Ma Việt: Nguồn Gốc
Đạo Khâm Quốc Kiệt
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Hồi 4: Đối Mặt

Chương 01

0 Bình luận - Độ dài: 2,149 từ - Cập nhật:

Một ngày trước kì thi Hương, Việt dùng tiền sót lại để thuê một phòng trọ nhỏ trong góc phố gần trường Hà. Nơi tổ chức kì thi Hương của kinh thành. Vì vậy, cậu thuê trọ cho các sĩ tử nên đành ngủ chung với người khác cho đỡ tốn phí.

Ở nơi phòng trọ một vẻ tù túng, chật chội của đất kinh thành nhộn nhịp. Nơi đây có một sân gạch ở giữa, nhìn bên phải là gian phòng chính dùng để tiếp đãi sĩ tử, sang bên trái thì là phòng nghỉ của chủ nhà với đám người hầu. Đằng sau trong cùng là một cầu thang đi lên trên, còn phía dưới cầu thang ấy là gian bếp và chỗ chăn nuôi gia súc. Đâu đấy vẫn còn nghe tiếng kêu của heo ở bên trong.

Khi thấy Việt đứng ngơ ngác, có một ông bác tiến tới hỏi:

“Không biết ngài sĩ tử đây tìm ai vậy?”

“Thật ra ta là người thuê trọ ở đây.”

“À! Chắc ngài đây là Việt.” - Nói rồi ông ta giơ tay ra hiệu cùng ông ấy đi. - “Mời ngài!”

Cả hai bước lên cầu thang gỗ ấy, bên trên có hai căn phòng ngủ. Ông ta dẫn vào bên trong một căn phòng ngoài tấm chiếu trải trên sàn ra thì chẳng còn gì khác. Nhưng đối với người xưa, căn phòng ngủ nhiêu đây là quá đủ rồi, nên Việt liền đưa ông ta vài quan tiền nói:

“Vậy là đủ cho ta ăn uống một tuần rồi nhỉ?”

“Dạ đúng vậy! Chừng nào ngài đây đó thì ta sẽ chuẩn bị mâm cơm ở dưới nhà.”

“Thôi được rồi! Ta đi đường đã xa, nay cần làm một giấc.”

“Vậy ta sẽ rời đi.”

 Việt khi này cất đồ mình vào trong góc phòng thì có một cậu thanh niên trẻ bước từ dưới lên, thấy Việt liền nói:

“Ồ không biết xưng hô huynh đây như thế nào?”

“Cứ gọi ta là Việt, người làng U Sa. Không biết người từ phương nào tới mà xưng hô thật gần gũi?”

“Cứ gọi là Kính là được, ta là người Hà Nội. Còn xưng hô kia thì chúng ta trong mấy tuần tới cùng nhau ăn uống ngủ nghỉ ở đây. Không thân thiết lại tiếc một người tài.”

“Huynh nói quá rồi! Ta đây tài năng gì chứ!”

“Chẳng phải thi Hương này để chứng minh thực lực bản thân mà tận lực vì triều đình sao? Không phải người tài, há gọi là gì?”

Nghe thế Việt cười vỗ lấy vai Kính cười đùa:

“Huynh lại nói quá rồi. Ta đây đúng là muốn thử sức trong triều như chẳng dám nhận. Mà có khi phải gọi ta là đệ chứ, dù gì ta cũng chỉ mới mười tám thôi”

“Uầy! Trẻ hơn ta cả bốn tuổi! Vậy ta với đệ cùng nhau uống một chầu nào. Lần này ta bao.”

“Ta rất vui huynh muốn chiêu đãi cho ta. Nhưng người đừng quên, mai chúng ta còn phải đi thi nữa đấy”

“À ta quên! Đệ không nhắc chắc ta đã say rượu với cô đào ở trong kinh thành rồi.”

“Thôi đệ nghỉ ngơi trước! Canh tư còn phải ra trường thi nữa. Chẳng mấy thời gian đâu mà ngủ.”

“Mới giờ dậu mà. Trời chưa xuống, sao đệ còn gục nhanh hơn cả trời thế.”

“Đệ đây chỉ muốn làm một giấc. Gồng gánh đồ, đi cả sáng rồi.”

“Vậy ta để đệ yên.”

Nói rồi, Kính đứng dậy rời đi, còn Việt thì đóng cửa lại để tránh bị phiền mà ngủ đi. Khi đang cảm giác được thoải mái chợt có người chạm chọc vào hông, nên cậu xua tay đi, nhưng mà cứ bị chọc khiến cho cậu khó chịu mà ngồi dậy.

“Đứa nào cứ…”

Định nói cậu, mà nhận ra người phía trước là Bạch Khê Mẫu cười híp mắt trêu trọc:

“Ngươi quên mất ta rồi sao?”

“À! Là ngài.” - Việt có chút ngạc nhiên khi Bạch Khê Mẫu ở đây. - “Không phải con gà đã để ở nhà rồi mà. Vì sao mà ngài lại xuất hiện ở đây?”

“Ta là thần mà. Hình thể vật chất ở đâu không quan trọng. Ta sẽ xuất hiện ở mọi nơi nên đừng mong có thể trốn cho tới khi ta thực hiện điều ước của ngươi.”

Nghe vậy, Việt có chút không biết nói gì mà cười trừ. Nhưng mà Bạch Khê Mẫu chẳng để ý mà nhìn vào bức tường giáp với phòng ngủ kế bên có chút ngạc nhiên:

“Ồ đó không phải là Quý Kính sao?”

“Ngài biết hắn ta?”

Nghe câu nói đó, Bạch Khê Mẫu búng trán Việt mà nói:

“Ngươi đúng là ngu ngốc! Ta là thần trông coi nước nam mà. Ngay cả trạng nguyên cũng là do ta lựa chọn, nếu ngươi ước kì này đậu thì ta cũng khiến ngươi đậu à.”

Việt xoa trán mình nhìn Bạch Khê Mẫu thở dài mà nói:

“Thôi! Ta đã nói với ngài rồi. Tất cả phải dựa trên thực lực của bản thân để lấy vị trí đó.”

Bạch Khê Mẫu thở dài trước sự liêm chính của Việt mà cười:

“Đúng là kẻ được ta chọn. Nhưng ta sẽ nhắc nhở ngươi trước! Đi trên con đường này cần sự giúp đỡ của những người thân quen đấy!”

“Người thân quen? Ý ngài là sao?”

Bạch Khê Mẫu đứng dậy mở cửa ra, mặt ngoái lại nhìn Việt cười mà không giải thích gì thêm. Ánh sáng ngoài cửa chiếu vào, lóa cả mặt Việt khiến Việt phải che lại. Khi Việt tỉnh dậy, cậu nhận ra tay mình đang che lấy đôi mắt mình.

Việt khi này thở dài không khỏi suy nghĩ tới cái lời khuyên của Bạch Khê Mẫu mà thở dài. Chợt có tiếng gõ cửa ở bên ngoài, theo sau giọng của Kính:

“Việt! Đệ tỉnh chưa? Xuống ăn cơm cùng với bọn ta.”

Việt ngồi dậy, chỉnh lại trang phục xong mới mở cửa nói:

“Vâng! Đệ cũng chỉ mới thức dậy.”

“Thôi xuống nhanh nào! Cũng sắp tới canh một rồi. Chủ trọ cũng đã chuẩn bị mọi thứ cho chúng ta. Giờ ăn uống nữa rồi đi.”

Nói rồi, Việt và Kính xuống phòng chính, ngồi chờ ở đó. Một lúc sau, người gia đinh trong trọ cũng đem mâm cơm với vài món rau cá ra, trong lúc bọn họ ăn uống. Chủ trọ cũng lấy ra một cái lều, chõng, hộp đựng vài thứ cần thiết cũng như thức ăn trong một ngày. Lúc này ông chủ trọ tới cúi lạy hai người bảo:

“Thưa hai ngài! Ta đã chuẩn bị xong lều cho hai người. Sau khi ăn xong, chỉ cần vác lên mà vào trường thi thôi.”

“Vậy thì Kính đây xin đa tạ ông ạ.”

“Ngài quá khách sáo rồi! Các ngài đỗ đạt thì trọ ta cũng thơm lây.”

“Thôi ăn lẹ nào! Cũng sắp canh tư rồi.”

Nói rồi, cả hai bắt đầu ăn hết chén cơm, rồi ra vác lấy đồ đạc. Bọn họ lấy thân lều luồn qua hàng tay vịn của chõng mà nâng nó dậy bỏ lên vai, tay thì cầm lấy sợi dây chiếc hòm gỗ chứa đồ ăn, bút lông, tráp đựng nghiên,... mang quá người rồi mỗi người cầm theo một cây đuốc tới chỗ trường thi.

Nơi trường thi là một khuôn viên trống được dựng tạm bợ ở ngoài thành. Vì số lượng sĩ tử quá đông, nên các trường thi đa phần chỉ là dựng tạm để thích nghi với nhu cầu. Cả hai người khi này đã tới phía bên ngoài trường thi, khi này đứng lên tới hàng trăm người chen chúc chờ đợi được kêu tên.

Khi này, một ông mặc đồ quan lên chồng cao nói với tên lính đứng kế bên. Hắn ta bắt đầu hô tên:

“Xin mời Quốc Tường tại làng Vạn Quy vào trường thi.”

“Xin mời Nam Nồm tại làng Kính Tông vào trường thi.”

Những sĩ tử khi này cũng dần né đường ra cho các người kêu tên dần bước vào bên trong. Ở phía cổng thì có ba người đứng đó, một người kiểm tra quyển vở đóng dấu từ trước, còn hai người còn lại kiểm tra hành lí thí sinh thi. Khi được thông qua, bọn họ sẽ bắt đầu đi tìm một chỗ trong khuôn viên trường mà dựng lều trại.

Sau một lúc, Việt với Kính cũng đã vào trường thi, cả hai người dựng lều ở bên cạnh nhau. Khi này Kính ưỡn người ra như thể mới vừa thức dậy mà nói:

“Thức sớm thế này thật không nghĩ được sao mà vua chúa lại có thể thức dậy giờ này mỗi sáng để thượng triều được cơ chứ!”

“Người ta là con trời mà, sao có thể so với chúng ta được.”

 Kính nghe thấy Việt nói vậy thì liền phản pháo - “Dù là vua hay được chọn thì họ cũng mang cơ thể phàm tục này thôi.”

Việt nghe vậy nếu khi xưa đã tin rồi, nhưng giờ đây cậu phải tin đó là sự thật khi chúa gà thần thỉnh thoảng lại vào báo mộng. Dù có nói ra chắc gì họ biết tới vị Bạch Khê Mẫu này. Ngay cả bản thân cậu cũng chẳng tin được, nên liền đổi chủ đề mà nói:

“Xong lều rồi thì chuẩn bị vở đi viết câu hỏi đi.”

“Rồi rồi! Nghe đệ hết! Nhưng ít nhất hãy dừng lại công việc mà nhìn ra rào đi.”

Nghe vậy, Việt ngước nhìn ra hướng Kính chỉ. Nơi mà những tia nắng bắt đầu chiếu len lỏi qua bức tường rơm. Tia nắng ban mai chiếu vào mắt Việt khiến cậu lóa cả mắt mà che lại. Nhưng một cảm gì đó cứ giống như một sự thỏa mái khi thấy ánh sáng đây mà không khỏi hít một hơi thật sâu mà lẩm nhẩm:

“Đây là mùi vị của ánh sáng sớm sao?”

“Đệ nói gì vậy?”

“Không có gì! Mặt trời lên cũng đồng nghĩa là…”

Chưa kịp nói xong, tiếng trống đã vang lên. Người đứng trên tháp canh khi này cầm loa thông báo:

“Đề thi đã được đưa ra. Mời các sĩ tử tới giữa trường thi xem đề.”

Nghe vậy, mọi người quấn quýt lên mà lấy sách vở chạy đi thật nhanh. Việt với Kính cũng chẳng kém nhiêu.

Khi này cả đám bước ra phía nhà thập đạo, ở giữa khuôn viên thí sinh thi. Tứ phía xung quanh nhà là bảng dán các câu hỏi cho đề thi đầu tiên này.

Ở kì đầu, các sĩ tử phải học thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh theo lối biền văn. Khi đem kiến thức hiểu biết của mình viết lại thành một bài, không giống như học thuộc lòng mà phải trình bày rõ ràng và tránh các chữ húy (tên liên quan tới vua chúa, tên hoàng tộc.)

Bảng ghi lên một câu hỏi, khi này cả đám đứng trước đó cầm sách cố đọc chữ hán tự. Khi này nhiều người xì xầm hỏi nhau ý nghĩa từ, một số thì ai oán vì không thể nào hiểu được một số hán tự phức tạp. Trong khi đó Việt đang đứng chép lại câu hỏi thì có người dùng lưng cậu làm bàn mà chép, theo sau cậu ta nói:

“Ta để lưng đệ nhờ tí.”

Việt gật đầu mà chẳng mảy may để ý, khi những con chữ cứ nhảy luẩn quẩn trong đầu nên phải chép thật nhanh để còn về chỗ mà viết ra vội vã kẻo lại quên. Chợt có tiếng thông báo lớn:

“Xin nhắc nhở các sĩ tử không chạy trong trường thi. Quấy nhiễu tới các sĩ tử khác.”

Việt sững người lại sau cái thông báo ấy mà đi chậm về tới túp lều. Cậu leo lên chõng, tay lấy thanh mực ra mài có chút hối hả, xong cầm bút nhúng vào mà viết lên những nét đầu tiên thanh thoát. Hết một dòng, hai rồi lại tới ba, khi mọi người mới vừa về lều thì Việt đã viết được hơn nửa tờ. Vì những bài học đã nhẩm vô vạn lần, nhưng vì khi xưa, người quên mặt chữ mà chẳng dữ dã nhiều mua giấy nên đành đọc để thuộc. Khác thay với họ, Việt lại ghi nhớ hết các từ đó, hiểu vô vàn nghĩa trong nó từ hán tới nôm. Luẩn quẩn câu từ, chữ nghĩa trong tâm trí theo ngòi bút mà trả ra như suối, như thác ầm ầm tuôn ra.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận