Khai niên Vĩnh Thịnh năm thứ chín, đất nước gặp nhiều thiên tai, hạn hán khiến dân chúng lầm than. Nên Chúa Trịnh đã mở quốc khố ra cứu trợ, dần trở nên cạn kiệt. Vì vậy Trịnh Cương thay mặt triều đình quyết định thu lương và ban tước cho quý tộc, thương buôn giàu có cho số lương của bọn chúng. Nhưng vào cuối hạ cùng năm, mưa nhiều gây lũ, làm vỡ đê, khiến mùa màng mất trắng. Dân xưa đã đói thì nay càng thêm đói, quốc khố nay đã hạn hẹp, giờ đây đã bị vét sạch để cứu đói dân chúng. Triều đình đành huy động sĩ tộc tứ phương xây lại đê điều, từ đó mở ra cơ hội cho sĩ tộc lộng hành.
Trong đó, tại ngoại ô kinh thành Thăng Long, đằng sau bức tường phủ lên một lớp cây leo, có cổ thụ xen kẽ, ở phía sau nhà có một cây đào lâu tuổi nay đã nở hoa. Những cánh hoa rơi phấp phới trong gió đưa đẩy dần xuống dưới gốc cây, nơi một thiếu niên đang ngồi thư thái đọc sách ở đó.
Cậu ta có một đôi mắt xanh biếc, long lanh cứ như thể nhìn thấu được lòng người. Nằm sau mái tóc dài rối bờ phũ xuống che hết một phần khuôn mặt. Trời thấy vậy nên liền nổi gió lên vuốt lại mái tóc ấy, kéo theo những cánh hoa đào trên cây rơi xuống trang trí. Nhưng cậu ta mặc kệ những cánh hoa rơi lên, tóc bay lên đã bị tấm khăn trắng cố định trên đầu chặn lại, mặc cánh hoa rơi đầy trên những trang sách, cậu cũng không hề muốn lật qua trang kế. Vì kết cục dù đã đọc đi nhiều lần nhưng vì đó là cuốn sách của cha mẹ cậu tặng cho trước khi mất. Dẫu chỉ muốn lặng yên cho thời gian xóa nhòa nỗi buồn này đi, nhưng một giọng nói có phần cao vót của nữ, kéo cậu về lại thực tại:
"Anh Việt ơi!" - Một giọng của một em gái nhỏ từ phía xa, sau khi phát hiện ra bóng dáng của anh liền chạy lại. - "Sao cứ ngồi ở đây quài vậy! Mọi người đang chờ đó!"
"Diệp à! Nhờ em lấy cho anh cái áo tang." - Vừa nói, cậu đứng dậy để cuốn sách lại nơi gốc cây mà đi vào trong cùng cô bé ấy.
Diệp nghe vậy mà càu nhàu trong họng. - “Anh có chân chứ bộ. Mà cứ sai vặt em quài.”
Diệp liền chạy vào khu người hầu ở mà lấy cho Việt một cái áo khoác tang trắng. Nhưng trong lúc đang chờ người hầu đưa thì có một tên đàn ông trung niên trên khoác lên áo tứ thân sắc tím dệt vàng tựa như quan lớn, khi nhìn thấy Diệp, hắn ta đột nhiên trở nên cáu gắt vô cớ mà tát vào mặt em ấy.
"Cái thứ yêu nghiệt này sao lại ở đây?"
Diệp ôm mặt ủy khuất, chưa kịp nói gì đã liền mấy cái đạp bay ra. Đánh xong thì ông ta hả dạ mà nói với đám người hầu.
"Các ngươi nữa! Lo mà làm việc đi. Nếu việc này truyền ra ngoài thì các ngươi xong."
Dẫu có đau nhưng Diệp vẫn cố nén lại mà đợi cho hắn ta đi mới đứng dậy. Không một lời nói, em ấy chỉ có thể ôm bụng mình rồi dựa vào tường để đi, mà chẳng thể nào hiểu được tại sao, ông chú mình lại trở nên cáu gắt. Nhưng mà ông ta là đám người lớn trong nhà, giờ nói cho anh trai cô cũng chẳng thể giúp gì. Tốt nhất là im lặng chờ tới khi Việt lên nắm quyền gia tộc, nên giờ cứ cắn răng chịu đựng trước.
Thân phận của tên đó là chú của cả Diệp và Việt, một trong những trụ cột của gia tộc. Khi cha cô còn sống, hắn ta đã luôn nhún nhường, thể hiện như một người quân tử biết kính trên nhường dưới. Nhưng giờ đây, khi cha của Diệp mất, hắn ta đã đá cô như muốn trút hết thảy sự cam chịu của hắn đó giờ lên Diệp.
Còn đối với anh trai của Diệp, hắn ta chưa dám ra tay. Vì đứa con trai cả của trưởng tộc có thể danh chính ngôn thuận lên chức vị đó, nếu muốn đụng vào cũng khó.
Tại sân trước cửa nhà chính, tuy nhà như gian nhà một tầng xưa nhưng ở trên mái nhà lại treo lên hai tấm lụa trắng hai bên ghi lên chữ "Lâm Gia", để mọi người bên ngoài bước ngang sẽ thấy. Điều này khiến Việt nhìn lên mà cười khẩy. Cậu ta thầm nghĩ:
"Lâm Gia? Đây là sự phô trương gì đây. Ngươi đang sỉ nhục đám tang phụ thân ta để mọi người biết đây là gia tộc họ Lâm ư?" - Tay cậu ta nắm chặt lại bước vào bằng cửa chính.
Khi tiến tới cửa điện, cậu ta thấy em Diệp của mình dựa vào tường đứng ngoài cửa cầm chiếc áo tang chờ đợi. Nhưng biểu cảm của em ấy có gì đó buồn bã xen lẫn có chút khó chịu, chắc là do phải chào vĩnh biệt cha mẹ đây mà. Cậu nhận lấy áo tang từ em ấy mà khoác lên, không quên xoa lấy đầu Diệp trước khi bước vào trong.
Từ bên ngoài, Việt đã nghe thấy tiếng khóc sướt mướt, ai oán của người bên trong, nhưng khi Việt bước vào, bỗng chốc mọi thứ trở nên yên tĩnh tới lạ thường, như thể bọn họ đã làm điều gì đó sai trái mà giấu giếm đi. Điều hài hước rằng, đám người khóc than kia lại là đám người ngoài thuê về khóc thay cho người mang máu mủ đứng ở trong im lặng.
Với đôi mắt xanh biếc được thừa hưởng từ cha, cậu nhìn quanh một lượt như thể nhìn thấy hết tâm cảm họ. Khiến ai nấy đều có một cảm giác ớn lạnh từ phía sau lưng. Một số liền lấy vạt áo che đi mà thì thầm với người bên cạnh, số khác thì lảng tránh đi.
Dẫu vậy, Việt vẫn chậm rãi bước vào bên trong nhà chính nay đã nồng nặc mùi nhang khói. Ở bên trong có tận hai quan tài được đặt ở giữa căn phòng lớn, xung quanh là bốn trụ gỗ nâng đỡ cả căn nhà. Ở bên trong, đối diện nhà là bàn thờ tổ tiên, hai bên nhà thì để các sập thấp và bàn ghế được chuyển qua để đặt quan tài.
Ở phía ngoài thì đám người khóc thuê sau một hồi im lặng cũng bắt đầu khóc tiếp. Bọn họ mặc đồ tang quỳ gối trước sân hơn chục người. Nhưng chẳng có ai mang dòng máu của Lâm gia, ngay cả một đứa trẻ cũng chẳng có.
Chú của Việt khi thấy hắn nhìn đám người khóc thuê chẳng nói gì khiến cho hắn ta nổi cáu lên mà tiến lại quát:
"Nhà ngươi đi vào mà không cúi chào một ai hết vậy? Có biết phép t..." - Chưa kịp nói xong, hắn đã bị ánh nhìn của Việt làm cho lạnh sống lưng.
"Chú cần gì à?" - Việt với một vẻ mặt vô cảm, có lẽ do đã khóc quá nhiều khiến cho khuôn mặt không biểu hiện quá nhiều cảm xúc.
"Ta..." - Hắn ta trở nên có chút ấp úng mà lùi lại.
Việt phớt lờ hắn ta mà tiếp tục tiến tới quan tài gỗ chứa thân thể của cha rồi sang mẹ của cậu. Tay sờ nhẹ trên viền quan tài, lần cuối thấy mặt ông già đáng ghét không ngờ có ngày cậu phải khóc vậy.
Nước mắt cậu đã không thể chảy ra được nữa, vì đêm trước đã khóc quá nhiều. Nên giờ đây Việt chỉ lẳng lặng ngắm nhìn khuôn mặt ấy lần cuối, rồi ngoảnh mặt rời đi. Đối với cậu là những hành động thể hiện sự tiếc thương của mình cho cha mẹ, nhưng đối với người ngoài, nó giống như một sự thiếu tôn trọng, làm rộn ràng lên những tiếng xì xầm, xôn xao xen lẫn với tiếng khóc, có vẻ như việc cậu dùng uy thế để trấn áp chú mình đã gây nhiều ý kiến trái chiều. Dẫu có là vậy đi chăng nữa thì cậu không được có một cảm xúc yếu đuối hay ủy mị, vì những kẻ bàn tán trong đám đông ấy, sớm muộn gì cũng sẽ như một bầy hổ cố xông vào xâu xé con mồi yếu đuối.
Những tiếng khóc than vang vọng khắp nơi, đã khiến trời cao cảm thương mà trút lên những hạt mưa thay cho lời từ biệt. Việt đứng trước cổng, tay phải giơ ra hứng lấy giọt mưa rơi từ trên mái xuống, một cảm giác lạnh buốt qua người phần nào phai đi nỗi buồn trong lòng hiện tại. Việt đội nón lá lên mà đi trước dẫn đoàn đám tang, theo sau là Diệp cầm lọng của cha khi xưa để thể hiện uy quyền của một vị quan lớn. Sau đó đám gia đinh khiêng quan tài, dòng dõi, họ hàng đi theo sau.
Trên con đường đất, những tiếng bắn nước khi giậm chân lên, rồi tiếng mưa rơi trên chiếc nón Việt đội, phần nào giúp cho cậu cảm giác thư thái hơn. Vì ông trời như thế đồng cảm với cậu, một kẻ đang hoài niệm trên con đường đất này, nơi cậu từng nhảy nhót trên những vũng nước chơi đùa với cha và Diệp, không khỏi khiến cậu cất lên lời thì thầm vào trong gió:
"Con xin lỗi Thầy. Từ nay con sẽ thay hai người bảo vệ Diệp."
Không biết có phải do Diệp đã nghe thấy lời thì thầm đó không? Nhưng em ấy đã túm lấy vạt tay áo của cậu, giống như lúc còn nhỏ. Khi về nhà, em ấy lúc nào cũng đều nắm lấy vạt tay áo như thế mỗi lần sợ hãi, chỉ đáng tiếc là lần này nơi đó không còn là ngôi nhà của bọn họ nữa. Chỉ vì cha mẹ cậu chết quá đột ngột, người lớn trong họ chắc chắn sẽ cố lấy mọi thứ khỏi tay cậu.
Dưới trời mưa rơi tầm tã, trước bao ánh nhìn của mọi người, Việt tháo chiếc nón lá đội trên đầu mà ngước lên trời cao, để cho cơn mưa rơi xoa dịu đi vết sưng tấy do cậu đã khóc quá nhiều, mặc cho cảm giác lạnh buốt. Dẫu có lạnh đến run người đi chăng nữa thì cậu cũng mặc kệ mà nhìn về phía trước tiến lên.
Khi tới nơi chôn cất, đám gia đinh bắt đầu cột dây mà đưa quan tài từ từ xuống, một số người bắt đầu để ý tới Việt, người vẫn giữ một ánh mắt lạnh lùng, sâu thẳm nhìn về quan tài, cứ như thể một mối thù sâu đậm với ai đó, Nhưng chẳng ai dám đến gần vì sợ đôi mắt xanh biếc ấy, cho dù vậy, thì có một vị công tử mặc đồ tươm tất trong bộ áo viên lĩnh tối màu, theo sau là một tên gia đinh cầm theo lọng. Cả hai bước tới phía Việt, tên công tử kia chắp tay cúi đầu nói:
"Ta thay mặt cho họ Phạm nhà ta. Gửi lời chia buồn trước sự mất mát của quan lớn. Đất nước nay lại mất đi một nhân tài."
Nghe lời này, Việt ngước nhìn sang. Nhưng hắn ta không thể hiện thái độ bất ngờ hay sợ sệt. Việt sau đó cũng cúi đầu chào lại:
"Công tử Phú, ta cảm ơn người đã tới đây." - Nói rồi, Việt đứng dậy cúi đầu chắp tay cung kính.
"Lạy này ta không dám nhận. Há chi thầy và u người mới mất nên để dành lại cúng bái họ."
"Ta thật là có lỗi khi để công tử lặn lội đường xa tới đây tiễn thầy và u cùng ta. Lạy này để cảm tạ trước tấm lòng cao cả ấy."
Phú vẫy tay từ chối khéo. - "Không sao, không sao. Cũng chung một xóm làng, dù xa cách mấy cũng phải tới." - Nói rồi hắn ta quay mặt rời đi. - "Hẹn Việt vào ngày khác vậy."
Việt nhìn từ phía sau, bóng lưng của công tử Phú hay nói đúng hơn là Phạm Phú, con trưởng của Phạm gia. Gia tộc lâu đời trải qua nhiều đời làm quan trên triều, nắm giữ các chức vụ về quân sự và nông nghiệp. Khác với gia tộc họ Lâm, mới lớn mạnh từ việc buôn bán và công sức của cha Việt. Họ Phạm coi họ Lâm như đám gian thương không hơn không kém, chỉ là tên Phú này lại đi tham gia đám tang của dòng họ Lâm. Trong khi các dòng họ khác cũng chẳng đến, làm cho Việt có một ánh nhìn tốt xen lẫn hoài nghi trước hành động này của con trưởng dòng họ Phạm.
7 Bình luận
1. Vừa vào truyện có chuyện gì xảy ra? Hắn là ai? Ai là kẻ sợ ánh mắt của gì gì đấy? Ở đâu? Lúc nào? Như thế nào mà sợ?
---> Bối cảnh dường như chả miêu tả gì, chả ăn khớp với lời kể. Đột nhiên "ai đó" sợ "ai đó" rồi liệt kê gì gì đó về chúa Trịnh cứu đói.
2. Có phải tác đang muốn nói nhìn "chằm chằm" khi viết nhìn trầm trầm?
3. Việt và Diệp là ai? Ở ngoại ô là ở đâu? Nhà giàu, hay nghèo? Cha là trưởng tộc nhưng từng chức nào? Rộng hay nhỏ? Cha mẹ trước làm quan hay dân thường?
4. Tại sao treo biển chữ "Lâm Gia" thì là "đang sỉ nhục đám tang phụ thân ta để mọi người biết đây là gia tộc họ Lâm" ?
Từ đó lại lòi ra đống câu hỏi. Kiểu như hai anh em Việt Diệp tên đầy đủ là gì? Ông chú kia vốn ở chung hay cha chết đến chiếm nhà?
Nếu ông chú đã dám làm vậy thì sao còn rén trước thằng nhãi trừng cái đôi mắt xanh giống như cha nó?
Thậm chí tôi còn nghĩ chả có người thân nào đến dự đám tang thì chắc ông cha này cũng không hẳn là quân tử lúc còn sống.
=> Miêu tả động cơ muộn và thiếu thông tin, thành ra các hành động vẫn để lại cái câu hỏi "sao lại vậy?" như lúc đầu.
Thì đầu tiên truyện bối cảnh đám tang vào thời Trịnh Nguyễn. Đây là truyện mở đầu cho chuỗi truyện mà mình đi theo thứ tự, chứ thật chất truyện chính là nằm ở phần truyện mình bỏ dở bên kia. Về mặt bản chất nó chỉ là tiền truyện cho cái truyện ma bên kia nên chỉ mang cái danh.
cái thứ 2 mình để mình sửa
Cái thứ 3: mình có viết ở phần sau, do mình dàn trải ra từ từ. Nhưng để mình chỉnh sửa lại.
Cái cuối thì là khi xưa họ chỉ để khăn tang trắng để nói nhà đó đang có tang. Việc viết gì lên đó thì không khác gì một biển hiệu chỉ để thông báo mọi người đây là nơi nhà họ Lâm chứ không mất đi bản chất một đám tang. (Kiểu bất chấp quảng cáo gia tộc trên việc một người đã mất không thể hiện sự tôn trọng với họ.)
Để có gì mình thêm một phần phụ ở hồi 0 đang chỉnh sửa lại vào cho bạn dễ hiểu