Mà thôi, trở lại với chuyện của tôi cái đã, trò chơi mà chúng tôi chơi sẽ là trò “ken cứu”. Chắc sẽ có một vài bạn không biết đâu phải không? Để tôi giải thích nhé!
Đây là một trò chơi dân gian tồn tại đã lâu rồi, cả đám sẽ tiến hành bề trắng bề đen để chọn ra 1 thằng bị và cả đám còn lại sẽ là con mồi. Thằng bị này sẽ rượt những con mồi khác nhằm bắt được một đứa để thay cho vị trí người bị của mình. Trong quá trình rượt, những con mồi nếu thấy kiệt sức và có nguy cơ bị thằng bị bắt phải thì có thể đưa ngón trỏ lên miệng hô: “Ken! ” Và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi chờ thằng khác đến chạm vào mình để “cứu”. Trong lúc “ken” thằng bị không có quyền bắt con mồi đó và phải rượt những con mồi khác, nếu tất cả các con mồi đều “ken” thì coi như thằng người bị thắng. Tất cả con mồi sẽ bề trắng bề đen lại để chọn ra thằng người bị khác.
Sơ lược luật chơi thế cũng được rồi phải không nào, bây giờ bắt đầu chơi thôi. Thằng người bị lần này không ai khác đó chính là thằng nhóc cầm đầu. Nhưng hình như thằng này nó để ý bé gấu rồi hay sao ấy, vừa bắt đầu thôi thì nó đã rượt bé gấu mãi làm cho nhỏ chạy muốn đứt hơi và bắt buộc phải “ken” để chờ người khác “cứu”.
Tưởng như thế thì tôi sẽ có dịp trổ tài cứu người của mình ra, ai ngờ đâu thằng quỷ đó lại cứ đi vòng vòng ngay chỗ bé gấu “ken” làm chúng tôi muốn cứu cũng chả được. Tôi biết mấy thằng kia cũng bức xúc lắm, nhưng vì là thằng cầm đâu nên không thằng nào dám hó hé. Nhưng tôi thì khác, lúc trước tôi nổi tiếng là thằng không sợ trời không sợ đất, cái thằng cầm đầu đó là thá gì chứ?
Thế nên, tức mình tôi quát lớn vào mặt nó:
– Ê thằng kia, có chơi không? Sao mày giữ người ken hoài thế?
– Tao thích, mày không muốn chơi thì có quyền nghỉ!
– Nghỉ thì nghỉ! Về thôi bé gấu!
– Ê, tao nói mày nghỉ! Chứ bé gấu đang “ken” không có quyền nghỉ giữa chừng!
– Thằng láo cá! Giờ mày muốn thế nào?
– Thì một là mày chơi tiếp, hai là mày về một mình, bé gấu sẽ ở lại chơi với tụi tao!
– Hức, Phong… – Bé gấu lúc này đã mêu mếu.
– Mày thấy bé gấu đã khóc rồi không? Cho nhỏ về đi!
– Hông đấy, làm gì tao, hề hề!
– Này thì hông… bốp… – Tôi điên tiết nhặt cành cây đưới đất lên phang vào đầu nó rồi nắm lấy tay bé gấu lao vút đi!
– Bắt nó lại cho tao! – Tên cầm đầu ôm đầu hét lớn.
Mặc cho cả đám con nít rượt theo sau, bọn tôi vẫn cắm đầu cắm cổ chạy như chưa từng được chạy. Đã đụng đến thằng cầm đầu đó rồi thì nếu bị bắt chỉ có một đường là bị oánh bẹp dí thôi, nên giá nào cũng phải chạy, có chết cũng phải chạy.
Nhưng xui xẻo thế nào mà bé gấu lại vấp phải cục đá trên đường ngã oạch ra cả nền đất, đầu gối của nhỏ do va chạm mạnh nên đã ứa máu loang ra nhiều kinh khủng.
– Hức, đau quá! – Nhỏ ôm gối mếu máo.
– Rán lên đi bé gấu! Con một chút nữa là về đến nhà rồi!
– Mình hông chạy nổi nữa, đau!
– Có đi bộ được không, mình dìu!
May sao nhỏ vẫn còn có thể đi bộ được, nhưng đám nhóc đã đuổi đến sát đít rồi, đi bộ thì xác định là sẽ bị bắt ngay. Vậy nên tôi đã có một quyết định táo bạo:
– Bé gấu chạy trước đi, mình sẽ ở lại cản đường tụi nó!
– Nhưng bạn sẽ bị tụi nó đánh đó!
– Yên tâm, mình biết võ mà! Bọn nó không làm gì được mình đâu!
– Vậy mình đi trước nhờ người giúp nha! Cố gắng lên!
– Ừ, cứ đi đi!
Khi nhỏ vừa quay gót bước đi cũng là lúc bọn nhóc trong xóm cũng vừa đuổi tới. Thằng cầm đầu do bị tôi phang cây vào đầu nên máu giờ đã loang xuống đến trán, nhưng nó vẫn hùng hỗ cầm khúc cây vừa nãy chỉ vào mặt tôi quát lớn:
– Thằng chó, mày dám đánh đại ca xóm này à!
– Thì đã sao! Mày chả là cái thá gì với tao cả!
– Mày ngon, tụi bây đâu lên đánh nó cho tao, tao sẽ trả cho mày gấp mười lần cú phang lúc nãy!
Nó vừa dứt lời thì cả đám đã lao đến đánh đấm tôi túi bụi đến không kịp trở tay. Lúc đó tôi chỉ mới học vào chiêu võ vỡ lòng nên chả làm được gì ngoài chống đỡ yếu ớt rồi cuối gập người xuống đất đưa lưng cho tụi nó đánh.
Chẳng những tụi nó đánh, đá, đạp mà còn có cả đập cây vào lưng của tôi nữa, tôi thừa biết những đòn cây đó là của thằng nhóc cầm đầu. Nó thề sẽ trả cho tôi gấp mười lần rồi nên những đòn đó không có gì là lạ cả. Nhưng quả thật là đau lắm, từng đòn đánh, từng cú đạp nó giáng vào tôi đau đến kinh hồn chứ huống hồ chi là khúc cây to đùng đó.
Cơ thể tôi bắt đầu tê dại và dần không còn cảm giác nữa, ngó xung quanh thì thấy bọn nó vẫn đánh tôi cật lực nhưng cảm giác đau đã không còn nữa rồi, phải chăng tôi sắp chết?
Bỗng dưng từ đâu, một giọng nói ồn ồn quen thuộc cất lên giải vây cho tôi: “Ê, tụi bây làm cái gì đó! Dừng tay lại! ”. Ngay lập tức, cảm giác cả chục nắm đấm, cả chục cú đập giáng vào lưng tôi không còn nữa, mà chỉ còn lại lại là những tiếng dép chạy thình thịch đến rung cả nên đất mà thôi:
– Mày sao rồi Phong?
– Ba, là ba đó hả? – Tôi thôi thóp.
– Tao nè, con nhỏ hàng xóm nói mày đang bị đánh nên tao mới chạy ra đây đó!
– Thế thì tốt rồi, con mệt quá… – Yên tâm vì mọi chuyện đã ổn, tôi dần cảm thấy mệt mỏi và chìm vào vô thức.
Giật mình tỉnh giấc, tôi phát hiện mình đang nằm trong một căn phòng trắng toát, xung quanh tôi có rất nhiều giường và người nằm trên đó. Khung cảnh này rất quen, tôi đã thấy nó trên TV cả trăm lần rồi, đây đích thị là bệnh viện, và tôi đang nằm trên một chiếc giường bệnh trong số 6 chiếc giường trong căn phòng này.
Cố gắng giơ tay để với lấy ly nước đặt trên bàn, tôi bỗng giật thót mà rú lên bởi vì khi cử động toàn thân tôi đau không thể tả. Cảm giác này cứ như có cả nghìn tấn đặt lên người bạn vậy, ê ẩm, đau nhói đến không thể cử động được.
– Mày tỉnh rồi đó hả? – Ba tôi đang ngủ kế bên nghe tiếng rú của tôi mà tỉnh giấc:
– Con nằm đây được bao lâu rồi?
– Gần một ngày rồi! Mày làm cái gì mà chúng nó đánh mày thế!
– Dạ, con cứu con bé hàng xóm ạ!
– Thiệt tình, mới bây lớn đã gái gú, đánh nhau! Tao chả hiểu tụi bây luôn!
– Tại bọn nó kiếm chuyện trước mà ba!
– Ừ, kì này về tao mắng vốn ba má tụi nó hết! Tao mà không đến sớm chắc mày chết ở đó luôn rồi!
– Vết thương con có nặng hông ba, còn đi lại được hông vậy?
– Mày chỉ bị thương bên ngoài thôi, chịu khó nằm vài ngày là được rồi!
– Còn con bé hàng xóm sao rồi?
– Tối hôm qua nó với ba nó có đến thăm, nhưng lúc đó mày còn ngủ nên họ nói sẽ quay lại sau!
– Thế thì tốt rồi!
– Tốt cái đầu mày! Suýt chết còn lo cho người ta! – Ông nhíu mày gắt nhẹ.
– Mà con đói quá, có gì ăn hông ba!
– Ờ, mày nghỉ chút đi, tao đi mua cho mày tô cháo!
Thế rồi tôi lại chợp mắt tiếp tục nghỉ ngơi để lấy lại sức cho đến khi một giọng nói quen thuộc cất lên:
– Phong ơi, Phong! Bạn còn thức không?
– Ơ, ai vậy! – Tôi lều bều tỉnh giấc.
– Bé gấu nè, bạn khỏe chưa!
– Um, cũng còn đau chút chút!
Vâng, đó chính là bé gấu, nhỏ đã đến thăm tôi lúc tôi còn đang thiêu thiêu ngủ. Chẳng biết việc đó có phép thuật đến đâu mà khi thấy nhỏ đến thăm thế này, tôi cảm thấy vui lắm và nhất là cảm nhận được rằng vết thương đã đỡ đau hẳn, không còn nhói lên như lúc nãy nữa. Tôi lúc đó chẳng biết cảm giác này là sao, chỉ biết được như thế này là mừng rồi chứ tôi lúc đó sợ đau cực.
– Ba bạn có mua cháo nè! – Nhỏ giơ tô cháo trước mặt tôi.
– Ủa, mà ba mình đâu rồi?
– Ông ấy đang nói chuyện với ba mình bên ngoài ấy, mình xin phép vào đây thăm bạn xíu! Nè ăn đi, mình đút cho!
– Thôi không sao, mình tự ăn được!
– Bạn cứ nằm đi, để mình chăm sóc bạn cho! Bị như thế hông có được cử động nhiều.
– Uầy, được rồi! – Tôi xui xị để nhỏ đút từng muỗng cháo.
Nhưng hình như trong ánh mắt của nhỏ đang ẩn chứa một thứ gì đó mà tôi thấy nó cứ lóng lánh mãi, như thể nhỏ đang khóc vậy.
Phải, y thế! Dường như nhỏ đang khóc. Cứ mỗi muống cháo nhỏ đút cho tôi thì từng giọt nước mắt của nhỏ lại chảy dài, lăn trên hai gò má mủm mỉm của nhỏ. Tôi biết nhỏ rất mít ướt nhưng chưa bao giờ nhỏ lại khóc theo kiểu này cả, có vẻ như nhỏ đang có chuyện buồn lắm không thể nói cho ai biết vậy.
Thấy thế tôi đánh bạo hỏi nhỏ:
– Bộ bé gấu gặp chuyện gì buồn hả?
– Hông có đâu, tại bụi bay vào mắt đó!
– Đừng có giấu Phong mà, bé gấu bị ai ăn hiếp, nói Phong Phong đánh nó cho!
– Hông có ai ăn hiếp hết!
– Vậy sao bé gấu khóc?
– Hức… – Nhỏ cố kìm nén.
– Nói đi, không sao đâu!
– Oa… bé gấu sắp chuyển nhà rồi… – Nhỏ vỡ òa gục mặt xuống giường.
– Sao lại chuyển nhà… chứ! – Tôi kinh ngạc không tin vào tai mình.
– Ba bé gấu nói ở đây toàn là những thành phần hư hỏng nên không cho bé gấu ở đây nữa, hức!
– Không sao đâu, chuyển nhà thì sẽ có bạn mới mà! – Tôi cố gắng dằn lòng mình xuống mà an ủi nhỏ.
– Nhưng bé gấu hông muốn xa Phong!
– Chấp nhận đi bé gấu ơi, chơi chung với Phong bé gấu sẽ bị lây nhiễm thói xấu đó! Chuyển đến nơi khác bé gấu sẽ có tương lai hơn.
– Hông chịu đâu, huhu! – Nhỏ vẫn gục mặt.
Và rồi ba của nhỏ đi vào giục nhỏ ra về:
– Về thôi bé gấu! Trễ rồi, chúng ta còn thu xếp đồ nữa!
– Hông muốn đi đâu mà! – Nhỏ líu ríu bám lấy thành giường.
– Đi đi bé gấu, không được mít ướt nữa! – Tôi trấn an.
– Hức, ngày mai bé gấu đi rồi, Phong nhớ đến tiễn bé gấu nha! – Nhỏ mếu máo.
– Rồi, Phong hứa ngày mai sẽ đến tiễn bé gấu mà!
– Phong nhớ giữ gìn sức khỏe đó! – Ra đến cửa nhỏ vẫn ngoảnh đầu lại dặn dò tôi.
Tôi lúc đó ngoài gật đầu để nhỏ an tâm ra thì chẳng biết làm gì nữa cả, ba của nhỏ đã quyết thì một thằng con nít như tôi có thể làm gì chứ. Chỉ còn cách mỉm cười để nhỏ ra đi thôi. Và ngày mai tôi cũng sẽ không đi tiễn nhỏ đâu, chắc gì ngày mai tôi sẽ lành thương mà đi tiễn nhỏ chứ, vả lại nếu tiễn rồi liệu nhỏ có còn đủ can đảm để xa tôi không, thôi thì dứt khoát một lần để nhỏ mãi mãi quên tôi mà sống thôi, thời gian sẽ chữa lành mọi thứ mà.
Rồi cái ngày mà bé gấu phải lên đường chuyển nhà cũng đã đến, cho đến lúc này vết thương tôi cũng đã lành hẳn, có thể cử động tay chân như bình thường được rồi, chỉ phân vân một điều là liệu tôi có quyết định sai khi không đến tiễn bé gấu không. Chắc nhỏ sẽ khóc nhiều lắm khi không thấy tôi đến tiễn, nhưng nếu tôi đến tiễn thì chắc nhỏ sẽ khóc nhiều hơn, thôi đành vậy.
– Nè, mày khỏe rồi không đi tiễn con nhỏ hàng xóm lần cuối hả mạy? – Ba tôi nhìn đồng hộ rồi hỏi tôi.
– Thôi, nhỏ thấy con thế nào cũng khóc lu bu lu boa nữa mệt lắm!
– Tao nghe con bé đó nói mày là người bạn thân đầu tiên của nó mà, ít nhiều gì cũng đến chào người ta một tiếng chứ mạy?
– Chán lắm, con mà đến rồi chắc nhỏ hông muốn đi nữa, tới chừng đó lại mệt.
– Tùy mày, ở lại đây nghỉ cũng được!
Thế nên tôi đành kéo tấm mền phủ lên người rồi tiếp tục suy nghĩ về quyết định của mình. Đột nhiên trong tấm mền rớt ra một mảnh giấy nhỏ được xếp lại cẩn thận trông như một lá thư vậy. Với bản tính tò mò, tôi liền lật ra xem ngay:
“Gửi Phong!
Mình hông viết được nhiều chữ nên mình phải nhờ ba mình viết đó! Phong ơi, ngày mai bạn nhất định phải tới nha! Mình muốn tặng bạn một món quà cuối cùng trước khi chuyển nhà. Nhớ là hãy đến đó, bé gấu hứa sẽ hông khóc nhè đâu! ”
Bần thần, ngỡ ngàng, kinh ngạc là cảm giác của tôi lúc này khi đọc xong lá thư đó, từng dòng chữ cứ như xoáy sâu vào trong tim tôi vậy. Chẳng lẽ nhỏ đã đoán ra trước được rằng tôi sẽ không đến tiễn nhỏ hay sao. Mà cho dù có thể nào đi chăng nữa thì nhỏ đã thuyết phục tôi hoàn toàn rồi, lời lẽ chân thành, giản dị mộc mạc như thế thì làm sao tôi có thể dững dưng vô cảm được.
Vì lẽ đó, tôi liền tức tốc leo xuống giường mà chạy đến chỗ ba tôi giục lấy giục để đến nỗi không thở ra hơi:
– Ba ơi ba, chở con đến nhà bé gấu đi!
– Ý mày nói là con nhỏ hàng xóm đó hả?
– Dạ! Nhanh lên đi ba kẻo trễ!
– Rồi rồi, đợi tao uống hớp nước đã!
Thế là cả hai cha con tụi tôi bắt đầu lái xe phi như bay trên đường để kịp đến nhà bé gấu tiễn chân nhỏ, ấy vậy mà tôi còn chưa thấy đủ:
– Nhanh lên nữa ba!
– Hết ga rồi, đường này đông người quá, chạy nhanh nguy hiểm lắm!
Tâm trạng của tôi lúc này phải nói là nóng như lửa đốt, ngồi trên xe mà tôi không thể nào yên vị được, cứ nhích sang trái rồi nhích sang phải trông xem có đến nơi chưa.
Quả thực đây là lần đầu tiên tôi khẩn trương đến như thế, toàn bộ trí óc của tôi đều dồn vào bé gấu cả rồi. Việc mà tôi muốn nhất bây giờ là phải nhanh chóng đến cho kịp giờ chuyển nhà của bé gấu, nếu trễ thì tôi sẽ ân hận suốt đời mất. Không thể nào trễ được, nhất định tôi sẽ đến kịp, nhất định!
Chẳng mấy chốc, với tốc độ nhanh như thế, tôi cũng đến nhà nhỏ. Thế nhưng, có lẽ tôi đã đến muộn mất rồi, cổng nhà của nhỏ đã đóng, khóa ngoài. Khắp ngôi nhà toát ra một màu buồn xám xít đến lạnh người. Phải, tôi đã đến trễ, trễ rồi, bé gấu đã đi mất…
– Hùm… – Tôi ngồi bệch trước cổng nhà nhỏ trầm tư.
– Trễ rồi thì thôi, có gì đâu mà buồn, nam nhi mà mạy! – Ba tôi lại gần trấn an.
– Phải chi con quyết đoán một chút là đâu có thành ra thế này đâu! – Tôi thở dài ngao ngán.
– Thôi, than thở làm gì nữa! Vào nhà đi tao nấu cơm cho ăn! Chắc đói rồi chứ gì?
Tôi muốn hỏi các bạn một điều rằng, các bạn có tin vào kì tích không? Các bạn có tin vào điều kì diệu có thể xảy ra trên đời này không? Nếu không tin thì cũng không hề gì cả, vì nó rất hiếm, nhiều khi cả đời của bạn còn chưa gặp được một lần. Nhưng nếu bạn tin thì tôi xin chúc mừng bạn bởi vì dẫu hiếm nhưng nó vẫn xảy ra, chính tôi đây đã chứng kiến nó xảy ra đến tận 2 lần. Đây chính là lần đầu tiên tôi chứng kiến kì tích đó, một kì tích không tưởng.
– Ê, đó có phải xe của ông hàng xóm, ba của con nhỏ bạn mày không? – Ba của tôi đột nhiên nhíu mày nhìn về phía sau lưng tôi.
Tôi bất giác nhìn theo và thực sự đó chính xác là chiếc xe của ba bé gấu, giờ đây nó đang từ từ lăn bánh đến gần chúng tôi.
Và rồi nó dừng lại ở gần cổng nhà, tôi nín thở chờ đợi người đầu tiên bước ra từ chiếc xe đó, và đó chính là…
– A, bé gấu… – Tôi phấn khởi reo lớn.
– Hơ, Phong… – Bé gấu trố mắt khi thấy tôi trước mặt.
– Phong đến để tiễn bé gấu nè…
– Phong, hức… – Nhỏ mếu máo chạy lại phía tôi.
– Rồi Phong đến tiễn rồi mà đừng khóc nữa!
– Cứ tưởng Phong không đến nữa cơ!
– Mà sao bé gấu lại trở về nhà vậy?
– Ba mình quên một món đồ nên quay trở lại lấy…
– Đúng là kì diệu thật đấy!
– À mà còn quà của Phong nè! – Nhỏ rút trong túi của mình ra một con gấu bông.
– Ơ, đây chẳng phải là con gấu bông yêu quý của bé gấu sao?
– Ừ, mình quý nhất là con gấu bông này nên mình sẽ nhờ bạn giữ giúp nó cho mình, khi nào gặp lại hãy trả nó lại cho mình nhé!
– Ừ, mình hiểu rồi! Mình sẽ giữ nó cẩn thận không cho ai đụng vào hết!
– Ùm, hi! Cảm ơn Phong!
Và rồi ba của bé gấu lại cất tiếng gọi nhỏ chuẩn bị lên đường:
– Bé gấu à, đi thôi con!
– Chờ con một tí – Rồi nhỏ mếu máo quay sang tôi – Hức, Phong nhớ giữ gìn sức khỏe nha! Đừng xin sự đánh nhau với người ta nữa, không có bé gấu ở đây hông ai đút cháo cho Phong đâu!
– Ừ Phong biết rồi! Mà bé gấu cũng phải hứa với Phong sau này phải mạnh mẽ lên, không được mít ướt nữa nghe chưa, có võ giống Phong thì càng tốt!
– Um, Bé gấu hứa sẽ không bao giờ mít ướt nữa đâu! Mai mốt gặp lại bé gấu sẽ múa võ cho Phong coi!
– Ừ nhớ giữ lời hứa đấy, bảo trọng nhé!
– Chắc chắn bé gấu sẽ làm được, tạm biệt!
Thế nhưng sau khi đi được một đoạn, bé gấu bỗng nhiên khựng lại rồi quay đầu về phía tôi:
– Phong ơi! Phong có thể hứa với bé gấu một việc nữa được hông?
– Rồi cứ nói, Phong sẽ thực hiện!
– Sau này nếu có gặp lại, chúng mình cưới nhau nha!
– Ơ, cưới hả?
– Được không? – Nhỏ tròn xoe mắt hy vọng.
– Được, Phong hứa! Sau này nếu có gặp lại Phong sẽ cưới bé gấu làm vợ! Chắc chắn luôn!
– Hi, thế thì bé gấu mãn nguyện rồi! Tạm biệt Phong nha!
– Ừ, tạm biệt…
Thế rồi chiếc xe lại tiếp tục lăn bánh. Lần nay nó sẽ đi mãi, không quay trở về nữa. Mặc dù rằng tôi không biết nó đi về đâu, đến chốn nào nhưng tôi biết được bé gấu sẽ rất vui khi chuyển đến một chỗ ở mới, nơi đó sẽ khởi đầu bao ước mơ, bao khát vọng của nhỏ và chắc chắn nhỏ sẽ có thật nhiều bạn mới, những người bạn sẽ cùng sát cánh bên nhỏ trong suốt những năm tháng học trò vui tươi và nhộn nhịp.
Còn riêng tôi sau khi chiếc xe đã khuất khỏi tầm mắt rồi, tôi mới lẩn thẩn mà bước vào nhà. Ừ thì lẩn thẩn là lẽ dĩ nhiên thôi, khi chia tay một ai đó làm sao mà vui được chứ. Nhưng lần chia tay này tôi không tiếc nuối điều gì cả, ít ra tôi đã kịp hồi tâm chuyển ý mà đến tiễn chân nhỏ đi, âu cũng là một cuộc chia tay tốt đẹp, viên mãn trong cuộc đời của tôi rồi.
– Bé gấu… bà là bé gấu phải không? – Tôi bần thần như không tin vào mắt mình.
– Đến bây giờ ông mới nhận ra sao? – Nhỏ cười khẽ buông lỏng tôi ra.
– Không thể nào tin được, 10 năm rồi…
– Tôi cũng không thể nào tin được nhưng đây vẫn là sự thật đấy thôi!
– Không ngờ bé gấu mít ướt năm xưa lại là Lam Ngọc lạnh lùng, nghiêm nghị như bây giờ!
– Tất cả vì lời hứa năm xưa với ông đấy! – Nhỏ thoáng xụ mặt làm cho đôi má đã mủm mỉm lại trở nên mủm mỉm hơn.
– Ừm, tôi xin lỗi! Vì tôi mà bà mới ra thế này!
– Thôi gát chuyện đó qua một bên đi! Bây giờ hãy đưa điện thoại cho tôi, nhé!
– Bà vẫn giữ ý định đó sao?
– Hãy nghe tôi đi Phong, tôi chỉ muốn tốt cho ông thôi, bé gấu không làm hại Phong đâu!
– Thôi được rồi, tôi đói quá, bà có thể ra can – tin mua dùm tôi ổ bánh mì được không?
– Ừ, được rồi! Nhưng ông đưa điện thoại cho tôi giữ trước được chứ?
– Uầy, của bà đây! – Tôi khẽ khàng đặt chiếc điện thoại yêu quý của mình vào tay nhỏ.
– Ừm, có thế chứ! Một phần bánh mì đặc biệt luôn nhé! – Nhỏ nheo mắt mỉm cười.
Phải nói là lần đầu tiên kể từ khi gặp Lam Ngọc đến giờ tôi mới thấy nhỏ cười nhiều đến vậy. Thiệt tình là tôi chẳng biết nói sao nữa chỉ biết rằng nhỏ cười rất đẹp, đẹp lắm, có thể sánh ngang với nụ cười thiên thần của Hoàng Mai đấy. Chắc tại vì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Lam Ngọc cười nên mới có cảm giác như vậy, nhưng cũng có lẽ là nhỏ đẹp thật. Với nụ cười và đôi má mủm mỉm nhìn muốn vẹo thế kia thì mấy ai có thể cưỡng lại được chứ nhỉ?
Nhưng cho dù có xảy ra việc gì đi chăng nữa tôi vẫn không thể nào quên đi mục đích chính của mình được, đó chính là tìm cho ra ai đã gọi điện cho tôi và gọi để làm gì. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao tôi nhờ Lam Ngọc đi mua bánh mì giúp, bởi vì nhờ thế tôi mới có thời gian để điều tra mà không bị nhỏ phát hiện.
Thế nên khi Lam Ngọc vừa đi ra khỏi cửa thì tôi liền chạy ngay đến chỗ của thằng Toàn đang ngồi nghe nhạc với chiếc điện thoại của mình mà hỏi dồn:
– Ê Toàn! Cho tao mượn điện thoại xí!
– Hử, điện thoại mày đâu! Tao đang nghe nhạc mà!
– Uầy, cấp bách lắm! Đưa tao mượn đi!
– Rồi nè thằng cô hồn! Làm tao cụt cả hứng! – Nó lều bều đưa điện thoại cho tôi.
Có được điện thoại trong tay, tôi liền nhấn ngay số điện thoại vừa nãy đã gọi cho tôi để hỏi thăm danh tính của người đó. Vì trước khi đưa điện thoại cho Lam Ngọc, tôi đã kịp nhớ được số điện thoại ấy và giờ đây chính là lúc để tôi làm sáng tỏ mọi chuyện…
– Tút… tút… tút… – Tiếng chuông đầu dây bên kia vang lên báo hiệu cuộc gọi của tôi đã đến điện thoại của người đó.
– Alô! Là ai đấy! – Một giọng đàn ông ồn ồn trả lời máy.
– Có phải ông là người lúc nãy gọi cho tôi không?
– À mày là Phong có phải không?
– Đúng, chính tôi đây!
– Hề hề, vậy tao xin trịnh trọng báo cho mày biết một việc! Hoàng Mai bây giờ đang nằm trong tay tao, muốn nó được thả khôn hồn thì hãy đến khu giải tỏa quận 4 đi!
– Khoang đã, làm sao tôi biết ông có nói thật không chứ?
– Chờ đấy! – Rồi bẳn đi một lúc sau đó một giọng nói quen thuộc lại cất lên – Thả tôi ra! Không được đụng vào tôi!
– Alô, có phải Hoàng Mai không? – Tôi giật thót khi khi nghe giọng em cất lên.
– Hức Phong! Anh không được đên đây, họ lừa anh đấy…
– Im đi con nhãi! – Giọng người đàn ông ồn ồn đó cất lên cắt ngang lời của em – Đấy, mày nghe chưa nhóc con, nếu không đến ngay bây giờ thì đừng hòng gặp lại Hoàng Mai của mày nữa!
– Được, tôi sẽ đến! Chờ đó đi!
Lần này coi như xong rồi, cuối cùng Hoàng Mai cũng đã bị bắt cóc. Thật không thể nào ngờ được việc đó lại xảy ra ngay vào lúc này. Tại sao những người đó lại muốn nhắm đến Hoàng Mai kia chứ, Hoàng Mai là vô tội mà, đáng lẽ một cô bé xinh xắn, dễ thương như em phải sống một cuộc sống hạnh phúc, đầy nhung lụa mới đúng chứ không phải suốt ngày bị dày vò như thế này.
Nhưng dẫu sao sự việc cũng đã diễn ra rồi thì tôi có thể làm gì được đây, bây giờ chỉ còn cách làm theo lời bọn chúng thôi, chí ít thì Hoàng Mai vẫn bình yên vô sự, như thế tôi cũng đã an tâm một phần rồi. Chỉ bực tức một điều rằng tại sao Lam Ngọc lại giấu tôi điều này chứ, rõ ràng là Hoàng Mai đã bị bắt cóc, thế mà nhỏ vẫn nằng nặc đòi lấy điện thoại tôi cho bằng được, rốt cuộc nhỏ đã biết được chuyện gì?
– Ê, làm gì mà trầm tư thế mày! – Toàn phởn nhìn tôi nghi hoặc.
– Không có gì đâu, chắc tao phải đi vắng một chút rồi!
– Sắp thi hái hoa học rồi mày còn đi đâu nữa?
– Nói chung chuyện này quan trọng lắm, không đi là không được!
Vừa lúc đấy Lam Ngọc cũng từ bên ngoài vào, thấy tôi sốt sắng như muốn bay ra khỏi lớp nên nhỏ chạy lại gặn hỏi ngay:
– Đi đâu thế Phong?
– Đi làm việc phải làm! – Nhìn thấy Lam Ngọc, tôi liền nhớ đến việc nhỏ đòi giữ điện thoại của mình mà nổi nóng lên.
– Là việc gì? – Nhỏ tròn mắt níu tay tôi lại.
– Đi cứu Hoàng Mai!
– Sao, đi cứu Hoàng Mai? Bộ ông… – Nhỏ thất thần.
– Ắc hẳn bà thất vọng lắm khi tôi biết điều này phải không?
– Không đâu Phong…
– Tại sao, tại sao bà lại giấu tôi chuyện này! Tôi là người ngoài à hay là kẻ vô dụng không đáng để biết! – Tôi nắm chặt hai bả vai của lam Ngọc mà thét lớn.
– Tôi chỉ muốn tốt cho ông thôi, nếu ông đi họ sẽ bắt luôn cả ông!
– Đủ rồi đừng có lừa tôi nữa! Sau những gì bà làm cho tôi thì tôi có thể tin bà lần nữa sao!
– Phong, nghe lời tôi một lần đi! Đừng cố chấp nữa!
– Bà tránh đường cho tôi đi, nhanh!
Thế nhưng mặc cho những lần tôi quát mắng, nhỏ vẫn đứng trơ trơ trước mặt tôi không hề di dịch. Tôi lúc đó trong lòng nóng như lửa đốt chỉ muốn cứu Hoàng Mai càng nhanh càng tốt nên không thể nào bình tĩnh được nữa liền chỉ thẳng vào mặt nhỏ mà quát lớn:
– Bà mà không tránh ra thì tôi và bà sẽ không còn là bạn chi hết, cả bé gấu tôi cũng quên nốt, vứt…
Vừa dứt câu, hai tròng mắt của nhỏ liền đanh lại và dần trở nên vô hồn, xa xăm. Nhịp thở của nhỏ cũng tăng dầng lên qua nhịp vai rung rung truyền đến cánh tay của tôi. Chỉ thoáng chốc sau đó những hàng nước mắt bắt đầu chảy dài khỏi đôi mắt giờ đây đang ngấn lệ của nhỏ, Lam Ngọc đang khóc?
Khi tôi kinh ngạc buông hai tay khỏi vai của Lam Ngọc thì cũng là lúc nhỏ đổ sụp hoàn toàn xuống nền đất. Nhìn nhỏ giờ đây chẳng khác nào một cái xác vô hồn cả. Tôi chưa bao giờ thấy Lam Ngọc biểu hiện như thế, phải chăng tôi đã quá nặng lời rồi sao, chẳng lẽ bé gấu vẫn còn in sâu trong tâm trí Lam Ngọc đến như vậy?
Tôi còn nhớ Lan đã từng nói rằng không nên nặng lời, quát nạt con gái với mọi hình thức. Mà đằng này tôi lại nhẫn tâm đem chuyện xa xưa ra dọa nhỏ cho bằng được, như thế chẳng khác nào tôi là một tên bỉ ổi, không xem nhỏ ra gì sao?
1 Bình luận