• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Phần 1. Những việc làm để tìm hiểu ý nghĩa của mùa hạ.

4- Cảm giác chút tiết nuối, chút mất mát

0 Bình luận - Độ dài: 7,989 từ - Cập nhật:

Xấp xỉ cũng đã bốn năm trôi qua, cả hai cũng đã cùng với nhau lên được lớp bốn. Chính tôi cũng không ngờ thời gian lại trôi nhanh đến thế, nếu tính từ lần “Cuốn phim mà tâm trí dường như không thể nào quên” ấy diễn ra. Tưởng tượng lại hồi ức ấy, cứ như một cái chớp mắt ngắn rồi về hẳn với thực tại vậy.

Vào lần cuối năm học lớp một, chính Hạ - người vốn nhút nhát, tự thu mình lại với lớp. Đó về phần trước kia thì đúng hơn. Đúng cả khi nói như vậy, khi nói sang tới phần cả tôi nữa.

Chính người như Hạ với tính cách như thế mà bắt đầu đến và gần gũi, thân thiết với tôi tới lạ thường. Tôi không nói quá đâu! Chúng tôi thân nhau đến như thế thì phải hiểu rõ về nhau chứ. Nhớ lại về những chuỗi ngày mà cả hai không thân nhau đến như lúc này. Lúc ấy gần như có một bức tường mờ ảo, huyền diệu và trong trong suốt chắn ngang qua vậy. Nó khiến không một ai trong chúng tôi dám hí hớ lấy một lời với nhau dù là chung một bàn. Bấy giờ cũng thế thôi, nhưng khác việc là tôi đã là bạn với Hạ rồi. Và điều đó đã khiến cho chính cái bức tường huyền dịu hư ảo chia giữa cả hai như thế; vỡ toan, tựa như một tấm kính, bất thình lình. Là đã từ lúc cả hai người thành bạn. Như tôi nói đó, tôi và Hạ đã từng như thế nào. Chỉ có Hạ biết tôi, tôi biết Hạ mà thôi. Bởi cả hai đã cùng với nhau như vậy chẳng khác gì như hình với bóng rồi mà. 

- Tuy vẫn chưa xấp xỉ bốn mùa phượng vĩ nhỉ. - Tôi lại độc thoại.

Theo một cách nào đó, bây giờ Hạ dần trở nên năng động hơn và hòa đồng hơn. Nhưng điều khác biệt duy nhất là tính cách ấy chỉ diễn ra khi Hạ ở gần tôi thôi. Hạ cũng chưa như vậy với ai bao giờ hết. Hay lại tại bởi vì tôi chưa từng chứng kiến Hạ như vậy với ai bao giờ? Còn vì “ý nghĩa của mùa hạ”, thật sự có như thế nào. Thì cả hai chúng tôi vẫn đang cùng nhau tìm hiểu đó thôi. Là bằng cách hoàn thành những danh sách trong quyển sổ kia. là bằng cách đánh mục hết tất cả khi hoàn thành.

Để xem,.. những mục đã hoàn thành nào. - Tôi cố nhớ lại những việc đã hoàn thành trong danh sách “những việc làm để tìm hiểu ý nghĩa của mùa hạ”. Dẫu lúc này, tôi vẫn chưa được xem lại những việc đã hoàn thành trong danh sách nằm trong quyển sổ ấy. Nhưng mà, phải cố nhớ lại nào.

“Một là, Hạ quen được với người bạn mới. - Người ấy là mình đây rồi.”

“Hai là tìm lại người bạn tùy thời thơ ấu thì phải. - Tôi chưa từng nghe Hạ nói về chuyện ấy. khi chính Hạ đã đánh dấu mục này từ hẳn trước đó rồi cơ.”

“Ba, là mời một người đến dự tiệc sinh nhật mình. - Hạ cũng đã mời tôi dự tiệc sinh nhật của Hạ rồi. Một buổi tiệc chỉ hai người theo đúng nghĩa đen. Chỉ có mỗi tôi với Hạ.”

“...”

Tôi cứ nghĩ mãi về những việc đã hoàn thành trong danh sách ấy. Ngàn câu hỏi đột nhiên hiện ra, cứ như trôi nổi hẳn trên không trung. Làm nổi bật hình ảnh trong tâm trí tôi về lại rất nhiều. In hằn và lại khiến tôi lại suy nghĩ về chúng. Những câu hỏi cứ hiện lên và những dòng suy nghĩ của tôi cứ ngầm trả lời cho chúng. Chúng như bộc trực, ý này lẫn lên ý kia, mâu thuẫn nhau một cách bất ngờ.

- Ý nghĩa của mùa hạ thật sự là như thế nào nhỉ?

- Mùa hạ thì phần lớn, phần nhiều có rất nhiều ý nghĩa trong thơ ca văn học. Là mùa hoa học trò, miên mang trong tiềm thức sẽ là những tiếng tiếng ve kêu ríu rít, những lần đi bắt ve sầu hay là những ngày cuối cùng tạm xa trường lớp. Hay rõ hơn là qua góc nhìn của những người anh, người chị cuối cấp; chỉ còn là những ngày cuối cùng để tạm biệt các thầy cô và bè bạn.

- Ý tôi không hẳn là vậy. Ý nghĩa mùa hạ trong thơ ca và văn học? Phái là ý nghĩa của mùa hạ theo ý của Hạ thì mới đúng được cơ. - Tâm trí bỗng dưng lại cứ phản bác lại chính suy nghĩ của tôi ban đầu.

- Mà này nữa. - … - Nhưng thật sự những việc làm ấy, trong quyển sổ của Hạ, lại sẽ có những ý nghĩa nào chăng? Nếu là thế thì khi làm hết những việc ấy thì liệu có thể hiểu được ý nghĩa của mùa hạ không? Hay sẽ là mùa hạ trong thơ ca và văn chương. Hay là ý nghĩa mùa hạ của Hạ và ý nghĩa mùa hạ trong thơ ca và chương kia đều mang những ý nghĩa chung? Nếu thế thì thật sự chúng là như thế nào nhỉ?

- Nè Phượng ơi. Sao làm gì mà Phượng lại cứ ngồi một mình thơ thẩn ra đó vậy?

Hạ bước ra từ lớp, chắc tại phải bận chuyển một số tài liệu trên bàn xuống phòng giáo viên. Bởi Hạ rất kỹ lưỡng trong vấn đề ấy, hay một phần khác là chữ Hạ cũng rất đẹp nữa. Tôi thì khi thoảng không bận có thể phụ Hạ một tay. Nhưng lần này Hạ là không để tôi làm. Vỏn vẹn để lại tôi một câu nói như thế, liền đẩy tôi ra xa:

- phượng cứ đi chơi đi. - Nhưng tôi thật sự rất muốn phụ giúp cơ mà.

- À, Hạ.

- Hạ đây!

- Có cái gì mà cô cậu cứ lại ngồi thơ thẩn ra đó thế ? Vui vẻ và năng động lên đi chứ.

- … - Tôi không nói gì cả, chỉ bất ngờ khi việc Hạ bắt chước kiểu giọng giống giáo viên đang trách phạt những học sinh đã phạm lỗi.

Lại vẫn là những trò đùa thường thấy của Hạ. Theo như tôi đã nói rồi đó, Hạ đã năng động lên theo nhiều nghĩa, và qua cả là hành động của cô nữa.

Hạ chắp tay ra đằng sau. Mái tóc thoáng tung bay nhẹ theo cơn gió. Gió thoáng cũng bay qua làm đưa đẩy những nhành tre trúc bên cạnh, sao mà nhẹ nhàng phát ra tựa như tiếng sáo thanh tao. Nắng thì vẫn còn đấy, nhưng đã dịu đi, dần chuyển dần theo buổi xới chiều.

- Đi thôi phượng! - Vừa nói Hạ vừa mỉm cười và Hạ kéo tay tôi. Việc đang diễn ra lúc này chẳng khác gì một đứa con nít đang nhờ người lớn mua một đồ gì đó mà mình thích vậy ấy; phải đòi cho bằng được thì mới thôi.

- Phượng không đi thì bị bỏ lại á nhen! - Hạ vội bước đến phía trước, vài bước. Bắt đầu dần chuyển sang giữ thăng bằng trên mép đường của thành đường bê tông vòng xung quanh trường. Nhưng rồi thoáng chốc lại chạy trên con đường bê tông một khoảng, song lần này Hạ lại giữ thăng bằng trên mép thành đường bê tông nữa. Không biết thế nào, tôi dần đứng lên và vội đuổi theo. Còn Hạ thì không còn bước những bước chân vội vã nữa, Hạ bước đi chầm chậm như muốn đón chờ tôi ở địa điểm ấy. Tôi cách đó một khoảng ngắn. Ở phía đằng trước tôi Hạ xoay ngược hướng người về phía sau, cuốn theo chiếc váy của bộ đồng phục xoay nhẹ, Hạ nhìn qua, quay lại về phía tôi. Trong tâm thức tôi dường như đã sẵn sàng đỡ lấy Hạ. Nhưng lần này đã khác. Hạ đã thành công và lại đang vui mừng thấy rõ. Tôi nhìn thoáng qua, nhưng niềm vui của Hạ đã không còn chỉ ẩn sau nụ cười vui mừng bấy giờ nữa rồi.

- Thành công rồi nè! - Hạ nói. Ai nhìn thì cũng biết rõ rồi mà. Tôi nghĩ thầm, gần như bên trong tôi đang bị hụt hẫng đi một thứ gì đó. Tôi vẫn đang mong chờ về đỡ Hạ như những ngày trước. Không làm được dĩ nhiên hẳn là sẽ hụt hẫng rồi.

- Ừm, thì thành công rồi. - Tôi trầm ngâm, trong một khoảng gần như không chú tâm tới Hạ nữa.

Nhưng việc cố gắng giữ thăng bằng và xoay ngược về phía sau như thế liệu có ý nghĩa gì chứ? Hạ cố làm mỗi một việc như thế cũng đã lâu rồi. Nhưng những lần ấy tôi sợ, nên đều phải canh để đỡ. Chắc vì lần này Hạ thành công rồi nên tôi mới hụt hẫng đó. Bởi hụt hẫng sinh ra là khi con người ta quá nóng trông và mong chờ một thứ gì đó khá nhiều. Nhưng rồi, thế nhưng điều ấy lại không diễn ra như theo mong muốn ấy.

Rồi Hạ ngồi xuống, cả hai cũng chẳng đi xa được gì so với lúc ban nãy. Hạ nói là “Đi kiếm gì đó chơi đi,” nhưng hiện tại từ lúc đó cho đến bây giờ, cả hai vẫn đang ngồi cùng nhau trò chuyện đấy thôi.

- Lâu rồi tụi mình cũng chưa đi xuống thư viện nhỉ? - Hạ hỏi.

Suy ra chúng tôi chẳng thường xuyên đi lên thư viện lần nào nữa thì cũng đúng thật. Chúng tôi xuống thường xuyên nhất vào khoảng thời gian lớp hai và dần theo đó ít lại vào những năm cuối lớp ba. Rồi chuyển sang một vài tháng mới đi đến nơi ấy một lần. Bấy giờ cũng đã một, hai, ba tháng gì đó cũng đã trôi qua rồi; chúng tôi vẫn chưa quay lại nơi ấy.

- Cũng đã lâu rồi hạ. - Tôi nói, khi vẫn còn hồi tưởng lại những lần đầu tiên khi xuống thư viện trường.

- Cũng cách đây gần hai ba tháng rồi. - Tôi lại nói tiếp.

- Không biết hiện giờ sức khỏe hiện giờ của thầy Khương như thế nào rồi nhỉ? - Hạ hỏi, một câu hỏi thật khó mà một trong hai người chúng tôi thật sự không ai có câu trả lời. Muốn biết rõ nhất thì phải đi đến thư viện. - Nơi mà thầy Khương thường đến. 

- Ừm, bởi vậy mai hai ta cùng đi đến đó nhé. - Tôi trả lời. 

- Thế thì ngày mai, chứ hiện giờ cả hai không có nhiều thời gian.

- Vậy thì ngày mai. - Hạ trả lời.

Có nhiều điều thật sự, còn rất nhiều chuyện ẩn khuất chúng tôi chưa kể hết về thầy Khương. Những lúc khi cả hai ở thư viện thầy đã kể rất nhiều chuyện hay. Những câu chuyện mà rất nhiều màu sắc diệu kỳ như cổ tích hay truyền thuyết. Không những thế mà còn là những câu chuyện về cuộc sống, những kinh nghiệm về việc đọc sách hay ý nghĩa của từng cuốn sách. Chúng như thế nào và nội dung của chúng ra sao thì thầy đều biết cả. Bởi cũng vì thế, chúng tôi cũng rất kính trọng thầy.

Nhiều lúc, thầy cũng còn kể chuyện về gia đình thầy nữa. Cũng có những lần trước chúng tôi đi đến thư viện mà thầy không có ở đó. Người ở đấy chúng tôi được gặp là cô Liên. Người được thầy nói là cháu gái họ của thầy. Vào những khoảng thời gian ấy, khi thấy chúng tôi lo lắng cho sức khỏe của thầy. Theo đó, chính cô Liên là người mà nói rõ tình trạng của thầy cho chúng tôi biết.

Thư viện vốn là nơi rất vắng vẻ, nhưng không phải là một nơi mà không có ai xuống cả.

Căn phòng ấy là nơi chứa định cả tri thức của nhận loại và chúng là một bảo vật quý giá. Và thư viện là nơi bắt đầu gắn kết chúng tôi với thầy Khương. Cũng vì thế, cũng là một phần, nơi bắt đầu mọi chuyện giữa tôi với Hạ.

Nhưng khi thầy bảo:

“Chúng em đã đọc gần như hết những quyển sách trong thư viện trường rồi.” Đâu đó nét mặt thầy lại trầm buồn:  “Rồi như thế liệu có ai còn đến nơi đây, nơi thư viện đầy những quyển sách với những dãy tủ mục nát này nữa?” - Thầy cũng đã từng nói: “Chúng tôi là những người đầu tiên.” Thầy cũng đã một vài lần…

“Gia đình thầy không có con cháu gì ruột thịt cả. phần lớn những người con của thầy đều đã đi lập nghiệp ở xa.” Chắc cũng vì thế chúng tôi luôn là niềm vui duy nhất của thầy ở nơi thư viện. Chúng tôi cùng nhau trò chuyện với thầy, thường xuyên ở nơi đậm đà múi trang sách cũ ấy. 

Kể từ ngày ấy, chúng tôi đã bắt đầu đi đến nơi thư viện ít dần đi. Từ mỗi ngày một lần, sang đến một tuần một lần. Và rồi hiện tại bấy cuối cùng là đã ba tháng rồi, mà chúng tôi chưa tới nơi ấy. Không phải vì chúng tôi không muốn xuống nơi ấy thường xuyên. Vì sức khỏe của thầy Khương, chúng tôi chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với thầy hết. Vì chúng tôi sợ, khi suy nghĩ của thầy tới; sẽ đến gần lúc mà chúng tôi đọc đến hết những quyển sách cuối cùng và rồi sẽ lại rời xa thư viện. Sẽ một hồi lâu lắm thầy mới gặp một ai đó như chúng tôi nữa.

Chiều hôm sau.

Cả hai cố gắng đến trường một cách thật sớm, sớm hơn những ngày thường. Vì hôm qua cả hay đã hẹn nhau xuống thư viện trường rồi mà. Bàn ghế trong lớp trống không, một nét im ắng không tì vết, cũng như chưa có một ai. Những tia nắng nóng chiếu xuyên qua cửa sổ, rọi thẳng qua lớp màn xanh rêu rồi in hằn tia sáng màu xanh rêu ấy xuống mặt sàn.

- Đi thôi Phượng. - Hạ nói, trong lúc Hạ đang thoăn thoắt nhanh chân, bằng một cách thành kỳ nào đó bước ra bên ngoài tới cánh cửa lớp rồi. Thường thì hồi đó tôi mới là người đi trước cơ. Nhưng hiện tại thì đã bị Hạ cướp mất việc ấy rồi. Tôi bước ra khỏi bàn học và đi tới bên ngoài, tới nơi chỗ Hạ.

Hôm nay chúng tôi sẽ đi đến thư viện. Nhưng lần này chúng tôi không phải xuống để mượn sách hay đọc sách. Chúng tôi xuống để hỏi thăm thầy Khương và tình hình sức khỏe của thầy. Cũng như chúng tôi, không, gần như không ai cả mà chỉ có những người chúng tôi biết mà thôi.

Hành lang trên đường tới thư viện tràn ngập nắng. Thoáng chốc sẽ có những nơi có bóng râm, được che chắn bởi những trụ cột cứ theo dãy hành lang dài. Gần như cứ liên tục như vậy; hết nắng lại râm, hết râm lại nắng. Nhưng phần nắng chiếm đa số nhiều hơn râm. Bởi râm chỉ có khi đi ngang qua những trụ cột thế thôi. Hạ bấy giờ đã lại chậm rãi như lẽ thường ngày, Hạ bước đi ngay ngắn để không tạo ra bất kỳ tiếng động gì, cũng như không đùa giỡn gì cả. Bên ngoài sân trường rộng lớn, cũng chỉ mới có lác đác vài ba người đến thôi.

- Nè, nhanh lên y. Phượng chậm chạp quá!

Nè, đã tới thư viện từ bao giờ rồi đó hở? Đó là câu nói tôi định hỏi Hạ, nhưng bây giờ thì đi thôi, vào trong nào. Chắc là do tại tính lơ đãng của tôi à mà, chúng lại đôi lúc tái phát, tôi thường chỉ nhìn một khoảng không nhưng trong tâm trí vẫn thường buôn ra những câu chuyện, những thứ ấy làm tôi hay cãi lại đôi co, mà lại phải suy nghĩ nhiều. Gọi nó là độc thoại nội tâm cũng không sai. Nhưng sao rồi… nhưng…

Hạ đã bước vào bên trong thư viện trước, tôi thì như bị đứng hình đôi chút mới sẵn sàng đi vào.

- Em chào cô ạ! - Hạ nói.

Là cô Liên, cô đang ngồi ở một góc gần kề cạnh chỗ thầy khương thường ngồi. Chắc cô đang soạn bài cho lần có tiết tiếp theo. Nghe lời Hạ nói, cô hướng về phía chúng tôi.

- Chào các em.

Cô mang những chiếc ghế gỗ cho chúng tôi ngồi ngay kề bên cạnh. Tôi không biết cô có biết chúng tôi xuống thư viện để làm gì không. Không gian thư viện thì vẫn trẫm tĩnh và im ắng, bời bản chất chúng đã như vậy rồi mà. Tôi với Hạ lại các tủ sách xem những quyển sách trên kệ gỗ, thư viện trường thì vẫn còn nhỏ lắm. Chúng tôi đã đọc gần hết những quyển sách trong đây rồi mà. Nhưng tôi nghĩ Hạ đang cố đánh qua vấn đề khác. Khi nhìn cô liên lúc này, phải chăng trong tâm đang có điều gì đó rất là khó nói? Nhưng nếu chúng tôi mà hỏi về vấn đề của thầy Khương là chắc chắn sẽ vào thẳng trọng tâm của vấn đề đó luôn rồi.

Cô liên bình thường vống vui vẻ, hoạt bát và hòa đồng với chúng tôi hơn hiện tại rất nhiều. Chúng tôi đã từng xuống thư viện vào những lúc có cô Liên rồi. Cô thường chỉ cho chúng tôi những quyển sách hay, thậm chí cô còn cho chúng tôi mượn những quyển sách của cô, kể cả những quyển mà cô vẫn thường hay đọc nữa. Cô nói: “Cô cũng đã được thầy Khương truyền lại những câu chuyện và tri thức,...” Bởi cô là cháu của thầy mà; sẽ gần gũi với thầy hơn chúng tôi. Chúng tôi được biết sức khỏe của thầy Khương hiện tại đang rất yếu. Chúng tôi biết cũng đã được vài tháng trước, thuốc của thầy uống càng lúc càng nhiều hơn, cả liều và ngay cả là số lượng của những viên thuốc.

Đi vòng quanh các kệ sách một hồi xong. Hạ ngồi xuống cạnh bên cô Liên, nhưng lại chẳng lấy quyển sách gì cả. Tất nhiên rồi, vì đọc đi và đọc lại một quyển sách duy nhất mãi thì đôi lúc cũng sẽ chán chứ. Nhưng đó tôi chắc là với những người khác, chứ không phải là Hạ rồi. Hạ cứ đọc đi, đọc lại tiểu thuyết của bản thân mình mà có chán đâu. Không phải vì chúng tôi ghét đọc lại chúng. Những quyển có khi bọn tôi đọc chúng những hơn hai, ba lần rồi luôn cơ. Còn Hạ thì bấy giờ đang cố gắng gượng với những quyển sách trên ấy kia kìa.

Với lại phần lớn các quyển sách trong thư viện trường là những quyển sách về tự nhiên, khoa học, thiên văn. Khi thoảng mới có một vài cuốn tiểu thuyết. Nhưng tất cả những quyển thuyết ấy, ngoài đọc ở trong thư viện trường ra, thì Hạ đều đã cho tôi mượn đọc từ những năm lớp ba hết cả rồi. Chắc cũng là từ lúc sinh nhật của Hạ đấy. Nhớ lại hồi ấy chúng tôi cứ mãi luẩn quẩn trong thư viện không. Nhưng lúc hồi đó có thầy Khương kể chuyện cho chúng tôi nghe thì gần như sẽ vui hơn hẳn. Chúng tôi cứ mãi ngồi trầm ngâm nghe thầy kể chuyện, gần như không bỏ sót một thứ gì.

Hạ ngồi kế bên cô Liên, tôi thì ngồi kế Hạ. Thấy chúng tôi vừa dạo quanh các kệ sách xong. Nhưng cả hai lại không lấy một quyển sách nào. Cô Liên liền hỏi:

- Sao các em lại không lựa sách ra đọc vậy?

Hạ dần vào thẳng trọng tâm luôn vấn đề.

- Chúng em xuống đây để gặp thầy Khương ạ! Chúng em cũng biết sức khỏe hiện giờ của thầy Khương rất yếu. Nhưng cô có thể nói rõ hơn cho chúng em biết tình hình hiện tại của thầy được không ạ? - Gọi là chúng em, nhưng dường như học sinh thì cũng chỉ có tôi và Hạ là biết đến thầy thôi.

- … - Tôi không nói gì cả. Chỉ suy nghĩ tại sao Hạ lại vào thẳng vấn đề như vậy thôi.

- Sức khỏe của thầy hiện tại không được tốt lắm. - Cô chỉ trả lời như thế. Trên vẻ mặt của cô hiện rõ dường như nhiều thứ cảm xúc khó tả lắm, mặt cô hơi đượm buồn. Cảm giác chút tiếc nuối, chút mất mát, đâu đó chúng tôi cũng như hiểu lây được cảm giác ấy.

- Thầy Khương hiện giờ đang ở đâu ạ? - Tôi hỏi, tôi tính nghĩ thầm trong đầu thôi. Nhưng lại bất giác nói chúng ra thành tiếng.

- Thầy đang ở trung tâm y tế thị trấn…, thầy đang được chăm sóc ở nơi ấy.

Cả hai chúng tôi gần như không biết nói gì cả, chỉ biết ngồi cạnh bên cô Liên thật lâu. Khoảng thời gian ở thư viện trôi qua thật chậm chạp, nhưng cũng thật yên ắng. Bên ngoài sân trường thì dường như đã đông học sinh tới hơn. Chúng tôi chỉ ngồi im ở đấy, không có những suy nghĩ nào vụt ngang qua cả. Chúng tôi đang nhớ về khoảnh khắc trước đó. khoảng đầu tiên khi cùng Hạ đến với thư viện. Chiếc ghế ngay cạnh cửa ra vào phòng đọc học sinh. Thầy lúc nào cũng ngồi ở nơi ấy, trên đôi bàn tay lúc nào cũng là một tờ báo, thầy lúc nào cũng đang đọc báo. Công việc của thầy là ghi danh sách các các bạn học sinh mượn sách trong một quyển sổ nhỏ. Nói không có những học sinh khác đi đến thì cũng hơi sai. Thi thoảng cũng có người xuống mượn sách và trả sách. Nhưng việc dành cả một khoảng thời gian dài như chúng tôi ở thư viện trường thì lại là chuyện khác. Thầy Khương còn kèm thêm cho chúng tôi những môn mà cả hai còn yếu, hay kể cho chúng tôi nghe những mẫu chuyện hay thì có lẽ mọi người cũng biết rồi.

  Cả hai dần chìm đắm vào sự im lặng của thư viện hơn, dường như chỉ nghe được tiếng gõ phím của cô Liên; và thấp thoáng chỉ vướng víu tiếng cười đùa chạy nhảy của các bạn học sinh bên ngoài. Cả hai đều trầm ngâm. Thoáng chốc nhìn qua chỗ thầy Khương ngồi, thoáng chốc lại nhìn lên các kệ tủ, những quyển sách; và rồi lại nhìn nhau, nhìn sang đến những việc mà cô Liên đang làm. Trong tâm trí của cả hai dường như tưởng tượng lại hình ảnh mình thường đi qua những kệ tủ này, lấy quyển sách này và rồi ngồi cạnh thầy Khương để đọc.. Hay chỉ việc phụ giúp thầy Khương điền vào hồ sơ mượn sách thôi. Những hình ảnh ấy gần như càng lúc, càng lúc càng hiện rõ ra. Cả hai như đang tự chính bản thân mình chìm sâu vào những chuyện đã từng diễn ra, và bức tranh ấy được tô vẽ nên từ tâm trí của cả hai từ những lúc khi có thầy Khương bên cạnh vậy.

  Bọn tôi gần như hiểu được cảm xúc của cô liên. Một chút tiếc nuối, chút mất mát. Bởi đâu xa nơi thư viện này thường ngày của chúng tôi bỗng chốc thiếu đi một thứ gì đó. Chúng tôi hiểu cảm giác của cô liên thế nào. Chúng tôi cũng thấu cảm lắm, nhất là với tôi và Hạ cũng ở bên thầy Khương thường xuyên mà. Thầy xem chúng tôi là những đứa cháu thân thuộc của thầy vậy, và chắc thế thầy đã là một phần không thể thiếu đó với chúng tôi, cũng ngược lại như thế là chúng tôi với thầy.

Đâu đó mang một chút tiếc nuối, sẽ thật mất mát nếu bỗng dưng thiếu đi một thứ gì đó đã từng hiện diện. Khi những việc đã từng diễn ra và đã từng tiếp xúc rồi. Nhiều khi ta nhớ lại chúng, có những lúc sẽ rưng rưng, sẽ không kìm được những giọt nước mắt đâu đấy. Những cảm xúc ấy, thật sự khó tả vô ngần.

Rồi nghĩ sang đến việc cả hai có nên đến thăm thầy không.

Chúng tôi suy nghĩ đi, suy nghĩ lại chỉ có một việc đó. Việc rằng có nên đi đến thăm thầy Khương ở trung tâm y tế hay không. Còn nếu muốn đi thì cả hai chúng tôi phải đi đến nơi ấy bằng cách nào? Liệu Hạ có cùng suy nghĩ của tôi như lúc bấy giờ không, tôi cũng không chắc. Thế liệu có nên hỏi Hạ không? Có hay không thì đáng lẽ việc ấy. Bình thường mọi lành chúng tôi gần như có thể bộc trực thẳng thẳng những vấn đề của nhau ra mà, sao hôm nay lại khó đến như thế này vậy nhỉ. Tôi nên đặt câu hỏi với Hạ như thế nào. Và chắc khi hỏi Hạ thì câu trả lời của Hạ sẽ như thế nào nhỉ.

Thế đó, sâu trong tâm trí của tôi vừa hoang mang là có nên hỏi hay không, rồi lại chuyển hẳn sang sẽ nhận được câu trả lời từ Hạ như thế nào. Và khi tôi bắt đầu suy nghĩ ra được ý định rồi, nhưng tại mâu thuẫn bên trong nên gạt lời nói đó đi thế thôi. Còn việc hỏi thì tôi sẽ cố gắng hỏi Hạ vậy.

Ánh nắng bừng qua cửa sổ, quá ánh rêu của màn che xíu rọi xuống mặt sàn. Xung quanh lớp gần như không có những tiếng ai náo động. Trong tiết tập đọc, chỉ có tiếng bài giảng của cô là rõ nhất ở thời điểm hiện tại. Tôi quay sang nhìn Hạ, Hạ vừa chăm chú chép bài và vừa chăm chú nghe giảng. Những dòng suy nghĩ vừa rồi của bản thân gần như đã làm tôi mất tập trung rồi. Giờ mà cứ đợi tới khi tới giờ ra chơi, cứ mãi suy nghĩ thế này thì sẽ chẳng làm được gì cả.

- Phượng làm gì mà lại sao nhãn quá đó? - Hạ quay sang tôi thì thầm. Chắc Hạ cũng đã nhìn vào những việc tôi đã làm và ngay cả là quyển tập của tôi trống không thì mới nhận biết được điều đó. Là Hạ đang kế bên cạnh tôi, mà thật sự tập tôi đúng thật là chưa có chữ nào thật.

- Không có gì. - Tôi cố lảng tránh đi, không cần tối cố lảng tránh đi thì Hạ cũng đã quá hiểu tôi rồi. Tuy chưa chắc Hạ hiểu suy nghĩ của chính bản thân tôi như nào. Thần giao, cách cảm chăng? Chắc chắn chỉ là thứ có trong phim thôi. Chứ chơi cùng nhau như thế này thì chưa chắc đã hiểu nhau đến thế. Mà bấy giờ, tôi với Hạ đã cùng nhau theo kiểu ‘bạn bè’ đã bốn năm rồi đó thôi.

- Phượng lo chép bài đi kìa, Hồi nữa ra chơi Hạ không cho phượng mượn tập để chép bài đâu.

- …

- Mà nữa nè, ra chơi gặp nhau trước bồn cây nơi dưới nhành phượng vĩ nhé. Hạ có chuyện muốn nói.

Tôi dần tiếp lời Hạ; “Được thôi!”

Giữa khoảng thời gian nghe giảng ấy, tôi phải cố chép hết phần bài trong trang tập vẫn chưa có những chữ gì ban nãy. Hạ cũng đã cho tôi mượn tập của mình. Nhưng những con người khi làm một việc gì đó chưa xong thật lâu, thì họ sẽ làm cách nào để hoàn thành chúng thật nhanh để theo kịp tiến độ; nhưng chúng sẽ không được tỉ mỉ. Hiện tại tôi cũng đang tính làm như thế, đổi lại nét chữ của tôi sẽ không ngay ngắn như mỗi lúc bình thường được nữa. Nhưng kế bên tôi là Hạ, trông Hạ cứ như là một người sếp đang giám sát người nhân viên của mình, là chính tôi đang ngồi bên cạnh, Hạ chắc sẽ không cho việc ấy dễ dàng diễn ra đâu. Bởi thế tôi phải làm cho ngay ngắn lại hàng chữ của mình, chúng hiện tại đã và đang bị lệch khá nhiều rồi.. Cứ bao nhiêu chữ lệch là mặt Hạ sẽ thay đổi bấy nhiêu lần. Không làm theo, chắc là tôi sẽ không xong với Hạ đâu.

Sang tới giờ ra chơi, tôi đã đi ra tới chỗ hẹn trước, vẫn là nơi chỗ ngồi dưới gốc hàng phượng vĩ đó thôi. tôi ngồi tại đây để đợi Hạ. 

Nếu mọi người không biết, thì đây là nơi đầu tiên Hạ đã mở lời với tôi. Chắc chắn rằng nếu không có ngày hôm ấy thì sẽ không có ngày hôm nay. Gốc rễ và mầm non mối quan hệ của chúng tôi đã được gieo rắt từ khi đó rồi. Từ chồi non, cứ đâm chồi, tình cảm sẽ càng phát triển thêm. Càng quen dần, thì con người ta sẽ không còn nghĩ đến những điều khác làm sứt mẻ mối quan hệ nữa.

Tôi đợi Hạ lâu hơn những lúc thường ngày. Tôi biết Hạ bận sắp xếp giấy tờ cho giáo viên, nhưng…

- Hạ đây rồi nè.

Lần này không phải Hạ từ cửa phòng giáo viên hay từ cửa lớp bước ra. Mà hướng đi của Hạ bây giờ là từ thư viện trường mà.

- Hơi lâu hơn dự đoán.

- Hạ bận soạn tài liệu phụ cô Liên ở thư viện, xin lỗi nếu Phượng đợi quá lâu nhé.

- Không sao. - Tôi lúc nào cũng thông cảm cho Hạ hết. Còn vấn đề Hạ nói lên soạn tài liệu phụ cô Liên, thì có lẽ có gian dối gì đó. Thư viện trường vốn ít người đến mà, tất cả những tài liệu mượn sách gì đó chung quy lại thì cũng sẽ rất ít đó. Không phải là vì tôi không tin Hạ. Nhưng khi Hạ nói dối một điều gì đó, tôi đã biết được vài đặt điểm riêng để nhận dạng đực Hạ khi nói dối rồi. Bất kể thế nào tôi cũng tin theo lời nói dối ấy, hay là sẽ luận ra những suy nghĩ Hạ đang che giấu điều gì. không, bởi vì làm như thế thật tốn công.

- Thế Hạ hẹn Phượng ra đây, có chuyện gì?

- Để ôn lại những kỷ niệm xưa cũ thôi ấy mà.

- Lại nói dối rồi. - Tôi nghĩ thầm, không phải chỉ là nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ nữa.

- Thôi thì Hạ không dấu nữa. - Từ lời nói mà Hạ thốt ra, tôi tự hỏi rằng phải chăng Hạ đã đọc được suy nghĩ của tôi trong thoáng nhất thời vừa rồi chăng? 

- …

- Giờ Hạ sẽ nói thật nhé!

- Phượng đang tìm một cách nào để thăm thầy Khương phải không nào?

Trúng tim đen lần một.

- Trong lúc ở lớp khi nãy, Phượng chỉ mỗi việc suy nghĩ về việc đến thăm thầy Khương và tính bàn bạc chuyện ấy với Hạ chứ gì?

Trúng tim đen lần hai.

- Phượng muốn đi thăm thầy khương đúng chứ?

Như đã đi guốc trong bụng tôi luôn rồi. Quá đáng thật chứ.

Giờ tôi nên nói ra ý định ban nãy hay là không nên nói ra ý định ban nãy. Thôi thì đành nói vậy, tôi không thể nào giấu được nữa, cũng không thể nào qua mặt Hạ được nữa. Mà dễ gì tôi không biết Hạ đang nghĩ gì, chả qua là Hạ giữ bản thân mình bình tĩnh rất kỹ thôi.

- Thì đúng là chuyện ấy… - Tôi trả lời, nhưng chưa nói thẳng. Hạ theo đó cũng đã ngồi xuống cạnh bên tôi, sau khi nói những lời nói thật sự khiến tôi đã như thế này đây. Những lời nói sắc đá ấy làm tôi chỉ muốn nói ra rằng “Những điều Hạ đoán chắc về bản thân tôi, gần như đã là sự thật  cả vậy.”

- Phượng đi không? - Hạ bất ngờ hỏi tôi.

- Đi đâu chứ? 

- Thì đi thăm thầy Khương ở trạm xá. - Hạ trả lời, nhưng vẻ mặt thì tỏ vẻ dỗi tôi vì không hiểu ý của Hạ cho lắm. Nhưng nếu muốn đi thăm thầy Khương thì chúng tôi phải làm cách nào? Hay là Hạ đã có một suy nghĩ riêng.

- Đi thì đi, nhưng mà cả hai sẽ xuống trạm xá bằng cách nào đây? - Trạm xá tuy không xa lắm, nhưng chúng tôi không thể nào nhờ phụ huynh chở xuống ấy được, xin lý do thế nào bây giờ, đi bộ xuống nơi ấy cũng sẽ không được đâu. Mà ngỡ chúng tôi có thể xuống được nơi ấy đi chăng nữa thì cũng đâu thể biết thầy nằm ở đâu, đâu. Chúng tôi đâu phải người nhà của thầy Khương đâu mà.

- Cô Liên sẽ chở chúng ta đi. - Hạ trả lời. 

- Vậy là Hạ đã xin cô Liên? -Tôi hỏi.

- Hạ không có xin cô Liên đâu, Hạ thề luôn ý. Là do cô liên nói là thầy muốn gặp tụi mình và vì thế cô sẽ chở tụi mình xuống trạm xá để thăm thầy.

Nhìn Hạ lúc này không có biểu hiện gì của sự dối trá cả. Tôi đã từng nói, tôi rất hiểu Hạ và cả là biểu hiện khi nói dối của Hạ sẽ như thế nào nữa mà.

- Vậy thì nào chúng ta sẽ đi?

- Ngày mai hãy đi đến thư viện, đi sớm xíu thì cô liên sẽ chở chúng ta đi.

- Được thôi!

- Vậy thống nhất rồi á nhen, mai hẹn gặp Phượng trên trường nè.

- Ừm, hẹn Hạ ngày mai. - Tuy tôi đã thống nhất ý kiến, tuy vậy thật sự tôi vẫn còn phân vân lắm. Mai ư, vậy là thời gian sẽ là đầu giờ vô học. Chúng tôi sẽ đi sớm hơn thường ngày một tí, Thời gian mà chúng tôi đến trường thường nhật sẽ cách tiếng trống đánh vào học tầm mười lăm cho đến hai mươi phút..

- Mai cứ đi học sớm như hôm nay là được mà. - Hạ nói, rồi Hạ nói tiếp.

- Nếu đi sớm như hôm nay thì thời gian chúng ta có sẽ là bốn mươi năm phút phượng nhỉ?

- Tuy cũng không nhiều thời gian lắm nhỉ Hạ?

- Tuy ít thời gian, nhưng mà chúng ta sẽ rất là tôn trọng khoảng thời gian lúc ấy.

Đúng vậy, chúng tôi luôn tôn trọng những giây phút bên thầy Khương mà. Dù ít, dù nhiều thì khoảng thời gian ấy cũng rất quý. Dẫu trong tương lai cả hai gần như có thể quên, nhưng chắc hẳn sẽ không còn mang theo thứ âm vang tiếc nuối nào nữa. Cả hai chắc chắn sẽ đều trân trọng những giây phút ấy.

Nắng ruộm đầy quanh sân, sân trường thật sự náo nhiệt từng nhóm người đang chơi đùa với nhau. Phía căn tin trường nơi thường xuyên đông đúc học sinh nhất, bấy giờ cũng chỉ còn chơ vơ vài người cuối cùng. Chúng tôi vẫn ngồi nơi đây tầm thêm xíu nữa, những ngọn gió nhẹ vẫn làm xao chuyển vài chiếc lá cây. Chúng tôi ngồi như vậy cho đến khi nhận biết được dấu hiệu lúc hết giờ ra chơi, là khi chú bảo vệ bước ra từ nơi căn phòng cạnh cánh cửa chính. Thấy thế, chúng tôi mới dần đi vào lớp.

Giờ học tan tầm vào lúc năm giờ chiều.

Tôi cùng đi với Hạ, cùng Hạ ra đến nơi cổng trường. Cô như muốn nhắc lại lời ấy với tôi: 

- Ngày mai hẹn Phượng thời gian tương tự với như hôm nay nhé!

  ✽

Hôm sau.

Theo lịch trình đã được hẹn trước từ Hạ, tôi đã cố xin mẹ chở tôi lên trường thật sớm như hôm qua. Nhưng lần này tôi lại không lấy cái cơ trực nhật hàng tuần nữa, vì đâu có ai liên tục trực nhật mọi ngày. Mà khoan, lúc ấy tôi không biết giải thích vì sao lý do lại đến trường sớm như vậy đấy. Mà hôm qua chỉ cần tôi nói với mẹ thôi, là mẹ tôi đã cho phép tôi mà gần như không hỏi thêm một điều gì nữa cả. Thật khác thường…

Tôi bước vào cổng trường vào tới khoảng sân. Lòng vừa nghĩ vừa mập mờ, địa điểm hôm qua Hạ hẹn tôi là ở thư viện trường. Nên dự định của tôi sẽ lên và bỏ chiếc cặp mình trên lớp trước. Bỏ đấy sẽ chẳng có ai lấy đâu, lại cũng an toàn nữa. Và thế là tôi dần đi lên lớp. Đi lên cầu thang bộ và lên lớp thôi nào. Lớp tôi nằm nơi phòng học thứ hai dãy hành lang, nều đi từ phía trái sang phải.

Tôi bước vào lớp, vừa nghĩ thầm.

“Chắc Hạ chưa đến đâu, bởi vì mình đã đi sớm hơn khoảng thời gian ngày hôm qua một tí.”

Khi tôi còn chưa bước tới chiếc bàn đôi quen thuộc, khi nhìn từ khoảng độ cửa lớp sang, thì cặp của Hạ để ngay đấy tự bao giờ rồi. Vậy là Hạ đã đến sớm hơn tôi, tuy vậy cũng chả sao cả. Việc đầu tiên vẫn thường ngày của cả hai là xem có rác bên trong ngăn bàn của mình không và cả hai chúng tôi sẽ đem đi bỏ chúng. Tôi biết Hạ đến trước và đã làm việc này rồi, nhưng bằng một thói quen tôi đã kiểm tra một lần nữa. Trong đó, có một tờ giấy gì đó.

“Nếu Phượng để cặp xong rồi á, thì hãy đi xuống dưới nhà đẩy xe giáo viên đi. Hạ với cô Liên đang chờ phượng ở đó rồi đấy.”

Hạ và cô Liên đã đợi mình sẵn từ nhà xe giáo viên.

Tôi vội vã làm theo những gì trong tờ giấy mà Hạ đã ghi. Đi đến nhà xe giáo viên ngay gần kề cạnh căn tin trường

Thấy tôi, Hạ vội nói:

- Phượng ơi, đằng này. - Thật sự còn chưa ra tới ngoài nhà xe nữa mà.

Cô liên đưa cho tôi chiếc nón bảo hiểm, còn Hạ thì đã có nón bảo hiểm rồi. Chúng tôi lên xe, chiếc xe máy của cô liên. Hạ ngồi lên trước, tôi ngồi lên trên sau Hạ. Sau một vài phút chúng tôi đã ổn định xong. Cổ Liên bắt đầu chở chúng tôi dần xuống phía dưới con dốc trường. Đây là lần đầu tiên tôi được chở bởi người lạ, mà giờ đây cũng không phải người lạ nữa, bởi cô Liên là người chúng tôi biết mà. phải gọi là người bên ngoài gia đình mới đúng.

Trên con đường quen thuộc, cũng chẳng có gì khác lạ ở hai bên vệ đường cả. Con đường đã được mẹ tôi chở đi chở lại biết bao nhiêu lần. Nhưng điều khác lạ ở đây rằng, phần ấy tôi đã nói ở trên.

- Cuối cùng cũng đã đến trạm xá. - Hạ nói. Nói thiệt thì trạm xá cách trường đâu xa lắm đâu. Mất gần như chỉ vỏn vẹn năm phút đi xe thôi.

Chúng tôi xuống xe, còn cô Liên thì đẩy bộ chiếc xe máy vào chỗ gửi. Chúng tôi đi theo cô Liên, nhưng rồi chỉ đứng đợi ở bên ngoài. Khi một lúc sau cô liên từ nhà xe ra:

- Đi thôi các em!

Khoảng sân rộng vô đến thẳng bên trong, dọc hai bên sân là các tòa nhà cũ kỹ đã có đôi chút màu rêu phong. Xung quanh luôn dày đặc những kẻ qua, người lại. Các phòng khám, bác sĩ và bệnh nhân. Tôi rất ít khi đi đến trạm xá; khi tôi bị ho cảm thì đã được khám và lấy thuốc ở nơi khác rồi. Nói chung đây là lần đầu tiên tôi đặt chân tới nơi đây, tôi dường như bước vào một khung trời mới vậy. Còn Hạ…

- Các em đi thôi.

Cô Liên dẫn chúng tôi đến phòng bệnh của thầy Khương. Thầy Khương ở trên lầu, chúng tôi chỉ đơn giản là đi theo cô. Càng vào sâu trong những dãy hành lang là đầy những mùi thuốc sát trùng dày đặc, sàn nhà cũ kỹ; cũng phải thôi bởi vì nơi đây gần như đã tồn tại khá lâu rồi.

Đi được một hồi lâu, cô Liên mở cánh cửa căn phòng ra.

- Các em vào đi.

Chúng tôi vào bên trong. Một căn phòng nhỏ có hai chiếc giường, một chiếc tivi và ngay cả là điều hòa nữa. Khi chúng tôi vào đây, thì không khí đã mát hơn, cảm nhận khác hẳn bên ngoài. Thầy thì nằm phía góc giường bên cạnh chiếc cửa sổ, có thể nhìn thấy được khoảng sân bên dưới. Còn cô Liên vẫn đang bận bịu với việc dọn phần cơm cho thầy.

- Chúng em chào thầy ạ!

- Chào các em.

Dáng vẻ của thầy ốm yếu, gần như gầy hơn so với những lúc bình thường. Thầy đang được truyền nước biển. Cô liên nói rõ cho chúng tôi biết thì thầy đang bị cao huyết áp. Nói là việc đi thăm, nhưng chúng tôi gần như chẳng thể làm gì nhiều cả. Rằng chỉ có mỗi cô liên là đang chăm sóc thầy mà thôi. Chúng tôi còn không có chuyện muốn nói, nhưng đúng thật ra là cả hai không chuyện gì để nói hơn.

- Hạ.

- Gì á phượng?

- Phượng không biết nói chuyện gì đó với thầy hết.

- Hạ cũng thế.

Hôm nay khác với mọi lần. Khi ở thư viện trường thầy là người kể chuyện, là người chỉ dạy cho chúng tôi những điều bổ ích. Thế nhưng bây giờ, chúng tôi chúng tôi thật sự không hiểu chúng tôi đang muốn gì cả.

- Nói là chúng tôi tới thăm thầy, nhưng giờ ở thực tại liệu có phải là thăm thầy đâu cơ chứ.

  Hay là vì chúng tôi đã quá quen thuộc với hình dáng thầy ở trước đó rồi, mà chưa nghĩ thầy sẽ như thế nào ở lúc thực tại làm chúng tôi bất ngờ chăng? Bất ngờ trong thoáng chốc, hụt hẫng trong thoáng chốc và sự hiện diện của việc bất ngờ đó để lại, chẳng khiến chúng tôi muốn làm gì cả, chỉ cần nhìn thẩy như thế nào là được?

Cô liên kêu chúng tôi đi mua một ít nước nóng. Cô đưa chiếc bình thủy cho chúng tôi và dần chỉ chỗ cho chúng tôi đi mua nước.

- Nè Phượng.

- Gì á Hạ?

- Cảm giác tiếc nuối là gì?

- Là khi con người ta đã trải qua một cái gì đó tốt đẹp, và suy nghĩ lại ta ngậm ngùi khi nhớ về những chuyện ấy đã diễn ra. Đúng chứ?

- Phượng nói phải. Thế còn mất mát là gì?

- Là mất đi một thứ gì đó, hay cảm thấy thiếu một thứ gì đó.

- Nghĩ lại cho cùng, hai chữ ấy là điều chúng ta đang nhận ở thực tại.

Tôi thật sự không hiểu Hạ đang nghĩ đến gì nữa.

- Cảm giác ta thấy buồn, bởi lẽ cả hai đã mất đi hình bóng của thầy Khương trong quá khứ. Khi chúng ta đã quá quen với điệu bộ và dáng vẻ của thầy ở thời điểm ấy, gần như lúc nào cũng có mặt ở thư viện cả. Tính kể từ lúc cả hai ít xuống thư viện hơn, chúng ta ít hơn cũng là vì cố gắng để không đọc đi những quyển sách cuối cùng chậm lại. Chứ không có nghĩ rằng với việc bệnh tình thầy Khương đúng chứ?

- Đâu đó đúng thật!

- Việc chúng ta cảm thấy mất mát là vì những kỷ niệm của chúng ta khi vẫn còn ở thư viện trường. Nên khi thấy thầy ở đây, khác hẳn với lúc ở thư viện trường. Điều ấy sẽ làm chúng ta hụt hẫng. Chúng mình muốn hỏi thầy thêm nhiều điều, thế rồi những điều ấy cũng vỡ lẽ theo đó, rồi lại biến mất đi. Là những điều mà chúng ta lại không thể nói ấy. 

- Hạ hiểu thật đấy.

Chúng tôi mua nước nóng cho cô Liên xong.

- Nếu lỡ lúc đó, khi Hạ trong trường hợp đấy thì sao?

- Đừng có nói thế chứ!

- Ừm, không. Hạ chỉ giỡn thôi.

Khi ta quá tiếc nuối vì mất đi một thứ gì đó nhỉ? - Trong tình thế hiện tại vì chúng tôi đã quá tin vào sự tồn tại gần như không thay đổi của thầy Khương, vào lúc ấy cho nên…

- Đi về lại phòng bệnh thôi! - Hạ nói, trong khi cả hai lúc này đang dần trở về phòng bệnh của thầy Khương và đưa chiếc bình này cho cô Liên.

Chúng tôi quay về lại với thầy. Thầy nói và hỏi chúng tôi về nhiều điều, kể cả việc học tập. Cho đến khi thầy dần nói qua chuyện đọc sách, về những quyển sách mới sắp đến sẽ được chuyển tới thư viện.

Chúng tôi hỏi về tình hình sức khỏe của thầy. Thầy nói thầy sẽ giao công việc của thầy lại cho cô Liên, và nói các em có thể đọc những quyển sách mới ở thư viện giống như những ngày bình thường rồi. Thư viện lúc nào cũng sẽ mở cửa, khi sách đến các em phụ cô Liên phân loại sách và sắp xếp những quyển sách mới nhé!

Thoáng chốc đã là ba mươi phút chúng tôi đến thăm thầy và trò chuyện chung với thầy. Mọi thứ cứ trôi nhanh như là chỉ năm phút ngắn ngủi. Chúng tôi đã phải sẽ sắp sửa quay lại trường.

- Thầy Khương đã nói về những quyển sách mới nhỉ?

- Vì thế nên những ngày sau này cả hai chúng ta sẽ đến thư viện thường xuyên hơn!

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận