Đặt chân xuống bến cảng còn rộng lớn và náo nhiệt gấp mấy lần đảo Thiên Đường cũng là lúc cả bầu trời lẫn mặt biển đều được nhuộm một thứ màu hồng rực rỡ của hoàng hôn. Chúng tôi mất thêm gần một tiếng đồng hồ di chuyển lòng vòng trong thành phố đông nghịt người bằng xe khách, chạy dọc theo tuyến quốc lộ bao biển liên tỉnh thêm hai giờ nữa. Rồi mới rẽ sang con dốc vắng người bao quanh sườn núi để đến được địa chỉ mà tôi và vị khách hàng sắp tới đã trao đổi qua điện thoại.
Trong suốt chuyến hành trình đầy mệt mỏi ấy, hình như Gió đã gặng hỏi tôi về cuộc nói chuyện với anh Phong hồi sáng vài lần thì phải. Tuy nhiên, có lẽ vì nhận lại đôi ba câu trả lời bâng quơ cho có lệ, chủ yếu là việc anh ta đã biết rõ về người thực hiện công việc, hay chính xác hơn là thân phận chủ nhân thực sự của năng lực Hồi Quang Phản Chiếu này. Cô gái ấy chỉ đành hướng mắt sang cảnh vật đang không ngừng trôi ngược về phía sau bên ngoài khung cửa kính, vừa tiếp tục thả mình vào những dòng suy tư. Mà chẳng thèm hé răng thêm bất kì một lời nào nữa.
Điều ấy khiến tôi không khỏi áy náy tợn, xong chính tại ý thức hẵng còn bị phân tâm bởi hàng loạt những nghi vấn chẳng cách nào giải đáp ngay được. Nên chỉ biết nuốt khan hòng vùi dập nỗi băn khoăn ấy xuống lồng ngực đang không ngừng giật lên từng hồi đau đớn.
Thời gian thấm thoát thoi đưa.
Chà, nói thế này có vẻ không hợp với ngữ cảnh cho lắm nhỉ? Nhưng đại để thì sau một khoảng lặng dài tưởng chừng như vô tận, khi mà cả cơ thể tôi đã ê ẩm do chỉ ngồi yên một chỗ quá lâu. Bác tài xế cuối cùng cũng lên tiếng thông báo, đồng thời tấp vào lề, vừa hãm phanh để chiếc xe chỉ còn bóng dáng của mỗi hai đứa chúng tôi dừng hẳn lại. Rồi mới bật mở cánh cửa trượt ngang để tôi và Gió bước xuống.
Thời điểm ấy, tuy các giác quan vẫn chưa thể quen với bầu không khí nồm ẩm bên ngoài, tôi vẫn vươn vai, lấy sức hít một hơi thật sâu đầy lồng ngực, tựa hồ đang cố gắng tận hưởng thứ cảm giác vô cùng thoải mái mà đã lâu lắm rồi bản thân mới có thể tìm lại được.
.
Nơi mà chúng tôi đang đứng, so với địa chỉ đã bên kia đưa hoàn toàn trùng khớp. Tôi tin chắc là như vậy. Một phần bởi nhà cửa ở khu này khá thưa thớt. Phần còn lại, chắc chắn là bởi ngôi nhà, à không, phải là căn biệt thự xa hoa này, đã gián tiếp xác nhận với tôi về chủ nhân của nó, và thân phận của vị khách tới đây là đồng nhất không chừng.
Khi mà ngay đằng sau chiếc cổng bằng hợp kim nguyên khối mạ đồng sang trọng, không gì khác ngoài một trang viên rộng mênh mông bên trong. Nơi có những hàng cây được cắt tỉa gọn gàng, muôn hình vạn trạng, cho đến cả khu nhà được xây dựng theo lối kiến trúc quý tộc châu Âu cổ điển đầy bề thế kia nữa. Tất cả đều được bao phủ bởi thứ ánh sáng đèn neon vàng rực rỡ, hệt như những toà lâu đài nguy nga thường xuất hiện trong chuyện cổ tích phương Tây vậy.
"Xin hỏi hai cháu... có phải chính là người mà bác sĩ Hạnh đã giới thiệu với chúng tôi từ trước đấy không?"
Khoảnh khắc chúng tôi, phải, là cả tôi lẫn Gió đều đang ngỡ ngàng mà nhìn ngắm khung cảnh tráng lệ trước mắt, một giọng nói phụ nữ chợt vang lên ngay bên cạnh.
Và khi quay sang. Dù chưa gao giờ gặp mặt hay chẳng cần bất kì một lời giới thiệu nào, song qua cách nói chuyện đầy nhã nhặn, dáng vẻ quý phái được tôn thêm nhờ bộ trang phục dành riêng cho hội nghị vô cùng thời thượng. Đan xen với nét hiền hậu giản đơn trên dược mặt sau cặp kính tròn cân đối của người phụ nữ đã ngoài năm mươi. Tôi rất nhanh cũng đã nhận ra đó chính là nữ giúp việc mà chị Hạnh đã giới thiệu. Nên liền mau chóng lên tiếng xác nhận:
"Vâng. Chúng cháu chính là người của Dịch Vụ Kéo Dài Sinh Mệnh, đã liên lạc từ trước rồi ạ."
"Thật là thất lễ quá!" Nghe vậy, đối phương vội vàng cúi đầu rồi đáp lại: “Vì đã không thể thu xếp để đón tiếp các cháu thật chu đáo từ lúc xuống tàu được. Xin thứ lỗi cho sự bất cẩn này của chúng tôi nhé!"
Khiến tôi chỉ biết bối rối xua tay phủ nhận:
"Không có gì đâu ạ. Vì đây chính là trách nhiệm của người làm dịch vụ như bọn cháu mà. Phần còn lại thì trong lúc tang gia bối rối như thế này, bên nào cũng nên xông xênh hơn một chút không phải sẽ dễ hợp tác hơn sao?"
Nghe thế, người phụ nữ đối diện có lẽ cũng không còn vướng bận gì nữa, liền niềm nở hướng một tay về con đường nhựa thẳng tắp có rải sỏi trắng hai bên, chạy thẳng từ cổng chính vào tòa biệt thự bên trong rồi nói tiếp:
“Vậy có gì chúng ta hãy vào nhà nghỉ ngơi rồi nói chuyện tiếp nhé. Chứ cứ đứng ngoài như thế này thì không tiện cho lắm. Vả lại hai đứa đi đường dài chắc hẳn đã thấm mệt rồi phải không?”
“Vâng, cảm phiền cô dẫn đường ạ.” Tôi gật đầu lễ phép đáp, rồi cùng Gió tiến thẳng vào tòa biệt thự phía đối diện.
Và dù hẵng còn ác cảm với những vị khách sẵn sàng vứt bỏ lương tri ngay cả với gia đình kia. Trong thâm tâm tôi dường như lại gạt đi phần nào sự đề phòng, dành cho người phụ nữ đang đi đằng trước. Rằng có lẽ sau tất cả, bà ấy chỉ đơn thuần là làm mọi việc ông chủ hiện tại của mình yêu cầu không hơn. Rằng bà ấy hẳn là con người tử tế duy nhất còn sót lại trong căn nhà lạnh lẽo này.
Mà chẳng thể ngờ được rằng sớm thôi, bản thân tôi sẽ phải bất giác mà thốt lên: Con mắt nhìn người của mình thật đúng là thứ bỏ đi.
.
Nhìn từ bên ngoài, nơi đây vốn đã bề thế rồi, nhưng đến giây phút được mục sở thị nội thất, người ta mới có thể cảm nhận rõ được sự choáng ngợp của nó.
Bởi vì ở bên trong không gian rộng lớn ấy, từ đài phun nước hình vài con cá heo đang nhào lộn ngay tại sảnh lớn. Nằm giữa hai chiếc cầu thang đối xứng bằng đá hoa cương đen phối với đá marble chỉ trắng. Đến dàn lan rừng đủ màu sắc, hàng chậu cây cảnh bonsai lả lướt, những bức tranh treo tường, pho tượng Gia Đình Thánh Gia khổng lồ làm từ gỗ hoàng đàn tuyết tỏa mùi thơm dịu nhẹ khắp ngõ ngách của căn nhà, và các khung cửa sổ kiểu cổ điển đều tăm tắp dọc hành lang. Hay thậm chí là cả dàn đèn trùm lộng lẫy đang tỏa ra thứ ánh vàng nhè nhẹ, làm tôn thêm vẻ hào nhoáng của khoảng trần thạch cao được thiết kế theo kiểu giật cấp phía bên trên nữa.
Tất cả đều được trạm trổ, chế tác, và bày chí hoàn hảo tới nỗi khiến những kẻ mới tới đây lần đầu như tôi, đều không khỏi trầm trồ thán phục bàn tay của người nghệ nhân đã dày công tạo ra chúng.
.
Sau những bước chân chậm rãi như muốn dành thời gian để tôi có cơ hội mà ngắm nghía xung quanh, nữ giúp việc liền dừng lại trước một căn phòng nằm ở phía cuối hành lang bên phải tầng một. Rồi quay lại, nhìn chúng tôi mà ngỏ lời muốn hai đứa nói chuyện các con của ông chủ một lát. Về những khúc mắc trong ‘hợp đồng’ của thương vụ sắp tới. Nhận ra vẫn còn kha khá thời gian mới đến giới hạn hồi sinh, tôi liền vui vẻ gật đầu.
Người phụ nữ đưa tay gõ gõ cánh cửa gỗ vài cái, khi có được sự đồng ý từ người bên trong, bà ấy liền vặn tay nắm cửa mà đi vào. Thấy vậy, tôi khẽ liếc nhìn Gió đang đi bên cạnh, thì lại ngay lập tức bắt gặp vẻ bình tĩnh đang hiện lên rõ mồn một nơi ánh mắt lo âu lạ thường của cô, nên cũng đành chậm rãi tiến theo.
Ngay sau khi bước vào, thứ đầu tiên mà tôi nhận được chính là một cảm giác lạnh đến run người, tới nỗi khiến khắp hai cánh tay bất giác sởn lên từng mảng da gà to tướng. Bởi làn gió phả ra từ chiếc điều hòa, đang hoạt động hết công xuất trên bức tường phía đối diện.
Và cảm nhận tiếp theo chính là căn phòng này, tuy không so nổi với sự sa hoa từ những món đồ vô cùng lộng lẫy ngoài tiền sảnh, song xét về tổng thể, bản thân nó vẫn toát nên vẻ quý phái rất riêng. Vì từ hàng tủ rượu ở hai bên, quầy pha chế, bộ bàn ghế, hộp sì gà trên bàn, đến bốn bức tường xung quang lẫn phảo chỉ ở trần và sàn nhà. Tất cả đều là gỗ. Những phản gỗ ép thoang thoảng thứ mùi thơm dìu dịu của trầm, cùng những khối gỗ màu nâu đỏ bóng loáng kết hợp với nhau, bỗng dưng lại trở nên hoàn hảo đến lạ. Dù cứng cáp nhưng cũng chẳng hề làm hao hụt đi sự tinh tế cố hữu của nơi đây.
Không tính bà giúp việc thì trong căn phòng có tổng cộng bốn người, ba nam một nữ, đều đang ngồi quanh chiếc bàn trà đặt ở ngay giữa căn phòng. Khi trông thấy tôi, người đàn ông lớn tuổi nhất trong số họ liền chống hai tay xuống đùi, chậm rãi nhấc cơ thể nặng nề của mình đứng dậy, rồi vồ vập cất lời như thể đã từng quen biết hay gặp gỡ từ lâu:
“Đến rồi đấy à? Chúng tôi đã đợi các cháu mãi đấy.”
Còn trên gương mặt của những con người đang ngồi phía sau, những múi cơ mặt tuy đa dạng và phức tạp. Nhưng tựu chung, ai cũng đều mang thái độ có thể gọi là vui vẻ, háo hức xen lẫn hồi hộp để đón chờ một điều kì diệu sắp sửa diễn ra. Chứ chẳng hề có lấy bất kì thứ cảm xúc đau khổ nào, tương tự kẻ vừa mới mất đi người đã sinh thành và nuôi nấng mình khôn lớn cả.
Những điều ấy khiến tôi không khỏi ngạc nhiên mà ngây người chớp mắt mấy cái. Cho đến khi nhớ tới lí do họ muốn chúng tôi hồi sinh bố mình mà chị Hạnh đã nói trước khi tới đây, tôi lại chỉ biết chạnh lòng thương cảm cho ông lão tội nghiệp kia không hơn. Song chỉ đành nuốt sự bực bội ấy vào lòng rồi vừa khẽ cúi người, vừa tiến hành màn giới thiệu quen thuộc mà bản thân thường làm.
"Được rồi, được rồi mà. Cháu không cần phải câu nệ cầu kì quá làm gì đâu.” Người đàn ông sau đó tươi cười xua tay: “Nào, hai đứa mau ngồi xuống cái đã, rồi chúng ta hãy cứ từ từ nói chuyện.”
Nghe vậy, tôi dù còn ngần ngại, vẫn ngồi xuống chiếc ghế đơn dành cho khách ở ngay chính tọa. Còn Gió thì ngồi nép vào khoảng trống cuối chiếc ghế dài do người phụ nữ vừa dịch sang bên cạnh để nhường chỗ.
Cũng giống như mọi lần, chúng tôi đã phải kiên nhẫn ngồi giải thích rành rọt mọi thứ, từ bản chất thực sự của năng lực, lẫn những điều kiện bất biến đã luôn gắn liền với nó, cả những quy định về việc sử dụng dịch vụ nữa.
Thế nhưng lại khác với mọi lần, khi thay vì phải một mực can đoan rằng mọi lời bản thân vừa nói đều là sự thật, đồng thời mau chóng tiến hành nghi thức giữa hàng loạt mối nghi ngờ vây kín xung quanh.
Thì lần này, chúng tôi chỉ nhận được những câu hỏi ngoài lề, chẳng chút liên quan đến công việc, kiểu như: ‘Hai đứa đây vẫn còn đang đi học à?’; ‘Anh em, bạn bè, cộng sự hay yêu đương, mối quan hệ của các cháu là gì?’; 'Đi xa nhà thế này, gia đình có than phiền gì không?’; ‘Đi làm thế này thì việc trường lớp có bị gián đoạn không?’; hay ‘Sống trên đảo Thiên Đường mãi rồi, lần đầu tiên đến đất liền, em cảm giác thấy nơi đây thế nào?’
Nhìn chung, chúng đều là những câu hỏi đủ sức khiến kẻ có quá khứ phức tạp như tôi và Gió chẳng biết phải trả lời sao cho dễ hiểu ngay được. Song, cuộc nói chuyện này lại không hẳn là vô nghĩa vì tôi đã ít nhiều có thời gian quan sát thêm về ngoại hình của đối phương.
Bắt đầu từ ông chú dáng to lớn, tuổi gần tứ tuần vừa chủ động đứng lên để chào hỏi tôi khi nãy. Người đàn ông có nước da ngăm đen cùng thân hình gầy gò như hen xuyễn bên cạnh. Phía đối diện là người phụ nữ xinh đẹp theo hướng trưởng thành quyến rũ đã nhường chỗ cho Gió. Và gã thanh niên điển trai có lẽ mới chỉ chạm ngưỡng ba mươi đang ngồi ở góc trong cùng. Cả bốn người, qua cách xưng hô thân mật lẫn dược mặt đều mang nét gì đó hao hao nhau, khiến tôi không khó để nhận ra họ dường như là anh chị em ruột.
Nhưng theo lời chị Hạnh kể thì vợ chồng ông lão ấy sinh được tổng cộng năm người con, cũng tức là còn một người nữa chưa xuất hiện ở đây hôm nay. Không biết người ấy như thế nào nhỉ? Mà có thể là do chị Hạnh nhầm lẫn cũng nên.
"Thế… các em hiện tại bao nhiêu tuổi rồi?”
Trong lúc tôi hẵng còn đang vu vơ nghĩ ngợi, người phụ nữ xinh đẹp hay tự xưng bằng ‘chị’ bất giác hỏi bằng thái độ tò mò. Khiến tôi không khỏi bối rối mà ngây ngốc trả lời:
“À dạ… mười sáu ạ.”
“Vậy thì cũng gần bằng con bé thời điểm đó nhỉ?”
“…….…”
“……….”
Ngay sau khi câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt ấy được cất lên, không gian vốn đang sôi nổi xung quanh đột ngột rơi vào trầm lặng một cách gượng gạo. Đến nỗi làm tôi bất giác đưa mắt nhìn những người đang có mặt, hòng tìm kiếm dù chỉ một lời giải thích nhỏ nhoi. Song tất cả họ, kể cả nữ giúp việc đang đứng phía sau lưng tôi, đều chỉ chưng ra thái độ tựa hồ đang muốn giấu nhẹm hoặc tránh né vấn đề vừa được đề cập. Nên liền đánh ánh mắt sang Gió. Cho đến khi nhận ra cô ấy cũng tương tự mình thì đành ngập ngừng lên tiếng hỏi thẳng.
“Nghĩa là sao ạ?”
“Là đứa em gái út kém bọn chị kha khá tuổi.” Chị gái liếm môi hồi lâu rồi mới ái ngại trả lời: “Nhưng vì đang bận du học ở tận nước ngoài nên dù bố mất như thế này cũng chưa thể về nhà ngay được.” Vừa nói thêm bằng giọng điệu buồn buồn như sắp khóc: “Tính con bé hướng ngoại lắm, lại hòa đồng nữa, thành ra ai nó cũng làm thân ngay được. Nếu có mặt ở đây thì khéo lại chuyện trò với hai đứa về đủ thứ chuyện trời ơi đất hỡi không chừng?”
Ra là thế nhỉ?
Tôi thầm tự nhủ khi vô thức nghĩ bản thân đã nhận được phần nào câu trả lời hợp lệ, cho những thắc mắc vừa mới manh nha nơi trí óc. Mặc kệ linh cảm vẫn đang không ngừng nhắc nhở, rằng mọi chuyện chắc chắn vẫn còn chứa đựng một đống bí mật to tướng ở đằng sau. Rồi cẩn thận cất lời nhằm thúc đẩy mọi chuyện mau chóng tiến tới bước tiếp theo:
“Ừm… vậy nếu không còn điều gì khiến mọi người bận tâm nữa, thì chúng cháu xin phép được thực hiện nghi thức hồi sinh cho ông chủ luôn ạ?”
“À ừ” Nghe vậy, ông chú lớn tuổi nhất liền vội vàng đưa mắt ngó chiếc đồng hồ trên cổ tay trái, rồi vừa nhổm người vừa thúc giục: “Cũng sắp sửa đến giờ rồi mọi người, chúng ta hãy mau chuẩn bị đi thôi là vừa.”
"Phải đấy, phải đấy. Nhờ u dẫn đường cho khách ạ.” Người thanh niên trẻ nhất thời hưởng ứng, có lẽ đang nói bà giúp việc.
Tôi và Gió cũng đứng dậy chậm rãi đứng dậy theo.
Thế nhưng, chẳng kịp để chúng tôi chưa bước ra tới cửa, gã đàn ông ốm nhom ngồi trong góc, kẻ nãy giờ vẫn chỉ im lặng lắng nghe cuộc trò chuyện mà chẳng hề nhúc nhích lấy một li, thái độ trịnh thượng đầy khách khí chứ không niềm nở như các anh chị em của mình. Đột ngột cất tiếng bằng chất giọng ồm ồm khó nghe:
“Cơ mà trước đó, tôi muốn hỏi cô cậu một câu này nữa có được không?”
“Không vấn đề gì đâu chú ạ. Vì chẳng phải càng nắm rõ bản chất của công việc, chúng ta càng dễ hợp tác với nhau hay sao?”
“Ừm…” Gã vuốt vuốt cằm đồng tình rồi nói tiếp: “Tôi chỉ muốn biết những người đang trong quá trình được hồi sinh ấy, họ liệu có thể bị giết bởi các yếu tố bên ngoài khác hay không?”
Hả? Liệu có thể không nhỉ?
Ngay tại khoảnh khắc ấy, chẳng hiểu vì cớ gì, tôi cũng bất giác lặng người mà tự hỏi bản thân mình một câu y như thế. Bởi vì đó là điều đến chính tôi, trước giờ cũng chưa từng một lần nghĩ tới. Song vẫn miễn cưỡng đưa ra suy đoán của riêng mình:
“À thì… thú thực với chú, từ lúc bắt đầu công việc này đến giờ, việc đó chưa từng có trong tiền lệ. Nên để trả lời có thể hay không, bản thân chúng cháu cũng không nắm rõ nữa. Tuy nhiên trong những người cháu hợp tác trước đây, không ít trường hợp thi thể đã bị tổn thương nặng nề đến mức không còn nhận diện nổi. Cho đến khi tiến hành nghi thức hồi sinh, tất cả mọi vết thương mà họ phải gánh chịu đều đồng loạt bay màu, để tái tạo một cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh nhất. Thành thử cháu nghĩ, với những vết thương gây ra bởi các tác động vật lí trong suốt quá trình hồi sinh, nó cũng tự hồi phục được không chừng.”
Trong lúc cẩn thận giải thích, tôi thỉnh thoảng lại liếc sang cô gái-là minh chứng rõ ràng nhất cho năng lực bất tử đứng bên cạnh, càng về cuối lại đưa mắt nhìn khắp tất cả mọi người đang có mặt. Một phần hòng để thuyết phục họ, nhưng phần nhiều có chăng là để tự thuyết phục chính bản thân mình mà thôi.
Dù vậy, gã đàn ông đó vẫn gật gù ra chiều chấp nhận, rồi vừa cộc cằn xô ghế đứng dậy, gã vừa đăm đăm bước qua tôi và các anh em của mình. Khi ra tới cửa còn buông lại một câu nói đầy ẩn ý, một câu mà phải mãi đến khoảnh khắc tận mắt chứng kiến mọi chuyện sau đó, tôi mới ước giá như bản thân mình ngộ ra sớm hơn thì hay biết mấy:
“Thế thì… chúng ta hãy mau đi xác nhận thôi.”
***
Theo lời những người chứng kiến toàn bộ giây phút cuối cùng của ông lão, thì thời điểm tạ thế, hoàn toàn không còn nhịp tim và hơi thở, rơi vào khoảng năm giờ chiều. Tức là cùng lúc tôi và Gió vừa mới rời khỏi bến cảng để bắt xe tới đây. Xét ra mới chỉ trôi qua có hơn bốn tiếng đồng hồ, nên việc họ cứ nhởn nhơ, bình chân như vại mà nói đủ thứ chuyện thế này, kể cũng không có gì lạ.
Sau khi chậm rãi trở ngược ra gian tiền sảnh sặc mùi tiền, chúng tôi men theo cầu thang được thiết kế theo kiểu vòng cung đối xứng dẫn lên tầng hai. Phòng ốc ở đây, tính dựa trên số cánh cửa vốn đã nhiều kinh khủng thì chớ, hành lang lại còn rối rắm không khác gì một mê cung thu nhỏ cả. Đến nỗi nếu chỉ nói mỗi vị trí mà không có người dẫn đường, tôi cảm tưởng như bản thân sẽ khó lòng tự mình tới được. Và, kể cả khi có tới được đi chăng nữa thì kẻ tối dạ như tôi cũng chưa chắc đã có thể tự mình tìm thấy lối ra.
Thế nhưng, dù cho tôi có phóng đại đến mức thái quá cỡ nào đi chăng nữa, thì chỉ sau vài ba ngã rẽ, bà giúp việc cuối cùng cũng dừng bước ở căn phòng thứ ba trong tổng số năm căn phòng cùng dãy. Rồi vừa quay sang tôi và Gió, cất lời: “Đây là phòng của ông chủ nhà chúng tôi ạ.” Bà ấy vừa đưa tay xoay nắm cửa, từ tốn nép người nhường chỗ để chúng tôi vào trước.
Bước vào trong, một lần nữa tôi đã vô cùng ngạc nhiên, song lại không phải sự trầm trồ như bản thân vẫn cảm thấy từ khi tới đây đến giờ. Mà đó chỉ đơn thuần là nỗi thất vọng so với những gì đã tưởng tượng, về nơi an nghỉ tạm thời cho chủ nhân của căn nhà không hơn. Bởi căn phòng này, dù chẳng tìm đâu ra những đồ vật đậm chất quý tộc đã đành, lại còn có lối thiết kế và bày chí vô cùng kì lạ.
Khi ngoài việc ở mặt trong của cánh cửa thiếu đi bộ khóa để đóng mở như bên ngoài, thì thứ ngăn cách giữa nhà vệ sinh với gian ngủ lại là một tấm kính dày trong suốt, thay vì bức tường gạch bình thường. Xung quanh ba bức tường còn lại đều được treo kín từ váy vóc, quần áo, trang sức, túi xách, giày cao gót và bốt,… đến thậm chí là bộ son phấn trang điểm cùng bộ dụng cụ làm bánh cũng có luôn. Nói tóm lại, tất cả chỉ toàn những vật dụng được dành riêng cho phái nữ, chứ chẳng hề ra dáng quý ông lịch lãm như chủ nhân của nó một chút nào.
Giữa chúng có một sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt, cứ như đồ dùng của hai hoặc vài người khác nhau. Điểm chung duy nhất là đều đã cũ, có nhiều bộ quần áo còn phải dùng từ nhàu nhát để miêu tả, một chiếc giày rẻ tiền rách rưới nằm đơn lẻ trong chiếc hộp kính. Cùng với làn không khí lạnh từ điều hòa bật hết công xuất. Hoặc là do chiếc giường đặt thi thể của ông lão kia đang được vây quanh bởi thứ ánh sáng huỳnh quang trắng nhờ nhờ đầy ma mị. Mà cả cơ thể tôi bất giác run lên kèm theo một cảm nhận đáng sợ rằng căn phòng này, dường như được thiết kế chỉ để dành riêng cho mục đích tra tấn tâm lý vậy.
Đây… có lẽ cũng là một sở thích của giới nhà giàu… nhỉ?
Thoạt nhìn, à không, phải là kể cả khi đã nhìn kĩ mới đúng, ông lão ước chừng chỉ hơn sáu mươi một chút ấy quả thật chẳng khác so với tưởng tượng của tôi là bao. Với cơ thể gầy gò lúc nào cũng thoang thoảng mùi oxy già, tay chân khẳng khiu do đã lâu không vận động, râu tóc được cạo một cách cẩu thả, chẳng theo bất kì kiểu dáng cụ thể nào, gương mặt hốc hác cùng nước da tái nhợt thiếu sinh khí. Hệt hầu hết những bệnh nhân cùng lứa tuổi mà tôi thường bắt gặp ở bệnh viện Trung ương Đảo Thiên Đường, và thông qua vài lần thực hiện dịch vụ trước đây vậy.
Chỉ hiềm một điểm khác biệt là thi thể chỉ được đặt trỏng trơ ở đó, không có lấy một tấm khăn trắng phủ quá đầu, cũng chẳng thấy bất kì thân nhân nào túc trực bên cạnh. Đương nhiên cả hương khói cũng không. Cứ như những người mang danh nghĩa gia quyến này thực lòng tin tưởng vào thứ dị năng đầy hão huyền của tôi, thực lòng tin rằng ông ấy rồi sẽ sống lại, dẫu chẳng tồn tại bất kì một cơ sở gì để chứng minh. Song dù ít dù nhiều, sự vô tâm ấy lại khiến không khí trong căn phòng vốn đã lạnh lẽo, bỗng lại trở nên căng thẳng đến ngộp thở.
Nên để hòng chốn tránh thứ cảm giác khó chịu ấy, tôi liền vừa gật đầu ra hiệu cho Gió tiến lại gần giường bệnh và kính cẩn quỳ xuống. Vừa kiên nhẫn chờ đợi thứ ánh màu sáng xanh lục đầy huyền ảo - là minh chứng cho cái chết – vây trọn lấy thi thể. Rồi lẩm nhẩm câu thần chú quen thuộc, nhỏ đến mức chỉ đủ để mình tôi cảm nhận thấy:
[Thời gian: tối đa. Chuyển]
Tuần tự tất cả những bước bản thân vẫn thường thực hiện trước đây.
Sau đó thì lại bắt đầu chờ đợi.
Tôi chờ đợi điều gì? Sự kì tích xảy ra với người chết sao?
Đương nhiên là không phải rồi.
Điều tôi đang chờ đợi, chỉ đơn thuần là giọng nói thân quen xen lẫn chút xa lạ, của người con gái có lẽ là quan trọng nhất trong mười bảy năm cuộc đời tôi.
“Mạch đã đập trở lại rồi ạ.”
Bởi vì, thứ xuất hiện tiếp sau đó nữa, chính là…
Hự! Đau quá
… một cơn đau.
Không gì khác ngoài cơn đau Phong – anh trai của Gió - đã nói với tôi hồi sáng.
Và, mặc dù tôi có thể đoan chắc nó được truyền tới cơ thể mình thông qua lời nguyền mà Gió đang gánh chịu suốt mười mấy năm nay. Song lại khác hẳn với những cơn đau vật lí thông thường, khi thay vì xuất phát ở bất kì vị trí nào đó rõ rệt, nó lại ngang nhiên đánh thẳng vào chính những mạch cảm xúc mềm yếu nhất của tôi. Khiến cả tâm trí lẫn hai bờ vai tôi trùng hẳn xuống, nặng hệt đeo chì. Làm trái tim dẫu rắn rỏi của tôi như bị đôi bàn tay ai đó nghiền cho vỡ vụn thành từng mảnh. Trong khi cổ họng khô rang đến nỗi chẳng thể thốt được thành lời, còn sống mũi thì cứ nóng bừng lên tựa hồ đang ép cho hai dòng nước chảy ngược vào khóe mắt.
Nó bắt đầu bằng sự manh nha như ngọn lửa âm ỉ đốt cháy nơi lồng ngực, dần trở nên hung bạo tựa hồ muốn hoả thiêu tất cả cơ thể tôi thành tro bụi. Tới mức khiến tôi phải gắng sức nghiến chặt răng để không khỏi phát ra bất kì tiếng rên rỉ nào dù là nhỏ nhất vậy.
Nhưng mà…
Vẫn còn đau quá!
Trở về với thực tại. Sau thông báo có phần hời hợt, cùng cử chỉ nhẹ nhàng, hạ cánh tay gầy guộc, lạnh ngắt và khô cứng ấy xuống giường, rồi lặng lẽ lùi ra xa của Gió. Nhằm nhường chỗ cho tôi hoàn thành nốt phần công việc còn lại. Thì cả bốn bóng người to lớn xung quanh lập tức đổ dồn lại, vây kín lấy tôi và ông lão nay đã không còn hợp với hai từ ‘thi thể’. Hòng để tận mắt chứng kiến rõ hơn cái gọi là ‘hồi sinh người chết’. Kèm theo những lời thán phục: “Ồ, nhanh thật đấy!” của người đàn ông đứng tuổi; cái huýt sáo trong trẻo đầy kì lạ của gã ốm nhom; câu hỏi vô cùng kinh ngạc: “Đã xong rồi à? Chị còn tưởng phải mất khôi khối thời gian chuẩn bị cơ.” từ chị gái; hay cả thắc mắc đánh thẳng vào trọng tâm, rằng: “Bao giờ thì ông ấy tỉnh lại vậy?” của gã thanh niên trẻ nữa. Mọi thứ cứ thế nối tiếp nhau vang lên khiến bầu không khí vốn đã căng thẳng, lại bỗng chốc trở nên ngột ngạt và nhộn nhạo kinh khủng.
Đau…
Ừ thì, tôi có lẽ quen rồi. Vì dù sao bản thân đã phải trải qua tình huống lộn xộn kiểu này hầu như sau mỗi lần thực hiện năng lực cơ mà. Giờ mà thiếu nó có khi lại cảm thấy trống trải lạ lùng ấy chứ. Nên nhìn chung, để đối phó với nó, tôi không phải là không có kinh nghiệm. Bắt đầu bằng việc liên tục khuyên mọi người bình tĩnh tản rộng ra hòng dành lấy chút không khí ít ỏi cho bản thân và người vẫn còn đang nằm bất động ở đó. Kế đến là vừa kiên nhẫn trả lời toàn bộ những câu hỏi muôn thủa lần nào cũng gặp, vừa hỗ trợ cho vị khách hàng của mình tỉnh lại. Và cuối cùng…
… cuối cùng… là gì ấy nhỉ?
Cạch! Âm thanh của tiếng mở cửa đột ngột vang lên xen lẫn chuỗi âm thanh nhốn nháo. Khe khẽ nhưng lại không khó để nhận ra.
Ai vậy nhỉ? Có lẽ là bà giúp việc, vừa rời đi để nhường không gian riêng tư lại cho gia đình nhà chủ chăng?
Tôi thầm thắc mắc. Rồi rất nhanh đã tự mơ hồ đưa ra suy đoán mà chẳng thèm quay đầu lại. Song chính cái suy đoán mơ hồ ấy lại khiến tôi vừa sực nhớ ra bước cuối cùng trong công việc mình thường làm, vừa trực tiếp thúc đẩy tôi mau chóng hoàn thành nó.
Đau quá…
Thế nhưng, ngay trước khi vị khách hàng lần này, ông lão ấy đã hồi phục hoàn toàn và đang có dấu hiệu thức tỉnh. Tôi mới quay sang nhằm ra hiệu rằng công việc đã kết thúc. Thì bỗng ngạc nhiên đến sững người, vì kẻ đang hiện diện phía sau tôi lại chính là người phụ nữ mà tôi những tưởng đã rời đi – bà giúp việc. Thay cho cô gái mà tôi vẫn đang tìm kiếm – Gió.
Cô ấy đi đâu rồi nhỉ?
Khoảnh khắc câu hỏi đó vừa xuất hiện thì trong trí óc tôi, hàng loạt những mảnh kí ức xoay quanh người con gái thân thuộc ấy bỗng chốc tràn về. Nối tiếp nhau từ quá khứ xa đến gần, rồi lại đến xa hơn một cách vô cùng trật tự, mà chẳng rõ nguyên do nơi hồi hải mã của tôi.
Nó mở màn bằng những sự thay đổi nhỏ nhặt thông qua thái độ của Gió trong tầm hơn một tháng trở lại đây. Cô ấy có vẻ đã dần hạn chế chia sẻ với tôi, cả những vướng mắc lẫn khó khăn mà mình gặp phải trong cuộc sống, như bản thân vẫn chủ động bày tỏ hồi đầu kì nghỉ hè nữa.
Từ hai tuần trước, Gió đã hầu như giấu đi nụ cười mỉm đầy xinh xắn, thỉnh thoảng lại vô tư nở trên môi, mỗi khi cảm thấy hài lòng hay khoái chí vì một điều gì đó. Và, trong vài ngày nay thì chúng tôi còn chẳng có lấy với nhau cuộc trò chuyện nào kéo dài quá một phút. Điều mà trước đó, cả hai đứa có thể dành ra đến hàng giờ không biết chán.
Tuy nhiên, đỉnh điểm nhất có lẽ là sau khi giáp mặt Phong vào buổi sáng hôm nay, hoặc chính xác hơn là sau vài lần cố gặng hỏi tôi về nội dung cuộc nói chuyện riêng với anh ta, nhưng không nhận được bất kì câu trả lời nào thoả đáng. Cô gái ấy, người con gái mà tôi luôn trân trọng ấy đã hoàn toàn im lặng, hoàn toàn chẳng thèm liếc nhìn hay nói với tôi lời nào nữa. Trên gương mặt xinh đẹp lúc nào cũng đượm một nét buồn, giờ lại hoạ thêm thứ cảm xúc đầy đau khổ. Tựa hồ chỉ cần chiêm ngưỡng thôi cũng đủ khiến những cô gái có trái tim mỏng manh bật khóc nổi.
Phải, tôi đã nhận ra rồi. Dẫu chẳng cần ai nói, cũng chẳng cần chính chủ xác nhận, thì dù ít dù nhiều, tôi vẫn cảm giác được rằng cứ sau mỗi lần thực hiện năng lực, khoảng cách giữa cả hai lại xa thêm từng chút, từng chút một.
Đau…
Cơ mà tại sao điều đó lại xảy ra chứ?
Lại một câu hỏi khác xuất hiện trong đầu.
Song, lần này tôi cũng chẳng phải tìm kiếm quá lâu mới có được đáp án hoàn chỉnh. Bởi vì ngay sau đó, hệt một thước phim được lập trình sẵn, dòng kí ức của tôi tự động tua ngược về khung cảnh khu vui chơi giải trí vào buổi tối đầu tháng Sáu. Nơi xuất hiện một tôi bị Phong hành cho ra bã, tới mức phải nằm gục giữa nền đất nóng ran thứ hơi nóng mùa hè. Bên cạnh là một Gió đang dụi đầu vào ngực tôi, vừa khóc nấc lên từng hồi, vừa khẩn khoản cầu xin tôi đừng bao giờ hành động một cách quá đỗi liều mạng.
Đúng rồi nhỉ, cô ấy chẳng phải đã luôn mong muốn tôi biết yêu thương bản thân mình hay sao? Vậy mà chỉ sau đó vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ, tôi đã có thể tráo trở đề xuất với Gió thành lập “Dịch vụ kéo dài sinh mệnh”, rồi lại liên tục bán đi phần tuổi thọ quý giá của mình. Thì chẳng phải là một quyết định không khác gì tự sát, là đang nghiễm nhiên biến ước mong của cô ấy trở thành chấp niệm hay sao?
Giờ bị cô ấy ghét như thế này, âu vẫn còn nhẹ nhàng chán!
Hự, tại sao vẫn… còn đau quá vậy?
Dường như cơn nhức nhối nơi trái tim lần này, kéo dài và có cường độ lớn đột xuất thì phải.
Thế nhưng, cứ mặc kệ tôi cảm giác được điều đó, não bộ tôi vẫn tiếp tục gửi về thêm vô số đoạn phim kí ức nữa. Về buổi đi chơi đầy sóng gió ngày hôm đó, về những bữa trưa chúng tôi vừa ăn, vừa vui vẻ trò chuyện dưới căn tin trường. Hay thậm chí là về cái lần tôi cả gan đứng ra bảo vệ Gió ngay trước lớp, rồi nhận lại trận đòn đến xưng xỉa mặt mày của Quân nữa. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi không quá ba giây thôi, tất cả chúng đều được tái hiện rõ mồn một.
Và, cho đến khi thước phim đó chạy đến đoạn cuối cùng, thì như đang bị thứ động lực to lớn nào đó tác động không chừng, mà tâm trí tôi ngay lập tức đã kéo trở về với thực tại. Sau đó vừa vội vàng kết thúc công việc của mình, tôi vừa để lại câu nói sặc mùi vô trách nhiệm:
“Hiện tại cơ thể ông ấy như đang ngủ thôi, mọi người chỉ cần lay hoặc gọi khẽ giúp cháu là sẽ tự tỉnh lại. Còn giờ cháu xin phép chạy ra đây có việc chút ạ.”
Rồi chẳng thèm đợi nhận được bất kì sự đồng ý đã tức tốc đẩy cánh cửa khép hờ lao vút ra bên ngoài.
Bởi vì thứ vừa mới tái hiện nơi tiềm thức tôi đây, đoạn phim cuối cùng ấy cũng chính là ấn tượng đầu tiên của tôi về Gió. Là khung cảnh dưới bầu trời tối đen như mực không có lấy một gợn mây, giữa tiếng sóng vỗ rì rào cùng những cơn gió nhè nhẹ mang hương vị mặn mà của biển. Người con gái ấy đã đứng thẳng trên thành cầu, mái tóc vàng thả tung để lộ gương mặt trầm tư đầy đau khổ. Rồi chẳng có lấy chút sợ hãi lẫn đắn đo nào, cô ấy dứt khoát văng cơ thể mảnh mai của mình vào khoảng không mà phía bên dưới là mặt biển đang dậy sóng dữ dội. Tựa hồ sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ lại phía sau để hiến dâng thân xác xinh đẹp quý giá cho tử thần vậy.
Ừ thì… đó là chuyện của trước đây. Và bản thân tôi thì luôn đoan chắc Gió là một người mang năng lực bất tử, cô sẽ không bao giờ chết dù thân thể có gặp phải bất cứ thương tổn gì. Thế nhưng tại sao tôi vẫn cố gắng chạy thật nhanh để ngăn cản cái hiện thực đó tái diễn như thế này cơ chứ?
Lí do đơn giản thôi, bởi vì tôi biết nếu lặp lại hành động đó, đồng nghĩa cô ấy chắc chắn sẽ trở lại là một Gió của trước thời điểm chúng tôi để tâm tới nhau. Một cô gái vừa mang ảo tưởng rằng “mình không được hạnh phúc”, sau những dằn vặt còn chẳng phải lỗi lầm của bản thân gây ra ở quá khứ. Vừa thầm lặng chịu đựng tất cả những điều tồi tệ xảy đến với mình như một lẽ hiển nhiên. Thêm một khoảng thời gian có lẽ là rất lâu nữa vậy. Còn tôi thì lại chẳng bao giờ mong đợi điều đó xảy ra cả.
Thế nhưng…
… vẫn chưa dừng lại ở đó…
“Gặp được Gió rồi, cái thứ vô dụng và thất bại là mày liệu sẽ làm gì để cứu vãn tình hình hiện tại giữa hai đứa đây, Sóng?”
… một câu hỏi khác tiếp tục vọng về từ sâu thẳm nơi tâm trí tôi, tuy có phần xa lạ song ngữ điệu lại sặc mùi ác ý không khác gì của người phụ nữ nào đó đã từng nói với tôi cách đây bảy năm về trước. Chúng tựa hồ mũi kéo sắc nhọn ngay lập tức cắt phăng đi mạch cảm xúc đang ngự trị trong lồng ngực tôi, vừa hệt vũng sình đặc sệt đang không ngừng khiến đôi bàn chân vốn thanh thoát của tôi đột ngột trở nên nặng nề và dần chậm hẳn lại.
Đúng rồi nhỉ, nói mới nhớ, việc sẽ phải hành xử như thế nào khi đối mặt với cô ấy, mình quả thực vẫn chưa hề nghĩ tới.
“Nực cười quá thể.” Giọng nói kì dị tiếp tục mỉa mai: “Thay vì dùng từ ‘chưa hề’, thì ‘không dám’ xem chừng hợp với cái ngữ như mày hơn ấy.”
Không dám à?
“Hử? Vẫn còn chưa nhận ra sao, hay chỉ đang cố tình phủ nhận? Rằng bản thân mày hiện tại đang vô cùng vô cùng sợ hãi đây.”
…..
“Mày sợ khi đối mặt với Gió, mày có thể sẽ phải lắng nghe những lời chỉ trích xuất phát từ tận tâm can cô ấy. Sợ sẽ vô tình nói ra những điều mình đã đào sâu chôn chặt nơi đáy lòng, và tự hứa nhất định phải mang theo nó xuống mồ. Sợ phải phá hủy đi mối quan hệ còn khăng khít hơn cả bạn bè mày cùng cô ấy đã tạo dựng suốt thời gian ở bên nhau. Hay chính xác hơn, mày sợ cái kế hoạnh mà bản thân đang quyết tâm thực hiện, vì thế sẽ tan tành mây khói.”
Lấy đâu ra cơ sở để chứng minh? Tôi khổ sở phản bác.
“Cơ sở để chứng minh ư? Thế thì cho tao hỏi, ưu tiên hàng đầu của mày là gì? Sao, không trả lởi được chứ gì? Thừa nhận đi, mày đâu có muốn đuổi theo Gió, mày đâu có thực tâm muốn giải quyết vấn đề hiện tại. Không chỉ bây giờ mà trước giờ vẫn luôn như vậy. Hễ cứ mở mồm ra là tự nhủ bản thân ‘muốn làm gì đó’, ‘phải làm gì đó’, rồi thì ‘không được phép để nó xảy ra’. Nhưng sau cùng lại phó mặc tất cả cơ hội lướt qua một cách vô nghĩa. Thì có khác gì thằng vô trách nhiệm chỉ biết nói suông.”
Cứ thoải mái nói những điều mi muốn đi. Tôi thầm nghĩ. Trước mắt là phải tìm được cô ấy đã.
Rồi để xua tan những lời lẽ nguyền rủa đang dần xâm lấn nơi tâm khảm, tôi liền hướng ra phía ban công đang rộng mở, bước những bước chân thật chậm rãi và khoan thai như đang cố tỏ ra là mình ổn. Sau đó đưa tay vào túi quần, lôi ra bao thuốc lá ngoại nhàu nhĩ cùng chiếc bật lửa rẻ tiền, là hàng tặng kèm cho hành khách của chuyến phà ban sáng. Vừa rút ra điếu đã hơi méo mó mà đưa lên miệng, đưa tay chắn gió, tay còn lại bật lửa đánh ‘xoẹt’. Vừa đốc thúc từng nơron trong não mau chóng tìm ra hướng đi bản thân cho là hợp lí nhất.
Thế nhưng…
“Hút thuốc lá không tốt cho sức khoẻ chút nào. Cậu hiểu rõ điều đó chứ? Mà kể cả không hiểu thì trên vỏ bao vẫn in rành rành dòng cảnh cáo còn gì.”
… ngay khoảnh khắc hít vào một hơi thật dài khiến lồng ngực nóng ran, rồi nhẹ nhàng thở ra làn khói trắng đục, giọng nói thân quen của Gió đột ngột vang lên ngay đằng sau khiến tôi giật mình quay lại. Đồng thời tay cũng đưa điếu thuốc ra phía sau hệt phản xạ có điều kiện nhằm che giấu hành động mờ ám bản thân đang lén lút thực hiện.
Thế nhưng, khi trông thấy cô gái ấy đang lặng lẽ đứng quan sát tất cả từ góc khuất của ban công, nơi có lẽ vừa rồi tầm mắt tôi đã vô tình bỏ sót, bằng gương mặt có phần bất mãn. Tôi mới đành dơ điếu thuốc hẵng còn cháy dở ra, bối rối giải thích:
“À, tôi lấy nó từ đống đồ được tặng kèm theo vé. Vứt đi thì tiếc, cũng chẳng rõ mùi vị của thứ này nên chỉ thử qua cho biết thôi. Chứ không có ý thích đua đòi hay muốn thể hiện gì đâu.” Rồi vội vàng hỏi thêm hòng xoay chuyển câu chuyện sang hướng khác: “Cơ mà sao tự nhiên cậu lại bỏ ra đây đứng vậy?”
“Tại trong đó kín, lại đông người quá, dù có bật điều hoà thì vẫn cảm thấy ngột ngạt khó chịu, nên tôi mới bỏ ra đây. Xin lỗi vì đã không nói trước với cậu nhé.”
Gió áy náy cúi đầu, trả lời thật đơn giản bằng âm điệu có phần phức tạp, còn gương mặt thì ngập tràn những tâm tư khó diễn đạt nổi thành lời. Sau đó, dường như vẫn chưa thôi bỏ cuộc, cô ấy ngay lập tức ra chiều suy đoán bằng tông giọng thách thức:
“Thế nhưng trông cậu lại tương đối thuần thục đấy, chứ không giống người mới trải qua lần đầu một chút nào đâu. Ít nhất theo tôi thấy thì là như vậy.”
Khiến tôi không khỏi liên tưởng lại cảnh Gió phát hiện ra trò trộm vặt của tên móc túi, vào cái ngày đầu tiên chúng tôi thực sự trò chuyện với nhau mà bật cười thú nhận:
“Nói rằng không gì có thể thoát khỏi được cặp mắt tinh tường của cậu, quả nhiên cũng chẳng phải quá lời nhỉ? Ừm… đúng là trước đây, tôi có sử dụng thuốc lá. Thực ra còn có cả rượu bia nữa, song để thường xuyên tới mức lạm dụng thì chỉ có thuốc lá thôi. Cho tới thời điểm quen biết Dương thì bỏ tới tận bây giờ.”
Một phần do lo sợ thứ độc hại này ảnh hưởng đến sức khoẻ vốn đã kém của cô nhóc. Một phần khác, tôi muốn giữ hình tượng tốt đẹp trong mắt chị Hạnh và các mẹ ở trại trẻ mồ côi, để được tiếp xúc với Dương mà không gặp bất kì trở ngại nào. Nó xảy ra từ trước lúc tôi và Gió hình thành mối quan hệ này, nên việc cô ấy không biết, âu cũng là điều dễ hiểu.
“Ra thế.” Gió khẽ gật gù ra chiều đã hiểu, rồi bất chợt lại nghiêng đầu hỏi tiếp: “Là để giải toả những áp lực cuộc sống lẫn muộn phiền cậu gặp phải trong quá khứ à? Hay như một vài thành phần mang theo tư tưởng muốn thể hiện bản thân, ra vẻ trưởng thành của thế hệ cũ, mà đua đòi hút hít gọi là cho ‘sang mồm’? Những người nghiện thuốc mà tôi biết thường chỉ nêu ra chung chung được hai lí do như vậy thôi.”
Thoáng ngây người trước câu hỏi bất chợt đó, tôi liền đưa điếu thuốc lên miệng, vừa hít một hơi thật dài, vừa trầm mặc suy nghĩ. Rồi mới mông lung trả lời sau khi đã nhả ra khỏi lồng ngực làn hơi ngà đục thứ hai:
“Ừm… tôi đoán tùy vào thời điểm mà tương ứng với cả hai. Cũng chẳng biết phải nói thế nào cho cậu dễ hiểu nữa. Nhưng đại khái, điếu thuốc ngày đó tôi nghĩ cháy lên là do tâm trạng, giờ đây bỗng hoá thật tầm thường như cách thằng thóc tuổi mười hai tỏ vẻ trưởng thành. Còn điếu thuốc hiện tại này, trông thì có vẻ rất vô nghĩa, cơ mà lại giống với lí do đầu hơn tôi tưởng đấy.”
“Nói thế tức là…” Gió chậm rãi bước lại gần, nghiêng đầu nhìn thẳng tôi rồi điềm nhiên thắc mắc: “…trong lòng cậu bây giờ đang có điều vướng bận hay sao?”
“Nhiều lắm.” Tôi đáp, chẳng cần suy ngẫm quá lâu: “Làm gì có kẻ nào sống mà không nghĩ ngợi gì cơ chứ?”
“Cũng… đúng.” Cô gái ấy thầm thừa nhận.
Sau đó đưa tay, với lấy bao thuốc vẫn đang nằm trỏng trơ trên thành tường, rút ra một điếu đã nhàu nát rồi đưa lên miệng. Tôi dơ máy lửa định châm thuốc hộ, nhưng cái thứ đồ tặng kèm rẻ tiền bỗng dưng dở chứng, bật mãi không lên. Thấy thế, Gió chỉ điếu thuốc tôi đang ngậm, rướn mặt lại gần. Tôi hiểu ý, cũng ghé sát mặt lại. Cho tới khi hai đầu thuốc run rẩy chạm nhau và lửa dần truyền sang đầu thuốc của cô ấy, Gió liền lùi ra, tựa lưng vào lan can, hút một hơi thật dài rồi ngửa mặt lên trời mà nhả khói. Đồng thời khiến khuôn ngực hẵn còn trong thời kì phát triển nhô cao, trông vô cùng quyến rũ.
Đột ngột, hai ánh mắt cắt nhau, tôi lúng túng lảng tránh, quay người hướng ra khoảng sân lung linh ánh điện phía trước ngôi nhà, ngược chiều với Gió mà cất lời, hỏi ngược lại toàn những câu bản thân vừa nhận được như để trêu ghẹo cô ấy:
“Cậu cũng biết cách tận hưởng gớm nhỉ? Trước đây có phải cũng từng dùng qua rồi không?”
“Một chút.” Gió đáp lại, không mất thời gian do dự. “Nhưng sau khi nhận ra nó không đáp ứng được mục đích thì tôi cũng chẳng còn hứng thú nữa.”
“Mục đích à? Nó là gì trong hai quan điểm mà cậu đã nói vừa rồi?”
“Chẳng là gì cả. Tôi thử sử dụng nó vì muốn các chất độc chứa trong thuốc lá, nicotin, a-sen, benzen, cadmium, vinyl chloride,… có thể ảnh hưởng đôi chút đến cơ thể mình mà thôi.”
Rồi trước một tôi đang không khỏi ngạc nhiên đến ngây người sau câu trả lời đó, cô gái ấy chẳng ngần ngại nói tiếp:
“Không chỉ mỗi thế, mọi chất độc có thể dễ dàng tìm thấy. Từ ethanol trong rượu bia, solanine ở thực phẩm hỏng, xyanua trong hạnh nhân, đến các chất kịch độc như aconitin của cây phụ tử, alkaloid lá ngón, tetrodotoxin của cá nóc, hay cả atropin trong cà độc dược nữa. Tôi đều đã lạm dụng qua cả rồi. Thế nhưng sau khi đi đến kết luận bản thân chẳng nhận được gì ngoài những cơn đau thấu ruột gan, thì tôi đành từ bỏ.”
“Cậu làm đến vậy, cốt chỉ để tìm kiếm thứ gọi là cái chết thôi sao?” Tôi buồn rầu hỏi, câu hỏi mình đã biết câu trả lời từ rất lâu rồi.
“Đó là chuyện của trước kia.” Dường như cũng phần nào hiểu ra cảm xúc hiện tại của tôi, Gió ngập ngừng khẳng định.
“Vậy điếu thuốc đó… cậu đang hút cho mục đích gì?”
Một thoáng im lặng, cô gái ấy khẽ liếc nhìn mà nhắc lại câu trả lời của tôi trước đó, kèm theo một nụ cười đầy ẩn ý:
“Làm gì kẻ nào sống mà không nghĩ ngợi gì cơ chứ?”
Tôi hiểu, tất cả những gì Gió muốn truyền đạt tới tôi. Rằng một khi tôi không kể cho cô ấy nghe những tâm tư bản thân đang còn chôn giấu, thì lấy đâu ra tư cách để hỏi cô ấy về những điều tương tự. Tôi đều hiểu hết.
Thế nhưng, song song với đó, tôi cũng hiểu luôn nếu nói ra, thứ mình sẽ phải đánh đổi sẽ còn to lớn hơn rất nhiều, sẽ là không thể vãn hồi nổi. Vậy nên sau khi buông một tiếng thở dài sầu não, tôi liền ném điếu thuốc đã cháy tới sát đầu lọc đi, vừa hướng mắt lên nhìn ngắm vòm trời trong vắt lấm tấm sao, cùng ánh trăng lưỡi liềm vằng vặc toả sáng, mà quyết định lảng sang chuyện khác:
“Thời tiết oi kinh, trên núi mà vẫn chẳng có lấy cơn gió nào nhỉ.”
“Nghe đâu là do ảnh hưởng của khối áp thấp nhiệt đới ngoài biển thì phải?”
“Vậy là sắp có bão à?” Tôi thắc mắc.
“Cậu không theo dõi tin tức ư? Giờ này có lẽ cũng sắp sửa đổ bộ vào đảo Thiên Đường rồi đấy.”
Nghe Gió hỏi vậy, tôi ngạc nhiên lắc đầu, cho tới khi nhớ lại những buổi hoàng hôn vàng quành quạch như mỡ gà, cùng tàu tuần tra của cảnh sát biển lượn lờ xung quanh đảo Thiên Đường mấy hôm nay thì rất nhanh đã gật đầu chấp nhận. Rồi Gió hỏi tiếp, câu hỏi có phần kì lạ:
“Nè Sóng, cậu có thích bão không?”
“Ừm…” Dù kì lạ, song tôi vẫn suy nghĩ thật nghiêm túc rồi đưa ra câu trả lời: “… vì đã sinh ra và lớn lên, sống tới tận bây giờ ở nơi đầu sóng ngọn gió đó, mấy trận bão nhỏ kiểu này, tôi quả thực không quan tâm. Bởi suy cho cùng nó cũng chẳng khác gì mấy cơn giông là mấy. Nhưng nếu buộc phải chọn giữa thích và ghét thì cũng như bao người khác thôi, tôi ghét.”
Nghe thế, cô gái ấy bỗng dưng chuyển ánh mắt vốn đang nhìn xa xăm về một điểm nào đó trên nền trời rộng lớn, sang tôi mà lên tiếng:
“Còn tôi thì… đã từng thích lắm!”
Sau đó, trước một tôi hẵng còn đang ngơ ngác, Gió mỉm cười thật dịu dàng mà giải thích:
“Nhớ lại khoảng thời gian tôi vẫn có một gia đình trọn vẹn, tức là hơn chục năm về trước ấy. Bố tôi, vì là thợ máy của một con tàu du lịch, nên thường lúc nào ông cũng đi biền biệt, có nhiều chuyến lên đến cả tháng trời. Chỉ những ngày mưa bão như thế này, khi mà mọi hoạt động trên biển đều bị cấm, thì ông mới lại được nghỉ phép. Gia đình chúng tôi, có cả anh Phong nữa, mới được dịp quây quần bên nhau. Cùng ăn tối, cùng trò chuyện, cùng kể cho nhau nghe về đủ thứ trên trời dưới đất. Anh Phong rất hay cùng bố chơi cờ vua, và tôi, dù chẳng hiểu gì về luật, song cũng vừa giả bộ chăm chú theo dõi, vừa ăn hoa quả do mẹ gọt. Rồi cả bốn người lại nép sát vào nhau mà ngủ. Vui lắm!”
Tựu chung rặt toàn những khoảnh khắc bản thân tôi chưa từng có cơ hội trải qua lấy dù chỉ một lần.
“Thế nhưng sau khi mọi biến cố bắt đầu xảy đến, sau khi mất đi những thứ quý giá hơn tất thảy, thì tôi, vì lo sợ sẽ bị khơi gợi lại hàng loạt kỉ niệm đã vĩnh viễn mất đi ấy, nên liền quay sang căm ghét ngược lại những cơn bão ấy. Đến tận sương tận tủy.”
Ra đó là lí do cô ấy dùng hai chữ “đã từng” sao? Suy cho cùng đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để ôm ấp cả cuộc đời, còn đứa trẻ bất hạnh sẽ dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ, âu cũng là lẽ dĩ nhiên.
“Cơ mà…” Trong khi tôi vẫn thầm tự nhủ, chưa biết đáp lại như thế nào, Gió đột nhiên nói tiếp: “… cho đến ngày hôm nay, tôi nghĩ mình đã thích lại một chút cơn cuồng nộ ấy của mẹ thiên nhiên rồi. Bởi vì nó đã khiến bầu trời này trở nên trong vắt, đến độ có thể ngắm được những ngôi sao như cậu thấy hiện tại đấy.”
“Nghĩa là sao?” Tôi mơ hồ cau mày khó hiểu.
Còn Gió thì ngẫm nghĩ giây lát rồi đưa ra câu trả lời, mơ hồ cũng giống hệt câu hỏi của tôi vậy:
“Nếu không có bão, ngày hôm nay của mọi năm thường sẽ có mưa ngâu.”
“Nắng mưa là chuyện của trời, đâu ai dám chắc chắn chứ.”
“Không đâu.” Gió lắc đầu phản bác: “Bởi hôm nay chính là ngày 7 tháng 7 âm lịch, là lễ Thất Tịch mà.”
“Lễ Thất Tịch ư?” Tôi nhắc lại cụm từ mình từng nghe hay đọc ở đâu ấy: “Là ngày gì vậy?”
“Cậu không biết sao?” Cô gái bên cạnh cuối cùng cũng thôi úp mở: “Lễ Thất Tịch gắn với truyền thuyết về cặp tình nhân, vì không môn đăng hộ đối hoặc làm trái lệnh trời mà bị Ngọc Hoàng chia cắt. Mỗi năm chỉ được đoàn tụ một ngày. Và cứ khi sắp sửa rời xa, nước mắt họ lại rơi, thấm ướt cả bầu trời lẫn mặt đất, nhiều đến nỗi có thể tạo thành những cơn mưa ngâu rả rích suốt mấy ngày trời.”
Vừa nói, Gió vừa chỉ tay về một vài đốm sáng lẻ loi trên bầu trời phía nam, mà từ tốn giải thích tiếp:
“Ứng với truyền thuyết đó thì hai ngôi sao kia, một là Altair – Ngưu Lang, tên của chàng trai, một là Vega – Chức Nữ, tượng trưng cho người con gái. Kết hợp với sao Thiên Tân đằng kia, tạo thành ba đỉnh của mảng sao Tam Giác Mùa Hè. Sở dĩ có danh xưng như vậy vì đây là khoảng thời gian đẹp nhất để có thể chiêm ngưỡng chúng. Và trong khoảng thời gian đẹp nhất này, hôm nay lại chính là ngày mà hai ngôi sao đó ở gần nhau nhất, toả sáng nhất đấy. Điều đó đồng nghĩa nếu thời tiết xấu như thông lệ, khiến mây đen vần vũ che lấp cả bầu trời thì chẳng phải đáng tiếc lắm ư?”
“Kể cũng đúng.” Tôi trầm ngâm công nhận sau khi Gió kết thúc câu truyện, rồi lại vội vàng thắc mắc ngay, vì cảm thấy dường như vẫn còn thiếu sót vài chi tiết quan trọng nào đó, chưa đủ sức liên kết được những lời cô ấy kể lại với nhau: “Nhưng sau cùng thì cũng chỉ là một vài đốm sáng le lói trên bầu trời, chẳng hơn sao Hôm hoặc sao Thủy là mấy. Hôm nay chúng sáng nhất đâu có lí lại không thể ngắm được vào hôm qua, ngày mai hoặc ngày kia?”
“Hơn nhau là ở ý nghĩa đấy.” Gió điềm nhiên đáp. Rồi thái độ của cô ấy bỗng trở nên ngượng ngịu, đến mức chẳng nói được thêm.
Phải mãi đến khi tôi nhìn thẳng vào cô ấy rồi hỏi: “Việc được ngắm chúng vào ngày hôm nay có nghĩa lý gì cơ?” Cô ấy mới ấp úng trả lời, càng về sau giọng nói càng nhỏ lại, từ có từ không:
“Là vì đằng sau câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ, giới trẻ bây giờ còn có một lời truyền miệng, rằng đúng đêm ngày 7 tháng 7 âm lịch này, nếu một… cặp nam nữ cùng đứng ngắm bầu trời sao..., cùng ăn chè đậu đỏ…, thì hai người họ nhất định… sẽ đời đời kiếp kiếp… hạnh phúc bên nh…”
.
“Aaaaaaaaaaaa!”
Rầmmmmm!
“Haaaaaaaaaaa!”
Choang!
.
Một chàng tiếng hét kinh hãi đến tuột độ đột ngột nối tiếp nhau vang lên, kèm theo đó là chuỗi âm thanh chói tai như đổ vỡ rất, nhanh đã cắt đứt những lời lí nhí đang chờ trực tuôn ra nơi khuôn miệng xinh xắn của Gió. Đồng thời cũng cắt đứt luôn cuộc trò chuyện vốn đã bước sang giai đoạn cao trào giữa chúng tôi.
Ở đâu nhỉ?
Vừa khó chịu thắc mắc, tôi vừa ngó nghiêng xung quanh để xác định vị trí của chuối âm thanh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại ấy. Thế nhưng, khoảnh khắc nhận ra nó xuất hiện ở phía góc hành lang bên phải, hay chính xác hơn là từ căn phòng nơi tôi và Gió vừa bước ra. Thì gần như ngay tức khắc, chẳng ai bảo ai, chúng tôi đã nhất loạt phóng khỏi ban công mà lao thật nhanh về hướng đó. Vừa thầm tự hỏi.
Cái quái gì vừa xảy ra vậy?
Để rồi, cho đến khi cánh cửa đang đóng kín bật mở tung ra, tôi lại không khỏi bàng hoàng mà một lần nữa chạy lại câu hỏi ấy trong não bộ.
Cái quái gì vừa xảy ra đây?
Bởi thứ đang được phơi bày trước mắt chúng tôi, còn tan hoang hơn bất kì căn phòng nào tôi từng nhìn thấy, hỗn loạn hơn bất cứ khung cảnh nào tôi có thể mường tượng ra. Và kì lạ hơn tất thảy những giây phút đoàn tụ nào bản thân tôi từng chứng kiến trước giờ.
Tại đó, những thành viên trong gia đình, từ bốn người con của ngài chủ tịch quá cố đến bà giúp việc. Thay vì ở bên, ân cần trò chuyện để giúp bố mình nguôi ngoai sự thật rằng ông đã sắp sửa đi hết cuộc đời. Lại đang đứng chôn chân trong căn vệ sinh lạ lùng mà tôi chú ý lúc mới bước vào đây. Nhìn ra ngoài thông qua tấm kính dày bằng thái độ điềm tĩnh đến mức đáng sợ. Khi trông thấy chúng tôi, ánh mắt của họ đột ngột chuyển sang kinh ngạc, tựa hồ chẳng thể lường nổi tình huống này lại có thể xảy ra.
Còn ngài chủ tịch mà tôi và Gió vừa hồi sinh ấy, thay vì bình tĩnh chấp nhận số phận của mình, lại đang trở nên điên loạn theo đúng nghĩa đen. Mặt ông ta đỏ lựng, đôi mắt long sòng sọc, hai hàm răng nghiến vào nhau kèn kẹt, thái dương giật lên từng hồi, hơi thở khó nhọc. Kèm theo đó là nước dãi cùng bọt mép, hoà quyện với máu mũi lẫn mồ hôi, nhỏ giọt tòng tòng đều đặn xuống nền đất.
Quần áo xộc xệch, có chỗ rách tả tơi, đầu tóc bù xù. Và đồng điệu với biểu hiện đó, hai cánh tay gầy guộc đang nổi rần rần những gân xanh của ông lão, liên tục vơ lấy mọi thứ trong tầm với, mà xé, mà đập phá, mà phang rầm rầm vào tấm kính chắn trước tất cả người thân ruột thịt của mình. Điên cuồng đến mức làm tôi liên tưởng tới một con dã thú bị nhiễm virus dại không cách nào kiểm soát nổi.
“Tại sao…?”
Tại sao ông ấy lại thành ra như vậy?
Có lẽ nào là tác dụng phụ năng lực Hồi Quang Phản Chiếu của mình gây nên?
Nhưng trước giờ đều vô cùng suôn sẻ chứ đâu có diễn ra phi lí đến nhường này?
Hay là… do bản thân mình vẫn chưa thực sự hiểu hết về năng lực, mà vô tình vi phạm vào điều cấm kị nào đó khi sử dụng chăng?
Rốt cuộc là từ đâu nhỉ?
Trong một tích tắc ngắn ngủi, hàng loạt thắc mắc cứ vô thức ùa về não bộ, khiến tôi chỉ bàng hoàng chết lặng mà chẳng biết giải đáp làm sao.
Và nối tiếp sau đó…
“Ơ!”
Hình như ông ấy vừa chú ý đến chúng ta?
Lại còn vừa nắm lấy con dao sashimi cán dài trong bộ dụng cụ làm bếp thì phải?
Đang lao về phía mình ư?
Nhưng mình đâu có làm gì có lỗi chứ?
Mình còn chẳng biết gì về ông ta cả, thậm chí là cả cái tên.
Vậy thì…
“Tại sao…?”
“Tránh ra mau, Sóng!”
Khoảnh khắc ấy, dù cho lý trí đã hoàn toàn bay biến sạch sành sanh, tôi vẫn cảm nhận rõ ràng có bàn tay của ai đó, vừa túm lấy cổ áo mình rồi ném mạnh ra đằng sau. Nối tiếp sau đó là một tiếng rên nho nhỏ đầy ai oán:
“Hự! Ay… da…”
Đau quá!
Ngay lập tức, hai tai tôi ù đi, một cơn đau như muốn xé toạc thân thể từ ổ bụng chạy thẳng lên não. Mũi của con dao nhọn hoắt đó dừng lại ngay trước mặt tôi một khoảng chưa tới năm centimet. Một dòng máu đỏ tươi bắt đầu theo lưỡi dao xối xả đổ xuống, có vài giọt còn bắn cả lên mặt tôi.
Mình đâu có bị thương, cũng chẳng có lấy dù chỉ một vết xây xát nhỏ nào cả. Vậy thì cơn đau đó, cùng chỗ máu này là của ai?
Vừa suy nghĩ, tôi vừa ngẩng lên, và cho đến khi có thể định hình lại mọi chuyện, tôi mới kinh hãi nhận ra, người đang ở trước mặt mình đây, tại nơi tôi đã chôn chân lúc nãy, không ai khác ngoài cô gái mang tên Gió.
Chỉ hiềm một điều, cô gái ấy hiện giờ lại đang khổ sở chống khuỷu tay trái vào bức tường nơi tôi đang tựa lưng, như một cách để gồng gánh cả cơ thể. Tay phải thì run rẩy nắm thật chặt lấy lưỡi dao sắc bén nhuốm đầy máu, đang tàn nhẫn cắm xuyên từ lưng qua bụng mình, cố gắng gồng hết sức để ngăn nó chạm tới da thịt tôi. Rồi cô ấy thều thào trách móc, dòng chất lỏng đỏ thẫm cũng từ khuôn miệng yếu ớt đó chảy xuống theo:
“Đồ… ngốc này. Tại sao… cậu không… tránh đi ch…”
“Gaaaaaaaaaaaaa!”
“ĐỪNG!” Tôi gào lên.
Thế nhưng…
Xoẹt!
Chẳng đợi Gió nói hết câu, cũng chẳng thèm để tôi kịp ngăn cản, gã đàn ông loạn trí sau lưng cô gái ấy bỗng nhiên gầm lên, vừa dùng hết sức bình sinh, vung tay chẻ dọc lên trời, khiến thân hình của Gió, từ hông lên tận bả vai gần như đã bị cắt lìa thành hai nửa.
Để rồi…
… trước một lưỡi dao sáng loá dưới ánh điện.
Máu… cùng nội tạng… của Gió lập tức loang lổ khắp chung quanh, thấm đẫm quần áo tôi. Văng cả vào mắt, vào miệng tôi.
Sau đó…
… khi cả cơ thể vốn chẳng còn nguyên vẹn ấy mất đi trọng tâm mà đổ gục xuống người tôi.
Một cơn buốt thấu trời, đồng điệu với vết thương của cô ấy, lập tức từ tủy sống đánh thẳng vào trung khu thần kinh não. Trời đất bất giác như tối xầm cả lại, tôi không chịu nổi mà cắn chặt răng rên rỉ:
Đau, đau quá! Đau, đau! Aaaa! Đau quá!
“Ch…ạy!” Gió thúc giục, âm thanh đứt đoạn chẳng thành tiếng: “Chạy ngay… đi! Nếu không… cậu… sẽ… chết… mất!”
“Biết chứ!” Tôi bối rối đáp lời, vừa ôm chặt lấy cơ thể cô ấy để ngăn cho máu khỏi chảy ra, song vô ích: “Nhưng phải chạy đi đâu bây giờ?”
Nhất là lúc ông lão lại siết chặt lấy cán dao, đưa lên quá đầu để chuẩn bị cho nhát chí mạng thế kia. Tôi dù có mọc cánh cũng chẳng thể an toàn mà đưa cô ấy thoát khỏi góc chém rộng như thế cho nổi.
Phải làm sao đây? Phải làm sao bây giờ? Cứ thế này thì mình sẽ chết mất. Nghĩ đi, nghĩ đi, nghĩ đi Sóng ơi, nghĩ đi…
.
“Hự!”
Rầm!
… ngay khi lưỡi dao ấy sắp sửa bổ xuống, một bóng người to lớn đột ngột lao tới, hất văng ông lão sang một bên, khiến cả hai cùng ngã sõng soài trên nền đất, tiếng kim loại va vào đâu đó kêu loảng xoảng. Người đấy ngạc nhiên thay lại chính là con trai cả của ông ta.
Cái… ông chú đã liều mạng nhảy ra để cứu nguy giúp hai đứa sao?
Rồi, chẳng chờ tôi phản ứng, người phụ nữ từ bao giờ đã ló mặt qua khỏi cánh cửa nhà vệ sinh, nói lớn với anh trai đang lồm cồm bò dậy:
“Anh Xuân, giúp cậu nhóc, hai người mau đưa cô bé đó vào đây trước đã.”
Nghe vậy, dù hai chân đã mềm nhũn, tôi cũng nhận ra bản thân mình buộc phải tận dụng cơ hội quý giá này cho kì được. Liền run rẩy đứng dậy, đưa tay bế lấy cơ thể chẳng còn chút sức lực nào của Gió, xiêu vẹo lao vào căn phòng nơi chị gái đã mở sẵn cửa. Ông chú kia thấy thế cũng vội vã chạy theo. Bỏ lại sau lưng cơn ác mộng kinh hoàng.
5 Bình luận
Lần comeback này, có 2 sự thay đổi đáng kể. Đó là 2 chương 1 và 2 tôi sẽ gộp lại để mạch truyện liền mạch hơn và khoảng cách dung lượng giữa các chương ko quá lớn.
Và 2 là về năng lực của Sóng. Thay vì 1 lần hồi sinh sẽ bị giảm 8 tháng tuổi thọ, sẽ đổi thành 1 năm cho dễ tính.
Cuối cùng thì rất cảm ơn ông bạn đã ủng hộ 1 bộ truyện dở tệ ntn.