• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Vào truyện

Chương 6. Sách và những thứ cô ấy muốn

0 Bình luận - Độ dài: 9,632 từ - Cập nhật:

. 0 .

Tiếng ve kêu ve vảng ngoài trời, không ngớt. Cùng với những cơn mưa và rồi nắng đến như cháy da, cháy thịt. Mây lúc giông thì mờ mịt một màu sắc u đậm, lúc nắng thì trời thanh cao và xanh thẫm, những gợn mây trắng dày không che hết cả nền trời và nắng rọi vòng quanh mặt sân.

Cô đọc đến hết cuốn này đến cuốn khác, cũng không biết mình đọc cuốn này hay chưa. Thành ra đã đọc đi đọc lại một quyển đến hai, ba, bốn, năm, sáu lần mà vẫn chưa thấy chán.

Không gian hiện tại gần như chỉ bó hẹp trong phòng bệnh của cô, trong khoảng sân và những khuôn viên bệnh viện. Được giải trí, được khám phá mọi thứ xung quanh mà những điều mà cô chưa biết. Có phải là ý định của cô đâu chứ. Ý định của cô, chúng bao gồm nhiều thứ khác.

Những thứ gì để cả hai không hối tiếc.

Không phải, không phải.

Phải là để sự ích kỷ lấn át mà bắt cậu ấy phải dành thời gian cho mình.

Nói như thế đa phần sẽ được hơn.

Không xúi quẩy, không mất niềm tin và không khiến cô mất tinh thần tột độ. Như vậy đấy, là với cái tôi bé nhỏ của cô. Như vậy đấy là cả cô và với cậu.

Tiếng thở dài nhẹ nhõm. Xong, quyết định như vậy đi.

“Cậu mua sách cho tớ, sẵn tiện mua luôn quyển sổ nhé.”

“Cậu chép những cảm nghĩ khi đọc xong một cái gì đó ư? Hay là ghi nhật ký thế nhỉ?”

Thương chẳng chú tâm vào lời nói ấy của tôi.

“Cả bút nữa. Không có nó sao mà viết được nhỉ?”

Cả quyển sổ, cả những thứ mà cô muốn ghi vào đó làm tôi có đa phần và một chút ít thắc mắc.

“Được rồi, để tớ mua cho.” Cậu nói thế nhưng chả quả quyết thế nào. Chỉ mới ở cạnh cô tối ngày, sáng đêm. Ngủ trong phòng bệnh cô bên chiếc giường bên cạnh. Đưa thuốc và nước cho cô uống, đôi lúc chỉ là dẫn cô đi vòng quanh.

“Mà cậu ở đây một mình được không đó?”

“Được mà.”

Từ chiếc xe lăn, tôi cố mà dùng sức đỡ cô lên chiếc giường.

“Tớ đi đấy nhé!”

Tôi ra ngoài đến chiếc cửa phòng, kéo chiếc cửa ấy ra. Thương cứ nằm đấy mà vẫn tiếp tục công việc với những cuốn sách nằm đấy. Tôi cố ý ngắm em một lần nữa. Khi đã có một xíu gì đó yên tâm hơn. Mới đi ra khỏi phòng và đi trên dọc những dãy hành lang.

. 1 .

Tốn kha khá thời gian để từ khuôn viên bệnh viện ra tới ngoài con hẻm bãi giữ xe ngay rìa cạnh. Rồi mới ra tới lề đường của trục Đại lộ chính, đường Phạm Ngọc Thạch. Rồi lại ngồi dưới mái che chỗ đợi tuyến xe.

Lần này không đi xa ra tới ngoài bến xe. Sẽ dừng lại một đoạn ở giữa trục đường Cách mạng tháng tám. Nơi cần đến là nhà sách Bình Minh. Nhưng điểm dừng của xe buýt thì gần như khá xa, tôi phải đi bộ tới.

Nơi đôi bên đường khoảng gần tới nhà sách là cả một hàng xe ô tô. Nơi này lúc nào chả đông, nhưng sẽ đông hơn vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Sẽ đông hơn vào những lúc gần đến khi bắt đầu học kỳ mới.

Bên trong rất đông trẻ con. Là nhà sách, tuy vậy khu vực sách là một phần ít ỏi thôi. Khu vực rộng lớn hơn là bán những thứ đồ lưu niệm, chiếc đồng hồ cát, những thứ trang trí bằng thủy tinh, bằng sứ trong suốt. Đó là từ dọc nơi cửa chính mà cứ đi thẳng vô. Sách chính nằm ở khu vực bên trái, truyện tranh, tiểu thuyết, truyện ngắn, tất cả mọi thứ dường như đều có ở đấy đủ cả.

Tôi đi sang dọc các tủ đựng sách với một tâm trạng phấn chấn và lòng thì đang còn suy nghĩ. Cô ấy tuy nói là muốn mua thêm sách để đọc, nhưng vẫn không nói rõ cho tôi biết những thứ mà cô muốn chi tiết là gì.

Thôi thì chọn đại những tác phẩm văn học có vẻ hay, không là sách về lịch sử hay về những thứ nào đó như khoa học hay thiên văn. Cậu vẫn còn đang khá là phân vân.

Cứ dọc theo các ngăn tủ sách ấy mà đi qua đi lại.

Trẻ em, các chị và có những người gần như trạc tuổi tôi. Mở những quyển sách ra đọc luôn ở đấy. Dĩ nhiên là ban đầu chỉ là muốn đọc mấy trang đầu, nhưng rồi lại mê man lúc nào rồi chẳng hay.

Trong đầu cứ nhập tâm rằng: - Văn học, văn học,…

Kiếm và đọc những tác phẩm nổi tiếng để ở trên những ngăn tủ trên đầu. Rồi đọc phần tóm tắt của nó ở mặt sau của bìa sách.

Tôi chọn được hai, ba quyển gì đấy.

Bỏ vào chiếc giỏ đựng bên trong và xách chúng theo.

Tôi nhớ lại những gì em còn nói lúc đó.

Cả sổ và bút viết nữa.

Mang theo chiếc giỏ nhựa đựng những quyển sách, tôi bắt đầu như lạc lõng vào các dãy tủ như mê cung các loại đồ trang trí như chậu bông,.. Còn có cả những thứ, những món đồ văn phòng phẩm, không thể đếm xuể nổi. Tôi tới ngay chỗ dãy tủ đựng những quyển sổ tay. Mà bắt đầu ngước nhìn lên các mẫu mã ngay đấy, mày mò cầm chúng trên tay, chúng đa dạng và có nhiều bìa khác nhau. Bìa da, giả da, bìa bằng vải mềm, hay bìa phủ lên đó một lớp nhựa rồi in hình lên đấy.

Dù sao thì Thương là con gái, vẫn chưa hiểu ý định cô ấy cần sổ tay để làm gì. Nếu muốn thì cũng phải cùng đặc tính và sở thích của cô. Hay về phần khác phải có những thứ gì đó trên quyển sổ trông nữ tính một tí.

Ngó qua, ngó lại dãy tủ đựng những quyển sổ tay. Những loại có hoa văn hay hình vẽ đều có cả.

Lại càng khó lựa chọn.

Cậu lấy quyển sổ có tông màu chủ đạo là sắc xanh của bầu trời, sắc trắng của mây. Và không gian của mùa xuân, khi có những tán hoa anh đào nở lên một màu hồng phấn. Quyển sổ có dây để làm dấu phần trang đang ghi, còn có nút nam châm để đóng kín lại mỗi khi không dùng tới.

Nhìn mẫu mã và màu sắc và cách thức trang trí xung quanh. Cậu đã ưng nó rồi, và cậu biết cô ấy cũng sẽ ưng nó nên mới không thèm ngó ngần gì tới nữa mà cứ bỏ ngay vào bên trong chiếc giỏ đang định những quyển sách khác.

Tiếp theo sẽ là bút nhỉ?

Trong tâm trí đang suy nghĩ. Cậu đến ngay quầy tính tiền mà bỏ những thứ trong giỏ ấy lên. Lấy ở ngăn đựng bút, vài cây bút bi mực xanh rồi cũng bỏ lên cùng với quyển sách và quyển sổ ấy.

Tiếng tít của máy quét mã vạch của các món hàng hóa mà cậu mua. Giá tiền tổng hiện rõ trên màn hình và nhân viên tính tiền ngay đấy nhắc lại.

Cậu trả tiền cho quầy thanh toán. Những thứ mà cậu mua đã đựng đầy đủ và sẵn ở trong bịch. Cậu xách bịch đồ ra ngoài vẫn băng qua đường và tiếp tục đợi thêm chuyến xe nữa, để về lại nơi bệnh viện, nơi phòng bệnh mà có cô đang ở đấy.

. 2 .

Trời dần chiều bắt đầu nổi lên cơn giông lớn, gió cuồn cuộn thổi đưa lá bay đi khắp nơi. Thổi lớp mây về, thổi cơn mưa đến và bắt đầu nặng hạt. Không gian tối hơn và những ngọn đen ở các dãy hành lang bệnh viện, từng phòng thắp sáng. Cậu về đến đã kịp núp bóng cơn mưa kia. Cậu mua sách, sổ và bút cho cô; không quên luôn cả việc mua luôn những món ăn chiều cho cả hai.

Cậu bỏ bịch đồ ăn bên trên chiếc bàn ngay kề cạnh đấy. Rồi mang bịch đồ là những thứ sách và sổ mà cậu đã mua. Sau khi đóng chiếc cửa bên ngoài ban công lại, bật lên ngọn đèn sáng trưng.

“Đây, những thứ mà cậu muốn đúng không?”

“Đúng!” Cô ngẩng mặt và trả lời ngay.

“Cậu thích quyển sổ tay này không?” Vừa nói, tôi vừa giơ món ấy lên.

“Thích!” Tôi không biết lời nói ấy của cô có thật lòng không. Bỏ quyển sổ tay của cô bên trên chiếc giường cùng viết chiếc bút bi đã kẹp sẵn luôn trong đấy.

“Có bút bi sẵn trong đấy rồi.”

Trong niềm vui ngỡ ngàng của cô ấy, cậu chẳng muốn hỏi cô ấy muốn ghi gì vào bên trong.

“Cậu mua sách gì ấy?” Trong niềm vui ngỡ ngàng ấy, cô ấy lại hỏi tiếp.

Dở quyển đầu ra.

Chỉ cần ngở bìa sách thì cô ấy đã đọc thấy tên. “Đôn Kihôtê Nhà Quý Tộc Tài Ba Xứ Mantra”. Ở đây chỉ có mỗi tập một thôi.

“…”

“Có đoạn trích của tác phẩm này trong sách ngữ văn lớp tám, đúng không thế nhỉ?”

“Đúng hơn thì là “Đánh nhau với cối xoay gió.”” Tôi tự tin mà trả lời.

“Còn quyển tiếp theo?”

Tôi giơ quyển thứ hai nằm trong xấp bịch ấy lên.

Là “Mắt Biếc” của Nguyễn Nhật Ánh.

“Quyển cuối là gì nào?”

Quyển cuối có lẽ sẽ thiên về kiến thức đa phần nhiều hơn mà không phải tác phẩm văn học. Tôi không biết làm sao mà mình đã chọn nó. Dẫu đã chọn rồi, tôi cũng đưa nó lên cho cô xem.

Một quyển tổng hợp tất cả những bức ảnh của mọi nơi, mọi vùng đất, các tỉnh thành của đất nước Việt Nam. Những nơi du lịch, cảnh biển và cảnh trên những vùng núi cao nguyên bạt ngàn. Những bức ảnh săn mây, các vịnh, đảo nổi lên mặt biển. Muôn hình vạn trạng.

Cô ấy liệu có xem nó mà sẽ tưởng tượng mình đang chu du mọi nơi? Những cảnh vật xung quanh nước ta, dải đất hình chữ “S” này muôn hình, vạn trạng biết mấy.

Tôi cũng để nó lên bên cạnh cô cùng với những quyển sách còn lại.

“Vậy là đầy đủ tất cả mọi thứ nhé!”

. 3 .

Những ngày sau là lúc mà cô đọc những quyển sách mới mà cậu ấy mua. Gần như chẳng tốn nhiều thời gian lắm. Mỗi ngày cô đọc một quyển, thì thành ra hai ngày là cô đã xong cả hai quyển. Chỉ mỗi quyển sách bao gồm những hình ảnh về những cảnh đẹp do các nhiếp ảnh gia chụp và tổng hợp lại. Chúng được in trên những trang sách khác nhau mà bao gồm cả chú thích. Là cô chưa hoàn thành, rõ ràng quyển này không phải là thứ để đọc, thật sự chỉ là thứ để xem.

Cô ghi những cảm nhận của cô trong quyển sổ tay mà tôi đã mua cho cô khi đó.

Vẫn còn những thứ mà tôi vẫn chưa biết cô ghi gì nữa. Những lần bút mực, cô chép nó hằng ngày sau khi đọc sách xong, chép vào trong đó những dòng vào cuối mỗi ngày, như này là đã như là một quyển nhật ký. Cô ấy chép những điều ấy muốn vào nó có khi còn không có tôi ở bên cạnh mọi lúc.

“Cậu đọc sách chán rồi hở?” Tôi bắt đầu hỏi cô, sau khi cả ngày hôm nay cô đã không đọc sách nữa. Dường như chỉ xem đi xem lại những thứ cô viết trong quyển sổ. Phần khác lại viết thêm những con chữ vào chúng.

Đúng một tuần nữa thôi là Thương sẽ được xuất viện.

“Đâu, không phải. Mà cứ ngày nào cũng đọc sách thì chẳng khác gì mọt sách đâu. Đúng không chứ?”

“Cậu đã là mọt sách rồi còn đâu?”

“Cậu cũng đang đọc sách đó, chứ đâu?”

Những lời nói chọc ghẹo nhau cứ qua rồi lại. Song không có thêm những điều gì khác xảy ra nữa, mà cả hai cứ cười phì. Nghĩ lại cứ như lúc trước kia, hồi bé, cả hai người vẫn thường chọc ghẹo nhau như vậy đó thôi. Nhưng thật sự chúng chẳng nảy sinh được những thứ gì khác gọi là mâu thuẫn để mà ôm hận mà giận nhau cả.

“Cậu tính làm gì khi được xuất viện?”

Sau những đợt đùa giỡn với nhau như vậy. Cô lại hỏi tôi.

“Xuất viện ư? Thế bao giờ?”

“Hết tuần này thôi!”

“Tớ vẫn chưa biết làm những gì khi xuất viện. Thì sẽ được về nhà thôi chứ nhỉ?” Thật sự là đang nói dối đấy. Cô đa phần muốn sự ích kỷ của mình mà bơ vơ, thật sự vẫn còn nhớ câu nói đấy là lời nói dối của cậu lúc đó. Làm cho cậu ấy bên mình một chút, rồi giữ cậu ấy bên mình một chút và rồi lại chia xa cũng đâu có gì đó tệ. Giờ cô không thể đi lại được, bấy giờ chỉ mỗi điều đó thôi, đã là gánh nặng rồi. Cô đâu nghĩ đó là lời nói dối đâu chứ,... Càng nghĩ phải khó khăn lắm cậu mới xin được người mà cậu thương, mới đi chăm sóc được cô bạn thanh mai trúc mã tự thuở hôm nào…

“…” Cậu không nói gì hết, bấy giờ thì cô mới bắt đầu đổi giọng.

“Hay là cả hai cùng đi du lịch đâu đó đi!”

Cậu ôn tồn vừa nghe mà hỏi lại cô ấy.

“Chứ Thương muốn đi đâu?”

Giọng ôn tồn mà nhẹ nhàng, chợt như cậu trót bỏ những thứ đã đụt đẽo đi những hình ảnh quá khứ. Bỗng chốc trong im lặng mà nói, trong suy nghĩ mà bộc phát ra lời nói.

“Để khi nào tớ được xuất viện đã nhé.”

Nói vậy nhưng cô đã muốn đi du lịch đến một nơi nào đó cùng với cậu từ lâu. Từ đây, ước muốn này đã được ghi trong những quyển sổ đấy. Ngắm cảnh núi đồi bao la hùng vĩ trên những con đường đèo, cô muốn được cắm trại tại đấy, nơi có bầu khi hiu hiu lạnh giá đấy. Lên rừng rồi xuống biển. Ước muốn cuối cùng là ngắm bình minh trên biển, ở nơi mà có cảnh biển tương đối đẹp nhất.

Nơi cô muốn đến là Đà Lạt và Nha Trang.

. 4 .

Những cơn giông lúc chiều muộn, sang ngày hôm sau đã dịu dần. Cậu gọi điện cho mẹ cô nói về sức khỏe của cô và tình trạng hiện tại. Về việc cô ấy sắp sửa xuất viện, về việc mẹ cô phải chuẩn bị làm thủ tục xuất viện sớm cho cô. Để hai ba ngày nữa khi hết tuần cô sẽ được về nhà.

Những chuỗi ngày, việc diễn ra và ngày nào cũng vậy. Cô dựa lưng trên chiếc gối kê trên thành giường mà đọc sách, cũng do cậu dìu cô vào buổi sáng sớm. Cậu thì đi mua đồ ăn sáng cho cả hai. Và rồi cả hai bắt đầu tản mạn văn học với nhau. Những thứ chẳng liên quan, nhưng muốn bàn bạc với nhau, phải là những thứ liên quan đến quyển sách mà hai người đã phải đọc rồi.

“Trước hết là về “Mắt Biếc” nhé!”

“Chuyện giữa Ngạn và Hà Lan, chuyện về những ngày thơ bé giữa cả hai người, chuyện về kỷ niệm ở một nơi làng nhỏ Đo Đo. Tới bây giờ thì câu chuyện ấy giờ đây đã được chuyển hẳn thành phim.”

Câu chuyện tưởng chừng như thế. Giống như thế, cũng là chiếc kén như thế.

Nghe lại cứ như nhói lòng, về chuyện của cậu và cô…

Thương bấy giờ cứ như là chuyển giọng ngay. Lại về những chuyện cảm nghĩ như hồi bé. Những thứ giản đơn như trò chơi cô dâu – chú rể, hay những lần chỉ bị ghẹo chọc như hồi tiểu học thôi. Tình cảm thơ bé với thứ tình cảm chuyển thành trai gái như bây giờ ư. Cậu ấy có người khác thì cũng đâu liên quan gì đâu chứ? Cứ như Đôn Kihôtê tự tưởng tượng ra những thứ phi thực tế, là những câu chuyện kiếm hiệp viển vông và rồi tự làm bản thân bị thương ư? Đào bế sâu vào những thứ cũ rích như vậy để làm gì? Và nghĩ ngợi như thế đã làm sao?  Cứ thực tại lại tiến triển, cô lại nhớ đến những thứ mà cô ghi trong quyển sổ tay đấy. Ngoài những dòng văn cảm nhận tác phẩm ra.

“Về việc tớ muốn được đi du lịch đâu đó ấy.”

“Sao cơ?”

“Tớ muốn được đi Đà Lạt. Lên trên cao nguyên mát mẻ. Tớ muốn được cắm trại xa nơi trung tâm thành phố ngày đầu tiên. Ngắm những tòa nhà nhấp nhô trên đồi, lợm những trái thông nơi rừng thông. Hai ngày sau ta sẽ xuống trung tâm thành phố hơn, thuê khách sạn, dạo quanh một vòng hồ Xuân Hương, ngắm vườn hoa, rồi lại uống cà phê, lại còn có thể dạo chợ Đà Lạt nếu thích…”

“Vậy thôi ư?”

“Tớ còn muốn đi Nha Trang nữa.”

“Cậu đâu có tắm biển được đâu chứ?”

“Tớ chỉ muốn ngắm bình minh thôi!”

Tôi chưa từng đọc trong quyển sổ của cô đang viết gì. Ngoài những trang đầu nêu lên về cảm nhận văn học, những trang sau là nhật ký và trang cuối là “Những thứ ích kỷ tớ muốn được làm cùng cậu” Cô ấy nói ra những thứ gần như đã viết sẵn trong đây, vẫn vẹn nguyên mà không dư không thiếu. Tôi cũng đã hiểu…

“Tớ dẫn cậu đi hết những nơi ấy nhé.”

“Cậu nói thật ư?”

“Thật ấy mà.”

“…”

“Tớ hứa đấy!”

. 5 .

Những ngày sau đó vẫn cứ thế. Ngày cuối cùng mẹ cô lên trên phòng bệnh của cô. Ngồi trước dãy bàn nằm kề cạnh tường. Tôi ngồi đối diện và Thương, tôi đã dìu em lên xe lăn mà cũng lại gần bên người mẹ của mình.

“Sức khỏe con như thế nào rồi?”

“Con ổn ạ!”

“Còn về phần thân dưới có sao không? Có cảm giác gì không?”

“Chỉ là không thể đi lại được thôi ạ!”

Thấy mẹ cô hỏi xong, cô lấy quyển sách đang để úp xuống làm dấu trên đùi. Bắt đầu lại lặt lên và đọc tiếp. Mẹ cô lại nói với tôi.

“Bác cảm ơn con, cảm ơn con đã chăm sóc con gái bác những lúc bác bận.”

“Không có gì đâu bác ạ. Này là con tự nguyện mà. Nên bác cứ bình tĩnh mà đứng lên. Và vốn theo lẽ dĩ nhiên con đã là một người bạn rất thân với cô ấy đó ạ!”

Lời nói của bác ân cần, khiến tôi yên lòng và như có một hơi ấm tràn vào trong âm tâm. Tôi nghĩ Thương cũng cảm nhận thấy điều đó.

Bác tiến dần ra tới ngoài cửa. Thương cũng sẽ được về nhà vào ngày mai.

Bác nói:

“Mai bác mướn xe tới đón. Còn cùng về với bác, với Thương vào ngày mai luôn nhé!”

Tiếng cửa kéo ra một cách nhẹ nhàng.

“Bác đi!”

Thương cúi xuống mà không đọc sách nữa. Còn tôi nhìn theo bác.

“Dạ mẹ đi ạ!”

“Dạ bác.”

Ánh sáng ban mai lại một lần nữa thấm đẫm qua bức màng và lại le lói vào trong. Hôm nay là một ngày khác xa, với những chuỗi ngày đã lặp đi lặp lại ở nơi đây. Qua tới ngày hôm sau, đúng chắc chắn là cô đã không còn ở nơi này nữa và cô rất thích thú với việc đó. Tuy người thiếu nữ ấy ở đây vẫn bắt đầu làm những chuyện như thường ngày, cô ấy vẫn còn đang đọc sách, nhưng tâm trạng lại có vẻ thích thú, tuy không quá đỗi ngạc nhiên, niềm thích thú ấy đã ẩn sâu trong vào tâm hồn cô.

Còn tôi nơi đây, cạnh chiếc bàn bắt đầu dọn đi những thứ đồ dần dần. Đồ của tôi, những bộ quần áo mặc thay. Những thố cơm nhôm xếp tầng cao lên mà người mẹ cô dỡ lên cho cô mọi lần.

Bọc ni lông, thố và thau, mọi thứ trên chiếc bàn nay kề cạnh chiếc giường của cô cũng đã được cô dọn dẹp hết.

“Tốt ghê ha.”

“Cậu nói tốt về việc gì cơ?”

“Về việc cậu sắp được về nhà đấy!”

“Về nhà ư?”

“Về với cuộc sống bình thường ấy.. Hôm qua mẹ cậu đã nói rồi mà.”

“Tớ biết.”

“…”

“Còn về chuyến du lịch của hai chúng ta?”

“Có khi để chuẩn bị cho chuyến đi ấy khoảng mất tầm nửa tháng nữa. Việc ấy còn phải xin phép mẹ cô, còn phải xin phép luôn cả mẹ tôi nữa. Còn về cả tiền để cả hai đi nữa.

“Cậu lo xa quá đó.” Thương chỉ nói những lời như vậy.

Trời dần sang tới buổi xới trưa rồi đến buổi chiều, khi trời đã vơi ít nắng đi một tí. Mẹ cô đã bắt đầu lên tới nơi. Chúng tôi đợi mẹ cô bên trong căn phòng bệnh. Lúc bấy giờ Thương đã được tôi dìu dắt lên chiếc xe lăn.

Bên ngoài cánh cửa có tiếng gõ cửa lách cách một vài lần. Xong tuy vậy gần như người ấy đã tự mở cửa mà bước vào.

Mẹ Thương đẩy cô trên chiếc xe lăn. Còn tôi thì mang những thứ đồ vật lỉnh kỉnh khác đã dọn sạch ban nãy. Mẹ Thương dẫn cô xuống lầu bằng thang máy. Còn tôi thì sẽ đi thang bộ. Dần khi cả hai cùng lúc xuống các dãy hành lang. Rồi lại cùng nhau ra tới chỗ bãi đỗ xe ô tô. Đi dọc để tìm kiếm chiếc xe quen thuộc.

Mẹ cô dìu cô lên xe, còn chiếc xe lăn thì đã được xếp gọn lại mà để vào bên trong cốp.

Tôi thì ngồi ghế sau cạnh cô. Mẹ cô thì ngồi phía trước. Chẳng bấy lâu sau, chiếc xe bắt đầu lăn bánh ra tới ngoài cánh cổng chính. Bắt đầu hòa mình vào dòng xe cộ đang tham gia giao thông, trên tuyến đại lộ đông nghịch, về phía giao lộ phía trước.

Tiếng trò chuyện của mẹ cô và bác tài đang lái xe ở bên trên. Dọc trên xe, Thương cứ nhìn mọi thứ bên ngoài, dòng người, dòng xe cộ, cả bầu trời và những tòa nhà trên đường, nơi mà trên đường xe đang chạy đến. Bản thân cô cũng đang suy nghĩ đến những thứ gì đó, những thứ ấy luôn làm cậu muốn quan tâm và lại tò mò. Nhưng không nói ra, thì làm sao mà cậu có thể hiểu nổi.

. 6 .

Do không phải đi bằng xe buýt, không dừng lại dọc đường nhiều lần để đón trả khách và chuyển giao hàng hóa. Chuyến đi này, chuyến xe này cứ một mạch đi đến nơi cần đến. Chẳng mới chốc không gian xung quanh từ nơi đô thị trung tâm của tỉnh đã sang đến những địa phận đầu tiên mà thị xã nơi cậu sống. Đường đi khác, mọi thứ nhanh hơn và cậu nhìn lên các bản hiệu ven đường mới nhận biết như thế.

Dần cũng đã về tới trung tâm thị xã. Trời đây thì chỉ mới gần tan tầm, cậu nhận biết khi nhìn qua chiếc đồng hồ điện tử, đang hiện rõ số ở phía bên trên xe. Sau biết bao tháng từ đầu đợt nghỉ hè cậu đã không ở nơi đây, mà luôn cả ở bên cạnh chăm sóc cô ấy. Mọi thứ nơi cậu sống vẫn diễn ra hết sức nhộn nhịp, chợ cũ, chợ mới, các tiệm tạp hóa, các quán ăn và dòng người, dòng xe cộ lúc này lưu thông trên những tuyến trục đường chính rất là đông. Cậu thấy những cảnh thế mà vừa lạ vừa quen. Cho đến khi về tới nhà cô, trong con hẻm nhựa nhỏ, cạnh con hẻm nhựa nhỏ.

Chiếc xe đậu kế nhà cô, tôi liền mà mở cánh cửa đi xuống trước. Mẹ Thương đưa tôi chìa khóa, lại tới và mở cánh cửa ra, cánh cửa chính đầu và tốt tuột luôn là cánh cửa vào luôn tới căn nhà trong mở rộng cả hai cánh. Tôi bỏ ống khóa và sâu chìa khóa lên trên bàn chính ở nơi phòng khách. Bên trong mọi thứ vẫn chưa có gì đó đổi thay, kể từ lúc nào đó mà tôi không quay lại nơi đây nữa. Mà bóng hình trôi chậm nó vẫn còn ở đấy.

Mẹ cô đang trò chuyện với bác tài và bắt đầu trả tiền thuê xe.

Tôi đẩy chiếc xe lăn, cô đã ngồi sẵn. Đẩy vào tới nơi phòng khách.

“Cậu về chưa?” Thương hỏi..

“Chưa, có lẽ tớ còn phải ở đây một chút.”

“Còn về chuyến đi kia thì sao.”

“Ngày mai đây tớ sẽ xin phép ba mẹ. Còn về tiền vốn…”

“Cậu có tiền tiết kiệm chứ?”

“Có.”

“Được rồi, vậy thì gọp tiền tiết kiệm của cả hai mà chuẩn bị cho chuyến đi nhé!”

“Tớ sợ không đủ.”

“Không đủ thì chúng ta sẽ xin thêm. Nhưng phần tiền tiết kiệm của cả hai sẽ là phần chính đó nhé.”

Nghe em nói, nghe mọi thứ từ mẹ Thương. Và nghe được những lời cảm ơn chân thành. Tôi xách hành lý của mình trên con hẻm nhựa mà về sân chính của nhà trên con đường chính. Binh đoàn tí hon ở đấy, chắc bấy giờ đã tập trung lại rồi. Dù có tôi, hay không có tôi, chúng chỉ duy nhất tập trung và chơi đùa ở nhà tôi thôi.

Lòng vẫn mập mờ theo kiểu ngẩn ngơ đi trên con hẻm nhựa mà bắt đầu về lại đến nhà. Những thành viên binh đoàn tí hon đông đủ cả, theo đúng những gì tôi dự đoán ban nãy. Chúng nhìn thấy tôi và tôi theo đó cũng nhìn thấy chúng. Từ náo nhiệt, không khí xung quanh bỗng như đã dịu đi bớt. Đa phần đều hầu hết là vẻ mặt bất ngờ hiện lên gương mặt bọn trẻ. Những chiếc xe đạp theo đó mà ngổn ngang.

Tí lại hỏi trước.

“Anh đi đâu hổm rày đấy ạ?”

Hổm rày, thật ra tới ngày này là đã gần hơn một tháng rồi đấy. Nhưng tôi thăm em và ở lại chăm sóc em chỉ mới hai phần ba của tháng đấy thôi.

“Là chuyện về chị Thương đúng không? Anh đừng có dấu chúng em, chị ấy bệnh đúng chứ?”

Là tôi chưa nói, chứ không phải tôi muốn dấu chúng nó. Mà trước tiên người đầu tiên đón chờ tôi phải là gia đình. Trước đó ở bệnh viện đã biết bao nhiêu cuộc gọi về nhà, mẹ gọi lên cho tôi và cũng như thế mà ngược lại. Hầu hết là những câu hỏi về sức khỏe của Thương, kể cả luôn là tình trạng của tôi nữa.

“Anh kể hết mà…”

Nghe vậy chúng nó bắt đầu bu lại xung quanh.

“Đúng là chị ấy bị bệnh.”

“Chị ấy như thế nào rồi ạ?” Gương mặt vừa vẻ buồn rầu lại vừa tỏ vẻ lo lắng để dò xét.

“Chị ấy khỏi rồi và chị ấy về rồi.”

“Hiện giờ chị ấy ở đâu ạ?”

“Chị ấy ở nhà chị ấy chứ đâu.”

“Tụi ra ngoài đó thăm chỉ được không ạ?”

“Để mai y nhé, mai anh dẫn tụi em đi. Nhưng hứa với anh là phải giữ yên lặng nhé.”

Chúng nó nhìn tôi vẻ mặt đắc thắng, đắc chí để chứng minh lời hứa sắp tới.

Đồng thanh:

“Chúng em hứa ạ!”

Tạm biệt binh đoàn tí hon, tôi xuống nhà dưới để bắt đầu trò chuyện với mẹ. Về Thương và tình hình Thương hiện tại. Bà vừa lo lắng cho tôi và còn lo lắng cho cả Thương, người bạn từ thời thơ ấu ấy.

Tôi đi theo hành lang mà về lại căn phòng mình. Nằm xuống cho vơi bớt đi mệt mỏi của chuyến đi.

Lại còn phải lo cho chuyện sắp tới nữa.

Nào là chuyến đi du lịch, tiền để đi du lịch, vân vân và mây mây hết những chuyện trên trời dưới biển. Nhưng giờ thì tạm thời “Chợp mắt chút đã.”

Đèn phòng vẫn còn đang bật sáng, tiếng binh đoàn tí hon nô đùa ngoài kia, còn bấy giờ người thì đã đang vào sâu trong giấc mộng.

. 7 .

Lại là một buổi sáng sớm, nhưng nơi cậu đang ở đã là nhà cậu và cậu bấy giờ thì đang ở trong phòng cậu. Vừa dậy liếc mắt, cau mày, cố gắng dụi đi ghèn dính trên mí mắt. Cậu bắt đầu đi xuống nhà dưới. Tới đây và thêm nữa là những kỳ nghỉ hè sẽ sớm sẽ bắt đầu. 

Đánh răng, súc miệng và vệ sinh cá nhân. Cậu ra ngoài tới khu vực khoảng sân sau, ngồi lên chiếc xích đu và khẽ nhẹ đưa nó.

Lòng thì vẫn vậy, vẫn còn là những suy nghĩ khôn nguôi. Rồi còn thêm về chuyến du lịch của cả hai sắp tới nữa. Thật sự không dễ gì…

Binh đoàn tí hon ăn sáng xong và tất cả mọi người đã tập trung lại. Riêng chỉ có Tí thôi nhỉ. Tí chưa ra, em ấy hình như vẫn còn đang ở nhà.

“Ra nhà Tí đi ạ!” Chuột, nó nói. Song về phần khác, Ken đang kề cạnh.

“Để Ken xin ngoại Ken đã nhé!”

Ken, nó chạy về nhà nó, nhà nó thì gần như kề cạnh vơi nhà tôi. Hai khoảng sân ngăn cách nhau một dãy hàng rào và có một chiếc cửa để đi qua, đi lại.

Ken bắt đầu đi qua khi nó cuối cùng cũng đã xin được.

Chúng tôi tập trung tại mặt sân chính, gần ngay kề cạnh cánh cửa cái.

Trước đó tôi cũng đã nói với mẹ mình, rằng tôi sẽ đi ra nhà Thương. Nhưng cũng chả có sao.

Tôi kéo chốt cửa ra, mở một cánh, rồi đợi mọi người ra. Song khi ra hết tôi đóng cửa lại, gần như lúc ban đầu. Đi trên lề đường, chúng tôi bắt đầu đi vào trong con hẻm nhựa.

“Thẳng đến nhà của Tí.”

“Thẳng tới nhà của Tí thôi!”

Hai đứa nó bắt đầu chạy một mạch. Như một cuộc thi chạy sức bền, nhưng về phần quy mô và bề thế thì không thể tương xứng bằng được.

Xung quanh, trong khu xóm nhỏ vào lúc này, trời sáng sớm vẫn còn đâu đó nét đìu hiu. Đìu hiu là vì bây giờ mọi người mới bắt đầu dậy, ít phần thì có lẽ chưa, phần khác nữa thì do có thể mọi người đã bắt đầu đi làm từ sớm.

Chúng nó bấy giờ đã chạy gần đến cổng nhà Tí. Chiếc cửa ấy đã mở được một cánh. Binh đoàn tí hon bắt đầu lùa vào trong. Ngồi trên những chiếc ghế giả vân gỗ hay trên những bậc thềm, trên chiếc xích đu nhỏ trên mặt sàn.

Tôi vào bên trong gian nhà chính thì thấy Tí đang ăn sáng. Mẹ Tí, dì Tư thì cũng đang thưởng thức đồ ăn bên ngoài ghế đá, cũng trên chiếc bàn giả vân gỗ ngoài kia.

Chúng nó vô nhà mà bắt đầu nói chuyện cùng với Tí. Chúng nó rủ Tí đi chơi, rủ Tí đi phiêu lưu, rủ Tí ra ngoài nhà tôi mà chơi cờ cá nhựa, chơi lắp ghép đồ chơi,…

Tí dừng đũa một hồi.

“Trước tiên ra nhà chị Thương trước nhé!”

Nói xong, Tí bắt đầu dùng bữa tiếp. Song về phần khác chúng đã ít ghẹo chọc Tí hơn mà lởn vởn ra tới bên ngoài khu vườn cây cao su ngoài kia. Đôi ít là để phí đi thời gian rảnh rỗi, để đợi chờ Tí phía trước.

Khoảng đôi ba phút gì đó sau, khi Tí bắt đầu dùng bữa xong. Tôi cùng với bé Tí lại phải đi ra đấy để mà lại tìm gặp lại tụi nó.

Trong vườn cao su lúc bấy giờ, bên ngoài. Tí liếc mắt nhìn, những hành động đuổi bắt nhau, qua lại dưới những tán cây. Chúng nói vẫn chưa nhìn thấy tôi ra, mà nếu nhìn thấy tôi ra, chắc gì chúng nó sẽ ngưng những trò ghẹo chọc nhau đâu nhỉ.

Tí bước vào nói lớn. 

“Ken, Chuột đi chơi nè.” Nghe tiếng chúng nó mới bắt đầu tiến lại gần.

“Đầu tiên là ra nhà chị Thương nhỉ?” Tí hỏi tôi. Thì là do lời hứa hôm qua đấy, không thể làm mất mặt tui với tụi nhỏ được. Từ chỗ vườn cây cao su ban nãy, tất cả bấy giờ quay lại về hẻm chính, ra về phía đầu đường, về phía nhà Thương.

Cảnh cổng mở ra, phía bên trong là hình ảnh chiếc xe lăn đã được đẩy ra bên ngoài hiên. Người ngồi trên đó, không ai khác ngoài Thương. Binh đoàn tí hon lúc này ra vẻ vẫn còn đôi chút gì đó cẩn thận mà khép nép, tất cả thành viên của binh đoàn tí hon chưa bao giờ vô nhà Thương dù chỉ một lần, ngoài tôi. Khép nép, ngại ngùng hay cố tình ngó lơ đi cũng là vì vậy. Mà trên gương mặt các em bấy giờ là một nỗi niềm bất ngờ, có thể là một cảm giác gì đó khác lạ, khi nhìn thấy Thương, người chị không phải họ hàng ruột thịt gì với chúng mà cảm giác như quen thuộc, bỗng chốc lại khác lạ, rồi lại quen thuộc, rồi lại cuối cùng lại khác lạ.

Bởi cũng phải thôi.

Từ người chị cùng nhau chơi chung với mình từ hồi lúc đó, đi lại một cách bình thường. Giờ lại thấy chị ấy ngồi trên xe lăn. Muôn phần thấy như vậy, dĩ nhiên vẫn còn cần thời gian để làm quen nữa. Tựa như lúc mới ban đầu, nhưng có phần khác đi. Làm quen lại với hình ảnh mới để dần có thể thay thế đi dáng vẻ cũ. Như vậy thì có lẽ sẽ đúng hơn. Đúng hơn với mọi thứ đang diễn ra ở hiện tại.

Cho đến khi Thương rủ mọi người vào nhà mình bằng một câu nói hết sức giản đơn.

“Các em vào đi, kể cả Tuấn nữa.” Những đứa nhóc xúm lại, những đứa nhóc quay quanh vì sự hiếu kỳ hay đôi khi đó là có phần gì đó khác.

“Chị như thế nào rồi ạ?” Tí hỏi, dường như trong binh đoàn tí hon, chỉ có Tí là quan tâm tới Thương nhất. Còn lại những đứa khác cứ nhìn nhưng không nói lên được thứ gì cả. Hai đứa ấy bèn ngồi chiếc xích đu cạnh hàng rào, vừa đưa cót két và khi tiếng ấy bắt đầu lặp lại liên tục và đã dần theo chu kỳ thì cuộc hội thoại xung quanh Thương – Tôi và Tí cũng theo đó mà tiến triển theo. Qua từng khung bậc cảm xúc.

“Chị ổn!” Thương nói, em vẫn có thói quen như từ khi ở bệnh viện là vẫn còn đọc sách. “Mắt Biếc” đã xong, giờ em vẫn đang đọc lại nó. Còn cả quyển “Đôn Kihôtê”, có thể còn phải tìm mua cho em quyển tập hai.

Thương lại nói tiếp:

“Chỉ là chị không đi được giống như em đấy thôi.”

Một câu nói điềm tĩnh, nhẹ nhàng mà không có ẩn ý gì cả.

Tí ngồi xuống đấy đọc sách cùng với Thương cho đến khi tiếng xích đu cót két ấy dần như dừng lại.

Hai đứa nó chán mà bắt đầu xuống xích đu, bắt đầu túm tụm lại mà rủ Tí đi chơi. Chúng hướng ra tới ngoài đầu hẻm nhựa mà gần như bỏ lại tôi với em, bỏ lại tôi với Thương.

. 8 .

Giờ đó, bây giờ là cuộc tiếp chuyện giữa tôi và em. Gần như lại chẳng có ai quấy rầy.

Thương hỏi tôi về những chuyến du lịch sắp tới.

“Cậu nói chuyện với mẹ cậu về việc ấy chưa?”

“Tớ cũng chưa.”

Cả hai lẳng lặng nhìn nhau.

“Cậu đếm tiền tiết kiệm của cậu chưa đó?”

“Chưa!”

“Tớ cũng chưa…”

“Cậu đẩy tớ vào phòng tớ y nhé.”

Tôi ra tới bên ngoài mà khép cánh cửa cái lại. Khẽ nhẹ đẩy chiếc xe lăn vào bên trong phòng khách. Dẫu thời gian từ đó đến bây giờ nơi đây cũng chẳng có đổi thay. Chiếc tủ để những quyển truyện tranh, giờ đã được thay thế bằng những quyển sách. Những mảnh ghép hình, tấm ghép hình vẫn còn đấy, lắp xắp dưới chiếc tủ sách kia. Những thay đổi nhỏ như thế cũng chẳng thấm thía vào đâu. Mọi thứ phần lớn vẫn như trước kia mà.

Băng qua tới dãy hành lang, tới căn phòng đầu tiên. Nơi phòng của em. Đa phần vẫn còn nhiều kỷ niệm. Từ những thứ bên trong đấy, tôi đẩy em gần kề cạnh chiếc giường

“Cậu lấy dùng tớ chiếc hộp bánh bằng nhôm trên kia nhé!”

“Được thôi!”

Từ trên bàn học, từ những ngăn tủ đầu tiên, là những trang sách giáo khoa cũ. Phía trên cùng, nơi ấy mới có chiếc hộp nhôm.

“Đúng là nó!” Tôi bắt đầu mang nó xuống cho em. Phần hộp tuy cũ kỹ, nhưng chưa bị trầy xước đi lớp sơn dày. Tôi đưa nó cho em và em bắt đầu mở nó ra. Những tờ tiền lẻ cũ, cho tới những tờ có mệnh giá lớn hơn, cũng không quá tới một trăm ngàn. Tích nhỏ thành đại, đâu ai biết tổng cộng bao nhiêu. Giờ thì mới bắt đầu chia ra mà đếm.

“Cậu đếm xấp tiền lẻ nhé.”

Những tờ tiền lộn xộn bắt đầu nằm trên mặt giường.

“Trước tiên sắp xếp lại đã nhé!”

Bấy giờ em vẫn đang ngồi trên xe lăn mà đọc sách. Cảm tưởng có phần gì đó giống như trước kia, lúc khi cả hai bắt đầu nhập học, khoảng đấy là khoảng thời gian lúc ấy bấy giờ thật sự tôi còn nhớ không rõ. Hai người bạn thân hồi ấy bao tập cùng với nhau, lật ra những trang sách mới, những thứ cả hai còn chưa biết tới, mà thật sự chỉ đọc sơ qua lúc đầu. Ghi giấy nhãn, rồi lại phụ sắp xếp bàn học cho nhau. Những hình ảnh hoài niệm, những hình ảnh dường như chỉ có trong giấc mơ, mà giấc mơ ấy đã thật sự diễn ra từ lúc cả hai còn bé mà nhất thời không giống như bây giờ.

Cậu ngồi trên giường, tất bật mà phân loại những tờ tiền của cô để dành. Hiện đang nằm rải rác ra bên trên. Còn cô bấy giờ thì đang đọc sách, là tản mạn văn chương chẳng hạn. Nhưng bấy giờ suy nghĩ ấy lại không bộc phát ra.

Phân loại mệnh giá đồng tiền một hồi lâu.

“Nhà cậu có thun không đấy?”

“Có, dưới nhà bếp đấy.”

“Để tớ đi lấy!”

Băng qua dãy hành lang mà đi thẳng xuống bếp. Xung quanh kiếm tìm thun trên phía bàn bếp nấu ăn. Tôi lấy bốn, năm cọng thun gì đấy, rồi lại quay lại đến phòng cô. Ngay cả trên phía giường là những xấp tiền theo mệnh giá đã sắp sẵn.

“Vẫn như ban nãy, cậu đếm chồng lẻ nhé!” Làm dấu trang sách đang đọc, rồi Thương để trang sách ấy ngay trên giường. Tôi xuống mà đẩy em quay ngược lại về hướng bên trên.

“Đây, chồng chẵn của cậu.”

“…”

“Đằng ấy được nhiêu rồi đấy?”

Phân ra các mệnh giá mà tính tổng các tờ tiền lại. Ghi trong tờ giấy đôi đã được tôi bứt sẵn từ một quyển tập còn thừa những trang giữa của Thương.

“Xấp một ngàn này, một trăm rưỡi.”

“Xấp mười ngàn này, năm trăm mốt.”

“Xấp hai ngàn này, ba trăm.”

“Xấp hai chục này, một triệu tư.”

“Xấp năm ngàn này, ba trăm rưỡi.’

“Xấp năm chục này, hai triệu bảy.”

Tổng cộng, tôi vừa ghi trong tờ giấy nháp ấy mà vừa tính. 

“Năm triệu, ba trăm, sáu mươi ngàn.”

Phần ấy cũng là khá nhiều, bao công tiết kiệm từ mấy năm trời.

“Phần này có thể ra nhờ bà năm đổi ấy.” Bà năm là ngoại của Ken, nhà bà còn là tiệm tạp hóa, nên rất cần phần tiền lẻ như thế này.

“Chỉ nên giữ lại vài tờ mệnh giá năm mươi thôi nhỉ?”

“Cũng phải.” Nghe tôi nói xong. Em đưa phần tiền ấy cho tôi.

“Cậu cầm tiền này mà ra ngoài ấy đổi nhé! Rồi luôn cả phần tiền để dành của cậu nữa. Cậu giữ hộ tớ luôn cũng được. Rồi tính tới việc đi du lịch ấy sau. Những tháng ngày mùa hạ này vẫn còn khá dài mà!”

Nghe em nói. Muôn phần em mong muốn đi tới những nơi ấy lắm nhỉ. Tôi cũng muôn phần muốn thực hiện mong ước đó của em và yêu cầu của em, luôn mọi phần. Đó không phải là vì câu nói muôn phần để không hối tiếc gì đó của Trang. Nhưng đa phần khác là tôi đã muốn như vậy từ trước đó, như một thứ gì đó cho sự bù đắp. Lẳng lặng ngồi chơi và trò chuyện với em ít lâu, cho đến khi mẹ của em về. Tôi cũng theo con hẻm nhựa mà ra tới ngoài mặt đường chính ngoài trước, mà trở về nhà.

Binh đoàn tí hon hôm nay ăn cơm tại nhà tôi. Đâu đó, ai nấy cũng đều vui vẻ và háo hức. mà ngược lại có người bơ vơ đến âm thầm. Một lúc nào đó, tôi sẽ xin mẹ về chuyến đi của cả hai. Còn luôn cả việc là đếm lại phần tiết kiệm của mình.

. 9 .

Không lâu sau đó từ số tiền mà Thương đã đưa, sau giờ ăn cơm cùng với binh đoàn tí hon. Phần tiền ấy, tôi liền bỏ chúng lên, giấu nhẹm đi vào bên trong trang sách giáo khoa. Giờ tôi sẽ bắt đầu đếm những đồng tiền tiết kiệm của bản thân, song rồi mới cầm phần tiền của cả hai mà đi đổi. phần tiền của Thương đã đếm kỹ, phân theo mệnh giá, thậm chí để chắc chắn hơn mỗi mệnh giá đã kèm theo vào sấp đó một tờ giấy để ghi tổng tiền.

Giờ thì mới bắt đầu tới phần của bản thân đây. Chiếc hộp đã tróc sơn, nó đã từng là chiếc hộp đựng kẹo. Cậu lấy nó xuống, cậu lấy nó trèo lên giường. Mặc cho binh đoàn tí hon có chơi trò chơi gì đó ở ngoài kia, cậu bắt đầu chú tâm vào tới phần việc của mình. Mà bấy giờ, khi cậu đã nghĩ về chuyến đi, mà bấy giờ khi Thương đã đưa khoảng tiền tiết kiệm của mình cho cậu. Giờ đây cậu cũng phải xem lại phần tiền tiết kiệm của bản thân. Thứ mà từ trước tới nay, cậu chỉ bỏ vào những phần tiền tiêu vặt, mà thật sự vẫn chưa lấy ra lần nào.

Với cảm giác nao lòng với niềm bất chợt như vậy.

Rồi lại ngẩn ngơ, tới cảm giác không ngờ là khi bản thân đã tiết kiệm được nhiều đến thế.

Xung quanh những tờ tiền xếp thành từng xấp ngay đấy. Gấp đôi khoảng tiền tiết kiệm của cô. Mà tổng tất cả gần mười sáu triệu là phần tiền của cả hai. Nhiêu đây có đủ chưa? Có đủ cho một chuyến đi du lịch tự túc từ đây lên đến Đà Lạt, xuống Nha Trang rồi về lại ngay tại đây?

Dẹp hết những suy nghĩ đó. Phải đổi tiền trước, việc ấy quan trọng hơn. Từ trên bàn học tôi dạch trang sách ra mà lấy phần tiền tiết kiệm của Thương, chúng dày, chúng rất dày. Không phải là những tờ tiền mang những mệnh giá lớn. Cũng chẳng có gì có thể để người khác để tâm đến.

Tôi cầm cọc tiền lẻ của cả hai mà tiến ra ngoài mặt sân. Lại là sự gặp gỡ giữa tôi và binh đoàn tí hon ngay đấy. Các em ấy mãi chơi mà không ngó ngần gì tới tôi. Đó gần như chỉ là việc tôi mong muốn. Cho đến khi…

“Anh đi đâu vậy ạ?”

“Anh đi đổi tiền.”

“Tiền của ai vậy ạ?”

“Dĩ nhiên là tiền tiết kiệm của anh.”

“Thứ mà anh từng nói là chưa bao giờ đụng đến cho đến khi anh lớn đúng chứ?”

Tôi lẳng lặng nhìn ánh mắt dò xét của binh đoàn tí hon. Mà trong đó có Tí, người hỏi tôi những câu hỏi cho đến bây giờ.

Tôi kiên quyết:

“Đúng!”

“Này là về việc cho riêng anh hay là của cả hai anh và với chị Thương?”

“Là chuyện của cả hai…”

“Là vì chuyến đi du lịch giữa anh và chị Thương đúng chứ?”

“Đúng, mà sao em biết?” Tôi thật sự cũng không muốn giấu. Về việc này sớm muộn cũng phải xin, rồi cũng lại phải lo, sự lo lắng ấy không chỉ riêng mỗi tôi và Thương mà còn có những người lo lắng phụ, họ là người lớn và dĩ nhiên họ cũng hiểu rõ ngọn ngành về tất cả mọi thứ hơn.

“Là do chị ấy đã nói ấy ạ!”

Tí lại lẳng lặng kể tôi nghe về những câu chuyện Thương nói với Tí hồi sáng ngay gần đây. Rồi lại rút lại điệu bộ bằng một câu.

“Kiểu gì anh cũng phải xin mẹ anh đúng không ạ?”

“Đúng…”

Trời dần chuyển đến đầu giờ chiều. Binh đoàn tí hon đã tập trung mà chơi cờ cá ngựa trên bậc thềm nhà, thản nhiên mà không ngó ngần gì đến tôi nữa. Từ khoảng sân có mái che, tôi đi sang cánh cửa cổng đang mở. Phía bên kia là nhà của Ken, gặp bà Năm.

Thúc giục, thúc giục mãi mới dám ngó ra câu đấy thành tiếng.

“Cho con xin đổi tiền ạ!”

Bà Năm lẳng lặng nhìn một hồi lâu. Bản thân nhà bà bán tiệm tạp hóa, nên rất cần xấp tiền lẻ để dễ thối tiền cho khách.

Bà dắt tôi lại thùng tiền lẻ đằng kia, phía trong sâu là chiếc kệ đựng những chai dầu ăn, nước mắm và cả muối nữa.

Tôi đưa các xấp tiền lẻ cho bà. Từng xấp đã được cột thun lại, có cả tấm giấy đã ghi sẵn tổng bên trên. Tổng cộng số tiền cần đổi là một triệu, tám trăm, bốn mươi chín ngàn. Tôi rút đi chín ngàn lại.

“Hết chỗ này một triệu, tám trăm, bốn mươi ngàn đó ạ!”

Bà lấy hết tiền lẻ đó, tin tưởng mà không cần đếm lại, lấy túi ra mà bắt đầu đưa tiền cho tôi dần dần.

“Cháu bỏ chín ngàn ấy vô đó luôn đi. Bà gửi năm mươi ngàn chẵn cho!”  

Người ta gọi đó là ai ăn thua gì nhau một ngàn đồng mà sâu trong lòng tôi vẫn có gì đó áy náy. Bà Năm đưa tiền cho tôi và đóng chiếc tủ tiền lẻ ấy lại. Để lại một chút gì đó trong tôi một ít gì đó khựng lại vô bờ bến. Đó là tình hàng xóm, một ít gì đó ruột thịt, vì cùng là họ hàng bên nội rồi, phần ấy gánh vác nữa ư?

. 10 .

Sau khi đổi tiền xong, tôi bỏ tiền về nơi vị trí cũ. Sẵn sàng để nói chuyện với em và tiếp lại câu chuyện vẫn còn đang giang dở. Trong lúc này và binh đoàn tí hon ở ngoài kia.

“Chúng ta đi chơi đi.”

“Nhưng chơi ở đâu chứ?”

“Đi phiêu lưu ngoài con hẻm ấy đấy!”

“Đồng ý!”

“Chấp nhận!”

Và khi những thành viên bắt đầu chuẩn bị để mà đi ra ngoài con hẻm ngoài kia. Mà bắt đầu tập trung lại ra tới bên ngoài con hẻm ấy. Cùng lúc đó khi tôi bước ra, cũng cùng lúc đó khi binh đoàn tí hon thấy tôi. Cái khoảnh khắc ấy như dừng lại một nhịp.

Khi cánh cửa ấy mở ra, binh đoàn tí hon đi trước và tôi theo sau. Sau cái nắng trưa đang dịu dần.

“Anh đi ra nhà chị Thương đúng không ạ?”

“Đúng!” Nhưng cũng không phải vậy.

Binh đoàn tí hon đi trước và tôi từ ấy mà bắt đầu theo sau. Tới cổng nhà Thương tôi mới tạm biệt chúng. Chúng dần đi xa hơn, dần về phía nhà Tí. Tôi ngay tại đây, bắt đầu nhìn từ phía trong khoảng sân nhà Thương. Cánh cửa phía trong mở một khoảng, có người bên trong. Tôi mở chốt cửa và vào bên trong, đóng lại chốt cửa mà đóng lại như lúc đầu.

Loáng thoáng chắc cậu tạo ra tiếng động, khi chạm vào chiếc cửa chính của nhà.

“Ai đó?”

Rồi hoảnh lại khi cô ấy bắt đầu nhìn thấy cậu,

“Là cậu à? Làm tớ hết hồn.”

“…”

“Sao rồi? sao rồi? Mọi thứ sao rồi?”

“Mọi thứ ổn.”

“Vậy à?”

Cậu bắt đầu ngồi đấy cạnh cô, dưới lớp sàn.

“Chuyến du lịch sắp tới ra sao?”

“Tớ định tối nay mới nói chuyện ấy với mẹ. Còn cậu?”

“Tớ nói chuyện ấy với mẹ lâu rồi cơ.”

“Mẹ cậu cho không?”

“Có, cho đấy. Nhưng chắc là còn phải bàn với mẹ cậu nữa. Và cậu cũng phải nói chuyện này với mẹ cậu nữa.”

Câu chuyện về chuyến đi vẫn còn một hồi dài dẫu chỉ đang dừng lại cho đến lúc đó.

“Cậu đẩy tớ đi chơi được chứ?”

“Nhưng còn việc xin phép mẹ cậu chứ.”

“Mẹ tớ hiện tại không có ở nhà đâu. Đi thì khóa cửa là được. Cũng lâu rồi tớ cũng chưa được đi đâu đó mà.”

Tôi nửa muốn, nửa không đẩy em đi chơi. Dù chỉ là đi ngắm cảnh quan xung quanh khu xóm. Nhưng đâu đó tôi có nỗi sợ gì đấy dường như là khuất mắt, khuất mắt ấy ngăn tôi chạm đến ý định đó của Thương.

“Đi mà cậu.”

“Nhưng.”

“Nhưng gì mà.., mẹ tớ hiện tại đi làm rồi. Mẹ sẽ về lúc tan tầm, nên cậu đẩy tớ về nhà trước lúc ấy là được.”

Khuất mắt ấy như điểm mù phía trước, cần những tia nắng chói chang để làm dịu màn sương mờ ấy đi. Nghĩ lại những điều đã từng xảy ra lúc trước. Tôi quyết định sẽ thực hiện yêu cầu của em, như là những tia nắng chói chang ấy.

“Được rồi! Tớ sẽ đẩy cậu đi vòng quanh. Nhưng hứa với tớ được chứ?”

“Hứa gì đấy?”

“Có yêu cầu gì thì nói với tớ ngay nhé!

“Tớ hứa.”

“Đừng giấu những thứ gì đó trong lòng nhé!”

Những tia nắng chói chang chiếu thẳng vào ánh mây mù mà tỏa sáng lấp lánh. Từ bên ngoài phía cánh cửa chính, tôi khóa trái cánh cửa mà chuẩn bị tiến hành đẩy Thương đi. Như phép lạ muôn màu, Thương hạnh phúc mà mỉm cười rực rỡ. Dẫu không hiểu nỗi lòng của người thiếu nữ ấy. Chắc vì cũng kẹt lại một nơi nào đó khá lâu mà cũng chẳng di chuyển đến nơi đâu được.

“Tớ đẩy đó nhé!”

“Ừm!”

Cậu đẩy chiếc xe lăn và cả hai bấy giờ còn đang nói chuyện với nhau.

“Trong chuyến đi du lịch sắp tới đấy, cũng là cậu đẩy tớ đi mọi nơi đó thôi. Nên cố gắng mà làm quen đi.”

Tôi thật sự không biết đó là niềm vui hay là lỗi lầm nữa. Vượt qua những suy nghĩ có phần ích kỷ đó đi.

“Tớ làm gì chả được. Miễn đó là yêu cầu của cậu.”

Thương lại đột nhiên cười phá lên, nhưng rồi lại trở về dáng vẻ im lặng. Đằng sau là những phần độc thoại nội tâm. Dù sao đi nữa hết chuyến đi ấy, cậu và cô cũng sẽ không ở cùng bên nhau nữa, sẽ lại quay lại những thứ như khoảng giữa ấy. Cô muốn cậu ấy bên mình là vì phần ích kỷ kia thôi. Vốn dĩ nó chỉ là một vở kịch của sự lừa dối không hơn, không kém. Vốn dĩ cũng do sự hiểu lầm tại hại, sự chần chừ khi nói ra của buổi chiều ở cánh đồng cỏ kia.

Trong khoảng lặng thinh đấy.

“Binh đoàn tí hon kìa. Đẩy tớ lại chỗ đằng ấy đi!”

Tôi lẳng lặng mà nhìn về phía trước. Binh đoàn tí hon vẫn còn đang ở nhà dì Tư, nhà của Tí.

Tôi đẩy chiếc xe lăn kề cạnh tới bên cánh cổng.

“Chị Thương kìa.” Tất cả hô to.

“Còn có cả anh Tuấn nữa.”

Tí mang phần bánh trái đang ăn mà san sẻ cho chúng tôi một ít. Song binh đoàn tí hon lại tiếp tục đi phiêu lưu tiếp. Tôi đẩy Thương theo chúng, từ vườn cao su ngay gần nhà Tí cho đến những nơi xa hơn. Còn không quên dự tính cả thời gian. Binh đoàn tí hon lần đầu tiên mới bắt đầu đi về sớm như vậy. Tôi đẩy Thương về nhà và trò chuyện với em ở đằng đấy. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện với nhau về chuyến đi. Song đa phần mọi thứ đó chỉ là tưởng tượng.

. 11 .

Trời chiều dần, khi tôi đã về nhà. Binh đoàn tí hon bấy giờ đứa nào, đứa nấy lẻ tẻ khắp nơi, mà về nhà của chúng. Để giờ chỉ còn một người có nỗi lòng mang niềm u ám, để cố gắng tìm cách để nói ra ý định của mình một cách thật rành mạch mà dễ hiểu, trong giờ cơm chiều.

Đồ ăn, cơm và bát đĩa xung quanh. Bấy giờ ai cũng đang dùng bữa. Loãng trong đó là những câu chuyện bên ngoài xã hội, những thứ mà ba mẹ cậu trò chuyện của nhau. Những chuyện trên trường, trên lớp hầu hết đều là những chuyện ít nói ra. Trong buổi cơm chiều có phần giống như mọi ngày như vậy.

“Mẹ ơi!”

Bà bắt đầu dừng chén, hỏi lại câu hỏi với người con đang kề cạnh.

“Là chuyện về con với Thương…”

“Tụi con muốn đi du lịch.”

Về phần nói đa phần là như vậy, sau khi đã nhẹ nhõm hơn.

“Mẹ cho… Nhưng có khi mẹ cần phải trò chuyện với mẹ Thương.”

Hôm sau mẹ Thương cùng với cô có ra nhà tôi. Nỗi lo muôn phần đã được giãn ra. Khi nó đã là sự lên lịch, sự sắp đặt của người lớn.

“…”

“Xe thì sẽ thuê bên người họ hàng, dì của Thương cũng sẽ cùng đi.”

Đúng như lúc đó, mẹ Thương nhắc lại.

“Phần tiền chính vẫn là tiền tiết kiệm của hai con đấy nhé!”

Chúng tôi đồng thanh.

“Dạ.”

Trong cái giây phút có phần mãn nguyện trong đấy. Cả hai người bấy giờ đều cảm thấy thế, muôn phần là vậy.

“Cậu đổi tiền hết chưa?”

“Tớ đổi rồi!”

Cảnh dưới nhà dưới vẫn đang là sự tất bật của hai người mẹ. Giữa mọi quyết định sau trăm ngàn quyết định. Cả hai bấy giờ cùng nhau vô phòng mà tiếp tục trò chuyện về chuyến đi, dù thật sự nó chưa bắt đầu. Cả hai tìm hiểu qua các tranh ảnh. Cuối cùng là những ước muốn của cô sâu trong quyển sổ của cô, mà cô đã ghi. Lúc ấy… Và sâu bên trong đó còn là nội tâm của cô và tâm trí của cậu dần dần vứt bỏ ẩn khuất ấy đi. Thay vào đó là mong chờ vào chuyến đi sắp tới.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận