Thuật quản lý kinh doanh...
Miyaji Takumi (宮地拓海) Falmaro (ファルまろ)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Web Novel - Phần 1

Chương 005: Cách nghe

10 Bình luận - Độ dài: 7,968 từ - Cập nhật:

(Chương này hơi khó dịch đối với tớ... nắm vài ý chính thôi nhé...)

Sáng ngày thứ ba kể từ lúc đến thế giới khác.

Tôi tỉnh giấc trong một căn phòng nằm ở tầng hai của “Ánh Dương Quán”, một quán ăn tồi tàn thuộc quận 42.

Điều đầu tiên tôi nhận thức được đó là mùi rơm.

Khi tôi ngồi dậy, cọng rơm dính trên má tà tà rơi xuống.

Căn phòng chật chội khoảng 4,5 tatami này được bố trí một chiếc giường và một cái bàn, trước cái bàn có đặt một chiếc rương dài – loại bằng gỗ, hình chữ nhật và có nắp đậy – vừa dùng để đựng hành lý vừa đóng vai trò là ghế ngồi. Có thể nói đó là một căn phòng tựa như business hotel.

Nhưng khác business hotel ở chỗ là nó không có đồ điện, tường và trần thì quá cũ kĩ.

Và trên hết là giường quá tệ. Đơn giản chỉ là một chiếc hộp gỗ to được phủ đầy rơm. Đã vậy còn không có vải lót nữa...

Do đó mà rơm cứ cạ vào mặt tôi trong lúc ngủ.

Có vẻ như rơm này đã được phơi nắng và hun khói để chống côn trùng nhưng... bộ tôi là cô gái vùng Alps chắc? Thiệt tình.

*Chú thích: cô gái vùng Alps – nhân vật thuộc một tác phẩm xưa mang tên “Heidi, cô gái vùng Alps” (アルプスの少女ハイジ). Theo nội dung, cô bé ngủ trên một chiếc giường tương tự.

Đầu óc tôi vẫn còn đang thẫn thờ. Có lẽ do tôi ngủ chưa đủ giấc. Vì cứ lo âu chuyện sống chung với cái cô lơ đễnh ngực to dưới một mái nhà... à không, vì từ lúc đến thế giới này toàn xảy ra chuyện gì đâu nên tôi cứ nằm trằn trọc trên giường suy nghĩ và đã ngủ trễ.

Maa, có lẽ tôi nên cảm ơn lão thần định mệnh, nhờ lão mà tôi không phải ngủ bờ ngủ bụi.

Yo, thần linh. Cảm ơn nhá.

Tôi định ngủ thêm chút nữa, nhưng coi bộ không thể.

- ...Aa, thơm quá.

Từ tầng dưới, mùi hương thơm phức đang thả thính cái bụng rỗng của tôi.

Bây giờ là khoảng mấy giờ nhỉ?

Vì cửa sổ bị che bởi một tấm ván gỗ nên ánh sáng không thể chui vào. Tấm ván gỗ này phần trên được cố định bởi thanh bản lề nguyên thủy nên có thể mở được bằng cách đẩy ra ngoài và đỡ nó bằng một cây gậy chống.

Hình như ở thế giới này không có cửa kính. À không, theo trí nhớ của tôi thì các quận khác có mà. Chắc có lẽ do nhà này nghèo quá thôi. Maa, nhưng tôi không đòi hỏi xa hoa đâu. Có mái với bốn bức tường là hạnh phúc lắm rồi. ...Bóng tối thật đáng sợ, ếch thật đáng sợ, cướp đường thật đáng sợ, Hội cũng thật đáng sợ... tôi xin lỗi vì đã nói xấu cái giường. Cô gái vùng Alps là nhất. Nếu như có chú dê con thì tôi muốn nô đùa cùng nó.

Dù thế nào thì, tôi đã được cấp một căn phòng và có thể tự do sử dụng nó đến khi chuẩn bị được nền tảng cho cuộc sống.

Vì lẽ đó, nếu chủ nhà đã bắt đầu làm việc thì tôi cũng phải thức dậy để phụ giúp thôi.

Bởi vì tôi cần phải đạt được sự tin tưởng của cô ta... mà để được tin tưởng thì tôi phải mang lại lợi nhuận lớn lao. Đó rõ ràng là quy luật của mọi thế giới.

Để làm tươi đôi mi vẫn còn nặng trĩu, tôi đẩy cửa sổ gỗ lên.

Nếu đắm mình trong ánh nắng mặt trời thì mắt tôi sẽ tỉnh táo phải không nào...... ớ! Sao bên ngoài tối thui vậy nè!? Chẳng phải vẫn còn ban đêm sao! ...Hơn nữa, lạnh vãi!

Mặc dù đang là mùa xuân nhưng lạnh vãi ra. Tự dưng nhớ tấm chăn quá...

Nhỏ ngực to đó làm việc từ sớm như thế này sao?

Tôi đóng cửa sổ lại và rời khỏi phòng giữa màn đêm.

Khi ra tới hành lang, tôi thấy một loạt cánh cửa giống nhau. Tính luôn phòng chứa đồ thì tổng cộng có năm phòng. Xuất phát từ đầu cầu thang, bên phải là phòng của Ginette, trải dài về phía bên trái là ba căn phòng khác. Ở cuối hành lang là phòng chứa đồ hiện tại hầu như không được sử dụng và ngay bên dưới nó là nơi khách ngồi.

Vì là vùng quê nên chắc đất đai ở đây rẻ bèo. Bằng chứng là tuy nhà này nghèo nhưng phòng lại dư.

Vào thời Trung Đại, do quan điểm hạn hẹp nên các gia đình thường ngủ chung với nhau trong một căn phòng lớn nhưng... đây là thế giới chỉ trông na ná cái thời Trung Đại mà tôi biết. Sự lẫn lộn về mức độ văn hóa dễ khiến tôi rối trí quá. Phải cẩn cận.

Ngôi nhà này có mặt tiền hẹp, mặt hậu dài. Cấu trúc này được gọi là Unagi-no-nedoko.

Khi nhìn bao quát các quận thì có thể nói đây là cấu trúc phổ biến ở thành phố này.

Nhưng mà... xung quanh Ánh Dương Quán này rất trống trải, chẳng có ngôi nhà nào. Ở một nơi như vầy tại sao vẫn xây theo cấu trúc Unagi-no-nedoko? Không lẽ ở đây giống như Nhật Bản thời xưa, mặt tiền càng rộng thì thuế càng tăng? ...Ấy khoan, nhưng cửa vào nằm ở mặt bên mà, vậy trong trường hợp này mặt nào là mặt tiền?

Hư~m... chịu, tôi không biết.

Nửa trước tầng trệt là nơi khách ngồi của Ánh Dương Quán. Tiến sâu vào trong là nhà bếp, sau đó nữa là sân trong và kho lương thực. Ở sân trong có gà và một cánh đồng nho nhỏ.

Không gian sống nằm hết ở tầng hai và dường như không có phòng khách. Chắc do có nơi khách ngồi là đủ rồi.

Cầu thang được thiết kế bên ngoài tòa nhà, vừa bước xuống thì sẽ đụng sân trong.

Từ quán tiến vào trong, băng xuyên quầy rồi đi qua hành lang giáp nhà bếp, sau khi tới sân trong thì bước lên cầu thang để đến tầng hai, nơi tập trung các phòng cá nhân. ...Mạch di chuyển thật phiền phức. Nhìn mà chỉ muốn yêu cầu xây lại.

Nhưng khiến tôi khó chịu nhất vẫn là cái toilet.

Vì chỉ có mỗi cái toilet mà tôi đã đi hôm trước nên mỗi lần cần dùng đến nó là lại phải đi ngược lại tuyến đường mới nói, rồi còn phải ra khỏi quán và đi vòng ngược về phía sau. Đường đến toilet đã phiền thì thôi, đó còn là một cái hố xí, không có đèn và thối khủng khiếp. Nhìn nó mà chỉ muốn hạn chế đi vệ sinh vào ban đêm. ...Không phải là do tôi sợ bóng tối đâu nhá.

Lúc vừa xuống cầu thang, tôi nhận thấy có điều bất thường ở sân trong.

Đó là một một tấm vải to màu trắng đang được treo ở góc sân.

Vì sân hẹp nên sự hiện diện của nó rất nổi bật.

Trước khi tôi đi ngủ nó chẳng có ở đó. Vậy tức là nó được treo từ lúc Ginette thức dậy. 

Để tránh chuồng gà và thửa ruộng, tới chỗ nó hơi khó khăn một chút.

...Rốt cuộc thì tấm vải này là sao nhỉ?

Tôi thử chạm vào nhưng nó không ướt. Có vẻ như không phải là đang phơi. ...Vậy, việc treo nó có ý nghĩa gì?

“...Xin mạn phép~”

Do tò mò nên tôi thử chui vào trong. Bên kia tấm vải to như rèm cửa là...

“..........Ồồ!?”

Một không gian bồng bềnh.

Mảnh vải hình tam giác được treo trên dây phơi đồ đang phất phơ trong gió. Mà không phải chỉ một hay hai, mà là cả một dàn.

Phải, đó là thứ mà đàn ông xem như báu vật—pantsu.

Một dàn pantsu.

Trước kho báu vật ấy, cho dù là một người đàn ông có óc thẩm mỹ nghiêm khắc thì cũng sẽ phải mê mẩn.

Tôi nhìn chằm chằm những chiếc pantsu đang nô đùa với gió bằng ánh mắt sắc bén như một nhà đánh giá đang quan sát một bức danh họa.

Đập vào mắt tôi đầu tiên chính là chiếc pantsu trắng thuần khiết. Do nó có cả diềm xếp nên giữa sự thuần thiết còn sinh ra nét dễ thương.

Và ngay bên cạnh nó là... ren! Phần tiếp xúc với hông có gắn ren và ren ấy nhìn xuyên qua được.

Ngoài ra còn có sọc trắng xanh huyền thoại làm lay động con tim của biết bao thanh niên!

- ...Đây, là thiên đường sao?

Tại sao những báu vật phát ra hào quang của thánh thần như thế này lại ở đây... ha! Không lẽ, pantsu của thế giới khác được thu hoạch như vầy!?

Có chuyện đó nữa sao!?

À tự dưng sực nhớ, bà chủ đã từng nói rằng “Rau ngon nhất là khi vừa mới hái”. Được, để mình thử một chút xem... cơ mà, Adam sau khi hái trái cấm thì đã có một trải nghiệm đau đớn... giờ mình mà bắt chước dám cũng có kết cục như vậy lắm.

- ...Hm?

Khi thoáng nhìn xuống chân, tôi phát hiện ra một mảnh vải nhỏ màu trắng bị rơi trong bóng râm...

Ôi, thần linh ơi!

Lẽ nào đây là lòng từ bi của người...

Hái trái cấm là hành động bị cấm nhưng nhặt trái rơi thì vô tư nhỉ.

Vậy thì mềnh cứ nhặt theo ân huệ của thần linh thôi!

- .............Hm. Diềm xếp à?

Diềm xếp che phủ hầu như gần hết mảnh vải mà tôi đang trực tiếp chạm vào.

Tuy nhiên, chính vì nó phủ gần hết mà đỉnh tam giác càng trở nên hấp dẫn.

Mặc dù xét trên tổng thể là dễ thương nhưng trong đó cũng ẩn chứa tính ero tiềm tàng.

Thật là vi diệu.

- Good design.

Tôi vô thức thì thầm.

Nó xứng đáng được khen.

Đây là kĩ thuật may vá mà bộ đồ rẻ tiền tôi đã mua trên đại lộ không thể nào sánh bằng.

Một món đồ chất lượng như thế này mà đi mua thì hẳn là khá đắt.

...Không lẽ là hàng tự may?

Nhìn kĩ lại thì đường may có vẻ không bằng nhau...

Nếu là về lĩnh vực này thì chắc tôi khéo tay hơn...

Tôi căng chiếc pantsu ra, đẩy nó về trước, xoay ngược lại, quan sát tỉ mỉ từng li từng tí.

Chất lượng thấp hơn hàng bán ở tiệm. Nếu đây thật sự là hàng Ginette tự may thì có thể mang ra buôn bán theo kiểu tay nghề còn non được đấy.

Hoặc ít nhất thì cũng đỡ phải tốn tiền mua quần áo.

Maa, coi vậy chứ tôi cũng dày dặn kinh nghiệm về may vá lắm đó.

Vì thế cho nên...

- Làm tài liệu tham khảo vậy...

Tôi nhét chiếc pantsu diềm xếp trong tay vào túi.

Nhặt của rơi thì không phạm pháp nhé.

Và, trái cây như đào, táo, cam các thứ mà rơi thì không còn giá trị thương mại nữa.

Lúc tôi còn ở Nhật, một bác nông dân tốt bụng đã nói với tôi “Trái nào bị rơi thì cứ lấy đi. Đằng nào chúng cũng sẽ bị vứt thôi” và tôi đã được một mớ khá nhiều.

Đây chính xác là trường hợp đó.

Chỉ khác ở điểm một bên là đào, một bên là pantsu mà thôi.

Để cho dễ hiểu, hãy liên tưởng đến Arcady, vùng đất lý tưởng mà bất cứ ai cũng mơ mộng đến.

Ở đó, trên mảnh đất thường xuân, khắp nơi đều mọc cây đào tỏa ra hương thơm ngát.

Đấy, nhìn xem, chẳng phải y chang chỗ này sao?

Nhưng chỉ khác ở điểm một bên là mọc đào, một bên là mọc pantsu thôi.

Tôi đến được xứ Arcady này hẳn cũng là do thần linh chỉ lối.

Thần linh. Đa tạ ngài về cơ hội này.

- Giờ thì, nhận món quà của thần linh xong rồi, mình đi thôi nhỉ.

Những ai đã rời khỏi Arcady thì hình như không bao giờ có thể viếng thăm mảnh đất đó nữa.

Nhưng, tôi sẽ quay lại. Vào một ngày nào đó, tại Arcady này!

Và rồi, tôi bước xuyên qua tấm vải trắng ngăn cách gữa thế giới thực và thế giới ước mơ.

Một làn gió se lạnh sờ vào da tôi.

Mau mau vào trong thôi.

Từ giữa sân, tôi tiến vào nhà bếp nằm ở tầng trệt.

“Chào buổi sáng, Yashiro-san. Anh dậy sớm quá nhỉ.”

Khi tôi xuất hiện ở cửa bếp, Ginette quay về hướng này và mỉm cười rạng rỡ.

Mới sáng sớm mà tinh thần cao dữ.

- Người dậy sớm là cô á. Cô có ngủ đủ giấc không đấy?

- Vâng. Tôi đã ngủ sớm mà.

Ừ, hình như là nhỏ này đã đi ngủ sớm.

Tại chuyện đó mà nửa đêm tôi chẳng thể nhờ hộ tống đi toilet. ...A, nhắc mới nhớ, tôi đã nhịn suốt tới giờ. Phải nhanh chóng đi giải quyết thôi. ...Maa, giờ thì mặt trời đã lên rồi nên no problem.

- Tôi đang sơ chế nguyên liệu. Để tôi chuẩn bị bữa ăn sáng ngay cho anh. 

Nói như vậy, cô ta đặt chiếc nồi xuống bếp lửa.

- Để sau đi, cứ xong việc cô đang làm đã.

- Nhưng, tôi đã hứa là sẽ chuẩn bị ngày ba bữa cho anh.

- Cô không cần phải áp đặt đâu. Tôi cũng tham gia nữa. Có việc gì cho tôi giúp không?

- Ể............. etou, để xem.....................

Không có á!?

Maa, chắc do quán ăn rảnh rỗi quanh năm chứ gì.

Nhưng, nhìn lượng nguyên liệu cô ta chuẩn bị khá nhiều đấy chứ.

Hai lần tôi đến đều là ban đêm, lẽ nào ban ngày ở đây làm ăn khá thịnh vượng?

- Yashiro-san.

Ngước mặt lên sau khi suy nghĩ một lúc lâu, Ginette gọi tôi.

“Hửm?” – khi tôi đáp, Ginette nói như thế này bằng vẻ mặt cực kì nghiêm túc.

- Anh biết “dao bếp” chứ?

- Cô đang trêu tôi đấy à?

- Không! Tôi nào dám!

Vẫy vẫy hai tay, Ginette tỏ ra bối rối.

- Tuy dao bếp được biết đến rộng rãi trong giới đầu bếp nhưng có thể người bình thường sẽ thấy lạ lẫm...

Nếu nói như vậy thì dao bếp được phát minh ra từ khi nào nhỉ. Tuy nó là vật quá ư gần gũi và quá sức bình thường nhưng vẫn là một vật sáng chế mất nhiều năm để phát minh ra mà ha.

- Thế trong các hộ gia đình bình thường, người ta cắt nguyên liệu bằng gì?

- Dao ạ.

Nói như thế, cô ấy lấy từ trong túi ra một con dao có lưỡi dài khoảng 10 cm.

Gì ghê vại!?

Nhỏ này giấu dao trong người à!?

Nếu lơ đễnh với tay đến cặp vếu nặng trĩu cành kia thì dễ bị đứt tay lắm đa. ...Đúng là một cái bẫy nguy hiểm.

- Nhân tiện, Ginette này.

- Vâng.

- “Vếu nặng trĩu cành” thì đi với wo (を) hay de (で)?

- Tôi không biết ạ!?

- Vậy à, ở thế giới này không có à...

- Ở quê hương của Yashiro-san có thứ như thế ạ?

Ấy không, tuy không thấy nhưng tôi không thể khẳng định là nó không có. Có khi một ngày nào đó tôi sẽ gặp. Nhất định là thế.

*Chen ngang: Xin lỗi nhưng đoạn trên tớ chẳng hiểu gì hết...

- Ở thế giới... à, thành phố của tôi, dao bếp rất phổ biến và được sử dụng rất rộng rãi.

- Thế ạ? Thành phố đó có vẻ thịnh vượng nhỉ. Tại giá dao bếp khá cao mà.

Maa, ở cửa hàng 100 Yên hình như không có.

Đồ sắc nhọn thì tất nhiên phải mắc rồi.

- Cho tôi xem một chút được chứ?

- Vâng. Xin mời.

Ginette né người ra khỏi trước cái quầy bếp.

Xếp hàng một dãy ở đó là các loại dao bếp như debabouchou, nakiribouchou, yanagibouchou. Ở nơi xa xa một chút còn có cả petit knife.

Ồ, có debabouchou tức là ở thành phố này có cá thái 3 mảnh sao? Và có yanagibouchou thì nghĩa là có ăn cá sống... tức có thể là sashimi gắn liền với văn hóa ở đây.

Nhìn yanagibouchou, tôi hình dung đến món okashiratsuki và cách chế biến đúng cách bằng công cụ ấy.

- Dao thép nhỉ. Loai dụng cụ khó bảo quản nhưng lại cắt tốt.

- Anh biết ạ?

- Hm? À, nếu liên quan đến kim loại thì tôi có biết chút chút.

Do được ông chủ mài dũa ấy mà.

Ông chủ không chấp nhận dao bếp làm bằng thép không gỉ.

Ông luôn kiên định là chỉ dùng dao thép, hơn nữa do chính tay mình rèn ra.

Dao thép dễ bị gỉ và khó bảo trì hơn dao thép không gỉ.

Nhưng độ sắc bén của nó thì miễn chê, nguyên liệu nào được cắt bằng nó lúc nào cũng thể hiện được sự tươi ngon.

Có thể duy trì được vẻ bề ngoài của dao đẹp như thế này chứng tỏ cô ta đã chăm chút cho chúng rất cẩn thận. Xuất sắc, xuất sắc. Việc mang trong mình cảm xúc ngưỡng mộ những người biết nâng niu công cụ có lẽ cũng do ảnh hưởng của ông chủ.

- Có yanagibouchou tức là ở đây có ăn sashimi hở?

- À, bình thường thì không ăn, nhưng vào lúc ăn mừng thì tôi sẽ chế biến okashiratsuki.

- Hee, làm cả okashiratsuki cơ à.

- Ể? “okashiratsuki”?

...............Hửm?

- Ơm, “okashiratsuki” là gì vậy ạ?

- Là gì á...? Vừa rồi chính cô đã nói kia mà, “okashiratsuki” ấy.

- Không. Tôi đâu có nói.

Nhỏ này thật sự không bị gì đấy chứ?

- Thế, cô vừa mới nói gì?

- Sashimi thì bình thường không ăn, nhưng vào lúc ăn mừng thì tôi sẽ chế biến okashiratsuki...

- Đấy đấy! Chẳng phải cô vừa nói “okashiratsuki” sao!

- Đâu có đâu!?

...Lạ thật.

Thế là thế nào?

Lỗi của “Ma pháp thông dịch”?

Nếu không phải okashiratsuki thì... a, có khi nào.

- “Ikizukuri”?

- Phải! Đúng là nó đấy, thứ mà tôi vừa nói.

- Repeat after me. “Ikizukuri”.

- “Okashiratsuki”.

WTF!?

- ...Có vẻ như phần dịch thuật có vấn đề rồi.

- À, hiểu rồi. Từ “Okashiratsuki” mà tôi nói tuy được dịch sang ngôn ngữ mà Yashiro-san thân thuộc nhưng chắc từ được dịch ấy lại không thân thuộc đối với tôi.

- ...Rắc rối vãi.

- Tại “ma pháp thông dịch” cũng đâu hoàn hảo.

Không hoàn hảo à... khe hở này có vẻ thú vị đây...

Ví dụ như lúc tính tiền, từ “Oaiso” (お愛想) chỉ được hiểu ở quán sushi, còn quán ăn phương Tây thì không chẳng hạn... Hư~m, không biết có thể tận dụng được nó trong việc kiếm tiền không nhỉ...

- Thế, “okashiratsuki” đó là món như thế nào ạ?

- Okashiratsuki thì như cái tên của nó (tạm dịch “cá nguyên con”), bao gồm một con cá còn nguyên đầu và đuôi... À, để lấy ví vụ minh họa thực tế cho dễ hiểu nhé. Đưa tôi một con cá nào.

- Ể? A, vâng. Nếu để ăn sống thì lấy đằng này ạ.

Đã ra tay thì phải làm cho có tâm. Để lát nữa còn dùng nữa chứ.

- Hm... cá sòng.

- Vâng, là cá sòng. Hay quá. Vừa nhìn cái đã biết. Yashiro-san là một đầu bếp ạ?

- Không, tại quê hương của tôi là một quốc đảo thôi. Thay vì món ăn, điểm mạnh của tôi là chế tạo công cụ cơ.

- Tức là nghệ nhân ạ? Giỏi quá!

- Không, không tới mức gọi là nghệ nhân đâu...

Bởi vì nghề nghiệp chính thức của tôi là “kẻ lừa đảo” mà.

Maa, nhưng việc gì tôi phải nói ra. Trước mắt lo xử lý con cá này đã.

Nếu là ăn thông thường thì tôi hay thái ba miếng, nhưng lần này thì cần phải xử lý nguyên con.

Cứ cắt nửa con ra trước, còn lại để xử lý sau.

- Ở gần đây có biển à?

- Vâng. Vừa ra ngoài tường thành là sẽ thấy biển ngay.

- Thế cô có hay ra đó không?

- Không, tại muốn ra ngoài thành thì phải nộp tiền mà.

Ginette nở nụ cười khó khăn.

Cần thuế qua cổng à? 

Nếu vậy thì có vẻ người nghèo trong thành phố này không thể ra được.

Có ổn không vậy, cái hệ thống của cái thành phố này. ...Maa, đúng là ở đâu cũng vậy, đồng tiền là tất cả nhỉ. Hừ, thật khó chịu!

*Xoẹt!*, con cá bị cắt làm đôi.

Combo 8 hits. Xin lỗi mày nhé, cá sòng.

- A-anh hăng quá nhỉ...

- Xin lỗi. Tại tôi hơi bực dọc một chút.

- Tôi đã làm gì khiến anh khó chịu hở...?

- À không. Đừng bậm tâm. Không có chuyện đó đâu.

Nhỏ này tốt hơn là nên thay đổi cách suy nghĩ của mình.

Nếu như tôi bực dọc thì trước khi nghĩ “Đã xảy ra chuyện gì à?”, cô ta cần nổi giận “Thằng chóa, mày định phá bếp của bà đấy à!” mới đúng. Bằng không cô ta sẽ bị đè đầu cưỡi cổ mất thôi.

Xử lý xong con cá, tôi dọn ra dĩa.

Mặc dù không được đẹp mắt cho lắm nhưng tôi đã hoàn thành món okashiratsuki cá sòng.

- Ôi... tuyệt quá. Đây là “okashiratsuki” ạ?

- Ờ. 

- Ra vậy. Một món ăn thú vị ghê.

- Trông cô có vẻ hào hứng nhỉ?

- Vâng. Tại món như thế này chỉ xuất hiện trong ngày ăn mừng mà thôi.

- Vậy, ta ăn thôi.

- Phải rồi nhỉ! Anh đã cất công làm mà!

Giữ nụ cười tươi vui, Ginette bưng dĩa okashiratsuki cá sòng và bước ra khỏi nhà bếp.

À, quả nhiên là ăn ở chỗ khách ngồi nhỉ.

Đi xuyên qua quầy, tôi hướng đến cái bàn có Ginette đang đợi.

Cái ghế coi bộ vẫn tàn tạ như thường lệ.

Trước khi ngồi xuống, tôi lắc lư nó khoảng hai lần rồi mới dám ngồi.

Thế rồi khi đó, tôi nhận thấy Ginette đang làm gương mặt nghiêm túc ở phía đối diện.

- ...Có chuyện gì thế?

- Yashiro-san... tôi vừa nhận ra một điều...

Gì thế?

Tự dưng làm gương mặt nghiêm túc như vậy... bộ món okashiratsuki có điểm nào đó tệ lắm sao?

- ...Tôi chưa chuẩn bị cơm. Chỉ có cá mà thôi!

- ...À, ừm, có vẻ.

Tôi biết chứ, tôi đâu có mù.

- Nếu có bánh mì thì tôi muốn lấy ra dùng nhưng... do vài lý do nên quán đã không nhập về nữa...

- Do giá bán ra cao hơn giá gốc nên chẳng ma nào mua chứ gì?

- Tại sao anh lại biết!?

Sao tôi lại không biết cho được. Tại giá bánh mì ở đây cao hơn mua ngoài thị trấn 10 Rb, đã vậy trong menu còn tẩy xóa bằng đường gạch ngang cơ mà.

- Yashiro-san đúng là một người kì lạ nhỉ.

- Tôi không muốn bị nói câu đó bởi một cô gái kì lạ đâu.

- Tôi đâu có kì lạ gì?

Sinh vật sống kì lạ như cô, trước giờ tôi chưa từng nhìn thấy luôn á.

Cái ánh mắt cứ như “trong thế giới này không có người xấu nào cả” ấy là sao chứ. Hiếm còn hơn di sản thiên nhiên đặc biệt ý. 

- A, đúng rồi!

Ginette đứng dậy từ cái ghế cọt kẹt.

- Có đậu đó! Để tôi mang ra!

Đậu ăn với sashimi á... bộ đây là bữa nhậu chắc?

Sau khi lon ton vào nhà bếp, Ginette lạch bạch quay lại. Trong tay cô ta là bốn hạt đậu phộng. ...Bốn á?

- Xin lỗi, tôi đã định chuẩn bị chu đáo hơn nhưng...

- Thôi cứ ăn đã, chuyện khác tính sau đi.

- Vâng.

- Cơ mà này, tôi muốn xác nhận một chuyện.

- Chuyện gì ạ?

- Cô đã nói “Ma pháp thông dịch” không hoàn hảo nhỉ?

- Chắc vậy.......................... (゜¬゜)

Đầu mũi tên do tôi tưởng tượng ra chỉ vào dòng nước dãi.

- ...Ăn đi.

- X, xxx, xin lỗi! Tôi vô ý tứ quá!

- Thôi cứ ăn đi rồi nói chuyện sau cũng được.

- V, vâng.

Với bộ dạng rụt rè, Ginette đưa tay lấy đôi đũa.

Đũa tái sử dụng á!?

Trong thành phố này chắc ở đâu văn hóa cũng giống nhau nhỉ... cách suy nghĩ này cần phải được chấn chỉnh mới được.

Ginette gắp một miếng sashimi lên.

- Aa... lâu lắm rồi mới được ăn cá biển.

- Bộ cô ít ăn cá lắm à?

- Không. Nếu là cá sông thì, như anh thấy đấy, trong thực đơn có mà. Ăn nhiều lắm.

- Thế cá biển là hàng cao cấp à?

- Nếu không ra ngoài tường thành để bắt thì sẽ không có nên tất nhiên là nó mắc rồi.

Ra vậy.

Nếu đã có thuế qua cổng thì nó sẽ được cộng dồn vào tiền cá nhỉ.

- Cá sòng này là tôi được chia lại từ lòng hảo tâm của một người quen đấy.

- Thế bảo người đó chia mỗi ngày đi.

- Sao có thể! Như thế kì lắm.

Ginette vẫy tay lia lịa.

- Nhận được thế này thôi là tôi đã biết ơn lắm rồi.

- Nhận lòng hảo tâm cũng là một hành động tử tế đấy.

- Thế ạ?

- Chẳng hạn như, cô mang mấy hạt đậu đó ra là xuất phát từ lòng hảo tâm có phải không nào?

Tôi chỉ vào những hạt đậu Ginette vừa mang ra và nói.

Ginette nhìn chằm chằm vào chúng.

- Nếu như tôi chê mấy hạt đậu đó thì cô sẽ như thế nào?

- Ư... sẽ buồn ạ.

Đúng như dự tính... được rồi, tới luôn.

- Và nếu như tôi vui vẻ ăn nó một cách ngon lành?

- Sẽ vui ạ!

- Chính là thế đấy.

Vừa nói, tôi vừa bóc một hạt đậu lên.

Trong lúc lăn nó bằng ngón tay, tôi hướng mắt về phía Ginette.

- Việc nhận lòng hảo tâm vừa khiến đối phương vui, vừa mang lợi ích về cho mình. Thế chẳng phải tốt sao? Trái lại, nếu bị từ chối, đối phương sẽ xuống tinh thần và mình cũng chẳng có gì trong tay. Sẽ chẳng ai được lợi cả.

- ............Ra là thế.

Trong mắt Ginette phản phất bầu không khí vừa mới ngộ ra chân lý.

Cô ta đang ngưỡng một điều dễ hiểu đến độ chẳng cần phải nói ra.

- Thế cho nên, lần sau có gặp người quen đó thì cứ nói “chia cho tôi mấy con cá biển đi”. Dám cá là y sẽ vui lắm. 

- Vâng! Tôi hiểu rồi...

Haha, nói cái tin liền luôn.

Maa, xin như thế có mấy đứa M mới vui nổi chứ ai vui. 

Thôi, vào vấn đề quan trọng hơn đã.

- Tôi có thể hỏi vài thứ tương tự như “ma pháp thông dịch” không?

- Vâng. Nếu như biết, tôi sẽ giải đáp.

- Khi nói dối thì sẽ như thế nào?

- Gánh chịu lời nguyền hóa thành ếch ạ.

- Chắc chắn?

- Etou...........

Ginette đặt đũa xuống và nhìn thẳng vào tôi.

- Nếu như bị áp dụng “tinh linh thẩm phán” thì chắc chắn sẽ bị hóa thành ếch.

- Nếu nói dối mà không bị áp dụng “tinh linh thẩm phán” thì sẽ ra sao?

- Dù trải qua bao lâu đi nữa, chỉ cần người đương sự áp dụng “tinh linh thẩm phán” thì lời nguyền sẽ phát động từ thời điểm đó. Tuy nhiên, nếu như bên nói dối không bị áp dụng “tinh linh thẩm phán” thì lời nói dối đó coi như không có và sẽ không bị phạt, tôi nghĩ vậy.

“Tôi nghĩ vậy” á...?

- Vậy tức là nếu không bị bại lộ, người ta có thể biện hộ cho lời nói dối của mình phải không?

- Không có lời nói dối nào mà không bị bại lộ đâu.

Chưa chắc đâu nha...

- Nếu là lời nói dối không đáng bị cáo buộc thì sao? Ví dụ như... “lời nói dối tử tế” chẳng hạn.

- Lời nói nối tử tế...? 

- Tôi bị bệnh nan y, không còn khả năng cứu chữa nữa.

- Ể!?

Đứng bật dậy, Ginette làm ngã cái ghế mình đang ngồi.

- Chỉ là ví dụ thôi... ngồi xuống đi. Tôi không sao đâu mà.

- Thế ạ? Aa... mừng quá.

Cô dễ tin người đến như vậy à!

Đặt hai tay lên ngực, Ginette thở phào nhẹ nhõm và ngồi xuống. Tuy nhiên, vì cái ghế vừa bị Ginette làm ngã nên cô ta cứ theo đà mà ngồi bẹp xuống sàn.

- Nya!?

...Siêu hậu đậu... bộ cô là cư dân trong thế giới manga à?

- A, ano... đừng làm gương mặt sửng sốt như vậy có được không ạ? Như thế khiến tôi xấu hổ lắm, thay vào đó anh nên cười đi...

- Tôi lo cho tương lai của cô quá.

- Đừng mà! Cầu xin anh đấy, đừng tỏ ra tội nghiệp cho tôi mà!

Sau khi phủi bụi dính trên mông, Ginette dựng chiếc ghế dậy và ngồi xuống.

- Thế, ta vừa nói chuyện gì ấy nhỉ?

Mới đó mà đã quên rồi *palmface*.

Tôi đành hỏi lại.

- Trong trường hợp nói dối rằng “Không sao đâu, sẽ ổn thôi mà” để người ta không biết là ngày mai mình bị bệnh nặng thì “tinh linh thẩm phán” có trừng phạt lời nói dối đó không?

Ginette khoanh tay lại và nghiêng đầu suy ngẫm.

Không lâu sau, cô ta bỏ tay ra và, mặc dù trông không tự tin lắm nhưng vẫn giải đáp thắc mắc của tôi.

- Có lẽ lời nguyền vẫn sẽ phát động. Bởi vì dù cho có lý do nào, nói dối bằng lời là điều kiện phát động của lời nguyền tinh linh.

Nói dối bằng lời à...? Chi tiết quan trọng đây.

Nếu đã có Conversation Record thì chắc điều đó là thật. Vậy, nếu nói dối mà không dùng lời thì sẽ như thế nào?

Kiểu như lúc bị chĩa súng vào người, ta giơ hai tay vờ như không có ý kháng cự nhưng ngay sau đó thì kháng cự lại, kiểu lừa dối như thế thì có bị chộp không...? Xác minh thì mạo hiểm quá. Mình cần thêm chút thông tin.

- Giả sử như Ginette nói dối tôi, tôi biết nhưng lại không tố cáo chuyện đó thì sẽ ra sao? Bởi tôi đâu có lý do gì để biến cô, người vì sợ tôi lo mà giấu chuyện mình bệnh, thành ếch.

- Lúc đó thì...

Sau khi suy nghĩ cẩn thận, Ginette trả lời với vẻ tự tin phần nào.

- Lời nguyền sẽ không phát động. Vì lúc nãy tôi có nói là nếu lời nói dối đó không bị tố cáo gì sẽ không tính mà.

Ngon.

Tức là, nếu không bị bại lộ thì nói dối không phải là nói dối.

...Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là độ nguy hiểm rất cao.

- Thêm một câu hỏi nữa được chứ?

- Vâng.

Còn một điều tôi cứ băn khoăn mãi.

Lúc tôi nói rằng mình ‘có được’ túi gia vị từ Norbert – thương nhân của nhà Wishart, thì người trong thành phố toàn hiểu là ‘trộm’. Đó hẳn là do “ma pháp thông dịch”.

Nhưng khi ăn quỵt ở đây, lúc tôi nói “Tôi đi (đến một nơi nào đó thật xa) đây” thì Ginette lại không nói gì cả. Nó đã không được dịch là “chuồn”.

Cho dù Ginette có nhẹ dạ cỡ nào đi nữa, nếu nghe một người vừa bảo đi toilet nói là “tôi chuồn đây” thì vẫn phải nói gì đó chứ. Cứ cho là cô ta không dám nói thì ít nhất cũng phải biểu hiện trên nét mặt.

Nhưng lúc đó Ginette đã hoàn toàn tin tưởng tôi.

Tại sao ‘có được’ được dịch thành ‘trộm’ nhưng ‘tôi đi đây’ lại không được dịch thành ‘tôi chuồn đây’...

Theo phỏng đoán của tôi thì “từ ngữ thay thế” được dịch, còn “từ ngữ lược bỏ” thì không được dịch.

Vừa rồi “Ikizukuri” được dịch thành “Okashiratsuki” hẳn là vì tôi thường gọi Ikizukuri là “Okashiratsuki”. Có vẻ như lúc chỉ cùng một vật, dù có thay đổi cách gọi thì nó cũng sẽ dịch về một kiểu.

Tức là, dù gọi “pantsu”, “panty”, “scanty”, “bloomers” hay “báu vật”, “ma pháp thông dịch” đều sẽ dịch thành “pantsu”.

Và nếu như nói rằng “cho tôi xem báu vật của cô đi” thì tôi hẳn sẽ bị ăn đập.

Ê khoan đã... nếu vậy thì tại sao “paiop kaide” lại không được dịch?

...Thử kiểm tra chút xem.

- Ginette.

- Vâng.

- Giờ hãy nghe những gì tôi nói rồi nói cho tôi biết nghĩa của chúng nhé.

- Vâng, chỉ cần nói nghĩa mà tôi hiểu là được phải không?

- Ừ.

Giờ thì, lấy ví dụ gì đây nhỉ... tốt hơn là cái nào dễ phản ứng một chút... nếu vậy thì...

- Ginette. Cô có muốn uống morning coffee với tôi không?

- Cà phê ạ? Để tôi đi pha nhé?

Ginette đứng dậy. Tôi bèn giữ tay cô ta lại.

Có vẻ như cô ta nắm nghĩa được “uống cà phê buổi sáng”.

Nhưng nghĩa ẩn bên trong thì rõ là không.

*Nghĩa ẩn là ngủ qua đêm với nhau.

Được rồi, tiếp theo.

- Ginette, cô có muốn nyan nyan với tôi không?

- Mèo ấy nyạ?

Ồồ, cái tiếng mèo đó là gì vậy!? Khá dễ thương đấy chứ!

...Ây, lệch đường ray rồi.

Không được dịch nhỉ. Ý tôi vừa đề cập là làm tình mà.

Rồi, tiếp theo là từ rất cơ bản...

- Ginette. Tôi muốn ôm cô.

- Ưeeeeeeeeeeee!?

Có phản ứng.

“Ôm” thì nghĩa phổ biến nhất là “ôm”.

Kết quả dịch thuật của “ma pháp thông dịch” có vẻ tập trung vào việc khiến cho đối phương hiểu được “nghĩa chính xác” của từ ấy.

- Ginette. Làm một shot không?

- Cái—! Anh đang nói gì vậy!? E-ecchi là không tốt! H-hãy mau sám hối đi!

Mặt đỏ tới mang tai, Ginette nỗi giận. 

Hừm, cô ta hiểu được “một shot” à?

- Ginette. Chịch không...

- Mau sám hối đi!!

Có vẻ như cô ta hiểu nghĩa của từ thông qua mạch nói chuyện.

Có khi giờ tôi nói lại từ “nyan nyan” cô ta cũng hiểu nốt cũng không chừng.

- C, có chuyện gì thế ạ!? Tự dưng lại đi nói những điều ecchi.

- À, xin lỗi. Tại muốn nhìn thấy phản ứng tự nhiên của cô nên tôi mới nói mấy thứ đó thôi. Nếu nó khiến cô tổn thương thì cho tôi xin lỗi.

- Kh, không... tôi không giận chuyện đó đâu... nh, nhưng... đột nhiên nói điều ecchi như vậy... ơm... khiến tôi xấu hổ lắm.

Mặt cô ta ửng đỏ, vai bắt đầu bồn chồn.

Oh shit... muốn nyan nyan quá đi~...

Ha!?

Không không, mày đang nghĩ cái gì vậy hả tôi.

Tuy cơ thể là học sinh cao trung nhưng tâm thức là ông chú ngoài ba mươi đó cha. Tự kiềm chế cái máu dê của mày lại đi.

Nếu quy luật của “ma pháp thông dịch” là như vậy thì gặp người hiểu biết sẽ không thể nói dối được, bởi nếu nói dối sẽ rất nguy hiểm.

Từ ngữ thay thế như con dao 2 lưỡi.

Vậy, gặp trường hợp mình không cố ý nhắm đến thì sao nhỉ? Kiểu như mình nói theo ý này nhưng đối phương lại hiểu theo ý khác.

Ví dụ như “Cô nhân viên mới Miyoko-chan có ngực to quá nhỉ”, lời khen đó có thể bị coi là quấy rối tình dục... à không, cái này không phải. Để lấy ví dụ khác...

- Ginette.

- Vâng.

- Từ đối của “con gái” là gì?

- Ể? ...“con trai” ạ?

- Nếu nó là của tôi?

- Etto... “con trai của Yashiro-san”...?

...He.

- Thế, trong trường hợp nó là một đứa ngốc thì sao?

- E~tto... “đứa con trai ngốc của Yashiro-san” ạ...?

...Hehe.

- Vậy, nếu đứa con ngốc đó cực kì tuyệt vời thì!?

- E, etto! ...“đ-đứa con trai ngốc tuyệt vời của Yashiro-san”! ...Ớ mà, đã ngốc thì sao tuyệt vời được ạ?

...Hehehehe.

Ý, cái mặt mình gian quá ta... 

Kh-không phải đâu nha, đừng hiểu lầm. Không phải tôi cười vì được một cô cô gái nói những điều ecchi đâu.

*Chú thích: con trai hay đứa con trai ngốc, 2 từ đó còn để chỉ penis. Chắc kiểu như người ta hay gọi là thằng cu, cậu nhỏ.

Chỉ là tự dưng tôi nhớ đến chuyện hồi sơ trung, tôi đã viết câu “Takemuratakeko raburabu ponchi” lên bảng và thách thức bọn con gái lớn giọng đọc ngược câu này trong 10 giây. Sau khi hiểu được câu mà tôi thách thức thì mặt tụi nó... hue hue hue...

*Chú thích: “Chinpo burabura koketaramuketa” hình như là “trym lủng lẳng chui khỏi vỏ”?

Ơ! Đã bảo là không phải quấy rối tình dục gì hết mà!

Thôi quay lại vấn đề chính nào.

Tôi vừa truyền đạt vài từ ngữ cho Ginitte.

Nó được truyền đạt trực tiếp mà không bị biến đổi thành nghĩa thiếu đứng đắn.

Có vẻ như dù có nói một mật ngữ dâm dục thì nó cũng không được dịch.

“Chỗ đó” thì được dịch là “chỗ đó” chứ không phát sinh từ ngữ cấm kị.

Tức là, nếu dùng những từ ngữ mà cảnh sát hay dùng như “ngôi sao”, “trắng - đen”, “ngựa đỏ” thì nó vẫn sẽ được dịch nguyên si như vậy. Nhân tiện, “ngựa đỏ” là “phóng hỏa”.

Nếu là như thế thì...

Khi nhặt được của rơi mà lấy bỏ túi mình, thường xã hội xem đó là hành động ăn cắp và gọi là “nekobaba”.

Nhưng tôi lại không nghĩ vậy. Cả dũng sĩ RPG lẫn hero trong Horizontal Scroll Action đều xem đồ mình nhặt được là chiến lợi phẩm. Mà họ là biểu tượng của chính nghĩa đấy thôi.

Suy nghĩ của tôi cũng như họ. Đồ tôi nhặt được thì là của tôi. Thế nên tôi không cho rằng đó là “ăn cắp”.

- Ginette.

- Vâng.

Cô gái này thật sự quá dễ sai khiến... tôi vừa bảo cô ta nói những từ như vậy mà cô ta cũng nói.

Maa, thế nhưng lại đỡ cho tôi lúc này.

Tôi chìa hạt đậu mình cầm nãy giờ ra và nói.

- Đây là thứ tôi vừa ‘có được’ lúc nãy.

- Vâng. Mời anh dùng.

Ginette mỉm cười vui vẻ.

Được, kế tiếp.

Tôi lấy báu vật trắng thuần giấu trong túi ra và đặt lên bàn.

Là pantsu.

- Đây là thứ tôi vừa ‘có được’ lúc nãy ở sân trong.

- Bnyo!? A-anh làm gì vậy hả!?

Ginette đỏ mặt, vội vàng chụp lấy chiếc pantsu trên bàn.

- Trả đây. Đó là đồ của tôi.

- Là của tôi mà!?

- Nó bị rơi ở sân trong.

- Thì tôi đang phơi ở đó mà!

- Nhưng nó đã bị rơi! 

- Thì chắc bị gió thổi chứ gì, mồ!

Phồng má lên, Ginette nắm chặt báu vật của tôi và giấu dưới bàn để nó khuất khỏi tầm mắt của tôi.

Đồ ăn cướp...

Maa, hôm nào đó tôi lấy lại cũng được, no problem.

- Từ đó tôi có một câu hỏi đây.

- Gì vậy ạ?

Mặc dù đang giận nhưng Ginette vẫn từ tốn trả lời.

Đúng là một con người dẹ dạ hữu ích.

- Hai từ ‘có được’ tôi mới vừa nói, cô có nghe ra cùng một từ không?

- Ể? ...Vâng. Cùng một từ ạ.

Hồi tưởng lại hai câu nói của tôi, Ginette gật đầu.

- Nhân tiện, thứ vừa rồi là báu vật của tôi đấy.

- Là pantsu của tôi! ...Ha!? A-anh đang nói cái gì vậy!?

Lại nổi giận rồi.

Thôi kệ đi.

- Vừa rồi khi tôi nói thứ ấy là đồ mà tôi ‘có được’ (được cho), cô có tin không?

- Tất nhiên là không rồi! Tôi đâu có đưa cho anh chứ!

Có vẻ khi tôi vững dạ phát ngôn rằng “đây không phải đồ chôm” thì đó sẽ không phải là nói dối. Maa, nhưng việc đó vẫn không chắc chắn lắm.

Ít nhất thì cần phải khiến cho người nghe không phát giác ra được sự thật thì đó sẽ không phải là nói dối.

Ví dụ như vừa rồi Ginette đã cho rằng “Đứa con trai ngốc tuyệt vời của Yashiro-san” không phải là một câu nói ecchi.

Trong vụ việc túi gia vị, cả tôi và đối phương đều nhận thức được đó là “trộm”. Vì lẽ đó nên “có được” đã được dịch thành trộm.

Nếu như tôi nhặt được túi gia vị bị rơi và phát ngôn “có được” thì liệu lúc ấy nó còn được dịch là “trộm” nữa hay không?

Việc này tôi cũng không dám chắc.

Tôi cần thêm thông tin.

Nhưng, có vẻ như “ma pháp thông dịch” không phải là thứ gây phiền phức lắm cho việc nói dối.

Biết được điều đó là OK rồi.

Những nguyên nhân chính khiến nói dối bị phán xét nói dối đó là “nhận thức của bản thân”, “sự hiểu biết của đối phương” và “sự thật liên quan”.

Được. Nếu vậy thì...

Có thể tôi sẽ lừa được thần tinh linh.

Lừa được thần thánh... nghe vĩ đại nhờ.

Tôi nhất định sẽ thành công tại thành phố này trên cương vị là một kẻ lừa đảo.

Để làm được điều đó, tôi cần thêm thông tin.

Và việc tôi cần làm để có thêm thông tin đó là mở rộng mối quan hệ.

- Nhân tiện, Yashiro-san. 

Trong lúc tôi đang suy nghĩ, chắc nghĩ rằng chuyện đã xong, Ginette nói thế này.

- Lát nữa tôi muốn anh đi cùng tôi đến một nơi.

- Toilet à?

- Không phải!!

Gì chứ, không phải à?

...Nhưng tôi sắp nhịn hết nổi rồi.

- Mỗi sáng tôi đều đến nhà thờ.

À, nhắc mới nhớ, hình như nhỏ này là tín đồ của giáo hội thì phải.

- Cô là Alvinist à?

- Tín đồ của tinh linh giáo hội thì được gọi là Alvistian ạ.

Giống Christian nhỉ.

- Thế, các Alvistian sùng đạo phải đến nhà thờ cầu nguyện vào mỗi sáng à?

Tôi thì không theo tôn giáo nào cả.

- Vâng. Cầu nguyện mỗi sáng là việc không thể thiếu nhưng không phải chỉ như thế.

Ginette đan hai tay trước ngực... trong bàn tay ấy đang nắm chiếc pantsu nhưng... cô ta nở một nụ cười thuần khiết và nói một điều khủng khiếp.

- Tôi đi giao thức ăn mỗi sáng ạ. Như một công việc tình nguyện tốt nhất mà mình có thể làm.

Công việc tình nguyện... là cái lề gì thốn?

Không lẽ đống đồ ăn ở trong bếp lúc nãy không phải để bán ở tiệm mà giao cho nhà thờ sao?

Hơn nữa... tuy không muốn nghĩ đến nhưng...

- ...Miễn phí?

- Vâng. Cúng dường mà.

Cô bị điên à!?

Nghèo rớt mồng tơi đến cái ghế ngồi của quán còn không chỉnh chu được như vậy mà đi cúng dường!?

Hơn nữa còn rất nhiều thức ăn? Ở đó có bao nhiêu người vậy!? Nhìn sơ sơ chừng đó đủ phần cho mười, hai mươi hay thậm chí ba mươi người đấy!?

Ấy thế mà, miễn phí cho tất cả!?

- ...Tự dưng tôi thấy chóng mặt quá.

- Anh không sao chứ!?

Ginette vội vàng chạy đến bên tôi và đặt tay lên vai nhưng chợt nhận ra mình đang cầm pantsu, cô ta lúng túng giấu hai tay ra sau lưng.

Ở bên cạnh, Ginette nhìn xuống tôi với vẻ lo lắng.

- Vậy, tôi sẽ đến nhà thờ một mình, anh hãy về phòng nghỉ đi.

- Không... tôi cũng đi nữa.

Tôi không thể để nhỏ này đi một mình được.

Nếu làm thế, nhỏ này sẽ dâng hết mọi thứ mình có cho thiên hạ mất thôi.

Tôi đã quyết định chọn nơi đây làm căn cứ một thời gian. Nếu cái quán này biến mất thì tôi sẽ gặp rắc rối mất.

Trên hết... tôi ghét sự lãng phí đến muốn chết đi được.

Cúng dường cho thần thì cô sẽ được hạnh phúc sao? Tất nhiên là không rồi. Bằng chứng là cái ghế cà tàng này đây nè! Chẳng phải cô đang có một cuộc sống nghèo túng đến độ không thay nổi một món nội thất như vậy sao!

Cô đã nói là mỗi sáng nhỉ? Mỗi sáng đem cho không phần thức ăn của 30 người để rồi không nhận lại được cái quái gì... mặt thằng cha thần của thế giới này cũng dày lắm á.

Làm con chiên ngoan đạo để rồi chết đói!

Cúng dường? Việc đó không cần thiết!

Trong xã hội, có cho thì phải có nhận!

Mình bỏ ra bao nhiêu thì phải nhận lại được bấy nhiêu! Đó là nguyên lý của thế giới! Là quy luật của xã hội! Là kỹ luật thép!

Tôi phải đến nhà thờ đó và ngăn chặn việc cúng dường từ giờ trở đi.

- Ginette, hãy ghi nhớ điều này.

- V, vâng...?

- Đừng bao giờ lãng phí trước mặt tôi.

Tôi nhìn chằm chằm lên Ginette. Cô ta rùng mình.

Vì cô ta chế biến rau vụn tốt và bảo quản công cụ cẩn thận nên tôi cứ nghĩ cô ta là một người cực kì tiết kiệm, thế nhưng... té ra là một con nhỏ phung phí!

Việc mà cô đang làm chỉ là hành động ngu ngốc và mang lại cho cô một món nợ khổng lồ mà thôi!

Tôi nói thế này, tôn giáo và lừa đảo chẳng khác gì nhau là mấy cả. Không mang lại lợi ích cái mệ gì mà phải tốn cả đống tiền bạc của cải vào nó.

Tôi nhất định sẽ ngăn chặn cô ta.

Vừa ăn món sashimi cá sòng, tôi vừa hừng hực ý chí chiến đấu cho trận chiến quyết định.

Bình luận (10)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

10 Bình luận

TRANS
Woah anh zai hay thật chưa gì đã hiểu quy chế hoạt động của cái ma pháp thông dịch rồi
Xem thêm
vãi cả moõi ngày cúng cho 30 người thức ăn :V
Xem thêm
Om nom nom nom nom nom nom nom
Hay
Xem thêm
giờ mới có tí não nè
nma vẫn chưa thấy gì đặc biệt :)
Xem thêm
Bộ này khá hack não đấy nhưng Vẫn hay phết
Xem thêm
Hơi hack não nhưng hay????
Xem thêm
Thanks team
Xem thêm