Sau đám tang, mọi người phân tán đi, nhà ai nấy về nghỉ. Còn Việt quay lại nhà chính thì thấy đám cụ lão của dòng họ ngồi trên sập thấp bàn tán điều gì đó. Khi nhìn đám người đó, cậu chợt nhớ về đêm cha còn sống, họ cũng bàn chuyện về cậu và Diệp với tâm tư chẳng tốt lành gì, nên cậu nói với Diệp:
“Em hãy mang chiếc lọng này cất vào kho đi. Ta đây đi tiếp các bậc trưởng bối trong họ đây.”
Lúc này trong điện có bốn người già được gọi là tứ lão Lâm gia gồm Trương, Hữu, Tạ, Khiêm ngồi ở bộ bàn ghế chính giữa nhà. Còn ở sập ghế hai bên là các trưởng họ các nhánh và thông gia của họ Lâm bao gồm cả chú, người đánh Diệp khi trước. Dẫu có đông các bậc trưởng bối, Việt bước bắt cho mình một chiếc ghế, đặt ở một đầu bàn mà ngồi vào, như một cách thể hiện uy quyền của bản thân. Với đôi mắt màu xanh biếc như nhìn thấu lòng người khiến cho nhiều người cảm giác như đã bị đọc vị liền trở nên khó chịu. Một trong những lão già đập tay xuống tay ghế, đứng dậy tay chỉ thẳng mặt Việt chỉ trích:
"Ngươi nghĩ mình là ai mà dám ngồi đặt ghế đó ngồi che cả bàn thờ tổ? Không nể mặt các vị trưởng bối ở đây sao?"
Việt chậm rãi đáp:
"Bác Hữu. Ông xưa kia muốn mang ta dòng họ trưởng tộc đưa cho nhà xóm không quen biết. Liệu ông để phán xét người khác? Nên nhìn lại mình đi."
Nghe vậy, lão già kia cứng họng. Điều này khiến Việt có chút thỏa mãn mà tiếp tục chỉ trích:
"Vì chức vị trưởng họ Lâm từng đảm nhiệm bởi thầy ta. Nhưng nay ông ấy đã tiếc thay qua đời." - Nói rồi cậu ta im lặng trong chốc lát mà nhìn mọi người xung quanh. - “Há để chức vị này trống quá lâu. Nên ta sẽ thay thầy đứng lên gánh vác trách nhiệm này.”
Một trong những lão già nghe những lời có phần ngông cuồng ấy mà phản pháo:
"Này nhóc! Tuy ngươi là con trưởng nhưng một đứa trẻ mới lớn. Há lại bằng chú bác của ngươi, ở đây vẫn còn thứ bậc chứ có phải mình ngươi mang dòng máu họ Lâm này đâu."
"Thưa Trương lão, sức con không phải kẻ yếu đuối gì hay bất tài gì. Chỉ là chưa có cơ hội để được thể hiện. Mong mọi người đừng quên, ta đây cũng mang trong mình không chỉ dòng máu họ Lâm. Mà là dòng dõi nối tiếp của Lâm Thiên, quan lớn của huyện ta, anh tài của dòng họ." - Việt đứng dậy khỏi ghế khẳng định sự xứng đáng của bản thân.
Sau câu nói của cậu, nhiều người bắt đầu xì xầm, từ việc Việt ngang nhiên bước vào ngạo nghễ bắt ghế ngồi khiến nhiều người không phục, nhưng ai cũng phải công nhận công lao của cha cậu, người đã đỗ kì thi Hương và Hội ở khi mới chỉ đầu tuổi hai mươi, kẻ duy nhất trong dòng họ đỗ kì thi mà nhận một chức quan trong triều. Ngoài ra, những người trong dòng dõi chính tộc sinh ra cũng xuất hiện đôi mắt xanh khác thường mà dân gian thường gọi là cặp mắt thiên lý nhãn nhìn thấu lòng người, thường chỉ có con trưởng của trưởng họ mới có.
Dù có muốn giành thì mọi người cũng phải kiêng dè, vì vị trí trưởng tộc đó đã truyền cho con trưởng tính tới nay cũng đã vài đời. Ai nấy cũng là bậc kì tài giúp cho dòng họ từ một đám dân di cư trở thành một thế lực không nhỏ ở kinh thành. Nếu theo lẽ thường, chức vị ấy sẽ truyền cho Việt, nhưng vì chú của Việt tham quyền mà hối lộ các vị trưởng lão trong họ ra sức phản đối. Hắn ta bây giờ mới lên tiếng:
"Các người có thấy không? Kẻ ngông cuồng như tên này. Dựa vào chút danh tiếng của cha mà đã láo xược với mọi người ở đây" - Chú Trọng đứng dậy nói. - "Kẻ nhỏ tuổi như ngươi chưa trải sự đời đã lên giọng với những người ở đây."
"Chú Trọng à! Người làm vậy có hơi vội không? Thầy ta mới đi không lâu đã muốn lên thay ta lên chức trưởng họ rồi ư?" - Việt nói với một giọng đầy khiêu khích.
"Ngươi chỉ giỏi gây huyên náo thôi! Đừng làm xấu hổ bản thân mình nữa. Về mà lo cho em ngươi đi." - Nói rồi vẻ mặt hắn ta đầy đắc ý.
Lúc này, Việt mới hiểu lý do tại sao Diệp khi nãy lại không thể đứng vững như vậy. Giờ có tức giận cũng chỉ tổ cho hắn cái cớ để tấn công, nên đành chờ đợi thời cơ phản kháng. Trọng ta tiếp tục chỉ trích:
"Kẻ bất tài vô dụng như ngươi xứng đáng với chức trưởng họ này? Ta thấy ngươi nên yên phận như mấy mụ đàn bà đi là vừa."
Việt nghe mà không đáp, cậu ta đứng lên, mắt nhìn về phía hắn ta và đáp:
"Hai tháng nữa là thi Hương, Nếu ngươi nói ta là kẻ bất tài vô dụng, thì ngươi có dám cược với ta không?"
"Cược gì?"
"Nếu ta đỗ Cống Hương, vị trí này sẽ là của ta."
"Còn nếu không?"
"Nếu không, ta sẽ rời khỏi Lâm gia mà không lời oán trách!"
"Được!" - Hắn ta cười đắc chí. - "Chúng ta hãy làm một bản khế ước nào. Ngày mai ta sẽ đưa cho ngươi"
Nghe xong Việt cũng quay đầu rời đi, tay có chút nắm chặt lại, không khỏi run rẩy. Ngay cả Việt cũng không biết đó là cảm xúc sợ hãi khi phải đối mặt với đám người bất chấp máu mủ để chiếm lấy quyền lực, hay là sự tức giận xen lẫn lo lắng cho Diệp. Giờ cậu chỉ muốn đi ra khỏi nơi này nhanh nhất có thể, mặc kệ cơn mưa nặng hạt trong đêm.
Cùng lúc đó, Diệp cũng đã về tới phòng mình. Khi đóng cửa lại, rồi ngồi vào giường bỗng có một cảm thấy đau nhói. Nên Diệp kéo thường xuống, mở áo giao lĩnh để kiểm tra. Vén ra mới lộ ra vết bầm tím từ sáng, có lẽ do cơn mưa lạnh buốt nên mới xoa dịu bớt đau đớn. Nhưng cơn đau khiến răng nghiến chặt, mặt nhăn lại, tay này bóp chặt vành áo, tay kia run lên cầm cập. Không biết có phải do sự buốt lạnh hay ấm ức, mà những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gò má nhỏ của em ấy.
Khi này, có tiếng gõ cửa từ bên ngoài khiến cho Diệp giật thót mà nhìn lên. Người từ bên ngoài, giọng nói chút hối hả xen lẫn ân cần mà hỏi han:
"Diệp à! Là Việt đây. Ta có thể vào không?"
"Đợi em một chút!" - Nói rồi em ấy thay một bộ đồ mới mà đi ra.
Khi Diệp mở cửa ra, thì thấy Việt đã ướt đẫm nước mưa, mặt có dính chút bùn đất, miệng thở không ra hơi. Không biết vì sao anh ấy có vẻ vội vàng như thế? Diệp liền lên tiếng hỏi:
"Việt? Có chuyện gì mà hốt hoảng thế?"
Cậu ta mặc câu hỏi đó mà dang hai tay đặt lên vai của Diệp mà kiểm tra sơ qua. Khi cậu thấy Diệp có vẻ hoảng hốt mà lùi lại mấy bước, cậu ta mới phân trần, giải thích:
"Xin lỗi em! Tại ta quá lo lắng, không biết em có..."
Nói giữa chừng, cậu chợt nhận ra em ấy cố ý giấu điều gì. Dẫu đã đứng dậy chống lại bề trên, nhưng Diệp chỉ làm phận nữ nhi, sao có thể chịu được áp lực này. Nếu cậu tiếp tục đứng lên vì lẽ phải, liệu Diệp có còn phải chịu đựng như vậy nữa không?
"Sao vậy? Đừng làm em sợ" - Diệp tỏ vẻ hoang mang, vô ý che đi phần hông bầm tím của mình, đã khiến cho Việt để ý.
"À không có gì. Chỉ qua kiểm tra xem em có bị cảm không thôi? Mưa thế này, mặc đồ ướt, kẻo lại bị bệnh." - Việt cười ngượng, gãi đầu.
"Anh giờ này còn tâm trạng đó à." - Diệp với vẻ chán nản và trách móc, ném cho Việt một chiếc khăn.
Việt im lặng nhìn em ấy một lúc, mà trong đầu không biết phải dừng lại xin lỗi các vị trưởng lão hay tiếp tục đấu tranh giành lấy sản nghiệp của cha. Chợt chiếc khăn ấy bị ném vào đầu, Diệp liền quát:
"Anh lúc nào cũng suy nghĩ vẩn vơ đâu đó không à. Thầy mà thấy vậy chắc anh đã bị đánh tơi bời rồi." - Nói rồi em ấy lấy khăn lau qua khuôn mặt cho cậu.
Dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng khiến cho Việt cảm giác thật ấm cúng sau cả ngày đau buồn. Bọn họ dần ngầm hiểu, nơi đây đã chẳng còn dành cho họ nữa. Diệp dí khăn vào người mà đẩy Việt ra ngoài, mà đóng cửa lại. Người dựa vào cửa ngăn không cho Việt vào, từ từ trượt người ngồi xổm xuống, mắt có chút rưng rưng mà nói vọng ra:
"Ta mệt rồi, mai ta sẽ quay phòng nói chuyện với anh." - Nói rồi, em ấy hít một hơi sâu để ngăn bản thân mình khóc mà nói tiếp. - “Nhưng anh phải nhớ tới lời thầy dạy, mà vững bước tiến lên. Đừng vì em mà cản trở bản thân vươn xa.”
Nghe vậy, Việt cũng chẳng nói một lời mà dựa đầu vào thành cửa đầy tiếc thương. Mặc cho những hạt mưa theo gió tạt vào người, dần về đêm càng trở lớn. Cứ ngỡ tiếng mưa đã đủ lớn, mà Diệp bắt đầu thút thít, chẳng ngờ Việt vẫn nghe được tiếng khóc ấy bất chấp gió rít lên bao nhiêu. Chỉ vì bản thân bất tài, vô dụng mà gây ra tình cảnh kẻ tìm, người trốn, cũng tại bản thân cậu chẳng làm nên trò trống gì. Giờ đây chỉ có thể đứng ngoài hồi lâu, lắng nghe tiếng khóc ấy mà thêm phần thương xót. Dẫu vậy cũng chẳng thể đứng ngoài trời mưa lâu, Việt đành quay bước về gian phòng mình.
Khi về tới, Việt lê từng bước chân với tâm trạng đầy nặng nề vào trong. Nơi một bóng người xưa cũng chẳng còn. Mọi thứ xung quanh mang trong mình một vẻ đìu hiu, lạnh lẽo, nhưng nó vẫn là tốt hơn máu mủ mà lạnh lòng với nhau. Chân vừa định bước vào cửa đã dính phải thềm cửa mà té ngã xuống sàn, mà chẳng màng đứng dậy. Hơi thở dần trở nên run rẩy mà thút thít vài hồi, mà không thôi trách cứ bản thân, nhìn vào bàn tay trên nền đất. Người không khỏi bùng lên tức giận mà nắm chặt bàn tay đánh mạnh xuống đất gào thét.
Sau một lúc phát tiết, Việt cuối cùng cũng bình tĩnh mà ngồi dựa vào trong một góc phòng, không màng tới bộ đồ đã ướt sũng trên người, chẳng khác mấy với kẻ say mèm trong rượu chè, giấu đi những niềm đau của cuộc đời, mặc cho mắt đã đỏ ửng, tay thì đầy vết bầm tím. Nhưng ánh mắt của cậu chỉ chăm chăm nhìn về chiếc sập, nơi một bóng dáng nhỏ bé chạy vào trong, mặt ngây ngô, vui vẻ ngoảnh nhìn ra nhảy nhót vui vẻ đợi chờ. Cùng lúc đó một người đàn ông thân hình cao to, mặc áo ngũ thân xám bước vào bế cậu bé đặt lên sập cười đắc chí mà nói:
"Việt à! Nay con muốn ta đọc gì cho con nào?"
Bóng dáng Việt nhỏ bé kia với ánh mắt lấp lánh đầy sự ngưỡng mộ đáp:
"Kể cho con nghe những chuyện trong triều đi!"
"Mới có tí tuổi không ham chơi mà lại đi hóng chính sự." - Vừa nói ông ta cười lớn và xoa đầu Việt. - "Đúng là con trai của ta."
Nói xong, ông ta ngồi bên kể cho cậu bé ấy những gì đã xảy ra ngày hôm đó, dần những hình ảnh ấy phai nhòa đi, để lại một gian phòng vắng lặng, đìu hiu. Theo sau một tiếng sét vang lên, gió thổi tung cả cửa sổ, nên Việt đành đứng dậy đi đóng lại.
Bước tới trước cửa sổ, Việt nhìn thấy bóng dáng cây đào đứng một mình chịu đựng gió rét, mưa giông. Chợt nhớ tới cuốn sách khi sáng bỏ lại, nên liền vội vàng rời khỏi phòng mà chạy ra ngoài đó. Dù chỉ cách phòng cậu mười trượng nhưng vì cơn mưa, nên chạy cứ như đi cả một dặm đường. Vì mưa to, cho dù có mang đèn dầu thì nó cũng tắt ngúm, nên đành chạy ra ngoài thật nhanh.
0 Bình luận