Huyền Thoại Cổ Ngọc
Đại Dương Đại Dương
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Quyển 2: Pyru và Sự nổi dậy của Rồng

Phụ Lục 1 - Quan Chế Thần Hoả Quốc

1 Bình luận - Độ dài: 1,716 từ - Cập nhật:

Quan chế Thần Hoả Quốc chia thành hai nhánh lớn là Tiền triều và Hậu cung.

1/ TIỀN TRIỀU, gồm Võ giai và Văn giai:

Hoàng đế: Long Cao Trí

Cung: Vĩnh Nhật

Thái giám: A An

Hoàng đế đứng đầu Võ giai, có quyền điều động quân đội, điều binh, lập tướng

* VÕ GIAI:

Các chức danh thường trực:

Ngự tiền Thị vệ

Nhiệm vụ: Đây là nhóm Hoả Kim Vệ duy nhất không trực thuộc Binh bộ, mà trực thuộc Hoàng đế; và cũng là nhóm Hoả Kim Vệ duy nhất được phép mang vũ khí khi đứng trực lúc thiết triều. Đội trưởng sẽ đứng cạnh bên Hoàng đế. Các thành viên khác đứng xung quanh điện thiết triều.

Cơ cấu: Đội trưởng (Sư Tử Nha) > Đội phó > Thành viên

Đội Cảnh vệ Hoàng đô

Nhiệm vụ: Canh gác cổng thành, tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự trong thành

Cơ cấu: Tả đô đốc và Hữu đô đốc > Đồng tri > Thiêm sự > Đội trưởng > Thành viên

Đội Hải quân Hoàng gia

Nhiệm vụ: Quản lý tàu thuyền hải quân, tập dượt huấn luyện binh sỹ, hộ tống sứ thần, điều chiến thuyền đến vùng chiến sự, điều tra và ngăn chặn nạn hải tặc,…

Cơ cấu: Tả đô đốc và Hữu đô đốc > Đồng tri > Thiêm sự > Đội trưởng > Thành viên

Thần Hoả Quân Binh Hiệu

Nhiệm vụ: Tuyển mộ, huấn luyện binh sỹ từ dân gian để cung cấp cho Ty tuyển làm Hoả Kim Vệ hoặc phân về các nhóm quân sự quốc gia.

Cơ cấu: Hiệu trưởng > Huấn quan

Hệ thống quân sự cấp địa phương

Nhiệm vụ: Tuyển mộ binh lính từ các địa phương về cho trung ương khi cần, thành lập hệ thống quân sự tại chỗ để hỗ trợ phòng thủ nhất là các châu ở biên giới.

Cơ cấu: Tiết độ sứ (cấp châu) > Chỉ huy sứ (cấp thành)

Các chức danh không thường trực, chỉ bổ nhiệm khi cần điều binh đánh trận:

Thống soái > Tả đô đốc, Hữu đô đốc, Trung đô đốc, Tiền đô đốc, Hậu đô đốc > Đồng tri > Thiêm sự > Đề đốc > Đội trưởng > Binh sỹ

* VĂN GIAI

Tể tướng: Phụng Phi Hồng (đứng đầu Văn giai, quản lý công việc của Lục Bộ, tham vấn cho Hoàng thượng về các chính sách trị nước an dân)

Lục Bộ:

Cơ cấu: Thượng thư (đứng đầu một Bộ) > Thị lang > Lang trung (đứng đầu một Ty) > Chủ sự

Lại bộ Thượng thư: Mã Minh Triết

—> Ty sung (tìm, bổ sung, bổ nhiệm, thuyên chuyển quan lại)

—> Ty phong (quản lý ghi chép hồ sơ quan tịch, quan lộ)

—> Ty giám (tổ chức đánh giá nhân phẩm, đề xuất xử phạt, kỷ luật, giáng chức)

—> Ty huân (đề xuất biểu dương, khen thưởng, phong chức)

Lễ bộ Thượng thư: Lộc Hữu Lễ

—> Ty khảo (quản lý thi cử, quản lý Quốc văn đại học hiệu)

—> Ty ngoại (quản lý đối ngoại, tình báo)

—> Ty yến (quản lý lễ tiệc tiếp tân phía tiền triều, quản lý Ngự thiện phòng)

—> Ty tế (tổ chức điển lễ từ gia lễ, quân lễ, đến quốc lễ)

Hộ bộ Thượng thư: Mãng Trọng Nghĩa 

—> Ty tài (quản lý tài chính, kinh tế, đúc tiền)

—> Ty khố (quản lý kho bạc, kho lương)

—> Ty lộc (quản lý bổng lộc quan lại, thu chi phía tiền triều)

—> Ty hộ (quản lý hộ tịch, dân số, tranh chấp ruộng đất, thuế má)

Binh bộ Thượng thư: Hầu Thành Nhân

—> Ty tuyển (quản lý tuyển quân, quản lý Hoả Kim Vệ)

—> Ty bị (quản lý trang bị, khí giới, xe cộ)

—> Ty thú (chăm sóc các loại chiến thú)

—> Ty nhu (quản lý lương thực, thuốc men cho quân đội)

Hình bộ Thượng thư: Hùng Đại Vỹ

—> Ty thẩm (quản lý các vấn đề thẩm tra, xét xử trọng án, quản lý Đại Lý Tự)

—> Ty tang (quản lý tang vật, bảo quản, trao trả)

—> Ty cách (nghiên cứu luật học, cải cách, tu sửa luật pháp)

—> Ty ngục (quản lý Đại lao, quản lý ngỗ tác)

Công bộ Thượng thư: Lang Vạn Tín

—> Ty lộ (quản lý các công tác cầu đường)

—> Ty thuỷ (quản lý các công tác trị thuỷ, đê điều, canh tác)

—> Ty thủ (quản lý công việc chế tác sản phẩm và đồ dùng trong cung phía tiền triều)

—> Ty công (quản lý các công trình lớn của hoàng gia như cung điện, lăng tẩm)

Các cơ quan độc lập với Lục Bộ:

Nội Thị Giám: A An (quản lý toàn bộ các thái giám trong cung và phân về làm việc trong các Ty của Lục Bộ)

Ngự Sử Đài (cơ quan thanh tra toàn bộ quan lại trong triều đình): Ngự sử Đại phu

Khâm Thiên Giám (cơ quan nghiên cứu thiên văn, chiêm tinh): Khâm Thiên sứ Madelaine Lorraine

Tông Chính Tự (cơ quan quản lý hộ tịch, gia phả của hoàng gia từ thời lập quốc qua các triều đại, quản lý cả công tác ghi chép hành vi của Hoàng thượng cùng tông thất, lịch thị tẩm của hậu cung)

Thái Y Viện (cơ quan chăm sóc sức khoẻ cho hoàng gia): Thái y > Viện phán > Y quan > Y viên > Y sinh

__________

2/ HẬU CUNG:

Hoàng hậu: Phụng Hiểu Khâm

Cung: Vĩnh Xuân

Tỳ nữ: Bích Vân

Thái hậu: Hồ Điệp Tâm Giao

Cung: Vĩnh Thọ

Tỳ nữ: Uyên Ương

Thiếp thất bên dưới Chính cung Hoàng hậu chia thành ba phân nhóm là Hậu cung phi tần, Hậu cung ưu tuyển, Hậu cung thừa ân.

Hậu cung phi tần

Đây là cấp bậc dành cho vương nữ nước láng giềng liên hôn, hoặc các hậu cung có công được tấn phong. Cấp phi được làm chủ cung điện riêng. Cấp tần thì hai người cùng quản lý một cung.

Tứ phi - Hiền, Lương, Thục, Đức:

Hiền phi: Hùng Ngọc Thi (giáng làm Ngôn tần, đày vào lãnh cung, chết vì bị siết cổ)

Nhị tiểu thư của Binh bộ Thượng thư Hùng Đại Vỹ

Cung:

Tỳ nữ: Xuân Mai (thuyên chuyển hầu hạ cho tân Hiền phi Hùng Kim Thư)

Tân Hiền phi: Hùng Kim Thư

Đại tiểu thư của Binh bộ Thượng thư Hùng Đại Vỹ

Cung:

Tỳ nữ: Xuân Mai

Lương phi: Lang Như Hoạ

Tiểu thư của Công bộ Thượng thư Lang Vạn Tín

Cung:

Tỳ nữ: Đông Trúc

Thục phi: Thố Vân Cầm

Tiểu thư nhà Công bộ Thượng thư đời trước. Được Cao Trí cứu sống sau đợt tru di tam tộc.

Cung:

Tỳ nữ: Thu Cúc

Đức phi: ?

Cung: ?

Tỳ nữ: ?

Tứ tần - Công, Dung, Ngôn, Hạnh:

Công tần: Dương Mỹ Kỳ

Tỳ nữ theo hầu Cao Trí thời còn là tam hoàng tử.

Cung:

Tỳ nữ: Hạ Lan

Dung tần: Ngưu Dạ Tửu

Huyện chúa Maranha. Con gái của tam quận chúa Maranha của Tượng vương.

Cung: 

Tỳ nữ: 

Ngôn tần: Hầu Huệ Tâm (phế làm thứ dân, xử tử)

Điệt nữ của Binh bộ Thượng thư

Cung: 

Tỳ nữ: Thanh Thuý

Tân Ngôn tần: Hùng Ngọc Thi (giáng xuống từ Hiền phi, đày vào lãnh cung, chết vì bị siết cổ)

Nhị tiểu thư của Hình hộ Thượng thư

Cung: Vĩnh Hằng cung (lãnh cung)

Tỳ nữ: không có

Hạnh tần: Lộc Hương Trà

Tiểu thư của Lễ bộ Thượng thư

Cung:

Tỳ nữ:

Hậu cung ưu tuyển

Đây là cấp bậc dành cho nữ quyến nhà quan lại được chọn nhập cung

- Quý phu nhân

- Mỹ phu nhân

- Tài phu nhân

Hậu cung thừa ân

Đây là cấp bậc chỉ dành cho cung nữ được sủng hạnh

- Ngự nữ

- Thái nữ

- Lệ nữ

Hoàng hậu đứng đầu Lục Thượng, quản lý mọi việc lớn nhỏ trong hậu cung.

Lục Thượng, gồm:

Cơ cấu: Thượng quan > Ty trưởng > Chưởng sử > Cung nữ

Thượng quy cục:

—> Ty kí (lưu trữ văn bản, chiếu chỉ)

—> Ty ngôn (truyền lệnh, truyền tấu)

—> Ty bộ (nhân sự, lương bổng)

—> Ty vi (khoá cài, an ninh)

Thượng công cục:

—> Ty chế (may vá)

—> Ty thải (quản lý ấn bảo)

—> Ty trân (quản lý trang sức)

—> Ty kế (quản lý tài chính thu chi)

Thượng nghi cục: 

—> Ty tịch (quản lý thư tịch, văn phòng tứ bảo)

—> Ty nhạc (đàn hát múa giải trí)

—> Ty tân (tiếp đãi phục vụ)

—> Ty tán (tổ chức yến tiệc phía hậu cung)

Thượng phục cục:

—> Ty bảo (bảo vật ngân khố)

—> Ty y (y phục và giặt giũ)

—> Ty sức (chăm sóc sắc đẹp)

—> Ty trượng (giá trượng xuất hành)

Thượng thực cục:

—> Ty thiện (nấu nướng bếp núc)

—> Ty uấn (đồ uống trà rượu)

—> Ty dược (thuốc thang)

—> Ty xí (củi lửa)

Thượng tẩm cục:

—> Ty thiết (bài trí nội thất)

—> Ty dư (cờ quạt kiệu xe)

—> Ty uyển (gieo trồng chăn nuôi)

—> Ty đăng (đèn nến)

Các cơ quan và chức danh khác:

- Tú Phường (gồm các nơi sản xuất vật liệu dùng trong cung và trực thuộc các ty như phường thêu, phường mộc, phường gốm, phường trà,…)

- Hình Phòng (nơi trừng phạt các cung nữ và thái giám phạm tội)

__________

CHẾ ĐỘ HÔN PHỐI CỦA HOÀNG TỬ:

- Chính thất của Thái tử: Thái tử phi

- Thiếp thất theo thứ tự: Lương đệ > Lương viên > Thừa huy > Chiêu huấn > Bảo nghi

- Chính thất của Hoàng tử: Hoàng tử phi

- Thiếp thất theo thứ tự: Lương đệ > Lương viên > Thừa huy > Chiêu huấn > Bảo nghi

- Chính thất của chư Vương: Đại vương phi

- Thiếp thất theo thứ tự: [số, bắt đầu từ nhị] + tần > Chiêu nghi > Tu nghi > Sung nghi > Tiệp dư

Bình luận (1)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

1 Bình luận

Dayum :() đi tèo quơ biu đinh
Xem thêm