ấy tỉnh lại. Riêng việc ấy tôi muốn bắt đầu đến thăm “em” thường xuyên hơn.
. 12 .
Sau việc lần đầu tiên đến thăm Thương, cũng là lần đầu tiên khi tôi đi đâu đó mà không đi cùng với gia đình. Dần thì những chuyến đi ấy sẽ không có Trang đi cùng nữa, thay vào đó là chỉ mỗi mình tôi thôi. Tôi cũng đã nghĩ đến việc ấy rồi.
Tâm trí vẫn còn lạc lõng trong những suy nghĩ ban nãy. Nhưng khác với buổi chiều muộn kia. Cậu gấp rút quay lại với lẽ sống thực tại, những ngày học trên lớp, những thời gian gần đến cuối năm học hơn. Giữa việc thăm cô và ngay cả là ôn tập cho việc thi cuối kỳ. Cậu phải sắp xếp để đủ thời gian tất cả.
Không còn nỗi lo lắng như trước khi không thấy cô ấy, gần như đã trút bỏ phiền muộn một phần. Những nơi cậu không dám đi cùng binh đoàn tí hon, nay thì cũng đã quay lại. Những nỗi sợ nhớ về quá khứ lúc ấy cũng do đó mà đã tự nhiên lột bỏ dần dần.
Hôm sau, tôi cùng binh đoàn tí hon ra ngoài con hẻm nhựa ấy. Tiếng của chúng làm náo động không gian gần đấy xung quanh con hẻm. Làm cho không gian cũng náo động theo. Đa phần những không gian mà chúng tôi thường đến trước đây, giờ đây đã không còn.
Chúng tôi vào nhà của Tí. Rồi lại vòng sang đến khu vườn cao su kia. Vẫn đi tiếp mà không biết khi nào dừng lại.
Nơi thả diều trước đó là bờ ruộng đằng kia, nay đã thay bằng nơi khác. Tới mùa diều là mọi người lại phải đi xa hơn, tới những bãi đất đỏ chất đống như những ngọn đồi. Không có những người xa lạ, tất cả đều là chúng tôi và những anh chị quen trong họ hàng.
Vài đứa ra đấy bắt đầu ra đấy mà nghịch đất, mà trèo lên những chỗ đất cao kia. Tôi lên cùng với chúng dần dần.
Gió thổi từng ngọn cây chao đảo. Từ đây, có thể những thấy bãi cỏ xanh thắm đằng kia. Chỉ riêng nó là còn giữ nguyên hiện trạng.
Những thứ và những suy nghĩ của tôi bỗng chúng mộc mạc mà giản dị theo lẽ thường. Ngắm nhìn hoàng hôn từ nơi xa, thật xa từ chân trời phía đồng cỏ. Từ đây cũng có thể nhìn sang tới cạnh cổng chào ngoài mạch đường chính đằng kia, qua tầm mắt. Bỗng nhiên tôi lại nghĩ về Thương, đã lâu, mà cô đã không cùng làm mọi chuyện với binh đoàn tí hon rồi. Nhưng bấy giờ lại chẳng thể nhỉ?
. 13 .
Việc trên trường đã diễn ra rất bình thường. Mọi thứ càng về cuối năm lại càng tất bật. Những tiết ôn tập kéo dài cùng với những tiết tự chọn của những môn chính trái buổi.
Phượng sắp bắt đầu nở hoa, dần báo hiệu một kỳ nghỉ hè đã và đang lại dần tới.
Tôi lại gặp Trang ngay gần đấy.
Và cũng chỉ một vài câu hỏi nhỏ nhoi, chúng là về Thương.
Tôi sẽ lại định tiếp tục thăm cô ấy khi tới chủ nhật tuần này.
“Cậu có tính đi thăm cô ấy nữa không?”
“Có.”
“Hôm ấy, tớ không đi cùng được.”
Tôi cũng không bắt Trang đi theo. Từng chuyến xe và đường lên phòng bệnh cô tôi đã nắm rất rõ. Dù gì tôi cũng đã nghĩ đến việc này.
Tôi hỏi lại cô ấy để kỹ hơn.
“Vậy ư?”
Trang đứng đó trầm ngâm.
“Tớ có thể tự đi một mình được.”
“Cho tớ gửi lời hỏi thăm nhé.” Cô ấy cứ lại đi vào lớp. Còn tôi thì bắt đầu đi về lớp của mình
Buổi chiều, tôi lại cùng binh đoàn tí hon lại bắt đầu đi phiêu lưu. Nhưng khi mới dừng lại ở khoảng đầu con hẻm. Tôi lại ngắm nhìn sâu vào căn nhà của cô. Không đìu hiu, không lác đác như bầu không khí lúc trước. Mẹ cô đã về, còn cô thì dĩ nhiên vẫn đang ở bệnh viện. Tôi tạt ngang vào nhà của cô. Còn để binh đoàn tí hon đi tiếp những hành trình của mình.
Tôi bắt đầu nghe lại câu chuyện về cô, khi chưa bao giờ nghe đến những chuyện ấy.
Không gian trong nhà vẫn như lúc nào, mà chẳng có gì đó thay đổi. Từ khung cảnh trên phòng khách các mảnh ghép hình và tủ sách truyện tranh nhỏ. Tôi đi dọc dãy hành lang mà tiến hành xuống bếp.
Mẹ cô đã về nhà, thân thể rã rời và mệt lử. Bác thấy tôi, nhưng cũng nhẫn nại mà chẳng nói gì. Bác ngồi ngay kề cạnh bên bàn bếp.
“Thương thế nào rồi cô?”
“Nó tỉnh rồi con ạ!” Bác nói như trút bỏ một phần lớn muộn phiền.
“Rồi mọi chuyện sao hở cô?”
“Nó nói bác về mà nghỉ ngơi tí. Bác ở chung với nó lâu cũng chẳng nghỉ ngơi gì được.”
“Con định chủ nhật này sẽ đến bệnh viện thăm Thương.”
Bác nghe vậy cũng chẳng nói gì cả. Liền đưa những tờ tiền lẻ cho tôi.
“Có gì cháu mua cháo cho nó ăn.”
Tôi trả những đồng tiền ấy lại cho bác. Dù gì bác cũng quá khổ rồi, Thương bị bệnh cũng dần làm khổ thêm bác thôi. Ai nhìn bác cũng bảo một người mẹ bao bọc con hết mức. Mà biết bao nhiêu người mẹ khác cũng vậy. Tôi cũng có những nỗi lo cho riêng mình, cũng cần, cũng phải có những bù đắp ấy cho cô.
“Con thăm thì để tự con lo phần ấy cho ạ.”
Chủ nhật hôm ấy tôi quyết sẽ đi từ sáng sớm.
Binh đoàn tí hon bấy giờ đã ra đến những ngọn đồi đất cao nơi đấy mà trèo lên. Tôi biết trước mà đi theo, tuy là đi sau cùng, bấy giờ đã bị binh đoàn tí hon bỏ mặt hết. Trên con hẻm trống cậu đi về phía xa, về nơi có niềm vui của binh đoàn tí hon đang ở đấy. Khuất bóng và trở về sau mặt trời lấp ló, đỏ chói dưới đường chân trời.
. 14 .
Cho tới khi những ngày cuối tuần bắt đầu đến rõ hơn.
Cậu dậy sớm, vệ sinh cá nhân. Vào cái giờ mà cậu chưa bao giờ dậy vào những ngày bình thường. Cậu qua phòng mẹ cậu, tiếng gõ cửa bên tai. Thấy vẫn chưa có động tĩnh gì cậu mới đi xuống nhà dưới. Nơi chiếc xe đạp điện vẫn còn đang sạc.
Kiểm tra lại tất cả mọi thứ trên người lúc bấy giờ. Chiếc bóp đựng xong túi quần: “Có.” Chiếc điện thoại đựng bên phần túi quần còn lại: “Mọi thứ đều đã đủ.”
Cậu tiến tới mà bắt đầu tháo bộ sạc chiếc xe đạp điện của mình ra. Cho đến khi đèn trên Adapter tắt hẳn. Cấm chìa khóa xe, đèn trên màn hình thể hiện xe đã đầy. Cậu mở cánh cửa nhà dưới ra mà chạy xe ra tới ngoài sân. Mở cánh cửa chính nhà vả đẩy xe cho đến ngoài đường.
Điểm đến đầu tiên chính là ngã tư bưu điện.
Ánh sáng buôn qua rèm cửa, mà đưa hơi nắng ấm vào trong. Cô mới tỉnh dậy mới ngày hôm kia thôi. Trông cứ như là cô đã trải qua một giấc mộng dài gì đó. Tâm trí cô bấy giờ vẫn thuyết lặp, vẫn khựng lại là chính bản thân cô vẫn còn đang ở nhà, mà nơi, nơi mà cô đang ở, vẫn là ở phòng của cô, khi đó.
Trong cái chợp mắt dài và dai dẳng ấy.
Đây bấy giờ là đâu?
Là phòng bệnh tại bệnh viện.
Tại sao cô lại ở đây?
Là do biến chứng của cơn sốt cao, sang mê sảng rồi tới co giật. Đến khi cô ngất lịm đi.
Cô dần mới biết tới những lý do tại sao, sau những cậu hỏi trong nội tâm dài ngoằng.
Moi móc tất cả mọi thứ ra rồi thu gom tất cả mọi thứ lại. Cô thấy mẹ mình vẫn đang soạn đồ đằng phía bàn đằng kia.
Cô muốn với tới mà nói với mẹ cô. Từng câu nói như lấp lửng.
“Mẹ…”
Mẹ cô như bất ngờ trong có vẻ gì đó chần chờ.
“Con tỉnh dậy rồi, hở con?”
Cô gái ấy chỉ gật đầu với ánh nhìn thì mị.
“Con đã tỉnh dậy rồi đây.”
Và là cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con.
“Con ở đây được bao ngày rồi ạ?”
“Khoảng ba, bốn ngày gì đấy.” Mẹ cô nói.
“Mẹ ở đây chăm sóc con bao lâu rồi ạ?”
“Cũng khoảng ba, bốn ngày gì đấy.”
Cô nhìn mọi thứ xung quanh, nhìn bên ngoài và thân thể dường như nặng trĩu mà rất khó để có thể ngồi dậy được. Cô cứ nằm im chỉ có một chỗ đấy.
“Có ai đến thăm con chưa hở mẹ?”
“Có Trang và Tuấn ấy con.”
Cô bất ngờ nhưng dấu những thứ ấy đằng sau vẻ điềm tĩnh mà nói.
“Tuấn mà cũng đến thăm con ư?”
“Nó đi cùng với Trang, chắc Trang rủ nó đi đó chứ. Hay con không muốn Tuấn thăm con.”
Ẩn nấp những suy nghĩ ấy xuống tận tâm can. Mình lại như vậy nữa rồi.
“Mà nè mẹ. Con ổn rồi, mẹ cứ về đi nhé. Mẹ về nghỉ mệt rồi mai thăm con cũng được.”
“Sao kỳ vậy con? Chứ con vẫn còn khá yếu mà.”
“Mẹ về đi, mai rồi đến thăm con ạ.”
Mặt trời núp bóng đằng sau phía đường chân trời, cũng là lúc mà cô chẳng có ai bên cạnh hết. Là do tự cô muốn như thế. Không gian này đủ yên tĩnh để cô suy nghĩ.
Nhưng thử mọi cách sau cô vẫn chưa ngồi dậy được. Bất lực, cô lâm vào giấc ngủ cho đến sáng hôm sau.
. 15 .
Cậu bấy giờ vẫn đang ở bến xe tỉnh, giữa nơi muôn người vẫn còn đang đông đúc. Cậu ra bên ngoài cổng để tiến hành bắt đầu đón chiếc xe buýt đầu tiên. Chuẩn bị dần cho đến khi tới bệnh viện. Cậu không mua nước, chẳng xách theo những hàng hóa gì lỉnh kỉnh cả. Vì cậu nghĩ muốn thì cậu có thể mua thêm được.
Bước ra ngoài đến lề đường ngoài xa. Cậu bắt đầu đợi thêm tuyến xe buýt nữa. Những dòng người trên đường vào buổi sáng sớm có nét gì đó không vội vã cho lắm. Mọi người vẫn có thời gian ăn sáng ở các quán ăn ven đường. Cậu bấy giờ đã lên xe, chuyến xe buýt ấy cũng đã chuẩn bị bắt đầu vào cuộc hành trình dài của nó.
Mang theo giấc mộng, những suy nghĩ hay có thể là hoài bão bay xa. Cô ấy bây giờ làm gì một mình ở nơi đấy nhỉ? Nằm im một chỗ hay đi lòng vòng xung quanh xung quanh trong phòng.
Lại bắt đầu đi bộ trên con hẻm nhỏ ngay cạnh bệnh viện. Cậu ghé một tiệm bán đồ ăn ngay đấy để mà mua cháo cho cô và mua cơm cho chính bản thân cậu, đồ ăn cho buổi sáng sớm đấy.
Tất bật ghé ngay gần khu cửa cổng sau đi vô, cậu mua luôn cho mình ly cà phê sữa đá ngay đấy. Rồi bắt đầu theo dòng người tiến vào bên trong bệnh viện.
Cậu vẫn chưa chắc là mình có nhớ rõ nơi ấy hay chưa. Hai bên tay vẫn xách những món đồ mua lỉnh kỉnh. Gắng tìm đến hay đi trên những không gian hay những hành lang quen thuộc. Lần đầu tiên, thì sẽ có tới lần thứ ba hay thứ tư. Không nhớ thì đi nhiều lần gần thì sẽ vô trong tiềm thức một cách tự nhiên nhất.
Tất bật, tất bật. Cậu mở cánh cửa bên ngoài vào cho đến bên trong. Không gian hai chiếc giường trắng, nhà vệ sinh đầu cửa ra vào. Im lặng và khác hẳn như lúc trước, lúc trước thật sự cũng im lặng như thế này. Tuy nhiên nhiều người bên trong một căn phòng như thế này thì dường như vẫn có một thứ gì đó náo động hơn. Náo động trong khi không gian xung quanh chẳng náo động gì cả, là chỉ lòng người có cảm giác ấy thôi.
Bên chiếc giường bên cạnh chiếc cửa sổ. Bấy giờ chỉ có cô với cậu. Bao lâu rồi nhỉ?
Cô vẫn còn mơ mớ ngủ khi buổi sáng đã tới.
Tôi mở cánh cửa ban công ra cho có tí những cảm giác hơi ấm buổi sáng, cho những tia nắng ấy chiếu rọi vào phòng. Cho lòng người tươi mới hơn và cho cả cô gái đang ngủ ngay đấy có hơi ấm.
. 16 .
Cô dậy, vẫn cố gắng gượng dậy mà ngồi nhưng vẫn dường như chưa được. Gợn mắt trong u mù, trong mơ màng mà thấy có bóng người đứng bên ngoài ban công, phần khác trong nỗi niềm gì đó mà thấy trên chiếc bàn kia có những món đồ trên đấy. Rõ ràng hôm nay chắc chắn là sẽ có người đến thăm.
Cậu từ bên ngoài ban công mà đi vô.
Vẫn cứ thế mà ánh mắt chạm lấy ánh mắt. Dửng dưng mà chưa có gì, chưa có lời nói nào mà thành tiếng.
Nào là, phải là: “Cậu đến thăm tớ à?” Hay là: “Cậu bị mẹ tớ bắt đi phải không?” Hoặc: “Trang bắt cậu đi phải không đó chứ?”
Nào là: “Cậu tỉnh dậy vào lúc nào?” Nào là: “Cậu cảm thấy sao rồi?” Nào rồi trong tâm còn có những câu hỏi nữa. Cậu cứ ngồi đấy.
Để tiếng ve bên ngoài náo nức giao tiếp thay? Hay chỉ là giao tiếp qua ánh mắt thôi cũng hiểu?
Thật sự hôm nay lại là thêm một ngày trùng phùng nữa. Biết bao sự gặp gỡ diễn ra rồi, mà bao nhiêu hiểu lầm cũng còn ở đấy.
Chẳng biết nói gì? Nên cậu đợi cô ấy nói trước.
“Hôm nay cậu đến thăm tớ ư? Không bị ai bắt buộc đó chứ?”
“Này là do tớ tự nguyện đó chứ?”
“Đằng ấy mà cũng biết quan tâm tới đằng này ư hở.”
“Cậu nghĩ sao, tùy cậu.”
Vẫn chưa có gì là những suy nghĩ vụn vặt mà từ trong tâm thoát ra mà không có kiểm soát cả. Cô ấy dường như thân thể bất động mà nói cậu.
“Cậu dìu tớ lên được không?”
Tôi không nói gì hết mà tiến gần về phía bên cô. Nâng cô dậy một khoảng, để bả vai cô lên và để chiếc gối để lót kề lên thành giường.
“Thế này được chưa?”
“Ổn rồi, ổn rồi.”
“Cậu không nhúc nhích được hở?”
“Chắc vậy…”
“Cậu nói chuyện này với ai chưa?”
“Vẫn chưa.” Cô ấy trầm ngâm.
“…”
“Mà có thể cũng bị liệt rồi cũng nên.” Lời nói của cô tuy nhỏ, nhưng dường như cậu ấy vẫn nghe rõ được.
. 17 .
“Rồi cậu đói chưa?”
Từ trên phía giường...
“…” Cô ấy không nói gì, tuy vậy tôi vẫn mang phần cháo đã mua sẵn, đựng trong hộp nhựa mà xách qua cho cô. Mở chiếc nắp, khói bốc lên nghi ngút. Cậu ấy đút cho cô từng chút.
Cô ấy đang ăn một cách từ từ.
“Tớ tự ăn được.” Cô ấy nói rồi tôi đưa phần cháo ấy cho cô. Xé ra một vài mẫu giấy từ cuộn giấy.
Cô ấy nằm và tự ăn bên giường. Còn cậu thì quay về lại nơi chiếc bàn đó, mở hộp cơm và thưởng thức nhưng mắt vẫn liếc những về cô. Nhìn về những cử động, những tính cách đang diễn ra. Cô ấy ăn vẫn bình thường, dường như chỉ nửa thân dưới là chẳng thể chuyển động thôi à.
Cậu đang ăn sáng và cô cũng đang ăn sáng.
“Chuyện của cậu trên trường thế nào nhỉ?”
“Vẫn bình thường.” Đó là những lời nói chung chung thôi.
“Mà cũng sắp sang hạ rồi nhỉ?”
Tiếng cửa gõ bên ngoài. Tiếng lách cách của chiếc xe thuốc vừa chạy ngang qua tới căn phòng, mà dừng lại. Tôi tiến tới chiếc cửa và kéo chiếc cửa ấy ra.
Cô ăn xong liền bỏ những thứ dùng một lần vào chiếc bịch. Suông tay mà bỏ chúng xuống mặt đất. Tôi thấy những thứ bỏ xuống dưới mặt sàn của cô, liền đem chúng bỏ vào trong thùng rác.
Chiếc xe ấy đẩy vào phòng. Người đẩy xe mặt trên mình một bộ áo trắng. Người ấy đẩy xe lại và hỏi tôi.
“Em là người nhà bệnh nhân Thương đúng không nhỉ?”
“Em chỉ là bạn của cô ấy thôi ạ!”
“Đây thuốc của bạn em.” Người ấy phân toa thuốc để lên trên bàn. Cạnh ngay những chai nước lọc gần đấy. Phần thuốc dành cho buổi sáng và cả cho buổi chiều. Dĩ nhiên là uống sau khi ăn xong. Người ấy đưa phần thuốc cho tôi rồi đầy chiếc xe đi mất và chiếc cửa đóng lại theo đó.
“Cậu uống thuốc đi!” Tôi soạn ra hai phần thuốc cho em để trên bàn. Đem một phần cùng một chai nước lọc đến cho cô. Thương khum người để hở tay ra mà giữ phần thuốc ấy. Cô đưa những viên thuốc vào miệng sau đó uống nước.
Buổi chiều hôm ấy tôi về đúng tuyến xe buýt cuối cùng. Mẹ Thương đến lúc gần chiều. Tôi ở lại đó mà thấy bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe cô. Mọi thứ đã dần ổn định, tuy nhiên phần thân dưới gần như đã bị liệt tạm thời. Cô ngồi đó theo vãng với mây. Chẳng có luồng suy nghĩ nào khác.
. 18 .
Những khoảng thời gian ở cùng Thương cứ thế mà liên tục nhiều dần lên. Từ những ngày cuối tuần, tôi cố dành thời gian thăm em cả những khi giữa tuần, khi kỳ thi đã qua và theo mùa hè đang tới.
Hôm thứ ba, có khi lại thứ năm.
Sau cùng là tôi đã ở bên cô tận kể cả ngày đêm vào những tháng hè. Dìu cô lên chiếc xe lăn mà đẩy đi vòng quanh tất cả các dãy hành lang. Miễn là cô vơi đi những thứ buồn chán kia hết. Còn mẹ cô bận với các lớp dạy thêm hè, bà vẫn đến khi không có lớp học. Ba cô thì vẫn còn đi làm xa, thi thoảng chỉ về nhà hai, ba ngày một tuần gì đấy. Đã đến lúc ông cũng có đến thăm cô. Những lúc ấy đầm ấm như có gia đình bên cạnh. Mẹ cô mang thêm cho cô nhiều sách, để gần ngay cạnh đầu giường để cô có lúc chán có thể đọc mà khuây khỏa. Cô đã khỏe hơn và dần theo một cách nào đó có lẽ sống nội tâm hơn. Sách mang đến cho cô những thứ mà cô muốn, đi muôn nơi trong trí tưởng tượng giàu màu sắc xa xôi mà không cần phải bước đi hay cố với tới nó. Mà bấy giờ cô còn với tới nó được nữa
0 Bình luận