Sau tiếng đóng cửa lại, cả hai im lặng ngồi nghe tiếng bước chân của bác Văn từ từ cho tới khi không còn nghe được nữa thì Diệp mới mở lời:
“Anh có phải còn đang chần chừ?”
Việt thấy mình bị nói trúng tim đen mà cúi đầu xuống. Diệp thì chẳng nói gì mà tiến lại, tay nắm lại mà đánh nhẹ lên đầu của cậu mà nói:
“Phận nữ nhi như em bất công kể từ khi sinh ra rồi mà.” - Nói rồi Diệp ôm lấy Việt, tay có chút bấu víu vào người cậu mà nói. - “Nhưng anh thì phải đi. Vì đó là cơ hội để anh có lấy lại cơ đồ của thầy.”
“Nhưng mà! Họ sẽ đánh đập em đó.”
“Em có bác Văn ở đây, mà cho dù bị đánh đập thì cũng là cái giá phải trả để lấy lại sự nghiệp cho cha. Anh cứ nhu nhược thế này thì còn đáng mệnh nam nhi không? Vậy mà lại chẳng nghe lời em gì hết. Đúng là anh hùng khó qua ải mĩ nhân như em mà.” - Nói rồi em ấy buông Việt ra mà cười thật tươi thể hiện bản thân mình không sao.
Nhưng Việt đã nhìn thấy được khuôn mặt ấy mà đứng dậy ôm lấy Diệp trước sự ngỡ ngàng của em ấy mà nói thầm:
“Anh hiểu em sợ mà, đừng giấu giếm nữa. Hãy thể hiện ra.”
Diệp khi này, cũng ôm lấy Việt thật mà nói với giọng có chút mếu máo:
“Vâng… Em sợ lắm!”
Nói rồi, Diệp ôm thật chặt lấy Việt mà bắt đầu nức nở mà không khỏi than trách:
“Em sợ đau lắm! Em sợ cô đơn lắm! Em chỉ muốn sống những ngày mà thầy vẫn còn đây!”
Nói rồi, em ấy bắt đầu khóc lên thật to, sau những trận đòn roi, cảm xúc uất ức bấy lâu nay cuối cùng vỡ òa. Việt khi ấy cũng rơm rớm nước mắt nhưng cậu không thể khóc trước mặt em ấy, vì phận nam nhi không được yếu đuối, mà phải dũng cảm bước lên. Lòng tự hứa với bản thân nhất định sẽ có ngày cậu khiến cho đám người dám bắt nạt Diệp phải hối hận.
Sau một hồi ổn định lại tinh thần. Diệp mới nói:
“Vậy em sẽ ra thông báo cho bác Văn rằng anh đồng ý. Dù gì cũng phải về phòng mà, nên cũng tiện đường.”
Việt gật gù thì em ấy mới bước ra ngoài đóng cửa lại mà rời đi. Tới dãy hành lang khi này, bác Văn đang đứng ở phía trước mặt nhìn lên trời đêm mà hỏi:
“Các ngươi quyết định rồi nhỉ?”
“Vâng thưa bác!”
“Ngươi có chắc về việc này không?”
“Ý bác là sao vậy?”
“Nếu ta đoán không nhầm. Người ra ý kiến này cho bọn họ là ngươi nhỉ?”
Diệp có chút sững sờ khi nghe lời đó.
“Ta không biết ngươi đang làm gì để thỏa thuận với họ như thế. Nhưng ta chắc một điều là ngoài việc giữ ngươi không chết thì bọn họ chẳng quan tâm đến ngươi đâu. Nên ta khuyên ngươi một mình trốn đi, đỡ phải bị đánh đập như thế này. Nếu tên nhóc kia thất bại thì số ngươi khi ấy cũng đã tận.”
Diệp lắc đầu mà nói. - “Bác sai rồi! Bác Văn! Con có trốn đi chăng nữa cũng là phận nữ nhi, tới cuối cũng chỉ bị bắt làm nô lệ rồi gả cho ai đó thôi. Còn về phần Việt thì con tin anh ấy nhất định sẽ làm được.”
“Ngươi dựa trên điều gì mà tin hắn tới vậy?”
“Vì anh ấy là ngươi thân duy nhất của con. Nếu có thất bại, con cũng vui vẻ ra đi để cho anh ấy trốn đi.”
Bác Văn nghe vậy, tiến lại đưa tờ khế ước cho Diệp, không khỏi thở dài mà rời đi với một câu nói đầy mỉa mai:
“Đúng là phụ nữ, mơ mộng hão huyền quá.”
Nhưng Diệp mặc kệ những lời nói đó mà nhìn lên trời đầy sao, tay chắp lại mà thầm nói:
“Thầy à! Hi vọng người có thể phù hộ chúng con.”
Tới buổi sáng hôm sau,
Việt tiến vào trong chính điện, khi này có công tử Phú ngồi ở ghế khách và kế bên là chú Trọng có vẻ khá căng thẳng. Mọi người xung quanh thì câm như hến, chỉ có Phú vẫn nở một nụ cười giả trân khi thấy Việt thì đứng dậy niềm nở nói:
"À! Công tử Việt đây rồi!" - Phú tiến tới khoác vai. - "Ngươi có mang theo bản khế ước không?"
"Khế ước? Ý của người là"
Trong lúc Việt đang móc ra thì liền bị Phú giật lấy, cậu ta liền thông báo với mọi người:
"Vậy ta sẽ nhắc trước, để cho việc này thêm phần công bằng. Ta sẽ đưa công tử Việt đi để đảm bảo cuộc tỉ thí này công bằng."
Nghe vậy, chú Trọng có chút hoang mang mà chắp tay lại khuyên:
"Quan lớn! Quan không thể đưa Việt đi như vậy được! Đây là việc ở trong nhà bọn ta."
"Nhà ngươi lập một bản khế ước, thân là một quan lớn mẫu mực trông coi người dân. Ta sẽ đưa Việt để trách các vụ cáo kiện trong tương lai."
"Ngài nghĩ chúng tôi là loại người..."
"Ngươi đang trái lời quan sao?"
Trước uy áp ấy, chú Trọng run rẩy mà cúi thấp người xuống, đáp:
"Ta không dám!"
Nghe vậy, Phú liền quay về vẻ mặt hiền dịu mà nói:
"Rất tốt vậy ta sẽ đưa công tử Việt đi vậy." - Nói rồi, Phú quay sang Việt nói. - “Ngươi nên chuẩn bị đi. Ta sẽ để võng cho ngươi ở bên ngoài cổng chính.”
Nói rồi cậu ta đem theo bảng khế ước mà rời đi, khiến cho mọi ngươi, bao gồm cả Việt ngỡ ngàng. Nhưng rồi ai cũng hướng ánh mắt căm thù về phía cậu, vì họ biết Phạm gia tới đây để cắt đường sống của gia tộc bản thân là do Việt. Dẫu vậy cũng chẳng thể làm được gì, vì bên kia là quan lớn, ở phía bên ngoài cũng gần hơn chục binh lính mặc giáp. Điều này khiến cho chú Trọng cười khẩy mà phán:
“Ngươi kia lại dám bán cả con đường buôn bán của bản thân dòng họ chỉ để ngươi lên chức trưởng gia tộc thôi sao tên khốn kia? Cho dù ngươi có lên được đi chăng nữa cũng chẳng thể làm được điều gì ra hồn hết, tên chó phản chủ này.”
Việt nhìn ông chú ngồi trên sập mà mặt có chút khinh nói:
“Nếu không phải ngươi một kẻ tiểu nhân hèn hạ đánh đập phụ nữ thì ta cũng chẳng cần phải dùng hạ kế này. Trong hai tháng này ngươi cứ tiếp quản đi, ta sẽ quay lại lấy vị trí này sớm hay muộn thôi.”
Nói rồi, Việt về phòng mình dọn dẹp một số vật dụng. Khi này nhìn thấy Diệp đã ngồi trong phòng chuẩn bị sẵn mọi thứ mà bọc trong tấm vải. Nhìn căn phòng mà cậu đã ở, ngoài một số bộ đồ cùng với vài cuốn tứ thư ngũ kinh có thể mang theo được thì nơi đây chỉ toàn là những kỉ niệm khi xưa. Dần làm cậu hoài niệm về quá khứ khi xưa, chưa kịp xuất hiện hình ảnh nào thì Diệp đã dúi túi đồ vào người cậu mà nói:
“Lo mà học hành ấy! Em đứng ở đây mà cứ suy nghĩ đâu đâu không.”
Việt nghe vậy, biết Diệp đang dỗi mà vuốt ve lấy đầu cô ấy mà cười nói:
“Sao? Không nỡ xa anh à?”
“Ai thèm nhớ tới ngươi chứ!” - Nói rồi, em ấy kéo tay việc xuống mà cắn cái thật mạnh.
Việt nghiến răng chịu đựng rồi châm chọc:
“Em là chó hay gì mà đi cắn người.”
Nghe vậy, Diệp phồng má lên tức giận, trách móc:
“Có câu tạm biệt cũng không nói được nữa. Còn chê người ta là chó! Đúng là anh hết thương em rồi.”
“Thôi được rồi! Ta xin lỗi em! Khi thi về ta sẽ mua đồ ngọt cho em ăn được không.”
“Vậy mới đúng quy tắc chứ!” - Nói rồi Diệp cười hì hì.
Nói rồi, Diệp kéo Việt ra khỏi phòng cùng với đồ đạc của cậu ta. Khi ra tới ngoài cổng, đã có vài tên lính cầm theo kiệu và lọng nâu đứng nhìn rất nghiêm chỉnh. Nhưng nếu để ý kĩ, lọng có nhiều dấu vết đã bạc màu, kèm với những chỗ vá một cách tạm bợ, sơ sài. Dù vậy, chỗ ở họ Phạm cũng chỉ tầm nửa tiếng đi bộ là đã tới nơi, huống chi cầu kỳ kiệu tồi tàn rách nát để đi lại. Đối với một người đã sống trong sự giàu sang, đây là một loại sỉ nhục. Nếu không đi lên là không coi trọng mặt mũi quan, còn leo lên thì thành trò cười của thiên hạ. Chưa nghĩ ra cách gì để từ chối khéo thì có tiếng mỉa móc, chế nhạo từ phía sau:
"Hi vọng quan gia đi thong thả."
Việt có chút tò mò tại sao nên tiếng lại gần tên cầm cây lọng mà hỏi:
“Lọng này là bên Phạm gia à?”
“Thật ra là lọng của Lâm gia thưa ông. Chúng con chỉ nhận lệnh lấy lọng của quan lớn thôi.”
Nghe vậy, Việt có chút lấy làm lạ, vì cậu cũng chưa phải là quan mà sao lại phải mang theo lọng. Huống chi cây lọng này là cái dùng để đưa tiễn cha cậu đi đoạn cuối, nhưng đoạn đường ngắn vậy. Nhưng khi nãy Phú thể hiện một thái độ thù địch với chú Trọng, nên việc làm như thế này phải bị cản chứ?
Từ việc tiếp xúc với cậu ở đám tang, đến việc giúp cậu ở trên nhà chính. Một quan lớn nhiều tiền tài lại để ý tới một đám thương buôn cãi lộn chỉ vì danh tiếng nghe có phần khó tin. Vì thân phận của thương buôn không được nhiều người coi trọng, giúp rồi bọn họ sẽ có lợi ích gì? Càng nghĩ chỉ có một cảm giác như ai đó đã sắp đặt mọi thứ từ trước.
Khi nhìn lại thì là chú Trọng của cậu đang cười đểu, mà Việt chỉ thở dài rồi nở một nụ cười đáp lại. Nhưng điều đó lại ngoài tưởng tượng của hắn ta, một nụ cười mang lại một cảm giác của cha Việt, làm cho hắn ta lầm tưởng ông ta hiện hồn về mà có phần khiếp sợ. Còn Việt chắp tay nói:
"Được! Vậy ta đi thong thả! Chú cứ ở nhà tận hưởng đi. Vì sau hai tháng, ta không chết thì chú sẽ chết.”
Nghe vậy, Việt vừa thề độc với vẻ mặt nham hiểm khiến cho mọi người chấn động một phen. Nhưng Việt mặc kệ mà xoa lấy đầu Diệp lần cuối nói:
“Tạm biệt em! Hãy chăm sóc bản thân mình nha. Vậy như ý em chưa?”
Khi này Diệp gật đầu cười, khiến Việt cũng an tâm phần nào mà leo lên kiệu để cho hai tên lính khiêng đi, để Diệp đứng ngoài cửa chênh vênh trước cuộc đời bão giông sắp tới. Phía sau chú Trọng bước ra nhìn bóng dáng Việt đi mà nói với Diệp:
“Ngươi thật sự nghĩ hắn ta sẽ đỗ ư? Không thầy dạy, chỉ với vài cuốn sách mà chẳng hiểu nghĩ thì cũng bỏ công vô ích thôi.”
Diệp lắc đầu ngao ngán mà nói: “Ngươi cũng chỉ làm tới đây thôi nhỉ? Sống cuộc đời của một con chó như ngươi thì ta thà chết đi còn hơn.”
Trọng bị nói vậy có phần tức giận, quyết sẽ xử hai đứa trong một ngày không xa.
0 Bình luận