• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Phần 1. Những việc làm để tìm hiểu ý nghĩa của mùa hạ.

5- Một tháng, một tuần và rồi một ngày

0 Bình luận - Độ dài: 5,904 từ - Cập nhật:

Vào một giờ ra chơi bất định. Tôi và Hạ lại gặp nhau, cũng lại vẫn ngồi cùng với nhau, tại một địa điểm cũng chẳng thể nào thân thuộc hơn.

- Nè Phượng, cảm giác khi mất đi một người nào đó thì sẽ như thế nào nhỉ?

Hạ hỏi. Vẫn là một câu hỏi sáo rỗng không có đầu, không có đuôi. Lại càng khó mang đến trong tâm tư những lằn suy nghĩ dày.

- Mất đi, là thế nào? - Để đỡ phải bỡ ngỡ hơn chắc tôi nên hỏi sâu vào hàm ý của Hạ.

- Là bỗng chốc khi họ sẽ chuyển đi, hoặc đơn giản là sẽ không còn bên mình nữa.

“Chuyển đi hoặc không còn bên mình nữa ư..?” Tôi như cứ lặp đi, lặp lại lời nói của Hạ trong vô thức. Cho đến khi tôi dần nghĩ ra được câu trả lời.

- Chắc cũng sẽ như theo cách tụi mình cảm nhận khi lúc đến thăm thầy Khương thôi nhỉ. Hạ nghĩ xem, có đúng không?

Cảm giác thiếu đi một thứ gì đó, từng hiện diện, từng diễn ra và chúng cứ diễn ra theo lẽ thường như thế. Đó là thiếu đi, biến mất đi thì đúng hơn. Bởi những cảm xúc chỉ cần ngắn hạn, khi ta thấy chúng diễn ra thường xuyên trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng lại lặp đi lặp lại như thế thì sẽ chẳng khác gì mưa dầm thấm lâu. Mà bỗng dưng lại thiếu đi những thứ như thế.

Để lý giải cho luận điểm trên thì thế này, về thầy Khương. Chúng tôi vì đã quen quá hình bóng của thầy, khi ngày nào cũng đi đến thư viện trường. Dần những khung cảnh quen thuộc và dần cứ diễn ra thường ngày, với câu nói quen thuộc “Thầy chào các em!” Cho nên chúng tôi cứ mãi chỉ nhớ tới một thứ, đi đến thư viện thì sẽ gặp thầy Khương ngay, cùng với những khung cảnh quen thuộc. Còn về theo ý Hạ nói thì cảm nhận chân thật hơn thì phải là người gần gũi mới đúng nhỉ? Nghĩ lại trong tình huống lúc ấy, thì cô Liên sẽ buồn hơn chúng tôi nhiều.

Và thế là tôi tự nghĩ về người thân thuộc với tôi nhất. Để xem, người thân thuộc bên tôi nhiều nhất là…

Khi tôi chưa kịp dần định hình để về hàng đống suy nghĩ do chính câu hỏi của Hạ tạo ra thì:

- Thế thì phượng đừng suy nghĩ câu hỏi đấy của Hạ dài dòng nữa. Vì Hạ sẽ không bàn về vấn đề ấy nữa!

- …

- Giờ đây, hai ta hãy cùng phân tích “mãi mãi” nghĩa là gì đi. Chúng ta sẽ bắt đầu với cụm từ “mãi mãi” trong lời hứa của cả hai chúng ta trước.

Tôi hỏi lại:

- Mãi mãi trong lời hứa của hai chúng ta? - Tôi bất ngờ.

- “Mãi mãi” trong “Mãi mãi là bạn bè với nhau” đó. Điều ấy là điều mà chúng ta đã hứa. nên là hãy cùng nhau phân tích “mãi mãi” trong lời hứa ấy của chúng ta trước nhé. - Hạ giải thích, không phải tại vì tôi quên lời hứa ấy.

Hạ lại nói tiếp:

- Nếu hiểu rồi, thì cùng phân tích cụm từ “mãi mãi” nào!

Phân tích từ thì có thể hiểu chung là giải nghĩa của từ. Mỗi từ thường chỉ có hai nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng. Thường thì cả hai phải cùng nhau liệt kê nghĩa của một từ nào đó. Còn về từ nào đó là do việc cả hai chúng tôi sẽ ngẫu nhiên chọn chúng ra. Hạ thường hoạt bát trong trò này nhất, tôi trong chơi này còn lép với hơn cả Hạ ấy chứ. Tôi cũng chưa rõ trò chơi này đã bắt đầu từ lúc nào? Có khi là từ thể những lúc mà cả hai khá buồn chán chăng?

- …

- Rồi cùng so sánh đáp án nào!

- So sánh đáp án, sao nhanh vậy? - Vì thường là cả hai phải cần thời gian khá nhiều để giải thích ý nghĩa mà. Ít nhất là một tuần và nhiều nhất có khi là cả tháng.

- Có đáp án rồi thì nói thôi. - Hạ đáp không ngần ngại.

- Hạ chuẩn bị trước rồi á?

- Thật ra là Hạ chẳng chuẩn bị trước gì cả đâu. Việc này thì Hạ cũng chưa chuẩn bị trước luôn đó. Suy nghĩ được gì thì cứ nói ra những lời cần nói thôi! Mỗi người có ý nghĩa riêng và chúng chưa chắc gì sẽ giống nhau đúng chứ?

- Đúng thật là như vậy mà!

- Nè, Phượng nghĩa ra thì hãy chép vào trong giấy nhé Rồi cả hai sẽ đọc ý kiến của nhau!

- Không cần phải nói luôn? Không như những lần trước nữa à?

- Không đâu! Vì cả hai chúng ta chưa sẵn sàng đầy đủ mọi thứ mà. Cứ tự tìm hiểu và rồi lại suy luận thôi. Vào một ngày nào đó, chúng ta hãy cùng so sánh đáp án nhé.

- Ừm, Phượng biết rồi.

- Vậy Hạ sẽ ghi thêm một điều vào quyển sổ nữa.

Dòng cuối cùng Hạ viết vào trong quyển sổ đó. Những dòng có những con số cuối cùng trong danh sách “Những việc làm để tìm hiểu ý nghĩa của mùa hạ” đấy.

Việc cuối cùng viết thêm:

Hãy cùng so sánh đáp án, hồi kết của mãi mãi.

Tôi đọc từng chữ Hạ ghi, lòng cảm nhận rằng.

- À không, không có gì. - Mất mớ gì bản thân tôi lại nghĩ đến những chuyện như thế? Vốn chỉ là trò chơi giải nghĩa của từ thôi.

- Hạ ghi nhầm mất rồi, để Hạ chỉnh lại.

Hạ sang xuống dòng số mười một vẫn còn đang để trống đó.

- Xong, là như này.

Hãy cùng so sánh đáp án “Ý nghĩa của cụm từ mãi mãi là gì.”

Cứ như thế, câu hỏi “mãi mãi” là gì của Hạ len lỏi vào trong suy nghĩ của tôi. Thường thì tôi nhớ được một thứ gì đó rất nhanh. Nhưng khi vừa nhớ mà vừa suy nghĩ thì lại là một câu chuyện rất khác. Nên ghi chú lại thì sẽ dễ hơn.

Tôi thường ghi chú những thứ mình cần làm ngoài phần bìa cứng của những quyển tập học. Nhưng lần này, theo một nghĩa dĩ nhiên nào đó, tôi thấy chúng là thứ quan trọng nên sẽ chép ở nơi khác.

Cũng đã lâu kể từ lần cả hai đặt ra trò chơi giải nghĩa của từ. Nhưng lần này với việc chép ra giấy thì…, chẳng phải nói ra thì sẽ tiện lợi hơn nhiều mà và việc cả hai sẽ cùng so sánh đáp án với nhau. Và thế là tôi mong muốn được nhanh chóng tới lúc được so sánh đáp án.

Nói về mãi mãi à? Thật ra thì cũng đơn giản thôi. Mãi mãi là luôn tồn tại, luôn diễn ra, là những thứ không bao giờ có thể bị phai nhạt hay dừng lại, cũng không có hồi kết, là cũng không có điểm dừng. Nếu dựa trên thực tế thì chúng mới thật là vô lý biết bao. Trong cuộc sống sẽ không có những thứ thật sự không thể cùng với nhau mà về lâu về dài. Như việc giao tiếp giữa người với người, như những cuộc vui. Việc gì cũng sẽ có lúc tàn, rồi sẽ có những người ta đã gặp sẽ lại quên ta đi trong vô thức, rồi niềm vui nào cũng sẽ có lúc tàn phai và chúng ta sẽ rồi lại bỏ qua chúng. Như một chiếc lá rơi từ trên một cành cây, đáp dần xuống dưới mặt đất nhẹ nhàng sau đó sẽ tự phai đi theo thời gian.

   Nói mãi mãi không thể tồn tại trong thực tế thì cũng sai. Bởi lẽ còn có vòng đời của con người, vòng đời của các sinh vật tự nhiên, hay là cả một dải ngân hà. Chúng vĩnh cửu, chúng mới thật sự là mãi mãi đấy!  

Mãi mãi trong lời hứa của tôi và Hạ.

“Chúng ta sẽ mãi mãi là bạn bè.”

Nguyên văn hình như là như vậy. Tuy không thực t6é, tuy có phần gì đó viển vông…

“Nhưng bằng cách nào…”

“Tôi lại có niềm tin vào chúng đến lại.”

Bởi vì tôi tin vào sự mãi mãi thật sự sao?

“Không chắc, cũng vô ngần.”

Trong tờ giấy đôi tôi chuẩn bị từ trước đó. Những thứ tôi ghi để phân tích cụm từ mãi mãi trong lời hứa.

“Sẽ có lúc dừng lại, sự kết thúc của mãi mãi.”

“Nhưng tôi vẫn tin chắc rằng điều đó sẽ không diễn ra.”

Như vậy thôi, như vậy được rồi. Như vậy là đủ giải thích được ý nghĩa của cụm từ “mãi mãi” rồi.

Tôi tự tạo cảm giác cho mình, để trốn đi những suy nghĩ chắc sẽ diễn ra tiếp theo nữa. Thiệt đúng là tôi không thể hiểu Hạ được mà, không hiểu theo ý kia, chứ không phải việc quá đổi thường ngày lại là một chuyện khác.

Tôi nghĩ phần của mình thì đã xong, giờ thì chuẩn bị.

“Cùng so sánh đáp án với nhau nào.” 

Cả hai đều chưa chuẩn bị xong, nên chắc là cuối tuần này.

Rồi một ngày.

Tôi đã chờ đợi để được so sánh phần giải thích nghĩa của từ, vẫn còn đang gian dở giữa tôi và Hạ. Tôi thật sự đã mong chờ điều ấy vô cùng.

Mong chờ và chẳng thèm để ý đến những chuyện khác. Tôi cứ thường mở ra, cứ thường mãi dạch qua và rồi dạch lại để xem lại những thứ đã chép. Đó gần như là những gì mà tôi đã nghĩ rồi.

Nguyên văn là:

Mãi mãi là tính từ, chỉ một sự vĩnh viễn, tức là sẽ diễn ra không có hồi kết, không một điểm dừng. Sự việc đấy mãi mãi diễn ra thì sẽ không thể dừng lại, hoặc cố tìm một thứ gì đó trong trí nhớ mãi mãi vẫn không thể tìm thấy.

 Vẫn theo cảm nhận của tôi là, những ý tôi viết khác hẳn những thứ lúc trước đó tôi đã viết. Tôi sợ một thứ gì đó nên tâm trí đã mắc bảo tôi nhưng chuẩn bị hai tờ giấy đôi và một tờ thì hãy chép hết những gì mà chính bản thân tôi đã suy nghĩ đi, rồi còn tờ còn lại là để đối phó cho một điều gì đó.

- Tôi không thể cho Hạ xem tờ đó được! - Cũng giống như khi muốn nói chuyện gì đó. Tôi thường suy nghĩ thật kỹ từ đó để phát âm như thế nào ấy, còn không thì tôi sẽ không nói luôn.

Tùng, tùng, tùng. - Tiếng trống vang lên, báo hiệu giờ vào học đã đến.

Nhưng hôm nay bỗng có gì đó khác lạ, bên cạnh tôi ngay lúc này là chiếc ghế trống không trong vô thức. Mà giờ đây chúng không phải trong vô thức nữa khi tấm bảng đen đã được viết lên.

Sỉ số lớp:

Nữ:

Vắng: 1

Hạ (Không)

- Có thật sự là như vậy không?

Như thường lệ thì Hạ là một người đến rất sớm mà. Cũng chưa bao giờ nghĩ học lần nào nữa.

Trong lòng tôi bấy giờ có những cảm giác thật lạ. Chúng như gồm một ít của sự hụt hẫng, một ít của sự đợi chờ và một cảm giác gì đó tiếc nuối hay tương tự vậy. Tự hỏi mình liệu có chịu nổi cái thứ cảm giác này không. Khi thật sự bấy giờ là đã vào tiết rồi, tôi cũng chưa bao giờ gặp tình cảnh như giờ đây.

Điểu lẽ thường như mọi ngày sẽ xảy ra. không, đây là điều khác với mọi ngày nhất.

Tôi cất đi những mảnh giấy đôi vào cặp. Như thể hiện sự hụt hẫng của mình.

“Hãy cùng so sánh đáp án nhé!” - Tôi nhớ lại lời nói ấy của Hạ.

- Nhưng khi nào thì cả hai ta mới được so sánh đáp án đây?

Không phải hôm nay, thì chắc là khi khác. Là ngày mai, ngày mốt, hay ngày kia. Hay phải là ngày mà Hạ đi học lại. Bấy giờ tôi không chỉ mong Hạ mỗi việc ấy.

- Nhưng giờ không có Hạ thì làm sao bây giờ?

Tôi lại bắt đầu bằng những việc mình thường hay làm đã từ rất lâu về trước. Dần quen dần lại với việc định hình tính cách của mình trước đó như nào. Không dễ gì khi chính ta lại quên được. Bởi tôi phải hiểu tôi nhất. Bắt đầu từ những thứ quen thuộc trước.

Ngồi học ngoan ngoãn và chăm chỉ không chú ý đến ai. dẫu nó có chọc ghẹo gì mình đi chăng nữa.

Không vì sự tự ti của bản thân, tôi vẫn luôn tự mình cố gắng đọc những thứ ấy.

Làm những thứ mình thích vào giờ ra chơi, như đi một vòng quanh sân trường hay chỉ đơn giản ngồi yên một chỗ ngắm nhìn xung quanh chẳng hạn.

Cảm thấy hiện tại tôi thật sự giống như trước đó ghê. Tôi nhận thấy được mình có nét gì đó thay đổi khá nhiều. Như tôi một mình và tôi khi có Hạ kề bên cạnh là hai bản thảo hoàn toàn khác nhau vậy. Đó là nguồn suy luận tiếp theo của tôi.

Thiệt mà, chính tôi còn không để cho đầu óc mình yên một tí xíu nào được nữa. Hồi đó tôi đã nghĩ rằng “Tìm được một người nào đó giống mình, hiểu ý mình, nếu thật sự có một người như thế tôi sẽ không kể công mà sẽ giúp đỡ họ hết mình.” Hạ cũng đâu phải là một người đặt biệt gì, nhưng đâu đó là có sự cảm thông và hiểu ý tôi. Chắc vậy, không cần phải mò kim đáy biển, cũng chẳng phải lựa một hạt đậu nhỏ trong vô vàn những hạt đậu khác. Người đó tự tìm đến mình mà. Thôi thì cứ cho đó là như vậy.

- Nếu như người đó không tự tìm đến gặp tôi, thì chính  tôi cũng sẽ tìm cách để trở nên gần gũi với người đó.

Ngày hôm sau.

Sau một ngày dài đã cùng với sự “tự kỷ” không hơn.

Tôi đang mong đợi một thứ gì đó khác.

Tuy hơi trễ một chút, nhưng có lẽ thứ sẽ cứu rỗi tôi thoát khỏi những chuyện như hôm qua sẽ đến. Khi bỗng nhận ra những thứ, một dáng vẻ quen thuộc. Tôi nhìn Hạ khi đã bắt đầu dạo bước trên dãy hành lang. Cho đến khi bây giờ, Hạ từ phía cửa lớp hai tay xách chiếc cặp đi vào. lúc ấy tôi như bừng sáng, liệu cứ mãi ngắm nhìn mãi như thế hay lại trở lại bình thường vốn như mọi khi.

Tôi sẽ chọn trở ra bình thường như mọi khi.

Thuở đầu tiên tôi sẽ đợi Hạ vào tới chỗ ngồi trước. Sau đó tôi sẽ chào Hạ một cách thật tự nhiên và bình thường như mọi ngày.

Hạ đi ngang tới, một hành làng trống giữa các dãy bàn. Dần vụt ra phía đằng sau tôi rồi để chiếc cặp ngay ngắn.

- Chào Phượng!

Hạ lại chào tôi trước. Tôi quay sang nhìn Hạ, rồi nhận về chính bản thân mình vẻ lửng lơ.

- Phượng nhìn gì đó?

Tôi nên bắt đầu cuộc hội thoại của mình như thế nào nhỉ? Một câu hỏi tự nhiên như “Hôm qua tại sao Hạ nghỉ học?” chăng. Tôi có thể nói câu hỏi ấy một cách bình thường mà. Cũng đâu nhất thiết phải ngại ngùng gì với câu hỏi ấy cả. Lẫn trong những câu từ của câu hỏi kia đâu có những từ mà chính tôi khó đọc đâu. Hay là vì chuyện hôm qua? Gần như cũng chả có gì cả.

- Hôm qua có những môn gì nhỉ? - Hạ hỏi.

- Hôm qua á hả? - Tôi hỏi lại cho chắc chắn.

- Ừm, là ngày hôm qua đó.

- Địa lý, Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức.

- Hay quá, vậy là Hạ đã mang đầy đủ tập của ngày hôm qua luôn rồi!

Hạ lấy từ trong cặp mình ra những quyển tập và xếp chồng chúng lên nhau.

- Thấy Phượng có đem những quyển tập của các môn học ngày hôm qua không?

Tôi mở chiếc cặp ra. Để kiểm tra thử tôi có mang những quyển tập ấy không. Nói thật ra rằng tôi đã chuẩn bị chúng kỹ càng chúng từ hôm qua hết rồi mà. Hành động lúc này của bản thân hơi bị thừa thãi nhỉ?

- Dĩ nhiên là có rồi!

Tôi lấy từng quyển tập ra, tương tự như Hạ mà xếp chồng chúng lên nhau. Hạ kéo cả hai chồngtập vào giữa bàn, để sát hai chồng tập lại với nhau. Những quyển tập và bìa bao, chúng trùng màu nhau. Chỉ khác nhau giấy nhãn, tập của môn nào hay của hai thì phải đọc giấy nhãn mới biết được. Chúng trông chẳng khác gì đồng phục học sinh cả, những quyển tập cũng khoác lên mình một bộ đồng phục riêng.

Hạ lấy từ trong chồng tập của cả hai mỗi thứ một quyển, và đang mở tập ra để chép những bài ngày hôm qua vào.

- Sao hôm qua Hạ nghỉ vậy? - Ai lại ngờ trong tình thế như thế này mà tôi là đột nhiên nói ra chứ.

- Hạ bận việc gia đình ý mà!

- … - Khoảng không sau câu nói của Hạ là một không gian như lắng đọng lại một tí xíu.

- Phượng làm gì đó, chép bài phụ Hạ đi! - Hạ nói.

- Không phải Hạ ghét việc người khác chạm vào tập của Hạ lắm ư?

- Nhưng lần này thì lại khác, với Phượng thì được thôi. Hạ sẽ không giận hay gì đâu! - Hạ đã nói vậy thì sao tôi lại không đồng ý được.

Hạ rất ghét việc trong tập mình có hai màu mực khác nhau. Không là hai loại mực khác nhau mới đúng chứ. Với nét chữ của Hạ, phải gọi chúng là tương đối đẹp, Hạ dùng bút máy còn tôi thì lại dùng bút bi. Việc dùng bút máy sẽ bất tiện hơn, nhưng chúng sẽ bền lâu nếu giữ kỹ. Khi hết mực thì có thể bơm thêm, mực ra đều và khi viết với nét chữ bình thường của Hạ thì cũng sẽ đẹp hơn thấy rõ. Nhưng đổi lại với việc như thế, phải cẩn thận và cầu toàn hơn rất nhiều. Vì khi rơi bút xuống đất mà không có nắp bút thì sẽ hư luôn, hay kể cả không cẩn thận khi bơm mực nữa chứ. Hạ là một trong những người viết chữ đẹp nhất lớp mà, nên dùng bút máy cũng là lẽ thường thôi. Cũng không phải là Hạ không dùng bút bi, cô vẫn dùng chúng; nhất là để đánh dấu những công việc đã hoàn thành trong quyển sổ kia.

- Thế thì phượng nên chép quyển nào bây giờ nhỉ?

- Cứ chọn quyển mà Phượng muốn ý.

Tôi lấy ra những quyển đầu tiên từ chồng tập.

Là “Luyện từ và câu”, nên chắc là tôi sẽ lấy quyển khác. Tôi chỉ nên làm một chuyện đơn giản là đề thứ ghi môn học và rồi là tựa bài thôi. Hôm qua có môn đạo đức, tôi vội tìm quyển “Bài học”. Nhưng lại chẳng thấy đâu trong chồng tập cả. Nhìn qua cạnh bên thì chính Hạ, vừa đã viết xong những phần ấy rồi.

- Phượng viết luyện từ và câu đi. - Hạ nói với vẻ thản nhiên. Nên giờ tôi đành phải viết luyện từ và câu vậy.

Cả hai đều đang chăm chú chép bài. Cả hai thật sự chăm chú đến nỗi, dường như tự cô lập chính bản thân của mình với sự náo động ngoài kia. Xung quanh lối ra vào của lớp vẫn đang còn nhiều người buôn chuyện, những câu chuyện buồn cũng có và vui cũng có. Vài người mang những thứ quà vặt vào và chén ngay tại chỗ. Không khí đầu giờ học lúc nào cũng như thế này cả. Bên ngoài thường sẽ vẫn náo động hơn nhiều, chắc chắn sẽ là sân lễ của trường. Nhóm trực nhật thì vội lên bục giảng để lau bảng. Bên ngoài theo hướng cửa sổ của Hạ, trên mặt sân rộng những học sinh năng động vẫn còn mải mê chơi đá banh. Ánh nắng còn sót lại từ buổi ban trưa chiếu rọi sáng rực qua tấm màng rêu xanh thẩm.

Khi tiếng trống vào học vang lên, cũng là lúc mà những công việc chép bài của cả hai đã xong. lâu thật đấy, chứ không phải nói chơi đâu. Hạ dần cất hết những quyển tập trên bàn, tôi cũng cất dần, viết xong những quyển nào thì cất những quyển nấy. Trên bàn vẫn còn dư lại quyển ‘Tập làm văn.”

- Hạ chưa chép tập làm văn đúng không? - Hạ đi trước tôi ra ngoài để xếp hàng chuẩn bị vào lớp, tôi chỉ kịp nắm tay Hạ.

- Cái ấy thì Hạ đâu thể cho phượng chép được đâu phải chứ? - Đúng là tập làm văn thì phải tự làm. Bởi ý và câu từ của mọi người là khác nhau mà, đâu thể giống nhau được. Vậy là chẳng khác nào đạo văn của người khác hết.

- Thật ra cũng đâu thể chép văn của Phượng được, Hạ dĩ nhiên sẽ viết hay hơn rồi. - Hạ nói vẫn với nụ cười đặc trưng ấy trên môi, một sự cố tình trêu tôi không thể nào khác hơn.

- Nếu không có gì thì ra xếp hàng nè, mọi người đã ra ngoài hết rồi đó. - Hạ nhắc tôi, giờ người nhắc thường xuyên người khác lại bị người khác nhắc lại mất rồi! 

Một tuần.

Sau ngày hôm ấy, những chuỗi ngày sau vẫn diễn ra hết sức bình thường. Từ việc mọi ngày diễn ra đi đến thư viện trường, đi một vòng xung quanh trường, hay lại ngồi trò chuyện từ vu vơ sang đến lửng lơ ở bất kỳ một nơi nào đó. Tôi không nghĩ sẽ không có thể nào lặp lại ngày như hôm ấy nữa. Chắc chắn sẽ không.

Chúng tôi vẫn đang ở thư viện trường. Nhưng điều khác hẳn với trước đó thay vì là thầy Khương, thì sẽ là cô liên gửi lời chào đến hai chúng tôi. Một phần là thầy đã về hưu. Nhưng không phải là chúng tôi không thể gặp thầy. Thầy vẫn tới trường vào những lúc rảnh rỗi để trò chuyện với đồng nghiệp, hay đơn giản chỉ là tỉ thí cờ tướng với chú bảo vệ. Thầy cũng có những lúc đến thư viện nữa.

Sách nhập về thư viện càng lúc càng nhiều hơn, và gần như thu hút được nhiều những ánh nhìn của những bạn học sinh mới tới hơn nữa. Nơi chốn trước khi vắng lặng, nay giờ đây đã náo động hơn hẳn. Dẫu vậy, mọi người vẫn có ý thức giữ trật tự chung. Nhiều lúc chúng tôi còn phải giúp cô liên soạn sành và sắp xếp lại những quyển sách mới. Hạ thì danh sách những quyển sách những quyển sách mới nhập vào thư viện, tôi thì xếp sách lên những ngăn kệ tủ dài mới.

- Công việc này của Hạ chẳng khác gì thủ thư hết nhỉ?

- Ừm, Hạ ra dáng một thủ thư lắm đó.

Ghi danh sách cho mượn sách cho những bạn học sinh, chỉ dẫn , tìm kiếm những quyển sách cho những bạn học sinh khác muốn.

Chúng tôi giờ chính đi học trên trường thì chỉ có một buổi thôi. Việc phụ giúp ở thư viện trường không chỉ có mỗi mình chúng tôi, mà còn có khối sáng nữa.

- Thủ thư, nhưng mà chỉ một buổi thôi mà.

- Chứ Hạ muốn làm mãi mãi ư?

- Hạ dường như thích công việc này.

- Tại sao Hạ là thích công việc này?

- Còn gì hơn khi ngồi yên một chỗ ở nơi tĩnh lặng đầy sách. lại có thể được chọn một quyển bất kỳ để đọc.

Chính tôi cũng đã quên. Hạ là mọt sách thiệt mà. Hồi sinh nhật của Hạ chúng tôi chả làm việc gì khác, mà chỉ đọc sách. Chẳng có việc nào giải khuây ngoài những việc ấy cả. Giữa một khung cảnh cả hai người đọc sách ngay cạnh bờ sông như thế.

Đã đến lúc thay ca rồi, tôi và Hạ di chuyển ra tới địa điểm quen thuộc. Nói thay ca cũng chả phải là gì. khi thư viện chỉ có mình cô Liên giữ thôi mà. Chúng tôi còn một ít thoáng thời gian vào giờ ra chơi. Nên cả hai chắc là phải có dự định gì đó.

Chúng tôi lại ra đến chỗ ngồi quen thuộc.

- Có lẽ tuần sau Hạ sẽ nghĩ.

- Tại sao vậy chứ?

- Vì việc gia đình thôi!

- Hạ nghỉ mấy ngày?

- Chắc là một tuần. - Vậy là những chuỗi ngày sắp đến, với tôi sẽ như thế nào đây. Liệu vẫn tiếp nối là tôi của những khi trước đó, hay cố làm tôi như ở thời điểm hiện tại?

Chúng tôi kết thúc những ngày cuối cùng gặp nhau tại lúc ấy, nhưng Hạ chỉ nghĩ một tuần thôi mà. 

Vẫn có rất nhiều việc làm hơn để trợ giúp ở thư viện trường, nên có lẽ khoảng thời gian Hạ nghỉ tôi sẽ thường đi đến nơi ấy. Hạ nghỉ thì cũng sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. - Tôi chắc thế.

Ngày đầu tiên, chính là thứ hai đầu tuần. Dẫu biết trước Hạ sẽ nghỉ nhưng tôi vẫn mong chờ một thứ thần kỳ nào đó. Việc Hạ sẽ đi học lại chẳng hạn, hay suy nghĩ về chuyện thường ngày. Tôi còn lo xa hơn cả thế, khi nghĩ đến lúc Hạ đi học lại thì làm thế nào để có bài để chép đầy. Thật sự chả liên quan gì đúng không?

Nhưng dù biết trước hay không biết trước hay không biết trước, thì mọi chuyện phần lớn cũng giống nhau thôi. Giữa việc “có” và “không có” , hay việc đằng sau xảy ra là Hạ sẽ nghỉ ngần ấy ngày, là bảy ngày nghỉ. Có một ngày mà tôi đã như thế thì phải chăng sẽ bảy ngày như thế nữa. - Tôi cũng chưa chắc nữa.

Việc đầu tiên là xuống thư viện trường, đó đã là việc thường ngày rồi.

Tôi men theo dãy hành lang quen thuộc đến thư viện trường. Nếu thật sự không có Hạ ở kề bên thì tôi cũng chưa từng đi tới nơi ấy rồi. Cũng chẳng có việc cả hai gặp được thầy Khương và những chuyện đã xảy ra như thế. Hay là cả những “việc cần làm để tìm hiểu ý nghĩa của mùa hạ kia” nữa. Không có Hạ thì sẽ đâu có những công việc đấy diễn ra, không một điều nào đó trên những điều trên diễn ra cả.

 Trong thời gian bảy ngày này tôi muốn mình cải thiện thêm gì đó cho thật xứng đáng với Hạ. Đầu tiên sẽ là chỉnh lại nét chữ của mình, tiếp theo là cải thiện điểm số môn Chính tả, còn có lẽ là phải năng động hơn giống Hạ nữa.

Tôi đi lên tới thư viện. Cô liên đang dọn dẹp những quyển sách đã được mang trả lại từ những bạn đã mượn từ trước đó.

- Em chào cô!

Từ phía đằng xa. Cô Liên vừa sắp xếp sách, vừa đánh dấu những quyển sách từ những bạn mới mượn từ trước đó.

- Chào em, là Phượng à? Hạ đâu rồi em?

- Hôm nay bạn ấy nghỉ ạ!

Nghe tôi trả lời, cô lại không hỏi lại gì cả. Như cô đã biết trước việc đó vậy.

- Để em phụ giúp cô.

Tôi đi đến dở những quyển sách lên và đọc tên từng quyển sách, cho cô liên đang dần đánh dấu qua trang danh sách trên chiếc bàn. Tôi cũng phụ trách việc sắp sách lại trên các ngăn tủ trong thư viện luôn. Sau khi phụ giúp cô liên, tôi vòng quanh một vài kệ sách. Tôi muốn kiếm thêm một quyển sách, là tiểu thuyết hay truyện ngắn gì thì cũng đều được. Thứ mà tôi đang muốn tìm là một câu chuyện gì đó gần giống với chuyện mà đang xảy ra với tôi vậy. Đôi bạn thân lớn lên từ thuở bé và cùng chơi với nhau, bên nhau hay có nhiều điểm chung với nhau ấy. Tôi muốn biết xem kết thúc cuối cùng của chúng thế nào.

Thấy tôi loay hoay, cứ như lãng đãng trước những kệ sách đó.

- Em muốn tìm gì? Tuy có lẽ cô không giỏi gợi ý những câu chuyện như Hạ - Cô Liên hỏi:

- Thật ra thì em đang muốn tìm hiểu những quyển tiểu thuyết thuật là một câu chuyện về… À không, em thật sự muốn tìm hiểu về một quyển sách liên quan đến lịch sử Việt Nam. - Thật khó khi nói ra những thứ ấy, thật khó để biểu thị cảm xúc của mình ra được. Hay tôi đơn giản là muốn tìm những câu chuyện ấy để rồi dự đoán ra một tương lai… Cô liên thì nghe tôi nói, liền bắt đầu lựa ra những quyển sách liên quan đến lịch sử. tôi thì cũng chọn đại một quyển mà cô đã lựa ra. Và cố giữ bản thân bình tĩnh để trả lời cô:

 - Em lấy quyển này ạ!

Tôi lại bàn, còn cô Liên vẫn đang dần hoàn thành công việc đăng ký cho mượn sách cho tôi. Quyển sách có tựa là “Lịch sử khai hoang miền Nam, thuở sơ khai.” Nhưng tôi nghĩ sẽ khó lòng mà đọc chúng, dù tôi đã từng rất muốn tìm hiểu những thứ tương tự thế này. Nhưng bởi mượn rồi, nên giờ tôi sẽ cố đọc chúng.

Ngày đầu tiên cũng đã qua, các chuỗi ngày tiếp theo cũng dần tương tự thế. Việc khác lạ là chính tôi cố gắng hơn mọi ngày đến khi nào được thì mới thôi.

Một tháng.

Sau bảy ngày, tôi đi lên thư viện một chút. Đọc quyển sách đã mượn ở thư viện “Lịch sử khai hoang miền Nam, thuở sơ khai” một chút. Hẹn mượn có vẻ như là cuối tuần này. Nhưng tôi đã hoàn thành chúng sớm hơn thời gian dự kiến.

Một tuần đã trải qua, một tuần mà không có Hạ kề bên mang đến cho tôi một nỗi niềm luyến lưu gì đó. Không thể rành mạch mà diễn giải cảm xúc như thế này như thế nào nữa. Cũng đã hết một tuần trôi qua rồi mà. Hạ sẽ đi học lại thôi!

Thứ hai đầu tiên, việc làm của tôi vẫn là trả lại quyển sách mình đã mượn và đọc lại rồi trả trả lại ở nơi thư viện trường. Sau đó tôi bước ra và trở về lớp.

Những thành quả nỗ lực của tôi hầu hết đều đã được đền đáp. Đầu tiên là việc bài chính tả đầu tiên của tôi đã tròn điểm. Việc hai là về nét chữ của tôi thì đã cải thiện hơn trước. Đúng là con người một khi đã không cố gắng thì thôi, nhưng một khi đã nỗ lực thì việc gì cũng sẽ diễn ra. 

Nhưng người cố gắng khiến tôi thay đổi ở lúc thực tại, tôi chợt nhớ mà quay sang nhìn kế bên. Có một thiếu sót đã dần quen. Nhưng sau tâm trí đã nổi bật lên rằng “Hạ, Hạ đâu rồi? Chẳng phải Hạ nói là chỉ nghĩ một tuần thôi ư?” Có những thứ thật sự đang diễn ra, nhưng con người ta thật sự chả có thể chịu được nó.

- Thế Hạ đâu rồi? - Vẫn là câu hỏi của tôi ngay lúc này.

Tôi nhớ lại từng lúc, dáng vẻ của Hạ khi vào chỗ ngồi như thế nào. Và vẫn đang chờ chúng như thế nào. Cả lớp cũng dần quên đi ai đó và dĩ nhiên trong tôi cũng không ngoại lệ. Cũng đã một tháng trôi qua, khoảng thời gian thật dài mà đến lúc ta còn chẳng hề để ý đến. Đã là một tháng, không chỉ còn như lời nói của Hạ trước đó nữa. Hạ đã nghỉ lâu hơn thế. Tôi thật sự cũng chẳng thể hiểu nổi bản thân mình bây giờ nữa.

Trời bỗng nổi cơn giông. Sắc trời hóa đen. Bởi lẽ đã là cơn mưa đầu mùa rồi mà, trời nổi gió khi lúc đó vẫn còn vương rơi những ánh nắng, một trận mưa cứ ào ạt xả xuống. Tôi vẫn ngồi im thin thít một chỗ. Thời tiết như nói hộ cảm giác trong bao bão lòng.

- Khi con người ta đã quá quen với những chuyện gì xảy ra thường xuyên, thì họ gần như sẽ mong muốn nó diễn ra mãi mãi. Nhưng thật sự không có gì là vĩnh viễn cả. Tôi nhận biết là thế, cũng vì đó nên tôi cũng đã quen với hình bóng Hạ mất rồi.

Chắc cũng do hòa vào những thứ khác.

Hay đã là những ngày của mỗi tháng đầu tiên, trong ấy dường như không còn có Hạ ở bên nữa.

Những ngày tiếp theo và sau đó tôi lãng vãng trên những nơi chốn cũ trong trường. Bắt đầu bằng việc ngồi dưới nhành phượng vĩ quen thuộc, cho đến những chuyện xảy ra, đối với Hạ như thế nào, tôi đều nhớ lại và mang theo những khối cảm xúc như thế. Đượm buồn như những áng mây đen che lấp đi khoảng nắng của bầu trời trong xanh, trước cơn giông mùa hạ vừa mới diễn ra ngày trước vậy. Dường như mùa hạ sẽ không đến, và chắc sẽ có ngày “phượng không hạ.” Hay là trong bốn mùa cứ không còn mùa hạ nữa vậy.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận